intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN - YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO CHO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN SINH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước ta đã và đang tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội bằng việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để tiến hành thành công sự nghiệp vĩ đại đó, cần thiết phải có những con người xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên, vừa có trình độ khoa học công nghệ và lý tưởng cách mạng. Vì thế, theo chúng tôi để đảm bảo cho sự phát triển xã hội ổn định......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN - YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO CHO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN SINH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN - YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO CHO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN SINH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VOCATIONAL TRAINING FOR YOUNG PEOPLE AS AN IMPORTANT MEASURE TO ENSURE SOCIAL WELFARE AND DEVELOPMENT Trần Hồng Lưu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Đất nước ta đã và đang tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội bằng việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để tiến hành thành công sự nghiệp vĩ đại đó, cần thiết phải có những con người xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên, vừa có trình độ khoa học công nghệ và lý tưởng cách mạng. Vì thế, theo chúng tôi để đảm bảo cho sự phát triển xã hội ổn định cần chú trọng đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên - lực lượng lớn trong xã hội. Chỉ khi họ có một trình độ tri thức khoa học nhất định thì họ mới tạo lập được nghề nghiệp từ đó mới tiếp tục nâng cao trình độ và cống hiến cho xã hội . ABSTRACT Our country has been progressing to socialism at high speed by accelerating the course of industrialization and modernization. This great cause can only be realized with the efforts of socialist people who are both red and professional and are well-equipped with expertise and revolutionary ideals. Hence, in order to ensure social development and stability, it is a agreat necessity to attach special attention to vocational training for the youth - a major force in the society. Only when the youth acquire a certain level of expertise can they settle down in their professional status, which lays a firm foundation for them to proceed in the careers as well as contribute to the society. 1. Đặt vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từng nói: một năm bắt đầu bằng mùa xuân, một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ và tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thanh niên Việt Nam là biểu hiện cho bộ mặt của xã hội ta luôn đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sự phát triển của đất nước đòi hỏi nguồn tri thức khoa học công nghệ hiện đại, thanh niên cần phải được giáo dục tri thức khoa học và trang bị một lý tưởng vững vàng mới có thể đảm trách được công việc to lớn đó trong điều kiện của sự tác động cùng lúc của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới. 2. Khát vọng lập nghiệp của thanh niên Trong bất cứ hoàn cảnh nào thanh niên luôn là lớp người trẻ đầy khát vọng được học tập đào tạo về nghề nghiệp, để lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho lý tưởng. 187
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Trước đây, trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ, thanh niên nước ta cùng với cả dân tộc đã lập nên những kỳ tích vĩ đại. Ngày nay, trong công cuộc mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ngoài lòng dũng cảm, lý tưởng kiên định, người thanh niên thời đại mới còn phải không ngừng nâng cao trình độ tri thức khoa học mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Cần nhận thấy rằng, nhiệm vụ của thanh niên trước đây là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay nhiệm vụ của họ chủ yếu là xây dựng nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo khổ và tụt hậu. Trong thời đại kinh tế tri thức nghèo khổ đồng nghĩa với hèn mạt, nhục nhã. Thời thế đang tạo điều kiện cổ vũ thế hệ trẻ tiến lên không chấp nhận kiếp nghèo hèn, không lý gì, thanh niên những người chủ tương lai của xã hội không nắm bắt lấy thời cơ để vượt lên lập thân, lập nghiệp tạo dựng cơ ngơi của chính mình và góp phần làm giàu cho đất nước. Có thực mới vực được đạo, chân lý ngàn xưa có vẻ cũ kỹ nhưng chưa bao giờ sai. Song cũng cần nhận rõ rằng, trước khi cống hiến cho lý tưởng thì ước mơ nào cũng cần phải có cơ sở hiện thực, nếu không sẽ là viễn vông, vô vọng hay ít ra cũng chỉ là những lời nói rỗng tuyếch. Chính vì thế, trước khi nói đến những lý tưởng cao xa chúng ta hãy bắt đầu từ sự thật đơn giản và đó cũng là xuất phát điểm của mọi vấn đề về sau. Trong thời buổi mà tác động của kinh tế thị trường lan rộng ngoài những ưu điểm của nó phải lường trước không ít những hiểm hoạ mà lớp trẻ nếu không được trang bị tri thức tối thiểu sẽ khó sa vào cạm bẫy của sự vụ lợi.Trong lúc thực trạng xã hội có thể nhìn thấy bằng mắt thường cảnh thừa thầy thiếu thợ diễn ra phổ biến thì việc chọn cho mình một nghề nghiệp nào đó trong một trường nghề là giải pháp khả thi nhất để bước đầu tạo dựng tương lai cho những thanh niên chưa có trình độ cao. Chỉ khi người thanh niên đó có nghề nghiệp cụ thể không lo thất nghiệp thì sự nghiệp đã bắt đầu ổn định có cơ hội hé mở tương lai. Những kẻ vô công rồi nghề, học vấn hạn chế nhưng vẫn muốn trèo cao nhưng lực bất tòng tâm lại tiếp tục trượt ngã vì những ảo tưởng vô vọng. Một khi niềm tin không đạt được thì họ chính là người sống không có lý tưởng, chẳng có một cái gì để họ bấu víu, và họ sẽ trượt dài trong đau khổ, khi đó chỉ cần một sự chèo kéo đến từ bên ngoài và họ sẽ sa ngã. Tiếp theo là những bi kịch gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội mà chúng ta có thể mường tượng ra những kịch bản của nó. Do đó, theo chúng tôi, trong thời đại ngày nay, trước sự tác động của kinh tế thị trường, để tạo ra sự phát triển ổn định cho xã hội, trước hết cần tạo lập cho thanh niên một nghề nghiệp để họ có thể lập thân lập nghiệp. Nhàn cư vi bất thiện, khi thanh niên không có nghề nghiệp, thất nghiệp họ sẽ bức xúc và đó sẽ là căn nguyên của mọi bất ổn trong xã hội. Nếu không ưu tiên dạy nghề cho thanh niên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội, chẳng hạn như vấn đề nghèo đói, mất niềm tin, suy thoái về đạo đức lối sống. Khi đó các thế lực thù địch sẽ tìm cách lôi kéo, thanh niên sẽ dễ sa vào trộm cắp, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, lừa đảo v.v... Vì thế, dạy nghề nghiệp cho thanh niên ít ra phải được coi là cứu cánh để góp phần tạo ra sự phát triển bền vững và an sinh cho xã hội là theo nghĩa này. Trên cơ sở nhận diện đúng vấn đề này mới có thể đưa ra các quyết sách phù hợp với thanh nhiên trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, từ đó mới phát huy được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang xây dựng. 188
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Nhu cầu khách quan của tuổi trẻ là được học tập tri thức, đào tạo nghề nghiệp từ đó họ mới có thể lập nghiệp, sáng tạo và cống hiến cho lý tưởng. Chỉ khi thanh niên được trang bị một trình độ tri thức khoa học nhất định, có một nghề nghiệp ổn định thì lúc đó mới nói đến sự cống hiến sáng tạo của họ. Ngày nay việc phát triển nghề nghiệp trên nền tảng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và dạy nghề cho thanh niên được coi là đột phá quan trọng để họ có thể lập thân, lập nghiệp vững vàng. Và chỉ khi thanh niên có một nghề nghiệp ổn định mới tiếp tục có điều kiện nâng cao trình độ tri thức khoa học để nói tiếp đến sự cống hiến. 3. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nghề ở nước ta Nhìn vào thực tế, nguồn nhân lực của ta rất dồi dào, lên đến hơn 45 triệu lao động với đầy đủ các ưu thế như cần cù, khéo léo, thông minh. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền kinh tế công nghiệp mới. Trong số lao động đã qua đào tạo nghề, chỉ có khoảng 25% là được đào tạo dài hạn, trình độ cao, số còn lại kỹ năng, tay nghề yếu. Riêng thanh niên có chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 24% (thấp hơn mức chung của cả nước là 35%)(1). Mặt khác cơ cấu dạy nghề hiện nay cũng chưa hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu xã hội. Nhiều ngành nghề đào tạo tràn lan, chồng chéo, chất lượng thấp và ít có cơ chế chuyển đổi nghề nên dễ bị lạc hậu, thiếu lao động có trình độ cao nhà quản lý giỏi. Kỷ luật lao động, tác phong lao động của thanh niên vẫn chưa theo kịp với trình độ công nghiệp hiện đại. Điều đáng lo ngại hiện nay là vấn đề thất nghiệp. Năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,91%, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị cao hơn tỷ lệ thất nghiệp nói chung ở thành thị là 2,5-3 lần. Tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn càng trầm trọng hơn nữa, dao động trong khoa học khoảng từ 26-28%, nhất là việc làm cho thanh niên vùng chuyển đổi từ quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung. Số liệu từ cuộc khảo sát của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gần đây cho thấy, trình độ học vấn phổ thông của thanh niên ngày càng tăng. Năm 2001, thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông là 18,1%, đến năm 2007 tăng lên 34,4% cao hơn mức trung bình của cả nước (25%). Tỷ lệ thanh niên không biết chữ giảm dần từ 3,7% năm 2001 xuống còn 2,3% năm 2007. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ ngày càng tăng nhất là đào tạo nghề cho thanh niên có bước phát triển nhanh chóng. Báo cáo của Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động và Thương binh xã hội cho thấy, giai đoạn 2001-2007 đã đào tạo dạy nghề cho 8,34 triệu người, trong đó đào tạo dài hạn chiếm 29,47%, riêng năm 2007 đạt 1 693 500 người tăng 1,5 lần so với 2001, trong đó dài hạn chiếm 33,33%. Hệ thống giáo dục phát triển, năm học 2007-2008 có gần 40 ngàn cơ sở giáo dục công lập, tăng 6 ngàn cơ sở so với năm học 2000-2001, chiếm trên 90% cơ sở giáo dục cả nước. Nhà nước cũng chủ trương chi cho giáo dục- đào tạo rất lớn. Theo Tổng cục thống kê, năm 2006, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo là 37.332 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 12,12% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN). Năm 2007, NSNN chi cho giáo dục đào tạo tăng so với năm 2006 là 11.400 tỷ 189
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 đồng. So với các nước tronh khu vực, tỷ trọng chi cho ngân sách giáo dục của Việt Nam cao hơn Ấn Độ, Inđônêxia, nhưng thấp hơn Thái Lan và Malayxia. ở Việt Nam, tăng trưởng dân số từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 1997-2007 khoảng 17,6 triệu người. đây là con số rất lớn. Song tăng trưởng của lực lượng lao động giai đoạn này rất thấp chỉ đạt khoảng 10 triệu người do tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm đáng kể, do những người trẻ đi học lâu hơn và những người lớn tuổi về hưu sớm hơn. Số lượng giáo viên dạy nghề nước ta hiện tại rất mỏng chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. So tỷ lệ giáo viên trên học viên trước đây là 1/25 thì năm 2008 thiếu 4 ngàn người, nếu theo tỷ lệ 1/20 thì dự báo niên khoá 2009-2010 sẽ thiếu 9 ngàn người, chưa kể là trình độ tay nghề của giáo viên là yếu kém và phương tiện giảng dạy lạc hậu càng không theo kịp nhu cầu đổi mới của xã hội. Số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số lượng học sinh ở tất cả các cấp đều tăng nhanh. Nếu năm học 1996-1997 có 16.393.044 học sinh thì đến năm học 2001-2002 đã có đến 17.897.604 học sinh. Số trường trung học chuyên nghiệp tăng tương ứng từ 244 trường lên 256 trường. Học sinh trung học chuyên nghiệp tăng tương ứng từ 182.738 lên 295.000 năm học 2001-2002. Hiện nay chúng ta có gần 400 trường đại học và cao đẳng, nhưng không ít trường lại được “đôn” lên từ cấp dưới lên, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy không được nâng theo tương ứng nên chất lượng đội ngũ giảng viên chắc chắn là thấp, đây là điều đáng suy nghĩ về chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực. Số sinh viên tăng từ 593.884 lên 974.119 em. Đến năm 2006, số sinh viên là 1.666.239 em, trong đó công lập là 1.456.666 em. Năm học 2009-2010, cả nước có 1.796.200 sinh viên đại học và cao đẳng (đạt 209 sinh viên trên 1 vạn dân), tăng 4,5% so với năm học trước, 699,7 ngàn học sinh trung cấp chuyên nghiệp, tăng 11,3%, 65,1 ngàn giáo viên đại học và cao đẳng tăng 7,4%, 18 ngàn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp tăng 7,1%.(3). Trong khi Việt Nam đang thiếu đội ngũ thợ lành nghề thì số học sinh vào các trường đại học tăng nhanh hơn số vào học các trường dạy nghề đào tạo công nhân kỹ thuật. Đây là thực trạng đáng lo ngại, phần nào nói lên tình trạng thừa thầy, thiếu thợ đang diễn ra phổ biến trên khắp các lĩnh vực ở nước ta hiện nay. Chủ trương xã hội hoá dạy nghề các cơ sở dạy nghề nước ta đã phát triển khá, nếu năm 2001 có 325 cơ sở đào tạo nghề (với 70 cơ sở ngoài công lập) thì năm 2005 có số này là 640 (191), năm 2007 là 950(308), cũng là năm đầu tiên có 7 trường cao đẳng nghề và 26 trường trung cấp nghề ngoài công lập được thành lập. Ứng với thời gian trên, quy mô dạy nghề của hệ thống này tăng từ 995.500 học sinh sinh viên (ngoài công lập là 174.500) lên 1.409.700 (368.930) và 1.696.500 (528.743). - Tính đến 31/12/2007 số giáo viên dạy nghề là 32.962 người, số giáo viên có trình độ sau đại học là 3.782 người; đại học là 16.474; cao đẳng 5.927; nghệ nhân, người có tay nghề cao là 5.344 người và trình độ khác là 4.435 người (4). Nét mới là hiện nay đã xuất hiện hình thức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, hiện cả nước có khoảng 100 cơ sở dạy nghề thuộc dạng này, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc hợp tác giữa các bên tham gia lao 190
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 động đã có sự đổi mới, dù là phục vụ cho các kế hoạch ngắn hạn, có khoảng 40% doanh nghiệp có nhu cầu liên kết với các cơ sở đào tạo nghề. Trong doanh nghiệp có hợp đồng đào tạo với các trường là 37,15, các doanh nghiệp nhận học sinh thực tập là 28, 6%, doanh nghiệp gửi người đến nâng cao kiến thức là 40%. Một số nơi thành lập các trường đại học cho danh nghiệp như FPT, Điện lực. - Vốn đầu tư cho dạy nghề có chuyển biến, năm 2007, ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề là 63%, đầu tư nước ngoài là 3%, doanh nghiệp chiếm 10%, người học đóng 21%, các cơ sở đào tạo là 3%. Theo đó mức đầu tư nhà nước đã tăng dần, nếu năm 2001 tổng chi ngân sách cho giáo dục-đào tạo chiếm 15,5%, trong đó cho dạy nghề là 4,9%, thì số liệu tương ứng của năm 2005 là 17,9% và 6,5%, năm 2007 là 20% và 7% (5). Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã xã định: “Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Chính phủ đã có chính sách đột phá trong đào tạo nghề nghiệp cho lao động trẻ với chất lượng cao đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn liền với việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hưởng thụ văn hoá, vui chơi giải trí cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành nguồn nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo nghề và phổ cập nghề cho thanh niên. Đó là việc triển khai dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề giai đoạn 2008-2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Một số giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho thanh niên theo mục tiêu phát triển bền vững Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá. Khuyến khích các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiêp, tại làng nghề..” (6). Từ thực trạng công tác dạy nghề đối với thanh niên thời gian qua, để phát triển đội ngũ thanh niên bền vững trong bối cảnh tác động của kinh tế thị trường và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây: 4.1. Về giáo dục đào tạo Tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục-đào tạo theo hướng phân luồng và chuyên sâu. Tạo cơ hội cho thanh niên học sinh tuỳ trình độ học vấn có thể lựa chọn nghề nghiệp ở một trường nghề nào đó phù hợp với năng khiếu và sở thích của họ. Cần thiết bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp phổ thông Trung học vì nó gây ra sự tốn kém cho xã hội và những lực cản cho các thanh niên có học vấn thấp. Thực tế cho thấy kỳ thi tốt nghiệp 191
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 phổ thông trung học kết quả rất cao khi không có các đoàn thanh tra giáo dục của Bộ trực tiếp kiểm tra như mấy năm trước. Một khi chúng ta đã nhận ra Bằng tốt nghiệp chỉ là chứng chỉ để công nhận trình độ học vấn tối thiểu để thanh niên vào đời thì hà cớ gì không mạnh dạn bỏ hẳn kì thi đầy tốn kém và tai tiếng này. Chỉ cần thanh niên học xong chương trình đó thì cấp chứng chỉ cho họ rẽ lối sang học nghề ở một trường nào đó phù hợp. Thi chuyển cấp, thi đại học hay trường chuyên lớp chọn mới cần đòi hỏi chất lượng cao để tuyển chọn đội ngũ tinh hoa. Những người không hoặc chưa có cơ hội vào đại học thì xã hội cần rộng lượng rẽ lối cho họ đi học nghề, không nhất thiết phải đặt ra rào cản là phải thi Tốt nghiệp Phổ thông trung học. Làm được như thế, xã hội sẽ giảm bớt được những tốn kém của cải vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm tải áp lực thi cử. Và quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc đại học. Như đã biết, kỳ thi tốt nghiệp PTTH chỉ mang tính chất cấp chứng chỉ cho một công dân vào đời mà không yêu cầu phải có hàm lượng tri thức quá nhiều. Để vào đời, không yêu cầu người học phải có trình độ học vấn quá cao. Việc xét tuyển qua học bạ ở những năm cuối cấp sẽ tạo cơ hội cho những học sinh có học lực trung bình mà không thể vào được đại học tìm thấy lối rẽ để vào đời- chứ không nhất thiết sẽ vào đại học ngay. Họ sẽ vào học nghề hoặc một trường trung cấp nào đó, để sau này có điều kiện sẽ chuyển tiếp lên một bậc học cao hơn. Làm được như thế, xã hội sẽ giảm bớt được vô số học sinh đi thi đại học theo kiểu cầu may, và giảm hẳn được nạn hồ sơ ảo mà không ít các trường đại học phải vất vả đối phó khi mỗi lần thi cử 4.2. Tạo ra một luồng dư luận xã hội tốt là không phải chỉ vào đại học là con đường duy nhất, danh giá nhất để tiếp cận tương lai. Toàn xã hội cần phải công nhận người có tâm huyết với một nghề nghiệp nào đó sẽ cống hiến được nhiều hơn là người cứ cố gắng thi để vào cho được đại học. Khi đã lập thân, lập nghiệp với một nghề tinh xảo, thanh niên sẽ có cơ hội học lên để tiếp tục nâng cao trình độ và cống hiến tốt hơn cho xã hội. Tăng cường tuyên truyền cho thanh niên nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực, coi đào tạo nghề trong kinh tế thị trường và hội nhập là cách thay đổi định hướng giá trị xã hội và định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ để họ vào đời một cách vững vàng, tự chủ, tự lập. Văn kiện hội nghị lần thứ sáu BCHTU khóa IX của Đảng đã chỉ rõ: “Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao” [7] . Để thanh niên ý thức được rằng, học tập là cánh cửa mở vào tương lai, trong nền kinh tế tri thức học tập suốt đời là phương châm của thời đại, Đoàn Thanh niên cần tổ chức tốt cuộc vận động thanh niên trong đào tạo học nghề, lập nghiệp góp phần tạo ra nguồn nhân lực cao cho xã hội. Tổ chức Đoàn cần tích cực tham gia vào phong trào dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, nhất là những vùng diễn ra quá trình đô thị hoá, chuyển đổi cơ cấu lao động. Phối hợp tốt giữa đoàn thanh niên và các bộ ban ngành trung ương và địa phương để hỗ trợ thanh niên học nghề bằng cách tư vấn và cung cấp dịch vụ việc làm phù hợp với thanh niên từng vùng miền. Nhanh chóng xúc tiến thành 192
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 lập Trung tâm dự báo Quốc gia về nguồn nhân lực qua đào tạo nghề để dự báo sát sao nhu cầu nguồn nhân lực cho từng vùng, từng miền. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề để thanh niên dễ dàng tiếp cận. Dự báo giai đoạn 2010-2015 cần đào tạo thêm 20 000 giáo viên dạy nghề, phát triển các khoa sư phạm nghề tại các trường đại học,cao đẳng để cung cấp đội ngũ giáo viên nghề đúng chuẩn. Trong khi phát triển số lượng các trường dạy nghề không được bỏ qua chất lượng đào tạo và cập nhật các trang thiết bị máy móc mới để học viên tiếp cận được với cái mới. Nhà nước cần tiếp tục tăng ngân sách giáo dục nói chung và cho dạy nghề nói riêng theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội. Coi việc đầu tư vào vấn đề này là giải pháp mang tính lâu dài để xã hội phát triển bền vững trước sự tác động của thời đại. 5. Kết luận Thanh niên là lực lượng trẻ đông đảo của dân tộc, là mùa xuân của đất nước. Khát vọng sống lớn nhất của họ là cống hiến cho đất nước, song trước khi đạt đến lý tưởng cao đẹp đó, họ cần phải có một nghề nghiệp ổn định. Chỉ khi thanh niên, người chủ tương lai của xã hội được trang bị đầy đủ những tri thức khoa học thì họ mới có thể nhanh nhạy trong việc chuyển đổi nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế tri thức mà loài người đã và đang hướng đến. Và đó cũng là cách tốt nhất để tuổi trẻ Việt Nam có thể tiến nhanh, tiến vững chắc vào tương lai để sánh vai với các cường quốc năm châu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tòng Thị Phóng (2010), “Tuổi trẻ Việt Nam với việc học nghề và lập nghiệp”, Khoa học xã hội Việt Nam, số3, tr. 10, 11. [2] Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Tài liệu phục vụ lớp tập huấn giảng viên các môn Lý luận Chính trị các trường đại học, cao đẳng năm 2010, Hà Nội 7/2010, tr.63). [3] Số liệu thống kê của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ lao động –Thương binh xã hôi, 2008. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu BCHTU khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 129 193
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2