![](images/graphics/blank.gif)
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8
![](images/blank.gif)
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai có triển vọng và 2 giống làm đối chứng (ĐC), trong đó Bi làm ĐC 2 (có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng năng suất thấp, chất lượng chưa thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng), giống TN30 (F1) làm ĐC1 cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chống chịu sâu bệnh trung bình. Thí nghiệm tiến hành trong 2 năm, mỗi năm 2 vụ (đông xuân (ĐX) và xuân hè (XH) 2006- 2008) tại Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, tính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Khánh, Phạm Thị Hà Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai có triển vọng và 2 giống làm đối chứng (ĐC), trong đó Bi làm ĐC 2 (có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng năng suất thấp, chất lượng chưa thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng), giống TN30 (F1) làm ĐC1 cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chống chịu sâu bệnh trung bình. Thí nghiệm tiến hành trong 2 năm, mỗi năm 2 vụ (đông xuân (ĐX) và xuân hè (XH) 2006- 2008) tại Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng quả của các tổ hợp lai. Kết quả nghiên cứu đã chọn được 3 tổ hợp lai cà chua tốt nhất: TH4; TH2; TH3 có nhiều ưu điểm nhất: Sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, vừa ổn định vừa cho năng suất trung bình cao, quả có chất lượng cao, kích thước, màu sắc mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 1. Đặt vấn đề Trong số các loại rau cần được lai tạo, chọn tạo và phát triển, cà chua là một trong những cây rau được chú ý nhiều. Trong những năm gần đây, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã khảo nghiệm tập đoàn, chọn dòng thuần sử dụng giống địa phương làm chủ đạo lai với các dòng giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Kết quả bằng phương pháp lai đơn, đã chọn được 10 tổ hợp lai cà chua có triển vọng. Từ nguồn vật liệu này, việc tiếp tục nghiên cứu khả năng thích ứng của các tổ hợp lai ở các mùa vụ khác nhau là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua vụ đông xuân và xuân hè tại Thừa Thiên Huế”, nhằm: - Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh, năng suất, đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua. - Tuyển chọn được 2-3 tổ hợp lai cà chua tốt nhất, có khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có khả năng chống chịu tốt sâu bệnh, cũng như phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế. - Làm vật liệu cho việc chọn giống tiếp theo. 87
- 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai (THL) và 2 giống đối chứng, trong đó 10 THL được mã hóa từ TH1 đến TH10, dùng Bi (giống địa phương) làm ĐC 2 và T30 làm giống đối chứng 1 (ĐC 1). 2.2. Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm 1: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua vụ Đông Xuân năm 2006 - 2007 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 2: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè năm 2007 và 2008 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 3: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua mới vụ Đông Xuân năm 2007 - 2008 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 4: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua mới vụ Xuân Hè năm 2008 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 5: Duy trì các dòng bố mẹ và tiếp tục thụ phấn để lấy hạt F1 của các tổ hợp lai cho vụ sau 2007 - 2008 2.3.Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm trong 2 năm, được bố trí trên đất phù sa cổ có thành phần cơ giới thịt nhẹ, trồng mỗi năm 2 vụ. Năm 2008, vụ đông xuân tại Tây Lộc - Huế; vụ hè thu tại HTX Hương An – Hương Trà - Thừa Thiên Huế. Mỗi thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 3 lần, diện tích mỗi ô là 6m2, tổng diện tích mỗi thí nghiệm là 200m2. Thí nghiệm vụ đông xuân: Gieo ngày 25/11/2006; trồng ngày 25/12/2006; vụ xuân hè gieo ngày 15/2/2007; trồng ngày 15/3/2007. Năm 2008, bố trí thí nghiệm và áp dụng quy trình gieo trồng tương tự 2007. Phân bón (tính cho một ha): 10 tấn phân chuồng + 200 kg urê + 500 kg lân supe + 200 kg Kcl + 400 kg vôi bột. Khoảng cách trồng (60 x 55) cm; mật độ trồng 30.000 cây/ha. Các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng đồng đều và thích hợp. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh... áp dụng theo quy trình khảo nghiệm giống cà chua của Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm - Hà Nội. Đánh giá ưu thế lai chuẩn: [1; 4] F1 - ĐC Ưu thế lai chuẩn = x 100 ĐC 88
- F1: con lai, ĐC: đối chứng Đánh giá tính ổn định môi trường của các tổ hợp lai: yij = yi + bi I j + S2 d i Phương trình Số liệu được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Static For Window 7.0 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Thời gian sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai: Tuổi cây con 30 ngày. Thời gian sinh trưởng sau trồng của các tổ hợp lai vụ Đông xuân 91- 97 ngày, vụ Xuân hè 87- 98 ngày. Nhìn chung, các tổ hợp lai này đều có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương. - Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai: Hầu hết các tổ hợp lai đều có chiều cao thân chính, chiều cây từ trung bình đến cao, đường kính tán cây lớn, số lá/thân chính nhiều, màu sắc lá xanh nhạt đến xanh đậm, thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn và vô hạn. Đây là những tổ hợp lai có khả năng sinh trưởng khoẻ, tiềm năng cho năng suất cao. TH3, TH4, TH6 là những tổ hợp lai có đặc điểm hình thái tốt nhất, phù hợp với sản xuất thâm canh. - Khả năng phân cành của các tổ hợp lai: Trong 2 vụ trồng thì vụ Đông xuân có số cành cấp 1 có xu hướng nhiều hơn vụ Xuân hè .Điều này cho thấy trong cùng một điều kiện canh tác nhưng vụ Xuân hè có điều kiện ánh sáng tốt hơn nên khả năng phân cành mạnh hơn vụ Đông xuân.Trong các tổ hợp lai thì TH5, TH9, TH6, TH4, TH10 cho số cành cấp 1 nhiều hơn các tổ hợp lai khác nhưng thấp thua so ĐC. Số cành cấp 1 có khả năng ra hoa đậu quả cao hơn cành cấp 2, cấp 3, nên nó là cơ sở cho năng suất sau này. Tất cả các tổ hợp lai đều có số cành/cây rất nhiều ở cả 2 vụ nhưng thấp thua ĐC 2 và có xu hướng giảm dần từ cành cấp 1, cấp 2 đến cấp 3. Trong các tổ hợp lai thì TH5, TH3, TH4, TH1 có tổng số cành cao nhất so với các tổ hợp lai nhưng thấp hơn so ĐC 2. Số cành/cây nhiều nên đây là những tổ hợp lai sinh trưởng mạnh, trong sản xuất cần trồng với mật độ thích hợp và cần tỉa cành để cho năng suất cao. - Khả năng ra hoa đậu quả của các tổ hợp lai cho thấy: Trong 2 vụ thì vụ Đông xuân cho tỷ lệ đậu quả cao hơn vụ hè thu. Trong mỗi vụ thì TH3; TH4 cho tỷ lệ đậu quả cao nhất và cao hơn ĐC. - Tình hình sâu bệnh trên các tổ hợp lai (so sánh với ĐC 1): Trong 2 năm (4 vụ trồng) các tổ hợp lai bị 7 loại sâu bệnh hại như bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá, bệnh thối quả… Qua 2 năm theo dõi chúng tôi thấy cà chua thường bị các loại bệnh gây hại chính như héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, héo rũ, xoăn lá do virus (TYLCV- xoăn vàng lá) và bệnh thối quả do nấm 89
- Colectotrichum spp. Ngoài ra còn một số bệnh nguy hiểm như mốc đen lá (Pseudocersospora fuligena)… Hầu hết các tổ hợp lai đều bị sâu bệnh hại và tổ hợp lai TH7,TH8, TH5, TH1 bị sâu bệnh gây hại nhiều hơn so ĐC. Biểu đồ 2 cho thấy: Trong các tổ hợp lai chỉ có HT4 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn ĐC 1 và ĐC 2: Không bị bệnh héo xanh, không bị bệnh xoăn lá, có bị thối quả nhưng tỷ quả bị thối (0,2%) không đáng kể trong cả 2 vụ trồng. Tiếp đến là TH3 tỷ lệ bệnh héo xanh và thối quả thấp. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai: Bảng 1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai Tăng giảm so Tổng Khối Số Số quả Năng với Đ/C lớn số lượng NSLT cây/m2 Tổ hợp lai TP/cây suất * nhất quả/cây TB/quả (tấn/ha) (cây) (quả) (tấn/ha) (quả) (g) Tấn/ha % Vụ Đông Xuân (2006-2007 và 2007-2008) 20,01h 20,14f TH1 3,00 66,64 51,30 40,02 -5,94 -22,78 69,71a 46,50b TH2 3,00 43,33 28,80 90,75 20,43 78,37 42,62de 38,56c TH3 3,00 63,70 49,54 81,46 12,49 47,91 12,86i 53,72a TH4 3,00 169,85 136,53 65,56 27,65 106,06 34,09fg 47,47b TH5 3,00 69,05 54,04 70,62 21,40 82,09 37,54ef 33,05d TH6 3,00 48,93 28,64 55,45 6,98 26,77 44,17c-e 27,68e TH7 3,00 48,60 35,50 64,24 1,61 6,18 46,23cd 26,05e TH8 3,00 33,87 27,90 47,10 -0,02 -0,08 55,91b 32,61d TH9 3,00 41,97 33,04 70,19 6,54 25,09 28,96g 18,93f TH10 3,00 43,80 33,00 37,90 -7,14 -27,39 6,84i 12,07g Bi 3,00 85,10 78,77 17,44 - - 50,86bc 26,07e TN30 3,00 43,80 35,80 66,86 0 0 LSD0,05 3,3395 1,5495 Vụ Xuân Hè (2007 và 2008) 20,21f 18,50i TH1 3,00 48,50 39,62 29,22 -3,18 -14,67 71,58a 45,71c TH2 3,00 38,85 26,65 83,50 24,03 110,84 35,31d 33,17e TH3 3,00 63,60 51,13 67,15 11,49 53,00 90
- 13,32g 54,45a TH4 3,00 154,69 130,64 61,72 32,77 151,15 32,78de 51,39b TH5 3,00 64,20 45,85 63,07 29,71 137,04 30,69de 29,19f TH6 3,00 57,45 43,25 52,90 7,51 34,64 42,20c 28,07fg TH7 3,00 42,50 34,15 53,43 6,39 29,47 48,11b 26,67g TH8 3,00 35,35 28,35 51,03 4,99 23,02 51,16b 42,64d TH9 3,00 49,85 36,99 76,10 20,96 96,68 27,74e 16,51j TH10 3,00 32,85 28,35 27,06 -5,17 -23,85 6,50h 11,71k Bi 3,00 126,60 105,20 24,24 - - 47,58bc 21,68h TN30 3,00 32,49 25,50 46,54 0 0 LSD0,05 2,8158 0,8344 * NSTT: Năng suất thực thu (quả chín hoàn toàn thương phẩm (những quả ăn được, bán được, không sâu bệnh, không dị dạng, không bị nám quả). NSLT: Năng suất lý thuyết. Bảng 1 cho thấy: TH2, TH9, TH3, cho năng suất lý thuyết cao nhất. TH4, TH5 cho năng suất thực thu cao nhất và sai khác rất có ý nghĩa so với các tổ hợp lai và ĐC ở xác suất 95% ở cả 2 vụ trồng, do khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đây là tổ hợp lai có triển vọng nhất. - Đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai: Trong tất cả các tổ hợp lai hình dạng, kích thước, màu sắc, mẫu mã quả đẹp hấp dẫn người tiêu dùng và độ Brix trong quả cao. Trong đó tổ hợp lai TH3, TH4, TH6 có dạng quả dài, màu đỏ tươi, quả nhỏ nhưng quả đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng nhất. Trong 2 vụ trồng thì hàm lượng đường, độ Brix ở vụ xuân hè có xu hướng thấp hơn vụ đông xuân, trong lúc đó hàm lượng axít hữu cơ và tỷ lệ khô/tươi cao. Các tổ hợp lai cà chua có triển vọng đều có chất lượng sinh hoá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, có tỷ lệ axit hữu cơ/đường tổng số hài hoà tạo hương vị thơm ngon, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, TH4 có nhiều ưu điểm về hàm lượng chất khô, axit hữu cơ, tỷ lệ khô/tươi thấp và đường tổng số cao nhất. - Đánh giá ưu thế lai chuẩn của các tổ hợp lai cà chua (một số chỉ tiêu có liên quan đến năng suất) Biểu đồ 1 chỉ ra rằng về năng suất lý thuyết: Các tổ hợp lai TH2, TH3, TH4, TH5, TH7, TH9 có ưu thế lai chuẩn dương về chỉ tiêu năng suất lý thuyết, TH1, TH6, TH8 có ưu thế lai chuẩn âm so với đối chứng có năng suất lý thuyết cao nhất (ĐC 1). Về năng suất thực thu: Hầu hết tất cả các tổ hợp lai có ưu thế lai chuẩn dương về chỉ tiêu năng suất thực thu, chỉ có TH1 và TH10 có ưu thế lai chuẩn âm so với đối 91
- chứng có năng suất lý thuyết cao nhất (ĐC 1). Trong các tổ hợp lai thì TH4, TH2, TH9 có nhiều ưu thế lai chuẩn dương hơn so với ĐC cao nhất, đặc biệt TH4 có ưu thế lai chuẩn dương hơn so ĐC cả về tổng số quả/cây, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Điều này chứng tỏ rằng TH4 là tổ hợp lai thể hiện khả năng thích nghi và cân đối về các yếu tố cấu thành năng suất nhất, tiếp theo là các tổ hợp lai TH2 và TH9. Tuy nhiên, TH1 và TH10 không có ưu thế lai dương so ĐC. 2 ƯTL chuẩn về tổng số quả/cây 1.27 ƯTL chuẩn về khối lượng TB/quả 1.07 ƯTL chuẩn về năng suất lý thuyết 1 0.93 ƯTL chuẩn về năng suất thực thu 0.58 0.54 0.53 0.50 1 0.44 0.31 0.29 0.30 0.17 0.18 0.12 0.10 0.09 0.04 -0.04 0 -0.04 TH1 TH2 TH3 TH4 TH5 TH6 TH7 TH8 TH9 TH10 -0.13 -0.12 -0.19 -0.21 -0.26 -0.32 -0.31 -0.37 -0.39 -0.42 -1 -0.46 -0.40 -0.43 -0.50 -0.57 -0.57 -0.59 -0.61 -0.64 -0.67 -0.73 -1 Biểu đồ 1. Đánh giá ưu thế lai của các tổ hợp lai (so sánh với ĐC 2) - Đánh giá tính ổn định của các tổ hợp lai (qua 4 vụ, trong đó 2 vụ đông xuân và 2 vụ xuân hè): Trong chọn giống và thực tiễn sản xuất rất cần có những giống không biến động lớn khi thay đổi điều kiện gieo trồng, đặc biệt trước những biến đổi bất thường của khí hậu thời tiết hàng vụ. Bảng 2. Phân tích độ ổn định của các tổ hợp lai về năng suất thực thu Tổ hợp Trung S2D HSHQ-1 Ttn P Ftn P lai bình NS TH1 19,317 -0,342 0,729 0,729 0,147 1,091 0,658 TH2 46,105 -0,530 1,214 0,825 -0,088 0,945 0,604 TH3 35,862 5,693 1,918 0,902 68,600 43,653 1,000 * TH4 54,083 -0,523 1,083 0,804 0,250 1,156 0,679 TH5 49,424 -0,850 0,820 0,750 6,950 5,321 0,993 * 92
- TH6 31,120 -1,289 1,263 0,833 6,699 5,165 0,992 * TH7 27,872 0,851 1,329 0,842 1,659 2,032 0,864 TH8 26,356 0,823 1,660 0,880 0,351 1,218 0,698 TH9 37,620 0,916 0,315 0,613 65,691 41,844 1,000 * TH10 17,719 -4,749 3,165 0,957 * 16,326 11,151 1,000 * Bảng 2 chỉ ra rằng: Một giống được coi là ổn định nếu đạt cả 2 tiêu chuẩn: Hệ số bi = 1 và S2d không đáng kể. Do đó, có 5 tổ hợp lai được coi là ổn định là: TH1, TH2, TH4, TH7 và TH8. Trong các tổ hợp lai ổn định thì chú ý đến các tổ hợp lai có trung bình cao. Như vậy, có 2 tổ hợp lai TH4 và TH2 là các tổ hợp lai vừa ổn định vừa có năng suất trung bình cao. Đối với tổ hợp lai TH3, TH5, TH6 và TH9 tuy hệ số bi = 1 và trung bình cao nhưng chỉ số S2d lớn, như vậy, năng suất trung bình qua các vụ biến động quá lớn, cần thử nghiệm thêm. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Về sinh trưởng: Trong 2 vụ trồng, tất cả các tổ hợp lai đều sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 91-127 ngày, vụ Xuân hè 87-128 ngày phù hợp với cơ cấu cây trồng địa phương và điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế, trong đó vụ Đông xuân cây sinh trưởng thuận lợi hơn vụ xuân hè. - Về năng suất: Trong 2 vụ trồng thì các tổ hợp lai cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (37,90 - 90,75 tấn/ha) ở vụ đông xuân cao hơn vụ xuân hè (27,06- 83,50 tấn/ha). Trong đó TH2 và TH4, TH5 cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất và cao hơn ĐC 78,37 - 106,06% vụ đông xuân và 110,84-151,15% vụ xuân hè. - Kết luận chung: Trong số các tổ hợp lai đã tuyển chọn được, TH4 và TH3 có nhiều ưu điểm nhất: sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, vừa ổn định vừa cho năng suất trung bình cao, quả có chất lượng cao, kích thước, màu sắc, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 4.2. Đề nghị 1. Tiếp tục thí nghiệm so sánh 5 tổ hợp lai TH1, TH2, TH4, TH7, TH8 trên nhiều vùng sinh thái khác nhau nhằm chọn tổ hợp lai tốt nhất cho vùng. 2. Trước mắt đưa TH4, TH2, TH5 ra sản xuất thử ở một số nông hộ và áp dụng các biện pháp phòng chống các đối tượng sâu bệnh để đảm bảo năng suất của cà chua. 93
- 3. Tiếp tục giữ nguồn các tổ hợp lai có nhiều ưu điểm làm vật liệu chọn tạo giống mới (giống cho năng suất cao, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, chống chịu sâu bệnh và chịu nóng tốt) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Xuân Cảnh, Đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai Dialel ở vụ Đông và vụ Xuân hè 2006, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp 1, 2006, 45 – 46. 2. Tạ Thu Cúc, Hoàng Ngọc Châu, Nghiêm Thị Bích Hà, So sánh một số dòng cà chua cho chế biến, Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt 1992-1993, Trường ĐHNNI Hà Nội, NXB Nông nghiệp, 1994, Hà Nội. 3. Vũ Thanh Hải, Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chịu nóng và bệnh virus của các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè 2005, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp 1, (2005). 4. Phan Thanh Kiếm, Giáo trình giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, (2006), 49 - 57 và 139 - 169. 5. Nhiều tác giả, 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, (2006). 6. Lê Xuân Sơn, Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua vụ đông xuân và xuân hè 2006-2007 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp khoá 2007 EVALUATING AND TO CHOOSE SOME PROMISE TOMATO CROSS- RECOMBINATION IN WINTER- SPRING AND SUMMER-AUTUM CROP AT THUA THIEN HUE PROVINCE Le Thi Khanh, Pham Thi Ha College of Agriculture and Foresty, Hue University SUMMARY The ten tomatoes cross - recombination; collected from Hue College of Agriculture and forestry and 2 Bi and TN30 varieties (check) were evaluated for their agronomic characters, yield and yield components, diseases tolerant at Thua Thien Hue Province in 2008 and 2009, in Winter-Spring anf Summer-Autum Crop. Results of research shown that: There were 3 promise tomatoes cross - recombination significant differences for yield; diseases tolerant and fruit qualities among tomato cross - recombinatio: TH4; TH2; TH3 tomato cross - recombination have good growth and development, the best diseases tolerant, both of the highest marketable yield and stable, good quality and suitable with ecological condition in Thua Thien Hue Province. 94
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p |
1404 |
120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p |
652 |
45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p |
567 |
45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p |
359 |
44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p |
491 |
44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p |
362 |
43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p |
264 |
38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p |
415 |
35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p |
424 |
29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p |
304 |
24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p |
474 |
24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p |
393 |
23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p |
406 |
18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p |
413 |
16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p |
389 |
16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p |
386 |
15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p |
233 |
14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p |
225 |
13
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)