intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ LỰC VÀ TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y TẾ II"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

577
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị lực và tật khúc xạ trong học sinh sinh viên đang là mối quan tâm đặc biệt của ngành nhãn khoa nói riêng và ngành y tế, giáo dục nói chung. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương (2009) tỉ lệ cận thị ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7%. Qua nghiên cứu 1100 học sinh, sinh viên năm thứ nhất vào học tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II vào thời....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ LỰC VÀ TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y TẾ II"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ LỰC VÀ TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y TẾ II ASSESSMENT OF THE FRESHMEN’S VISUAL ACUITY AND REFRACTIVE ERRORS AT THE NATIONAL TECHNICAL COLLEGE OF MEDICINE 2 Hoàng Ngọc Chương, Hoàng Hữu Khôi, Nguyễn Tịnh Anh Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II TÓM TẮT Thị lực và tật khúc xạ trong học sinh sinh viên đang là mối quan tâm đặc biệt của ngành nhãn khoa nói riêng và ngành y tế, giáo dục nói chung. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương (2009) tỉ lệ cận thị ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7%. Qua nghiên cứu 1100 học sinh, sinh viên năm thứ nhất vào học tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II vào thời điểm tháng 9 năm 2009, chúng tôi thu được kết quả như sau: - Tỷ lệ giảm thị lực chung là 21,6%, trong đó do tật khúc xạ chiếm 99,6% và 0,4% do đục thể thuỷ tinh. - Giảm thị lực do tật khúc xạ là 21,5%, trong đó cận thị chiếm 17,2 %, loạn thị chiếm 3,0 % và viễn thị chiếm1,3 % - Thị lực không kính từ ĐNT 4m – 3/10 chiếm 59,1% - Thị lực với kính hiện tại từ 4/10 – 7/10 chiếm 55,3% - Thị lực sau điều chỉnh kính > 7/10 chiếm 92,0% - Có tới 58,7% học sinh, sinh viên đeo kính không đúng độ SUMMARY In Vietnam, students’ visual acuity and refractive errors are still matters of concern for Opthalmological Departments in particular and for Medical and Educational Departments in general. According to a survey from Vietnam National Institute of Ophthalmology (2009), the rate of myopia in primary schools is 18%, in secondary schools 25.5% and in high school 49.7%. Based on this survey of 1,100 freshmen at the National Technical College of Medicine 2 in September, 2009, the records were identified as follows: - General rate of decreasing level of vision is 21.6%, of which refractive errors are 99.6% and cataract 0.4%. - Rate of decreasing level of vision caused by refractive errors is 21.5%, of which myopia is 17.2%, astigmatism 3.0% and hypermetropia 1.3%. - Acuity without eyeglass wear (3/10 CF 4m) is 59.1%. - Acuity with current eyeglass wear between 4/10 and 7/10 is 55.3%. - Acuity with eyeglass wear adjustment > 7/10 is 92.0%. - Students wearing spectacles with incorrect lenses account for 58.7%. 198
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 1. Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới ước tính có khoảng 37 triệu người mù và 124 triệu người thị lực thấp có nguy cơ đưa đến mù, trong đó tật khúc xạ chiếm khoảng 25,72% các bệnh lý về mắt. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương (2009) tỉ lệ cận thị ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7%. Năm 2002 theo điều tra của Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh tật khúc xạ ở học sinh là 25,3% và theo công bố của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ là 26,14%. Khi đất nước đã đi vào nền kinh tế thị trường cùng với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao, học sinh, sinh viên phải học tập nhiều hơn, về cường độ cũng như về thời gian, với các phương tiện học tập đa dạng, phong phú hơn như ti vi, máy vi tính mạng Internet...đòi hỏi sử dụng mắt liên tục nhiều giờ trong cự ly gần, đã làm cho tần suất tật khúc xạ gia tăng. Để góp phần nghiên cứu tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh sinh viên năm thứ nhất vào Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 2” nhằm Xác định tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh sinh viên mới vào trường, qua đó tư vấn, cho học sinh sinh viên có tật khúc xạ đeo kính đúng độ. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 1100 học sinh sinh viên năm thứ nhất được khám sức khỏe tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II tại thời điểm tháng 9/2009. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.3. Phương pháp tiến hành Điều tra tỷ lệ tật khúc xạ được tiến hành theo 2 giai đoạn : - Giai đoạn sàng lọc: Tất cả học sinh sinh viên đều được đo thị lực và khám mắt - Giai đoạn khám xác định loại tật khúc xạ và chỉnh kính: Những học sinh sinh viên đã được xác định là có tật khúc xạ sẽ được khám lại để xác định loại tật khúc xạ bằng khúc xạ kế tự động sau đó sẽ được chỉnh kính với số kính phù hợp. Tất cả nội dung điều tra và khám mắt được ghi và đánh dấu vào các mục của phiếu điều tra đã được in sẵn. 2.4. Phương tiện nghiên cứu Phương tiện nghiên cứu gồm: - Bảng thị lực vòng hở Landolt, 199
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 - Hộp thử kính, kính lỗ - Máy đo khúc xạ kế tự động hiệu TOPCON của Nhật - Kính sinh hiển vi khám - Đèn pin - Đèn soi đáy mắt và một số thuốc dùng trong khám mắt 2.5. Phân tích và xử lý số liệu Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê y học trên chương trình phần mềm EPI INFO 2000. 3. Kết quả nghiên cứu Trong tổng số 1100 học sinh, sinh viên có 238 học sinh, sinh viên giảm thị lực chiếm tỷ lệ 21,6%, trong đó Nam chiếm 21,4 %, Nữ chiếm 78,6 % 3.1. Tình hình bệnh tật Trong 238 học sinh, sinh viên giảm thị lực thì có 237 học sinh, sinh viên giảm thị lực do tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 99,6% và 01 học sinh, sinh viên giảm thị lực do bị bệnh đục thủy tinh thể chiếm tỷ lệ 0,4%. 3.2. Tình hình tật khúc xạ Tỷ lệ tật khúc xạ chung chiếm 21,5% ( 237 học sinh, sinh viên ) trong đó cận thị chiếm 17,2 %, loạn thị chiếm 3,0 % và viễn thị 1,3 % 3.3. Phân loại tật khúc xạ Bảng 1. Phân loại tật khúc xạ Tật khúc xạ Số lượng Tỷ lệ % Cận thị 189 79,7 Loạn thị 33 14 Viễn thị 15 6,3 Cộng 237 100,00 Trong các loại tật khúc xạ thì cận thị chiếm đa số với 79,7 %, loạn thị chiếm 14% và viễn thị chiếm 6,3%. 3.4. Thị lực không kính Bảng 2. Thị lực không kính Thị lực Số lượng Tỷ lệ % ĐNT≤ 3m 22 9,3 ĐNT 4m-3/10 140 59,1 4/10-7/10 64 27,0 > 7/10 11 4,6 Tổng 237 100% 200
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Khi không đeo kính thì thị lực từ ĐNT 4m – 3/10 chiếm đa số với 59,1%,thị lực từ 4/10 – 7/10 chiếm 27,0%, thị lực > 7/10 chỉ có 11 trường hợp chiếm 4,6% và thị lực ĐNT ≤ 3m chiếm 9,3% 3.4. Thị lực với kính hiện tại Bảng 3. Thị lực với kính hiện tại Thị lực Số lượng Tỷ lệ % ĐNT≤ 3m 0 0,0 4m-3/10 8 3,4 4/10-7/10 131 55,3 > 7/10 98 41,3 Tổng 237 100% Với kính hiện tại mà học sinh, sinh viên đang đeo thì thị lực chiếm đa số ở mức từ 4/10 – 7/10. Như vậy, có tới 58,7% đeo kính không đúng độ và không đạt thị lực tối đa. 3.5. Thị lực sau điều chỉnh kính Bảng 4. Thị lực sau điều chỉnh kính Thị lực Số lượng Tỷ lệ % ĐNT≤ 3m 0 0,0 4m-3/10 4 1,7 4/10-7/10 15 6,3 > 7/10 218 92,0 Tổng 237 100% Sau khi khám và điều chỉnh kính đúng độ thì thị lực chiếm đa số ở mức trên 7/10 với 92,0%, thị lực ĐNT 4m – 3/10 chiếm 1,7%, thị lực từ 4/10 – 7/10 là 6,3% và không có trường hợp nào có thị lực ĐNT≤ 3m. 4. Bàn luận 4.1. Tình hình bệnh tật Trong 238 học sinh, sinh viên giảm thị lực thì có 237 học sinh, sinh viên giảm thị lực do tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 99,6% và 01 giảm thị lực do bị bệnh đục thủy tinh thể chiếm tỷ lệ 0,4%.Theo điều tra của Hoàng Ngọc Chương và Nguyễn Thị Thu (2007) ở một số trường phổ thông tại Thừa Thiên Huế tỷ lệ này là 98,6%. Như vậy, kết quả này cũng tương đương với kết quả của chúng tôi. Đối với 01 trường hợp phát hiện đục thủy tinh thể sau đó đã được phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. 4.2. Tình hình tật khúc xạ Tỷ lệ tật khúc xạ chung chiếm 21,5% ( 237 học sinh, sinh viên) trong đó cận thị 201
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 chiếm 17,2 %, loạn thị chiếm 3,0 % và viễn thị chiếm 1,3 %, Theo điều tra của Bệnh viện Mắt Đà Nẵng (2009) thì tỷ lệ tật khúc xạ chung là 17,5%, như vậy kết quả của chúng tôi là cao hơn, điều này có thể giải thích rằng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh, sinh viên hệ Trung cấp và Cao đẳng còn đối tượng mà Bệnh viện Mắt Đà Nẵng nghiên cứu là từ học sinh tiểu học cho đến sinh viên Đại học nên tỷ lệ thấp hơn là phù hợp vì cấp học càng cao thì tỷ lệ tật khúc xạ càng cao. 4.3. Phân loại tật khúc xạ Qua bảng 1 cho thấy trong các loại tật khúc xạ thì cận thị chiếm đa số với 79,7 %, loạn thị chiếm 14% và viễn thị chiếm 6,3%. Theo số liệu thống kê năm 2009 của Viện khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ là 26,14%, trong đó cận thị chiếm 80%. Như vậy, so sánh với kết quả của chúng tôi thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( P>0,05) 4.4. Thị lực không kính và thị lực với kính hiện tại Bảng 5. So sánh thị lực không kính và thị lực với kính hiện tại Thị lực Không kính Tỷ lệ % Kính hiện tại Tỷ lệ % ĐNT≤ 3m 22 9,3 0 0,0 ĐNT 4m-3/10 140 59,1 8 3,4 4/10-7/10 64 27,0 131 55,3 > 7/10 11 4,6 98 41,3 Tổng 237 100% 237 100% Khi không đeo kính thì thị lực từ ĐNT 4m – 3/10 chiếm đa số với 59,1%, đặc biệt có 22 trường hợp chiếm 9,3% thị lực ĐNT ≤ 3m, đây là những trường hợp cận thị bệnh lý và viễn thị nặng. Như vậy đối với các học sinh, sinh viên bị tật khúc xạ nếu không đeo kính thì thị lực rất thấp. Với kính hiện tại mà học sinh, sinh viên đang đeo thì thị lực chiếm đa số ở mức từ 4/10 – 7/10, kết quả trên cho thấy có tới 58,7% học sinh, sinh viên đeo kính không đúng độ, tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh là 51% và Hà Nội là 60%. Như vậy sự khác biệt của chúng tôi là không có ý nghĩa thống kê ( P> 0,05) 4.5. Thị lực với kính hiện tại và sau điều chỉnh kính Bảng 6. So sánh thị lực với kính hiện tại và thị lực sau chỉnh kính Thị lực Kính hiện tại Tỷ lệ % Sau chỉnh kính Tỷ l ệ % ĐNT≤ 3m 0 0,0 0 0,0 4m-3/10 8 3,4 4 1,7 4/10-7/10 131 55,3 15 6,3 > 7/10 98 41,3 218 92,0 Tổng 237 100% 237 100% 202
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Sau khi khám và điều chỉnh kính thì thị lực chiếm đa số ở mức trên 7/10 với 92% còn lại 8,0% chỉnh kính không đạt được thị lực tối đa là do cận thị bệnh lý và viễn thị nặng. So sánh với kết quả nghiên cứu của Thành phố Huế (2007) thị lực sau điều chỉnh kính >7/10 chiếm 93,5% và Thành phố Hồ Chí Minh (2009) thị lực sau điều chỉnh kính >7/10 chiếm 94,% thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương đương. 5. Kết luận Qua nghiên cứu 1100 học sinh, sinh viên năm thứ nhất được khám tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa của Trường Cao đẵng Kỹ thuật Y tế II tháng 9 năm 2009, chúng tôi thu được kết quả như sau: - Tỷ lệ giảm thị lực chung là 21,6%, trong đó do tật khúc xạ chiếm 99,6% và 0,4% do đục thể thuỷ tinh. - Giảm thị lực do tật khúc xạ là 21,5%, trong đó cận thị chiếm 17,2 %, loạn thị chiếm 3,0 % và viễn thị chiếm1,3 % - Thị lực không kính từ ĐNT 4m – 3/10 chiếm 59,1% - Thị lực với kính hiện tại từ 4/10 – 7/10 chiến 55,3% - Thị lực sau điều chỉnh kính > 7/10 chiếm 92,0% - Có tới 58,7% học sinh, sinh viên đeo kính không đúng độ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Ngọc Chương, Nguyễn Thị Thu: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp phòng ngừa và triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ hậu quả của các bệnh tật học đường tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2007. Đề tài cấp tỉnh. [2] Viện khoa học giáo dục Việt nam ( 2009), Báo động về bệnh tật học đường, Tài liệu tập huấn về y tế học đường năm 2009. [3] Trần Văn Dần, Một số nhận xét về tình hình sức khỏe và bệnh tật của học sinh trong thập kỷ 90, Tài liệu tập huấn về công tác y tế trường học, 9/1999. [4] Lê Anh Triết (1997), Quang học lâm sàng và khúc xạ mắt, Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Trung tâm mắt Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Điều tra tình hình thị lực và tật khúc xạ trong học sinh và hướng dự phòng. [6] Trịnh Thị Bích (2009), Điều tra dịch tể học tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội năm 2009. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2009, tr 24. [7] Nguyễn Quốc Đạt, Phạm Bình, Trần Nghị (2009), Nghiên cứu tình hình bệnh tật về mắt trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2009, tr 19. 203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2