intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2007 - 2008 TẠI THỪA THIÊN HUẾ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm gồm 6 tổ hợp lai có triển vọng và Bi làm đối chứng (Đ/C). Được tiến hành trong vụ đông xuân 2007-2008 tại Thừa Thiên Huế, đánh giá về khả năng sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng quả. Kết quả nghiên cứu đã chọn được 1 tổ hợp lai cà chua ưu tú nhất ♀CH154 x ♂CHT1050SE có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2007 - 2008 TẠI THỪA THIÊN HUẾ "

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2007 - 2008 TẠI THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Khánh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm gồm 6 tổ hợp lai có triển vọng và Bi làm đối chứng (Đ/C). Được tiến hành trong vụ đông xuân 2007-2008 tại Thừa Thiên Huế, đánh giá về khả năng sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng quả. Kết quả nghiên cứu đã chọn được 1 tổ hợp lai cà chua ưu tú nhất ♀CH154 x ♂CHT1050SE có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. I. Đặt vấn đề Song song với những nghiên cứu về giống cà chua nhập nội và các biện pháp kỹ thuật khác đã thu được một số kết quả nhất định. Trong những năm gần đây (2004 - 2007), trường Đại học Nông Lâm Huế đã khảo nghiệm, chọn dòng thuần, với phương thức sử dụng giống địa phương làm chủ đạo lai với các dòng giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Kết quả tạo được 29 tổ hợp lai cà chua bằng phương pháp lai đơn, đã chọn được 6 tổ hợp lai cà chua có triển vọng. Từ nguồn vật liệu này, việc nghiên cứu sự thích nghi các tổ hợp lai mới là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục “So sánh và đánh giá một số tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ Đông Xuân 2007 - 2008 tại Thừa Thiên Huế” nhằm tuyển chọn được một tổ hợp lai tốt nhất, có khả năng sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, làm cơ sở vững chắc phát triển cây cà chua trong điều kiện vụ Đông Xuân ở Thừa Thiên Huế, góp phần mở rộng diện tích trồng cà chua ở địa bàn Tỉnh. II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm gồm 6 tổ hợp lai cà chua có triển vọng (♀CLN5915D x ♂Bi; ♀C125 x ♂CLN5915D; ♀CLN2498E x ♂CH154; ♂CH154 x ♂CHT1050SE; ♀C155 x ♂ Bi; ♂C155 x ♂CLN2498E ) thu thập từ trường ĐH Nông Lâm Huế và 1 giống đối chứng (Đ/C) đang được trồng phổ biến tại địa phương (giống Bi) 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), 3 lần 57
  2. nhắc lại. Diện tích mỗi ô 5 m2, trồng 2 hàng/ô, diện tích bảo vệ 20 m2, diện tích toàn thí nghiệm 110 m2. - Thí nghiệm được bố trí trên đất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, gieo hạt 25/11/2007, trồng ngày 25/12/2007 tại Tây Lộc - TP Huế. Khoảng cách trồng (60 x 50) cm, mật độ trồng 33.000 cây/ha. Lượng phân bón/ha: 20 tấn phân chuồng hoai, 150 kg N, 100 kg P2O5, 200 kg K2O, 400 kg NPK, 400 kg vôi bột. Các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng đồng đều và thích hợp. - Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo đúng các phương pháp của chương trình nghiên cứu cà chua và sổ tay nghiên cứu khoa học ngành Nông học trường Đại học Nông Lâm Huế. Đánh giá ưu thế lai chuNn theo công thức: F1 - ĐC ƯTL chuNn = x 100 ĐC Trong đó F1: con lai, TB: trung bình bố mẹ, BT: bố mẹ tốt hơn, ĐC: đối chứng Số liệu được xử lý thống kê sinh học theo chương trình STATIC FOR WINDOW. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận B ả ng 1: T h ờ i gian sinh tr ưở ng, phát tri ể n c ủ a các t ổ h ợ p lai (ngày) Chỉ tiêu Từ trồng đến … Thời Tuổi Tổng gian Thu Thu cây thời H ồi Phân Ra Đậu thu Tổ quả quả con gian xanh cành hoa quả hoạch đầu cuối hợp lai TH1 30 5 17 29 54 89 104 15 134 TH2 30 5 17 28 48 84 103 19 133 TH3 30 5 15 27 42 72 92 20 122 TH4 30 5 18 28 43 75 99 24 129 TH5 30 5 20 34 55 84 113 29 143 TH6 30 6 15 32 42 71 90 19 120 Đ/C 30 6 24 45 60 81 113 32 143 Bảng 1 cho ta thấy: Các tổ hợp lai có thời gian ra hoa, đậu quả sớm, thời gian thu hoạch cũng ngắn hơn so với đối chứng. Với thời gian sinh trưởng phát triển này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương. Bảng 2: Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai Chỉ tiêu Chiều Đường Cành Số lá/thân Tổng số Dạng hình cao cây kính tán cấp 1 Tổ chính (lá) cành/cây sinh trưởng (cm) cây (cm) (cành) hợp lai 24,33abc Bán hữu hạn TH1 144,7a 21,7d 140,4a 12,73b 23,07abcd Hữu hạn TH2 136,7a 21,8d 136,1a 12,93b Hữu hạn TH3 140,1a 22,5c 139,9a 11,27c 20,80d 58
  3. Bán hữu hạn TH4 116,4b 29,9a 111,3b 13,07b 22,73bcd Vô hạn TH5 121,5b 20,7e 117,9b 13,33ab 23,93ab Hữu hạn TH6 104,6c 19,7f 116,5b 13,07b 22,47cd Đ/C Vô hạn 54,5d 23,5b 57,3c 14,80a 25,53a LSD0,05 5,38 0,36 6,43 0,58 1,21 Bảng 2 cho thấy chiều cao cây và đường kính tán cây của các tổ hợp lai đều cao hơn, tuy nhiên, số cành cấp 1 lại thấp hơn so với Đ/C. Đa số THL có dạng hình sinh trưởng hữu hạn (TH2, TH3 và TH6) và bán hữu hạn (TH1 và TH4), chứng tỏ đây là nhưng THL thấp cây, ít phải tỉa cành, làm giàn, chỉ có TH5 có dạng hình sinh trưởng vô hạn sẽ có thời gian cho quả dài, là cơ sở cho NS cao. Nhìn chung, các tổ hợp lai triển vọng đều có các đặc trưng hình thái tốt tuy nhiên nếu được lựa chọn để đưa vào sản xuất thì cần chú ý mật độ khoảng cách trồng và kỹ thuật chăm sóc (tỉa cành, làm giàn) cho cây. Bảng 3: Khả năng ra hoa - đậu quả của các tổ hợp lai Chỉ tiêu Tỷ l ệ Số Tổng Tỷ l ệ Số quả Số Tổng số quả chùm số đậu thương hoa/chùm hoa/cây thương Tổ hoa/cây quả/cây quả ph m/cây ph m (hoa) (hoa) hợp lai (chùm) (quả) (%) (quả) (%) TH1 32,27b 11,53b 371,53a 70,27c 18,91 52,20c 74,29 TH2 22,33d 7,60c 170,87d 46,93d 27,47 27,33d 58,24 TH3 19,27d 5,80d 112,07e 62,00c 55,32 44,27c 71,40 TH4 27,20c 12,73a 346,27a 154,80a 44,71 136,73a 88,33 TH5 41,87a 7,47c 311,87b 60,40c 19,37 45,47c 75,28 TH6 34,27b 7,40c 254,27c 46,33d 18,22 31,87d 68,78 Đ/C 31,47b 11,87b 373,87a 89,00b 23,81 84,73b 95,21 LSD0,05 1,70 0,19 16,20 4,99 4,19 Bảng 3 chỉ ra rằng trong tất cả các THL thì TH4 có khả năng ra hoa - đậu quả cao nhất đồng thời tỷ lệ quả thương phNm cũng lớn nhất trong các tổ hợp lai. Chứng tỏ đây là tổ hợp lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Thừa Thiên Huế. Bảng 4: Một số loại sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai Chỉ tiêu Sâu hại Bệnh hại Mật độ T ỷ lệ Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây T ỷ lệ Mật độ sâu xanh quả bị bị mốc bị héo quả bị Tổ sâu xám ăn lá sâu đục sương xanh vi thán thư hợp lai (con/m2) (con/m2) (%) (%) khu n (%) quả (%) TH1 1,00 2,67 1,59 2,78 8,33 1,79 TH2 0,83 0,83 6,84 2,78 5,56 0 TH3 0,25 1,17 4,38 0 0 1,61 TH4 0,42 0,58 0 0 0 0,34 59
  4. TH5 0,83 0 2,90 0 0 0,98 TH6 0,75 1,42 2,71 2,78 0 8,65 Đ/C 1,08 1,67 0 0 0 0,98 Qua theo dõi một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng vụ đông xuân 2007- 2008 thấy rằng hầu hết các THL đều bị sâu bệnh hại hơn so Đ/C, đặc biệt bệnh thán thư và sâu đục quả vào cuối vụ (tháng 4). Trong các THL thì TH3, TH4 và TH5 không bị bệnh mốc sương và héo xanh vi khuNn, tỷ lệ bệnh thán thư thấp. Điều này cho thấy những THL này có tính chống chịu sâu bệnh khá. Bảng 5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống và tổ hợp lai Chỉ tiêu Tăng giảm so Tổng Khối Mật độ Số quả với đối chứng số lượng NSLT NSTT trồng TP/cây quả/cây quả (tấn/ha) (tấn/ha) Tổ (cây/m2) (quả) tấn/ha % (quả) (g) hợp lai TH1 3,3 70,27c 52,20c 20,21 46,89 21,55d 5,12 31,16 TH2 3,3 46,93d 27,33d 70,89 109,72 47,55 b 31,12 189,41 36,23 TH3 3,3 62,00c 44,27c 42,11 86,16 52,66a 220,51 38,11 TH4 3,3 154,80a 136,73a 12,80 65,39 54,54a 231,95 TH5 3,3 60,40c 45,47c 34,08 67,93 47,53b 31,10 189,29 TH6 3,3 46,33d 31,87d 32,99 50,41 32,55c 16,12 98,11 Đ/C 3,3 89,00b 84,73b 6,59 19,35 16,43e 0 0 LSD0,05 4,99 4,19 1,63 Bảng 5 cho thấy: Các tổ hợp lai triển vọng đều có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng, trong đó, tổ hợp lai TH2 đạt năng suất lý thuyết cao nhất, tổ hợp lai TH3 và TH4 đạt năng suất thực thu cao nhất. Nguyên nhân là những THL này có số quả thương phNm/cây nhiều và khối lượng quả cao. Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả của các tổ hợp lai Chỉ Thị Độ tiêu Chiều Đường Số ô Khối hiếu Hình dày trong Số Độ dài kính lượng người dạng thành quả hạt/quả Brix quả quả TB/quả tiêu Tổ quả quả (hạt) (độ) (g) dùng (cm) (cm) (ô) hợp lai (mm) (điểm) TH1 4,60 4,18 Tròn 20,21 3,40 2,60 41,60 5,60 7 70,89 TH2 6,20 5,16 Tròn 4,60 2,40 35,60 5,02 10 Dài TH3 5,22 3,80 42,11 3,80 3,60 59,80 4,86 9 Dài 5,36 TH4 4,12 2,16 12,80 3,60 2,40 48,40 9 TH5 4,80 4,32 Tròn 34,08 5,20 2,40 33,40 4,74 8 TH6 5,54 4,20 Dài 32,99 5,40 3,00 54,40 4,24 8 Đ/C 1,84 2,10 Tròn 6,59 2,00 3,00 78,40 6,50 8 Bảng 6 cho thấy: Tất cả các tổ hợp lai đều thuộc loại quả nhỏ và trung bình, có 60
  5. độ Brix cao, kích thước hình dạng, màu sắc quả đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong đó, tổ hợp lai TH2 và TH4 có chất lượng tốt nhất, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bảng 7: Đánh giá ưu thế lai chu n của các tổ hợp lai ở một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (%) Chỉ tiêu Số quả Tổng số Khối lượng Năng suất Năng suất Tổ thương quả/cây quả lý thuyết thực thu ph m/cây hợp lai TH1 -21,04 -38,39 206,68 142,33 31,16 TH2 -47,27 -67,74 975,72 467,03 189,41 TH3 -30,34 -47,75 539,00 345,27 220,51 73,93 61,37 94,23 237,93 231,95 TH4 TH5 -32,13 -46,34 417,15 251,06 189,29 TH6 -47,94 -62,39 400,61 160,52 98,11 Bảng 7 cho thấy: Tất cả các tổ hợp lai cà chua triển vọng đều có ưu thế lai chuNn dương về chỉ tiêu khối lượng quả, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng, đặc biệt tổ hợp lai TH4 có ưu thế lai chuNn dương cả về về chỉ tiêu tổng số quả/cây và số quả thương phNm/cây. Điều này chứng tỏ rằng TH4 là tổ hợp lai thể hiện khả năng thích nghi và hài hoà về các yếu tố cấu thành năng suất nhất, tiếp theo là các tổ hợp lai TH3, TH2 và TH5. IV. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Các tổ hợp lai đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế với thời gian sinh trưởng, phát triển hoàn toàn phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương. - Các tổ hợp lai đều có các đặc điểm hình thái cây tốt, tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất cần chú ý mật độ trồng cũng như kỹ thuật chăm sóc (tỉa cành, làm giàn) cho cây. - Hầu hết các tổ hợp lai đều có khả năng chống chịu sâu bệnh khá so Đ/C, đặc biệt là các tổ hợp lai TH3, TH4 và TH5 đều không bị bệnh mốc sương và héo xanh vi khuNn. - Các tổ hợp lai đều có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng trong đó cao nhất là tổ hợp lai TH3 và TH4. - Các tổ hợp lai đều được đạt chất lượng hàng hoá, trong đó, tổ hợp lai TH2 và TH4 rất được người tiêu dùng ưa chuộng. - Kết luận chung: Tổ hợp lai cà chua TH4 (♀CH154 x ♂CHT1050SE) có nhiều ưu điểm nhất: sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và chất lượng quả tốt, hình dạng và mẫu mã quả đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là THL ưu tú nhất trong vụ đông xuân 2007-2008. 61
  6. 4.2. Đề nghị - Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá 6 tổ hợp lai trên ở nhiều vụ và nhiều vùng sinh thái khác nhau để có kết luận chính xác hơn về khả năng sinh trưởng, cho năng suất, chất lượng và chống chịu của các THL. - Trước mắt cần phát triển tổ hợp lai ưu tú TH4 trên quy mô hộ gia đình và tiếp tục nghiên cứu thời vụ, điều kiện sinh thái khác nhau và nghiên cứu sâu thêm về cơ sở di truyền kiểm soát một số tính trạng quan trọng khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Hữu An và cs. Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KH cấp Bộ 1994-1995, 1996, 30-32. 2. Đoàn Xuân Cảnh. Đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai Dialel ở vụ Đông và vụ Xuân hè 2006. Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp 1, (2006), 45 - 46. 3. Chống bệnh héo rũ vi khu n bằng cách ghép ngọn. Nông thôn đổi mới, Số 5, (2006). 4. Vũ Thanh Hải. Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chịu nóng và bệnh virus của các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè 2005. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp 1, (2005). 5. Phan Thanh Kiếm. Giáo trình giống cây trồng. NXB Nông nghiệp, (2006), 49 - 57 và 139-169. 6. Nguyễn Hồng Minh. Khảo sát và tuyển chọn giống cà chua cho chế biến công nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, (2003). 7. Nguyễn Hồng Minh. Giáo trình Di truyền học. NXB Nông nghiệp, (1999), 196-198. 8. Trần Duy Quý. Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây trồng. NXB Nông Nghiệp, (2005). EVALUATING SOME PROMISING TOMATO CROSS-RECOMBINATION IN WINTER- SPRING CROP 2007-2008 AT THUA THIEN HUE PROVINCE Le Thi Khanh College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY Six tomato cross - recombinations (♀CLN5915D x ♂Bi; ♀C125 x ♂CLN5915D; ♀CLN2498E x ♂CH154; ♀C155 x ♂Bi; from Hue University of Agriculture and forestry and Bi 62
  7. (check) were evaluated for their agronomic characters, yield and yield components at Thua Thien Hue Province 2007-2008. Results from the research have shown that there were significant differences for yields, disease resistance and fruit qualities among tomato cross - recombination. ♀CH154 x ♂CHT1050SE has good growth and development, the highest disease resistant capacity and the most marketable yield with good quality. It is suitable with ecological conditions in Thua Thien Hue Province as well. 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2