intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ NHANH TIỀM NĂNG KINH TẾ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG-LÂM-NGƯ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HÀ TĨNH"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày kết quả đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế cho 5 sản phẩm nônglâm-ngư tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh. Có thể thấy rằng tiềm năng kinh tế của các sản phẩm này chủ yếu thể hiện qua các mặt như: tiềm năng tạo cơ hội cho người nghèo tham gia vào thị trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ NHANH TIỀM NĂNG KINH TẾ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG-LÂM-NGƯ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HÀ TĨNH"

  1. TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 ĐÁNH GIÁ NHANH TIỀM NĂNG KINH TẾ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG-LÂM-NGƯ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HÀ TĨNH Thái Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết này trình bày kết quả đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế cho 5 sản phẩm nông- lâm-ngư tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh. Có thể thấy rằng tiềm năng kinh tế của các sản phẩm này chủ yếu thể hiện qua các mặt như: tiềm năng tạo cơ hội cho người nghèo tham gia vào thị trường, giảm nghèo, cân bằng mối quan hệ và đầu tư giữa khu vực công cộng và tư nhân, rủi ro thấp, và khả năng nhân rộng. Tuy nhiên, vẫn đang còn có sự ngăn cách giữa người sản xuất và thương nhân về các nhân tố thành công chủ chốt trong chuỗi giá trị của các sản phẩm tiềm năng này. Đồng thời, vẫn đang còn một số trở ngại về điều kiện khung pháp lý, tác động không thuận lợi nhằm phát huy một cách tối đa các tiềm năng này. 1. Đặt vấn đề Có thể ví tiềm năng kinh tế của một địa phương như là nguồn lực tiềm ẩn, nếu được đánh giá một cách đúng đắn thì lợi thế cạnh tranh của địa phương đó sẽ được phát huy tối đa. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp theo nghĩa rộng, tiềm năng kinh tế nếu được khai thác tốt có thể phát huy một cách có hiệu quả những nỗ lực giảm nghèo, cải thiện sự tham gia vào thị trường của người nghèo, hoặc tạo cơ hội cho họ có thêm thu nhập. Theo báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á năm 2008” của ADB, sản lượng nông nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động bởi hạn hán, các loại dịch bệnh gia súc và gia cầm, chỉ tăng trưởng vào khoảng 3,4%, thấp hơn xu hướng hiện tại. Tuy mức đóng góp của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế nước ta chưa đến 25%, nhưng đây vẫn là ngành tạo hơn một nửa tổng công ăn việc làm của người dân. Điều này cho thấy việc đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế đối với các sản phẩm nông nghiệp góp phần giúp định hướng đầu tư nguồn lực một cách đúng đắn. Đây cũng là những ưu tiên của dự án về cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo tại Hà Tĩnh (IMPP) do quỹ Phát triển Nông nghiệp (IFAD) tài trợ. Thêm nữa, để thực hiện tốt các hợp phần có liên quan đến việc xây dựng kế hoạch cơ hội thị trường cấp xã, các thông tin có liên quan đến việc đánh giá tiềm năng kinh tế và cơ hội thị trường sản phẩm nông sản tại tỉnh Hà Tĩnh là rất cần thiết. Do đó, nghiên cứu tiềm năng kinh tế đã được đưa vào kế hoạch thực hiện của dự án cho năm 2008. Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế được dự án IMPP lựa chọn làm cơ quan chủ chốt thực hiện nghiên cứu này tại tỉnh Hà Tĩnh do năng lực và kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu cũng như sự hiểu biết về địa phương được ban điều 5
  2. hành dự án đánh giá cao. Trong phạm vi nghiên cứu đánh giá nhanh này, thì những sản phẩm được xem là có tiềm năng kinh tế nếu như các sản phẩm đó phải đáp ứng được những tiêu chí đánh giá, trong đó nhấn mạnh đến tiềm năng giảm nghèo và thúc đẩy sự tham gia thị trường của người nghèo, được sử dụng bởi nhiều tổ chức quốc tế như ADB, GTZ1. 2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh nằm ở duyên hải Bắc trung bộ, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển đông, phía bắc giáp Thành phố Vinh, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình. Hà Tĩnh có hai đô thị (thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh) và 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Lợi thế của Hà Tĩnh là tiếp cận với các thị trường lớn trong nước như: Hà Nội, Vinh, Huế, và thành phố Hồ Chí Minh bằng các tuyến đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường 8A từ thị xã Hồng Lĩnh chạy qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sang thủ đô Viên Chăn - Lào và các t ỉnh Đông - Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh có cảng nước sâu Vũng Áng ở phía nam tỉnh, phía bắc có cảng Xuân Hải – Nghi Xuân. Tuy có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, nhưng theo báo cáo của “Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam” VNCI thì t ỉnh Hà Tĩnh chỉ cải thiện khá khiêm tốn về thứ tự trên bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI: từ 45,56 (trong năm 2007) so với 41,62 (năm 2006) và được xếp vào nhóm “trung bình thấp”, hoặc nhóm “thấp”. Với dân số 1,3 triệu người, gần 81% sống tại các vùng nông thôn, nên sinh kế chủ yếu của người dân dựa vào nông nghiệp. Theo số liệu của Cục Thống kê t ỉnh Hà Tĩnh, ngành nông lâm thủy sản đóng góp 43,47% trong tổng số GDP của tỉnh và đây là con số không có nhiều thay đổi so với năm 2005 (là 43,53%). Về cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2006, trồng trọt vẫn chiếm vai trò chính với hơn 67%, kế đến là lĩnh vực chăn nuôi chiếm gần 30%, còn lại là khu vực dịch vụ nông nghiệp chiếm 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2006. Tổng sản lượng thủy sản trong năm 2006 đạt gần 61 ngàn tấn, tăng hơn 3% so với năm 2005. Kinh tế thương mại dịch vụ những năm gần đây phát triển khá, GDP của ngành thương mại dịch vụ chiếm hơn 33% trong GDP toàn tỉnh Hà Tĩnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thị trường xã hội năm 2006 là 3.913 tỷ VNĐ, tăng 14 % năm 2005 3.376 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu đạt 38,009 triệu USD, giảm 7% so với năm 2005 (40,858 triệu USD). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và của ngành nông, lâm, ngư. Đặc biệt tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng, khu công nghiệp Gia Lách - Nghi Xuân, t ỉnh đã có các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong tỉnh để phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 1 M4P – Making the value chains work better for the poor: a toolbook for practitioners of value chain analysis 6
  3. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế chủ yếu dựa vào phân tích định tính kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh thị trường nông thôn kết hợp nhằm phân tích những nhân tố thành công chủ chốt (Critical Success Factors) cho các sản phẩm được lựa chọn với công cụ màn hình ra-đa (rada screen) để từ đó cho thấy sự khác biệt giữa người sản xuất và người mua/thương nhân. Cách tiếp cận với việc thảo luận nhóm trọng điểm cũng đã được sử dụng để phát triển các nhân tố thành công chủ chốt CSF cho từng sản phẩm. Đồng thời việc phỏng vấn cá nhân, sử dụng bảng câu hỏi mở, đối với những người có liên quan chủ chốt, có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực sản phẩm nghiên cứu cũng đã được thực hiện nhằm thu thập thông tin cho nghiên cứu. Việc điều tra hiện trường cũng đã được thực hiện ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương nhằm mục đích đánh giá nhanh tiềm năng thị trường cho các sản phẩm nghiên cứu. Bảng hỏi điều tra được thiết kế để thu thập thông tin sơ cấp về các nhân tố thành công chủ chốt CSF, cũng như những điều kiện khung để khai thác tốt hơn những tiềm năng của từng sản phẩm dựa trên thang Li-kert 5 điểm. Nguồn số liệu thứ cấp là các thông tin của từ số liệu thống kê cấp tỉnh (Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2006) và cấp quốc gia (Niên giám thống kê toàn quốc GSO 2006) cũng như nguồn số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế, nguồn số liệu của Liên Hiệp Quốc (UNCOMTRADE) đã được sử dụng trong quá trình lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để đánh giá tại tỉnh Hà Tĩnh cũng như được tổng hợp và phân tích sau này. Nhu cầu trên thế giới cũng như xu hướng nhu cầu đối với những sản phẩm cũng đã được phân tích. Các thông tin từ các nghiên cứu trước đây của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như các báo cáo tổng kết chính thức của các cơ quan ban ngành có liên quan cung cấp cũng đã được sử dụng cho nghiên cứu. Cơ sở để lựa chọn các sản phẩm để thực hiện nghiên cứu đánh giá nhanh tiềm năng địa phương là dựa vào kết quả hội thảo sơ bộ với các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, với các doanh nghiệp, những người sản xuất và những người thu mua được xem là thành công tại địa phương. Dựa vào các tiêu chí cụ thể, những sản phẩm được lựa chọn cho nghiên cứu đánh giá tiềm năng kinh tế tại tỉnh Hà Tĩnh gồm:  Lạc;  Song-mây;  Nước mắm;  Lợn thịt;  Rau; Kết quả đánh giá sản phẩm tiềm năng đối với 5 sản phẩm nói trên được trình bày tại hình 1, cho thấy các sản phẩm này đều đạt điểm số cao trên thang điểm của từng tiêu chí đánh giá. Thêm nữa, cả 5 sản phẩm này đều là những sản phẩm đại diện cho các 7
  4. ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của tỉnh, do đó việc lựa chọn các sản phẩm này làm đối tượng nghiên cứu đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Đánh giá tiềm năng đối với 5 sản phẩm theo các tiêu chí của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Tổng số người được phỏng vấn cho cả 5 sản phẩm là 120, trong đó sản phẩm song-mây có số mẫu điều tra là 28; sản phẩm rau 14, nước mắm là 24 người, sản phẩm lợn thịt là 16 người, và sản phẩm cây lạc là 38 người. Với cơ cấu mẫu như được thể hiện trong hình 1 thì có thể cho rằng lượng mẫu là đủ lớn cho việc phân tích thống kê mô tả. Hơn nữa, trong điều kiện giới hạn về thời gian và yêu cầu của phương pháp đánh giá nhanh thị trường nông thôn, cũng như phạm vi nghiên cứu thì số mẫu và cơ cấu mẫu như vậy là hoàn toàn chấp nhận được2. Đánh giá tiềm năng 5 sản phẩm 7.8 Nằm trong khuôn khổ chiến lược quốc gia và của vùng miền 6.9 7.5 Trung (max 9 điểm) 8.6 8.5 8.5 Có nhiều người tham gia vào sản suất sản phẩm (max 9 7.4 8.2 điểm) 7.3 8.4 7.1 7.1 Tính bền vững về môi trường (max 9 điểm) 8.3 6.8 7.7 7.5 5.9 Rủi ro thấp (max 9 điểm) 8.7 7.4 7.2 9.5 Song-Mây (n=28) Rào cản tham gia (vốn, kiến thức) đối với người nghèo thấp 8.6 10.2 Rau (n=14) (max 12 điểm) 7.8 9.0 Nước mắm (n=24) 10.4 9.3 Lợn (n=16) Tiềm năng thúc đẩy đẩu tư (max 12 điểm) 11.2 9.8 Lạc (n=38) 11.1 7.3 7.3 Tiềm năng của sản phẩm đối với giảm nghèo (max 9 điểm) 8.0 6.9 8.1 7.9 7.2 Khả năng nhân rộng (max 9 điểm) 8.2 6.8 8.0 8.3 7.1 Tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm (max 9 điểm) 8.9 8.1 8.4 12.1 Thể hiện sự hội nhập thị trường của người nghèo (max 14 10.2 12.0 điểm) 8.9 12.9 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 Hình 1 2 Kaplinsky and Morris (2001). “a Handbook for Value Chain Research”. Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex. 8
  5. Kết quả tại Hình 1 cho thấy các sản phẩm nói trên đều đạt gần mức điểm tối đa trong tất cả 10 tiêu chí đánh giá. Điểm nổi bật là các sản phẩm này đều cho thấy tiềm năng khá lớn tạo cơ hội để người nghèo tại Hà Tĩnh có thể hội nhập và tham gia vào thị trường trong nỗ lực giảm nghèo và tạo thu nhập và thu hút nhiều người tham gia vào sản xuất sản phẩm. Trong đó sản phẩm lạc thể hiện tiềm năng này là lớn nhất đạt 12,9 điểm trên thang điểm 14. Trong khi đó sản phẩm nước mắm có tiềm năng thu hút lao động là người nghèo vì tiêu chí rào cản tham gia thấp đạt thang điểm 10/12. 4.2. Đánh giá nhân tố thành công chủ chốt CSF cho các sản phẩm tiềm năng Nhân tố thành công chủ chốt là một thuật ngữ trong kinh doanh, là những khía cạnh chính yếu và cần thiết để cho một sản phẩm thành công trên thị trường. Khái niệm này đã được Daniel lần đầu tiên công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1961 và được sử dụng bởi nhiều tổ chức, nhiều công ty trong quá trình khai thác tiềm năng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh. Kết quả tại các hình dưới đây cho thấy sự khác biệt về tầm quan trọng của các nhân tố thành công chủ chốt CSF cho từng sản phẩm nghiên cứu: a. Sản phẩm song mây Có 6 nhân tố được xem là chủ yếu mang lại thành công đối với sản phẩm song- mây. Người sản xuất cho rằng những nhân tố như: chất lượng song-mây, loại mây, công nghệ chế biến mây, và giá cả của mây là quan trọng hơn so với quan điểm của người thu mua/thương nhân trên thang Li-kert 5 điểm. Trong khi đó người thu mua/thương nhân lại cho rằng khả năng mà người sản xuất có thể đảm bảo cung ứng cho họ với số lượng lớn (để đảm bảo tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô) lại là nhân tố chủ yếu mang lại thành công cho việc kinh doanh của họ. Sự khác biệt này cho thấy, người sản xuất phải quan tâm và đối phó với nhiều vấn đề hơn trong sản xuất và kinh doanh so với người thu mua sản phẩm song mây trong chuỗi giá trị sản phẩm tại Hà Tĩnh. Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF cho sản phẩm song-mây tại Hà Tĩnh Chất lượng 5.00 4.33 4.00 Công nghệ chế biến mây loại mây 3.67 3.83 3.60 3.40 0.00 4.20 4.00 Độ tin cậy lẫn nhau giá cả 3.67 4.50 4.60 Khả năng cung ứng với số lượng lớn Người Sản Xuất Người Thu Mua- Thương Nhân Hình 2 41
  6. b. Sản phẩm lợn thịt Những nhân tố thành công chủ chốt đối với sản phẩm này bao gồm 6 khía cạnh như có thể được thấy trong hình 2. Trong khi người sản xuất lại xem những nhân tố như: vệ sinh thực phẩm, xuất xứ lợn và quy trình chăn nuôi giết mổ lại quan trọng hơn so với người thu mua và thương nhân xét về mặt điểm số trên thang Li-kert 5 điểm, thì người thu mua/thương nhân lại cho rằng giá cả thu mua lợn, giống lợn và vấn đề về dịch bệnh lại là vấn đề then chốt, có tính quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của họ. Vì vậy, để phát triển một cách tốt nhất tiềm năng sản phẩm lợn thịt cần phải thu hẹp sự khác biệt về các nhân tố thành công giữa người sản xuất và người thu mua Màn hình ra đa các nhân tố thành công chủ chốt CSFcho sản phẩm lợn thịt tại Hà Tĩnh Giá cả 5.00 4.60 4.20 3.67 Vệ sinh thực phẩm Giống lợn 3.83 4.00 3.60 0.00 3.33 3.80 4.00 Xuất xứ lợn Dịch bệnh 4.33 3.00 4.17 Quy trình chăn nuôi giết mổ Người sản xuất Người thu mua-thương nhân Hình 3 c. Sản phẩm lạc Có 6 nhân tố thành công chủ chốt đối với sản phẩm lạc tại Hà Tĩnh. Trong khi người sản xuất cho rằng nhân tố giống lạc là nhân tố quyết định đối với việc sản xuất lạc (điểm số 4,67 trên thang điểm Li-kert 5 điểm thì người thu mua/thương nhân lại cho rằng các nhân tố như chất lượng lạc, giá cả lạc, công nghệ bảo quản và độ tin cậy lẫn nhau trong quá trình kinh doanh lại là những nhân tố thành công chủ chốt đối với việc kinh doanh của họ. Điều này cho thấy, thương nhân có nhiều mối quan tâm hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm cây lạc so với người sản xuất để có thể đảm bảo sự thành công trong việc kinh doanh của chính mình. 42
  7. Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF cho sản phẩm lạc tại Hà Tĩnh Chất lượng 5.00 4.80 4.17 4.33 4.60 Độ tin cậy lẫn nhau giá cả 4.50 4.40 0.00 4.67 4.40 4.00 Khả năng cung ứng với số lượng lớn Giống lạc 3.83 4.20 Công nghệ bảo quản Người sản xuất Người thu mua - thương nhân Hình 4 d. Sản phẩm rau Sự khác biệt về các nhân tố thành công chủ chốt được trình bày tại hình 5. Xét về mặt điểm số trên thang Li-kert 5 điểm, thì trong số các nhân tố này, người sản xuất đánh giá cao những nhân tố như độ an toàn của rau, giá cả sản phẩm rau, khả năng cung ứng với số lượng lớn, sự tươi mới của rau, độ tin cậy về vệ sinh thực phẩm, giá cả sản phẩm rau thì người thu mua/thương nhân lại chỉ quan quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng rau. Tương tự như các sản phẩm khác, cần phải thu hẹp sự khác biệt này để có thể khai thác tốt tiềm năng trong chuỗi giá trị sản phẩm cây lạc tại tỉnh Hà Tĩnh bằng cách hướng nhiều hơn sự tập trung về mặt chính sách cho quá trình lưu thông sản phẩm mà ở đó người thu mua/thương nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm. Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF sản phẩm rau tại Hà Tĩnh Chất lượng 4.67 5.00 4.33 Độ an toàn của rau Giá cả sản phẩm rau 3.67 3.83 4.33 3.83 0.00 3.00 3.83 4.00 3.67 Khả năng cung ứng với số lượng lớn Độ tin cậy về vệ sinh thực phẩm 4.00 4.33 Sự tươi mới của rau Người sản xuất Người Thu Mua-Thương Nhân Hình 5 43
  8. e. Sản phẩm nước mắm Đối với sản phẩm nước mắm Hà T ĩnh, có 8 nhân tố được xem là đóng vai trò chủ chốt đối với sản phẩm này. Trong khi người sản xuất nước mắm lại cho rằng những nhân tố như loại cá để làm nước mắm, độ tươi sống của sản phẩm nguyên liệu, là hai nhân tố then chốt đóng vai trò quyết định thì người thu mua/thương nhân lại cho rằng những nhân tố còn lại như độ đạm, màu sắc và hương vị nước mắm, thời hạn bảo quản, phân khúc thị trường tiêu thụ và độ tin tưởng lẫn nhau trong quá trình kinh doanh lại là những nhân tố thành công chủ chốt đối với quá trình kinh doanh của họ. Điều này cho thấy, trong các mắt xích chuỗi giá trị người thu mua/thương nhân là những người đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm. Vì vậy, các điều kiện khung về mặt chính sách cần phải hướng trọng tâm để giải quyết sự bất cập này. Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF của sản phẩm nước mắm tại Hà Tĩnh Độ đạm 5 5 5 5 4.4 Thời hạn bảo quản màu sắc & hương vị 4.6 3.6 4.2 5 4.2 0 Khu vực tiêu dùng Loại cá 4 4.6 4.2 3.4 4.4 Độ tin tưởng độ tươi sống của sản phảm 4.8 4 Khả năng cung ứng với số lượng lớn Người sản xuất Người thu mua - thương nhân Hình 6 5. Đánh giá điều kiện khung chính sách để phát huy hết tiềm năng của các sản phẩm nghiên cứu Kết quả đánh giá những ảnh hưởng của điều kiện khung pháp lý đối với việc phát huy tiềm năng của các sản phẩm cho thấy những vấn đề về thiết chế chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước và khả năng tiếp cận công nghệ vẫn là những vấn đề lớn, cần được chú ý vì đại đa số người được phỏng vấn đều cho thấy mức đánh giá của họ khá thấp tr ên thang Li-kert 5 điểm. Những vấn đề khác như tập huấn kỹ năng, khả năng tiếp cận vốn và chất lượng của các doanh nghiệp kinh doanh cũng là những trọng tâm về mặt khung chính sách cần phải giải quyết để phát huy hết tiềm năng của các sản phẩm nghiên cứu. 44
  9. Đánh giá điều kiện khung chính sách ảnh hưởng đến việc phát huy tiềm năng sản phẩm 5 4.0 4.0 3.9 3.8 4 3.6 3.4 3.4 3.3 3.2 3.0 2.9 3 2 1 0 Cơ sở hạ Dịch vụ hậu Thủ tục hải Thủ tục Tập huấn kỹ Khả năng Khả năng Lao động Chất lượng Thể chế Hỗ trợ của tầng cần vận năng tiếp cận vốn tiếp cận của các đơn chính sách, nhà nước quan hành chính chuyển công nghệ vị kinh sáng kiến thúc đẩy doanh đầu tư riêng do tỉnh ban hành Hình 7 6. Kết luận và đề xuất Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, một số kết luận và đề xuất sau đây có thể được rút ra và nên được xem xét:  Các sản phẩm nghiên cứu là những sản phẩm có tiềm năng kinh tế xét về các tiêu chí mà các tiêu chí này rất được các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm. Vì vậy, hoàn toàn có đủ cơ sở để đưa các sản phẩm này để triển khai trong chương trình của tỉnh Hà Tĩnh và của dự án IMPP.  Trong số các tiềm năng này thì tiềm năng thể hiện sự hội nhập của thị trường của người nghèo là một trong những điểm nổi bật của các sản phẩm nghiên cứu. Điều này còn được thể hiện ở chỗ các sản phẩm này còn cho phép nhiều người nghèo hơn tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải có các nghiên cứu sâu hơn về chuỗi giá trị của các sản phẩm nghiên cứu để tạo điều kiện cho bộ phân người dân vùng nông thôn Hà T ĩnh tham gia vào những mắt xích gia tăng giá trị cao, để từ đó tạo thêm thu nhập cho chính họ.  Kết quả cũng cho thấy các sản phẩm nghiên cứu có nhiều tiềm năng thúc đẩy đầu tư để từ đó phát huy tính hiệu quả cho những nỗ lực giảm nghèo của tỉnh Hà T ĩnh. Thêm nữa, những sản phẩm này có rủi ro đầu tư thấp cho nên điều này làm cho 45
  10. việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng của các sản phẩm này có tính khả thi cao.  Vẫn đang còn những khác biệt giữa người sản xuất và người thu mua/thương nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm khi đề cập đến các nhân tố thành công chủ chốt CSF. Đặc biệt một số sản phẩm có tiềm năng như lạc hoặc lợn thịt thì sự khác biệt này phần lớn xuất phát từ người thu mua/thương nhân, là những người đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm. V ì vậy, mối liên kết giữa nhà sản xuất, người thu mua, thị trường, và người tiêu dùng cần phải được thiết lập để tạo ra các kênh thông tin thông suốt nhằm thu hẹp cách biệt đối với các nhân tố thành công chủ chốt CSF này đối vớ từng sản phẩm tiềm năng.  Một số điều kiện khung pháp lý vẫn đang còn là những trở ngại để phát huy tốt hơn tiềm năng của các sản phẩm nghiên cứu, chủ yếu là ở những khía cạnh có liên quan đến khả năng tiếp cận công nghệ, chất lượng của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm tiềm năng, và sự hỗ trợ của Nhà nước, tập huấn kỹ năng, khả năng tiếp cận vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB, Triển vọng phát triển châu Á năm 2008. 2. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2006. 3. Niên giám thống kê toàn quốc năm 2006. 4. Báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2007. 5. Báo cáo tổng kết của Chi cục phát triển lâm nghiệp Hà Tĩnh năm 2007. 6. Hội Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo nghiên cứu thị trường sản phẩm nước mắm Hà Tĩnh, 2007. 7. Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh, Đề án phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh, 2006-2010. 8. Quy hoạch cây trồng vật nuôi chủ lực của Tỉnh từ 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. 9. Kaplinsky, Raphael and Mike Morris, A Handbook for value chain research, Institute of Development Study. 10. Schmitz, Hubert and Peter Knorringa. Learning from Global buyers. IDS working paper. 11. VNCI., The Vietnam provincial competitiveness index 2007, Measuring economic governance for private sector development, 2007. 12. Hair et. al, Multivariate Data Analysis, 9ed Prentice Hall, 2004. 13. CSF.COM: http://www.rapidbi.com/created/criticalsuccessfactors.html#DefinitionsofCSFs. 46
  11. 14. UNCOMTRADE: http://comtrade.un.org. 15. http://www.agroviet.gov.vn/pls/portal. RAPID ASSESSMENT OF REGIONAL ECONOMIC POTENTIALS FOR AGRO-FORESTRY AND AQUACULTURAL PRODUCTS IN HA TINH PROVINCE: THE FINDINGS AND ITS IMPLICATIONS Thai Thanh Ha College of Economics , Hue University SUMMARY This article presents some findings from the rapid assessment of the economic potentials for 5 agro-forestry and aquacultural products in Ha Tinh province. It revealed that these potentials boiled down to such dimensions as: the integration of the poor into the market; effective poverty reductions; leveraging the public-privat partnership and investment; low risk; and the possibility for scaling up and so on. However, there still exist some gaps, along the value chain, between the producers and traders with regard to the Critical Success Factors for respective products. Also, the conditional policy framework exerts some un-favorable impact on the exploitation of full potentials among studied products on the aspects of access to capit al, better technology as well as institutional supports on the part of the government. 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2