TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
----------<br />
<br />
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC<br />
Bộ môn Phương pháp giảng dạy<br />
<br />
Đề tài: ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƢỜNG<br />
PHỔ THÔNG ; KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƢƠNG PHÁP TRẮC<br />
NGHIỆM KHÁCH QUAN, ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMPTEST<br />
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC 10<br />
<br />
Sinh viên thực hiện:<br />
<br />
Hà Phượng Linh<br />
<br />
Lớp:<br />
<br />
A-K54<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Doãn Vinh<br />
<br />
Hà Nội, 4-2008<br />
<br />
1<br />
<br />
Báo cáo nghiên cứu khoa học :<br />
Đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp trắc nghiệm và ứng dụng<br />
của phần mềm Emptest<br />
I. Mở đầu<br />
1.Lý do chọn đề tài :<br />
Lâu nay, thụ động trong giảng dạy và học tập đã trở thành một<br />
thói quen. Nhưng khi cả thế giới thay đổi bởi sức mạnh của CNTT,<br />
giáo dục cũng không thể giậm chân tại chỗ. Ứng dụng CNTT được kỳ<br />
vọng là lựa chọn khả thi giúp “năng động hoá” cả ngành giáo dục VN!<br />
Tại Việt Nam, cách đây khoảng vài năm, những hoạt động ứng<br />
dụng CNTT trong dạy và học đã bắt đầu xuất hiện. Đó là việc cho ra<br />
đời những cổng đào tạo trực tuyến của các cơ quan, các trường ĐH, là<br />
việc các giáo viên tự vận dụng kiến thức công nghệ trong bài giảng<br />
của mình. Thế nhưng việc triển khai một cách nhỏ lẻ, đôi khi là tự<br />
phát, lại không giao tận tay công cụ cho giáo viên, học sinh, đã khiến<br />
cho nhiều người nghi ngờ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy<br />
và học.<br />
Vậy thực trạng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy<br />
và học hiện nay như thế nào? Đặc biệt trong kiểm tra đánh giá.<br />
Khái niệm về kiểm tra đánh giá ? Phương pháp trắc nghiệm và<br />
phương pháp trắc nghiệm khách quan? Ứng dụng phần mềm Emptest<br />
trong hoạt đọng kiểm tra đánh giá tại trường phổ thông.<br />
2.Mục đích nghiên cứu<br />
Một số đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin<br />
trong dạy và học ở nhà trường phổ thông đặc biệt trong kiểm tra đánh<br />
giá;<br />
Giới thiệu bộ phần mềm trắc nghiệm Emptest và ứng dụng xây<br />
dựng bộ câu hỏi đủ định tính và định lượng theo nội dung chương<br />
trình tin học lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng của việc kiểm<br />
tra đánh giá học sinh trong việc dạy học Tin học lớp 10 ở các trường<br />
Trung học phổ thông.<br />
3.Giả thiết khoa học :<br />
Phương pháp kiểm tra-đánh giá<br />
2<br />
<br />
Phương pháp trắc nghiệm khách quan<br />
Nếu xây dựng được các nguyên tắc, quy trình ứng dụng phần<br />
mềm Emptest xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đủ tiêu<br />
chuẩn và sử dụng hợp lý vào các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt<br />
là khâu kiểm tra đánh giá, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Tin học<br />
ở trường THPT nói chung và dạy học Tin học lớp 10 nói riêng.<br />
4.Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học ở nhà<br />
trường phổ thông<br />
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá<br />
- Nghiên cứu phần mềm Emptest<br />
- Ứng dụng phần mềm Emptest xây dựng hệ thống câu hỏi trắc<br />
nghiệm cùng với hệ thống đáp án.<br />
- Thực nghiệm sử dụng phần mềm trong việc kiểm tra đánh giá ở<br />
các trường THPT, nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của<br />
việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng phối hợp các phương pháp:<br />
- Phương pháp nghiên cứu lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy<br />
và học và trắc nghiệm khách quan.<br />
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu xem thực trạng<br />
tình hình dạy học ứng dụng CNTT và phương pháp kiểm tra, đánh giá<br />
ở trường THPT;<br />
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm xác<br />
định tính khả thi, hiệu quả của đề tài và chất lượng của phần mềm<br />
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý và phân tích kết quả<br />
thực nghiệm.<br />
II. Nội dung<br />
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở<br />
trường phổ thông<br />
Từ trước đến nay, việc ứng dụng CNTT thường được đánh đồng với<br />
hoạt động trang bị máy tính, phần mềm, và kỳ vọng vào việc máy móc sẽ<br />
giúp thay đổi thực tế. Đó là nguyên nhân tại sao đã có những thời kỳ các<br />
trường học đua nhau trang bị hàng chục, thậm chí hàng trăm máy tính. Và<br />
3<br />
<br />
rồi hầu như không bao giờ sử dụng đến, trừ những giờ dạy tin học hiếm hoi<br />
cho học sinh. Ngay cả việc học tập môn tin học cũng chỉ dừng lại ở hình<br />
thức: Thầy đọc, trò ghi.<br />
Sự thực thì để ứng dụng CNTT có hiệu quả, máy móc sẽ chỉ là công cụ,<br />
còn con người mới là yếu tố chủ đạo quyết định thành công.<br />
Theo GS. TSKH Trần Văn Nhung - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Nếu<br />
người sử dụng được đào tạo tương đối bài bản và cẩn thận thì việc sử dụng<br />
máy tính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng ta không<br />
thể đòi hỏi ngay kỹ năng này được, vì thời gian đầu tiếp xúc với máy tính,<br />
giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên hãy chờ đợi ở sự học hỏi<br />
vươn lên của họ".<br />
Chắc chắn không thể trao cho chiếc máy tính quá nhiều kỹ năng mong<br />
muốn. Nó chỉ là một công cụ thông minh và hiệu quả để giúp người sử dụng<br />
phát huy tối đa tiềm năng, và thực hiện tốt hơn những kỹ năng của mình. Đó<br />
là lý do tại sao những giờ giảng trực tiếp, giọng nói, cử chỉ của thầy và trò là<br />
điều không thể thiếu để tạo nên một môi trường sư phạm thực sự.<br />
Việc thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, của giáo viên, học sinh về<br />
chiếc máy tính, về những phần mềm được trang bị mới chính là chìa khoá để<br />
chúng ta mở rộng cánh cửa tri thức của nhân loại.<br />
Có một sự so sánh đã trở thành kinh điển: “Sự ra đời máy hơi nước của<br />
Jame Watt đã giúp con người kéo dài cánh tay của mình. Còn sự ra đời của<br />
máy tính điện tử và CNTT đã kéo dài bộ óc của con người”. Trong thời đại<br />
kinh tế tri thức hiện nay, không biết ứng dụng hay không ứng dụng tốt<br />
CNTT vào giáo dục đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất.<br />
Theo báo cáo của ông Quách Tuấn Ngọc - Giám đốc Trung tâm Tin học<br />
(CIT- Bộ GD&ĐT), hiện nay đã có 96% các trường THPT trong cả nước<br />
được kết nối Internet. Và mục tiêu của Bộ GD-ĐT là tới năm 2004 sẽ đưa<br />
internet tới 100% các trường THPT trong cả nước. Ông Patrick J.McGovern<br />
- nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) cũng nhận<br />
định: "Ngành giáo dục Việt Nam những năm qua đã có những phát triển<br />
đáng kể, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong giáo dục với 65 trường ĐH,<br />
CĐ hiện đang đào tạo các ngành liên quan đến CNTT".<br />
Sự mất cân đối và hụt hẫng trong việc ứng dụng CNTT trong giáo dục<br />
của Việt Nam: Một thực tễ rõ ràng là nhiều cấp, nhiều trường trong ngành<br />
GD-ĐT đến nay vẫn chưa mấy mặn mà với việc triển khai khai thác mạng<br />
Internet, và nguyên nhân có thể do khó khăn về đường truyền, hay không có<br />
kinh phí duy trì hoạt động, nhưng cũng có khi là vấn đề không được coi là<br />
4<br />
<br />
chủ đề đáng quan tâm đúng mức. Đối với các khu vực là vùng sâu, vùng xa,<br />
việc triển khai được hệ thống mạng internet đã là một việc khó, nhưng cả<br />
việc hệ thống đó được sử dụng hiệu quả ra sao cũng phải khẳng định ngay là<br />
điều không đơn giản. Ở những khu vực này ngày cả trình độ ứng dụng<br />
CNTT của đội ngũ giáo viên cũng còn rất nhiều hạn chế chứ chưa nói đến<br />
việc truyền thụ cho học sinh.<br />
Việc triển khai, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập còn lẻ tẻ.<br />
Đầu tư cho máy móc, thiết bị tin học hay phát triển phần mềm giảng dạy<br />
cũng rất rời rạc và thiếu tập trung, mang tính tự phát là chính.<br />
Tất nhiên, đưa CNTT vào lĩnh vực GD-ĐT không có nghĩa là chỉ<br />
“internet hoá” hay đầu tư cơ sở hạ tầng là xong. Trên thực tế, việc này đòi<br />
hỏi phải tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Ngoài đầu tư về hạ tầng,<br />
còn cần phải có sự đầu tư về chiều sâu đối với vấn đề con người mà như một<br />
chuyên gia đã khẳng định rằng đây chính là linh hồn của việc phát triển<br />
CNTT trong giáo dục. Hiện nay, Tp. Hà Nội vốn được xếp là một trong 10<br />
địa phương hàng đầu về ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục, nhưng thực<br />
ra con số giáo viên có trình độ ĐH và CĐ về CNTT chắc chắn không quá<br />
200, còn số giáo viên có thể giảng dạy được các chương trình tin học cơ bản<br />
cũng chưa phải là nhiều, chỉ có khoảng hơn 20% giáo viên bộ môn tin học<br />
được đào tạo cơ bản về máy tính và tỉ lệ giáo viên biết sử dụng máy tính và<br />
các phần mềm trong dạy học chiếm có 5%. Đó là chưa kể đến việc ngay cả<br />
một số lãnh đạo nhà trường vẫn còn chưa thông thạo về CNTT.<br />
Tại buổi khai mạc hội thảo “Công nghệ thông tin và truyền thông<br />
trong giáo dục” ngày 25/3/2007, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai<br />
Liêm Trực nhấn mạnh, việc xây dựng một lực lượng rộng rãi các chuyên gia,<br />
nhà quản trị mạng trong lĩnh vực CNTT là yếu tố tiên quyết để thúc đẩy chất<br />
lượng giáo dục. Việt Nam hiện có gần 26.000 trường ĐH, CĐ, THCN và<br />
THPT, THCS với gần 20.000 triệu HSSV (trong đó có gần 1 triệu SV). Rõ<br />
ràng đây là con số quá cao so với lực lượng về CNTT mà chúng ta đang có.<br />
Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2005, ít nhất phải đào tạo được 50.000<br />
chuyên gia CNTT ở các trình độ khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lượng (tính<br />
trên 10.000 dân) và chất lượng chuyên gia trong lĩnh vực CNTT ngang bằng<br />
với mức bình quân của các nước trong khu vực. Vậy nhưng nhiều người đã<br />
đặt câu hỏi, sẽ có bao nhiêu % trong số này sẽ phục vụ cho ngành GD-ĐT và<br />
đó còn chưa kể đến vì một lý do nào đó mà mục tiêu trên không thể hoàn<br />
thành.<br />
Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học - Nhìn từ góc độ kỹ thuật<br />
Theo KS. Nguyễn Minh Hùng – ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh:<br />
5<br />
<br />