intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÀO TẠO TỪ XA - NHÌN MỘT CÁCH TOÀN CẢNH (Tổng thuật và nhận định) "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

106
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn 10 năm nay, các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam đã tiến hành đào tạo từ xa gần 20 ngành học thuộc các khối ngành Sư phạm, Kỹ thuật, Quản lý kinh tế và Quản lý xã hội, số học viên đã tốt nghiệp đại học từ xa có được học vị cử nhân khoảng 60.000 người. Phương thức đào tạo từ xa đã hình thành và phát huy tác dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÀO TẠO TỪ XA - NHÌN MỘT CÁCH TOÀN CẢNH (Tổng thuật và nhận định) "

  1. ĐÀO TẠO TỪ XA - NHÌN MỘT CÁCH TOÀN CẢNH (Tổng thuật và nhận định) Lê Nam Hải Trung tâm Đào tạo Từ xa, Đại học Huế Hơn 10 năm nay, các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam đã tiến hành đào tạo từ xa gần 20 ngành học thuộc các khối ngành Sư phạm, Kỹ thuật, Quản lý kinh tế và Quản lý xã hội, số học viên đã tốt nghiệp đại học từ xa có được học vị cử nhân khoảng 60.000 người. Phương thức đào tạo từ xa đã hình thành và phát huy tác dụng. Tuy vậy, các tài liệu tổng hợp một cách hệ thống về phương thức đào tạo này ở Việt Nam còn rất ít, ngoài một số bài viết của GS. Nguyễn Cảnh Toàn, TS. Nguyễn Nhật Quang. PGS. Bùi Tường và một vài tác giả khác có quan tâm đến phương pháp tự học; các tài liệu nước ngoài còn ít được dịch ở Việt Nam, các nhà giáo dục Việt Nam đã dịch một vài tài liệu trong khuôn khổ các văn bản của Dự án Việt - Bỉ "Hỗ trợ học từ xa". Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh: tổng thuật về đào tạo từ xa ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam và một số suy nghĩ chung về phương thức đào tạo này (chỉ chuyên về đào tạo từ xa ở bậc đại học, đề cập phần nào đến đào tạo từ xa bậc cao đẳng và trung học). I. TỔNG THUẬT VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA I.1: Giáo dục Từ xa ở Hàn Quốc:
  2. Hàn Quốc nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, có diện tích khoảng 98.484 km2, dân số trên 40 triệu người. Trước những năm 50 (thế kỷ XX), Hàn Quốc là một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu. Từ năm 1962, nhờ một loạt các kế hoạch 5 năm thành công, đến những năm 1980, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc gồm các cấp học: Tiểu học, theo luật bắt buộc, học từ 6 tuổi, kéo dài 6 năm; Trung học gồm 6 năm: 3 năm sơ trung (middle school) và 3 năm cao trung (high school), từ năm 1969 đã bỏ thi vào trường sơ trung. Muốn vào học cao trung phải qua kỳ thi tuyển. Có hai loại cao trung: cao trung phổ thông và cao trung nghề nghiệp; Đại học: nói chung phải học 4 năm, muốn vào học phải qua một kỳ thi tuyển. Về giáo dục không chính quy (KCQ) tồn tại cả ở giáo dục phổ thông v à giáo dục nghề nghiệp. Về giáo dục từ xa (GDTX): Do tiêu chuẩn đời sống nâng cao, những người lớn luôn cần đến giáo dục để giúp họ đối chọi với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường xã hội. Do phải làm việc và có những nghĩa vụ khác nhau, họ chỉ có thể học được trong những điều kiện thời gian và tài chính hạn chế. GDTX được thiết kế nhằm thỏa mãn những yêu cầu này. Giáo dục từ xa ở Hàn Quốc được tiến hành ở cả giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, ở cả trung học và đại học. GDTX rất có ý nghĩa trong giáo dục không chính quy, đó là các trường cao trung hàm thụ và không trung và trường Đại học tổng hợp hàm thụ và không trung. - Các trường Cao trung hàm thụ và không trung (Air and Correspondence High School: ACHS): mục đích là giáo dục cao trung (như bổ túc văn hóa và 6
  3. trung học nghề của Việt Nam) cho những người đang làm việc hoặc những lý do khác, không đến trường trung học thường xuyên được. Năm 1974 đã thành lập 11 ACHS, năm 1986 có 50 trường ACHS với 75.000 người học. Chương trình giảng dạy gần giống các trường cao trung chính quy nhưng có điều chỉnh một ít vì đây là chủ yếu tự học và học qua Radio. - Trường đại học tổng hợp hàm thụ và không trung (Korea Air Correspondence University: KACU) được thành lập năm 1972, lúc đầu có 5 khoa cao đẳng, năm 1981 bắt đầu đào tạo chương trình đại học để lấy học vị cử nhân (bachelor degree hoặc BA). Năm 1982 có 9 khoa, năm 1984 có 13 khoa. Khởi đầu trường có 12.000 sinh viên, tới 1986 đã có 150.000 sinh viên (10% tổng số sinh viên Hàn Quốc), điều đó cho thấy KACU đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Trường có 12 trung tâm học tập vùng và 22 trung tâm học tập tại địa phương. I.2: Giáo dục Từ xa ở Nhật Bản: Ở Nhật Bản GDTX đa dạng hơn ở Hàn Quốc, nhiều tổ chức phi chính phủ và các ngành ngoài giáo dục tham gia tiến hành GDTX, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục chính quy, với nội dung mang lại những lợi ích cho cộng đồng. Chính phủ Nhật Bản cũng nêu ra, hỗ trợ cho các thử nghiệm, đầu tư các phương tiện cho GDTX. Đầu tư cho giáo dục cũng được coi là vấn đề làm giàu vốn liếng cơ bản cho xã hội (Basis social capital). Giáo dục từ xa ở Nhật Bản bao gồm: các khóa trình hàm thụ đại học chuyên ngành (College), trường đại học tổng hợp không trung và các khóa trình hàm thụ cao trung. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật bắt đầu cải cách giáo dục thời hậu chiến. Việc thiếu hụt trường lớp, nguyện vọng được học tập, được đào tạo ngành nghề cho một xã hội kinh tế đã khiến chính phủ Nhật bắt đầu quyết định việc giáo dục hàm thụ năm 1947. Chương trình học tập hàm thụ trên thực tế 7
  4. giống ở các trường truyền thống. Chính phủ hỗ trợ cho hệ thống giáo dục này như: giảm giá cước điện thoại, bưu phẩm, giảm giá tàu xe, giảm thuế thu nhập cho các sinh viên đang làm việc, được tham gia hệ thống học bổng quốc gia, được trợ giúp tiện nghi khi dự lớp. Năm 1949 đã thành lập hiệp hội hàm thụ đại học và năm 1972 được cải tổ lại, bao gồm cả loại trường lớp 2 năm và 4 năm. Theo số liệu của Bộ GD - KH - VH Nhật Bản thì đến năm 1984 có 12 trường đào tạo đại học từ xa và 10 trường cao đẳng hàm thụ, số sinh viên khoảng 96.000 học đại học và 65.000 học cao đẳng. Các trường có đào tạo hàm thụ thì lập ban hàm thụ (tương đương như khoa để quản lý). Hiệp hội hàm thụ nói ở trên, tổ chức đào tạo và nghiên cứu các công nghệ của việc đào tạo từ xa. Một trong những trường tiêu biểu là Đại học không trung (University of the Air: UA) thành lập tháng 4 năm 1985. Trường có 50 giáo sư và 450 giáo sư mời giảng (hợp tác với các trường công và trường tư khác). Hệ phổ thông (cao trung) có khoảng 300.000 học viên, năm 1962 thành lập trường cao trung hàm thụ và phát sóng (Broadcast and correspondence High School) do đài truyền thanh truyền hình quốc gia (NHK) phát chương trình giảng dạy, phục vụ toàn quốc. I.3: Giáo dục Từ xa ở Ma-lai-xi-a: Ma-lai-xi-a là một nước quân chủ lập hiến tại Đông Nam Á, dân số chủ yếu theo đạo Hồi, là một nước khá giàu có nhưng hệ thống các trường đại học lại ít và thiếu (6 trường). Do thiếu cơ hội học tập trong nước nên người Mã lai đi tìm học ở ngoại quốc khá nhiều (100.000 sinh viên du học/ 70.000 sinh viên học trong nước). Việc đào tạo KCQ tại Ma-lai-xi-a được giao cho trường Đại học Tổng hợp Sains Ma-lai-xi-a (USM), thành lập năm 1969. Trong 15 năm (1971-1985) trường đã tuyển 4.534 sinh viên (số đăng ký là 33.643) và cho tốt nghiệp 1.189 8
  5. (Bachelor). Để tương đương với 3 năm Bachelor, sinh viên phải học từ xa 3 năm và 01 năm phải học tại trường (3+1), mỗi năm học 3 tuần tập trung để tiếp xúc trực tiếp với thầy. Hệ đại học từ xa chưa đáp ứng được yêu cầu đông đảo của người học, chỉ mới đáp ứng được 13% nhu cầu. I.4: Giáo dục Từ xa ở Thái Lan: Diện tích: 513.115 km2, dân số 52 triệu người (1986), tương đối đồng nhất về dân tộc và ngôn ngữ. Hệ thống giáo dục hiện nay của Thái Lan bao gồm: - Giáo dục tiền học đường: khuyến khích khu vực tư nhân và địa phương. Nhà nước chỉ chiếm
  6. Khởi thủy đào tạo từ xa ở Thái Lan là đại học Ramkhamhaeng. Năm 1979 số tuyển sinh mới lên đến 110.000 người. Ngoài đại học trên còn có hàng loạt các đại học khác mở đào tạo từ xa với tổng số sinh viên từ xa gần 750.000 người học. Trong các trường còn có đại học mở Sukhothai Thammathirat, Băngkok (STOU) có một hệ thống quy trình về đào tạo từ xa rất hiện đại, thu hút rất đông số người học, là thành viên chính thức của Hội đồng giáo dục từ xa châu Á (Distance Education Council for Asia). I.5: Giáo dục Từ xa ở Ốt-xtrây-li-a: Ốt-xtrây-li-a là một đất nước hết sức rộng lớn (8 triệu km2) mà dân số lại ít (16 triệu), trung bình 2 người/1 km2. Là một đất nước đô thị hóa, 70% cư dân sống ở đô thị, dọc theo các vùng bờ biển, còn 30% cư dân sống phân tán rải rác trên lãnh thổ mênh mông. Vì vậy người ta đã nói vui rằng Australia được thượng đế tạo ra để thực hiện đào tạo từ xa. Thật vậy, GDTX Ốt-xtrây-li-a là một phần của hệ thống giáo dục, từ tiểu học lên đến đại học. GDTX ở tiểu học và trung học ở Australia bắt đầu có ngay từ đầu thế kỷ để dạy cho trẻ em ở các vùng nông thôn xa xôi. Những trường Không trung (School of the Air) còn trợ giúp học sinh hàng ngày qua sóng ngắn Radio, ngày nay là truyền hình với kỹ thuật Analog và Digital, đặc biệt cho thổ dân ngoài hải đảo là cầu truyền hình. Năm 1910, đại học Queensland đã mở hệ hàm thụ, nhưng đào tạo từ xa phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2 để giúp quân nhân và phụ nữ tiếp tục học đại học. Trong các thập kỷ 60 và 70, đại học từ xa thực sự bùng nổ: có gần 40 trường với chừng 45.000 sinh viên (chiếm khoảng 15% tổng số sinh viên của Ốt - xtrây - li - a). Các trường kỹ thuật và giáo dục xúc tiến (thường cho người lớn tuổi) (Technical and Futher Education: TAFE) chịu trách nhiệm đào tạo nghề nghiệp. Các TAFE có hơn 350.000 sinh viên. 10
  7. Thái độ của chính phủ Liên bang hay chính phủ các bang của Australia đối với GDTX là hết sức tích cực, đánh giá cao tác dụng của phương thức đào tạo này. I.6: Giáo dục Từ xa ở Trung Quốc: Giáo dục từ xa ở Trung Quốc rất phát triển trong ba thập kỷ gần đây. Chính phủ và Bộ Giáo dục Trung Quốc ưu tiên đầu tư cho giáo dục từ xa, áp dụng hàng loạt các thành tựu và tiến bộ của khoa học công nghệ vào giáo dục, nhất là giáo dục từ xa. Hiệp hội giáo dục mở Bắc Kinh gồm 22 trường phía Bắc đất nước đang đào tạo cho 2.500.000 sinh viên học từ xa. Đại học truyền hình Thượng Hải (The Education TV Shangshai) có 3 trung tâm điều hành chính, 6 trường quay hiện đại (lớn hơn trường quay S9 của VTV3 Đài truyền hình Việt Nam), 49 trường thành viên (cơ sở đào tạo), một trung tâm học liệu điện tử, hiện đang đào tạo cho hơn 2.000.000 sinh viên từ xa qua công nghệ truyền hình và công nghệ thông tin, xuống tận đảo Hải Nam trong Vịnh Bắc Bộ. I.7: Giáo dục Từ xa ở một số nước thành viên tổ chức OECD: Tổ chức OECD là tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển của các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, một nước Châu Á là Nhật và hai nước châu Mỹ là Mỹ và Canada (Organisation for Economic Cooperation and Development: OECD). Phần lớn các trường đại học từ xa được thành lập trong các thập kỷ 70 và 80 nhằm trước hết là cung cấp cơ hội học đại học cho những người lớn do nhiều điều kiện không theo học ở các trường truyền thống. - Ở Pháp có Trung tâm Quốc gia dạy hàm thụ là một trung tâm lớn cung cấp các khóa trình học ở mọi trình độ; 18 trường đại học ở Pháp có các trung tâm dạy từ xa bằng các phương tiện nghe nhìn. 11
  8. - Ở CHLB Đức có Viện đại học từ xa, nằm ở trường đại học Turbingen, có các khóa trình đào tạo ở nhiều mức. - Ở Ai-len có Viện Quốc gia giáo dục đại học tiến hành giáo dục từ xa. - Ở Ý có thành lập tổ hợp (Consortium) các trường đại học và trường khác có dạy từ xa. - Ở Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Canada, Mỹ, Thụy Điển, Nam Tư, Nga đều có các trường đại học từ xa. Tiêu biểu là một số trường sau: * Trường đại học mở Anh quốc (United Kingdom Open University: UKOU): thành lập năm 1971 dựa trên sắc lệnh thành lập của Hoàng gia Anh quốc, có trên 100.000 sinh viên, có 2000 cán bộ chuyên trách từ giáo viên, kỹ thuật viên đến nhân viên hành chính làm việc. Việc trợ giảng tư vấn được thực hiện ở 13 vùng bởi 5000 cán bộ thỉnh giảng, mời ở các trường khác, có 260 trung tâm học tập tại các địa phương. Phương tiện đào tạo vẫn chủ yếu là tài liệu in ấn với sự hỗ trợ của phát thanh và truyền hình. * Trường đại học từ xa Đức (Fern Universitat: FU): hoạt động từ tháng 10 năm 1975, lúc cao nhất có tới 36.638 sinh viên (năm 1982), có 4 loại sinh viên học tại trường: Sinh viên (SV) toàn thời gian, SV bán thời gian, SV "khách"(guest) và loại SV "tới thăm"(visiting). Loại SV toàn thời gian phải có trình độ đầu vào chính quy theo luật, học để lấy các Diploma hoặc M.A, thường mất 3,5 hoặc 4 đến 5 năm học tập. SV bán thời gian cũng đòi hỏi trình độ đầu vào như loại toàn thời gian nhưng quá trình đào tạo kéo dài hơn. SV "khách" không đòi hỏi đầu vào chính quy theo luật và học cũng không lấy được học vị, học chỉ để nâng cao trình độ và tiếp cận với tri thức mới. SV "tới thăm" là SV 12
  9. của trường khác chỉ học ở FU một vài khóa trình cần thiết mà trường chính của họ không có. Ở FU sinh viên được học tự do, bao lâu là tùy nếu họ còn thích học.. Về phương tiện học: hơi bảo thủ, chủ yếu vẫn là tài liệu in, có thêm các phương tiện phụ trợ nhưng chưa thực sự giảng dạy trên máy tính. * Trường đại học Quốc gia từ xa Tây Ban Nha (Universidad Nacional de Educacion a Distancia: UNED), thành lập năm 1972. Nhà nước cấp 50% ngân sách hoạt động, nửa còn lại là từ học phí của sinh viên và tiền bán tài liệu. UNED là trường có số lượng sinh viên đông thứ hai ở Tây Ban Nha. Trường có các Khoa, bên cạnh các Khoa có Viện Khoa học giáo dục, Ban kỹ thuật nghe nh ìn..., dưới nữa là các trung tâm học tập. Tại các trung tâm có 2.406 trợ giảng viên. Đội ngũ giảng dạy nhà trường có 760 giáo sư của các trường đại học khác đã được bồi dưỡng về giáo dục từ xa. * Không giống như Châu Âu và Nhật Bản, tại Mỹ giáo dục từ xa dựa trên cơ sở công nghệ (Technology based) rất phân tán và có phần lộn xộn. Giáo dục từ xa được các cơ sở đại học Mỹ tổ chức như kiểu hiệu thuốc và quán ăn nhanh. Để đưa hơn 3000 trường đại học ở Mỹ vào việc phát triển công nghệ mới đã thành lập Trung tâm học tập và Viễn thông trong Hiệp hội các trường đại học Mỹ, nhằm hướng dẫn hoạt động và cung cấp những thông tin cần thiết mà các nhà giáo dục còn thiếu. Từ năm 1981, có 800 trường đại học phối hợp với Ban học tập của người lớn của cơ quan phát thanh và truyền hình và các đài địa phương, tuyển được khoảng 250.000 sinh viên. Chính phủ Liên bang chi cho một dự án 150 triệu đôla (15 năm) để sản xuất những học liệu qua truyền hình chất lượng cao. Một tổ chức gọi là Mạng lưới hội nghị từ xa các trường Đại học Tổng hợp quốc gia đã liên kết 100 trường đại học để cung cấp dịch vụ hội nghị từ xa cho các thành viên. Nó cung cấp các chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình phát triển nghề nghiệp và các dịch vụ khác. 13
  10. Mặc dù có xu hướng tập trung hóa để nâng cao hiệu quả giáo dục của việc dùng các công nghệ hiện đại nhưng vẫn có những trường hoặc bang phát triển những chương trình dựa trên công nghệ riêng, đáp ứng yêu cầu của những cộng đồng. Ví dụ: - Ở Detroit (Bang Mi - chi - gân), trường đại học Wayne đã mở đại học cuối tuần (Weekend College) dùng truyền hình, seminar... tổ chức ngay tại nơi làm việc và các "Hội nghị cuối tuần" tại trường để phù hợp với cộng đồng trên. Mô hình này hiệu quả đến nỗi đã phát triển ra hàng chục nơi khác. - Trường đại học cộng đồng Queens Borough ở New York đã tổ chức "Chương trình học tại gia đình" cho phép những người không có điều kiện đến lớp, ở xa hoặc tàn tật theo học nhờ thiết bị điện thoại có loa và truyền hình. - Trường đại học Wisconsin mở rộng có cầu âm thanh (điện thoại) liên kết hơn 200 lớp học ở nhiều nơi trong bang với hơn 35.000 người học. Các trường đại học có giáo dục từ xa ở Mỹ đã sử dụng các công nghệ viễn thông - công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý và đào tạo, như hệ quản lý giáo dục bằng máy tính (Computer based Intructional Management: CBIM), hệ thống trao đổi thông tin điện tử (Electronic Information Exchange System: EIES),.... I.8: Giáo dục Từ xa ở Việt Nam: Ở Việt Nam một thời gian dài, các loại hình đào tạo phi chính quy như hàm thụ, tại chức, chuyên tu cũng đã để lại nhiều tai tiếng về chất lượng đào tạo. Giáo dục từ xa được Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, lúc ấy nguyên là Thứ trưởng Bộ Giáo dục nghiên cứu triển khai tại Sở Giáo dục Hải Phòng những năm 1960 và kết quả đã được xã hội thừa nhận, đúng như nhận xét của lãnh đạo ngành giáo dục sau này đã nhận định. 14
  11. Giáo dục từ xa chính là cách thức thực hiện giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời đã được đưa vào Luật Giáo dục: "Giáo dục không chính quy là phương pháp giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải tiến chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội " (Điều 40); "Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học, vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn" (Điều 41) Ở Việt Nam, đứng trước yêu cầu mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển biến của bản thân ngành giáo dục còn chậm chạp, chưa có những bước đột phá để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị mới. Sự hòa nhập của ngành với những thay đổi to lớn của thế giới về quan điểm, tổ chức, cách thức tiến hành... giáo dục còn chậm. Sự tổ chức quản lý còn theo nếp cũ, điều kiện hoạt động về con người, kinh phí, vật chất còn thiếu thốn, luôn ở trong tình trạng "vừa thừa - vừa thiếu", thừa những cái không hoặc chưa thật cần thiết, còn thiếu thì thiếu những cái rất cần. Trong bối cảnh đó, ngành giáo dục cần phải có thêm những cách làm mới, những con đường giáo dục mới, không thể chỉ dựa vào những việc đã làm. Phải có thêm một loại hình đào tạo mới phù hợp với số đông người của xã hội cần phải học tập nhưng không có thời gian tập trung, cần phải đào tạo thêm và đào tạo lại hàng loạt cán bộ các ngành, cần phải đào tạo thêm và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên (trên 650.000 người) ở các cấp phổ thông, cần phải đưa giáo dục đại học tới những vùng sâu và vùng xa xôi, khó khăn của đất nước, cần phải dũng cảm canh tân giáo dục, lấy người học làm trung tâm... Giáo dục từ xa là giải pháp tối ưu mà thế giới 15
  12. đã lựa chọn và chúng ta cũng đã đưa vào thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong rất nhiều bài viết của lãnh đạo các cấp, các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu về GDTX, đều nêu lên những khó khăn khách quan và chủ quan của nền giáo dục hiện nay ở nước ta mà giáo dục truyền thống đang phải đương đầu, các biện pháp tháo gỡ còn lúng túng. Và ĐTTX đã xuất hiện như một giải pháp bổ trợ, một mũi giáp công và đã đạt được những thành tích và hiệu quả rõ ràng. Tuy nhiên, còn không ít khó khăn cho GDTX do một thời gian quá dài ta chỉ quen với cách làm giáo dục truyền thống, toàn bộ cơ chế, cách làm, quan niệm đều "truyền thống hóa", nay thêm một cái "cũ người, mới ta" thì thay đổi đầu tiên là nhận thức đã là rất khó khăn, chưa nói đến các cách thức thực hành. Các bài viết trên đều đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn nội tại do chính quan niệm và dư luận tạo ra về chất lượng của các loại hình đào tạo khác khiến cách nhìn về GDTX không được đúng đắn cho lắm. Ngay việc tranh luận để có được sự thống nhất về thuật ngữ "Phương thức" hay là "Hình thức" đào tạo từ xa cũng vẫn còn có những bất cập. Phương thức thì bao hàm cả nội dung và hình thức, còn hình thức ý giữ nguyên nội dung, nhưng thật ra trong đào tạo từ xa nội dung cứng thì vẫn giữ nguyên nhưng các phần khác đã phải thay đổi theo để phù hợp với hình thức và đối tượng đào tạo. Một sự vật hiện tượng nào ra đời cũng trải qua quá trình ấp ủ và sinh thành, khó khăn và gian khổ, ra đời trong bão táp thì lại càng vinh quang. Đào tạo từ xa ở Việt Nam ra đời và tồn tại phát triển cũng trải qua những sóng gió và bão táp trên các bàn hội nghị, hội thảo, thảo luận, những ý kiến đồng tình, dè dặt từ cấp cao nhất là Quốc hội nhưng được đa số nhân dân đồng tình và ủng hộ, dù so với đào tạo chính quy truyền thống, đào tạo từ xa có những mặt mạnh yếu riêng nhưng đào tạo từ xa đã làm được rất nhiều việc mà đào tạo chính quy không có khả năng làm nổi. Đó là phổ cập giáo dục, đưa giáo dục đến với mọi người dù địa bàn cư trú ở đâu, tạo ra sự công bằng trong giáo 16
  13. dục, nhất là giáo dục đại học và bồi dưỡng lại nghề nghiệp, góp phần vào chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Chính phủ. Việc “lượng” hóa GDTX đã được xã hội thể hiện qua nhu cầu học tập tại các địa phương và số lượng người đăng ký theo học các chương trình GDTX, còn việc “chất” hóa thì đang còn là vấn đề các cơ sở đào tạo còn phân vân vì nhiều lý do. Chúng tôi quan niệm về vấn đề này theo một cách nghĩ khác với những số liệu và kinh nghiệm trong 10 năm trực tiếp làm đào tạo từ xa có được. Đó là 4 suy nghĩ: - GDTX ở nước ta hơn 10 năm qua tiến hành đào tạo nhưng chúng ta đã có được một hệ thống về lý luận, về phương pháp, về chương trình, về quy trình đào tạo riêng hay không? Hay vẫn là cách nhìn, cách đánh giá truyền thống (có thể nói là cách nhìn cũ) trên một hiện tượng mới (từ 25 tháng 5 năm 1995 đến tháng 8 năm 2003 chỉ có Quy chế tạm thời về GDTX, một vài dòng trong các Văn kiện Đại hội, Văn bản Hội nghị của Đảng, ba chữ trong Luật Giáo dục, ngày 8 tháng 8 năm 2003 mới có Quy chế chính thức từ Bộ GD và ĐT). - Các cơ sở đại học có mở GDTX đã làm những gì để đào tạo từ xa có được chất lượng cao hơn, đầu tư kinh phí, con người hay chỉ là cơ sở quản lý và coi đào tạo từ xa tại cơ sở mình là một hình thức đào tạo thêm (phiên phiến từ chính quy về nội dung và cách thức đào tạo) để tăng thêm thu nhập cho cơ sở và cho cán bộ. - Cách đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn với bộ công cụ (bảng hỏi - anket) và các nghiệm viên đi tiến hành khảo sát cần phải được xây dựng kỹ hơn, phù hợp với đối tượng thăm dò, khảo sát và phải được tập huấn kỹ thì kết quả thu được sẽ chính xác và khách quan hơn. Các nghiệm thể phải được giải thích kỹ mục đích, yêu cầu và khách quan độc lập khi trả lời, tránh bị những yếu tố khách 17
  14. quan (những tác động tâm lý trong quá trình học và thi, quan niệm xã hội và lãnh đạo ngành giáo dục địa phương đối với bằng cấp GDTX) và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả trả lời?... (độ ứng nghiệm của một khảo sát thực nghiệm?). - Yếu tố khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội chung ảnh hưởng đến chất lượng quá trình tự học: cơ cấu độ tuổi người học, điều kiện kinh tế người học, điều kiện xung quanh người học: lý do cần học, cơ sở kiến thức khi bắt đầu học, điều kiện làm việc và sinh sống, môi trường xung quanh (văn hóa khu vực cao - trung bình - thấp, vùng sâu, vùng xa, có truyền hình, video hay computer, điện thoại, phương tiện đi lại và đường sá, khoảng cách đến địa điểm học tập...). II. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - ĐẠI HỌC HUẾ 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN: Trung tâm ĐTTX - Đại học Huế được thành lập theo quyết định số 359/GĐDT ngày 24 tháng 01 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT. Trung tâm là một đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước, có con dấu và tài khoản riêng, trực thuộc Đại học Huế, hoạt động đào tạo đa ngành theo cơ chế tự hạch toán không hưởng ngân sách nhà nước cấp. Số lượng cán bộ Trung tâm từ 03 người: 01 PGS.TS, 01 Ths, 01 CN năm 1994 đến nay là 78 cán bộ, trong đó có 9 cán bộ biên chế, 69 cán bộ hợp đồng dài hạn với 01 PGS.TS, 03 TS, 03 ThS, 68 CN và 03 CĐ - THCN. Sau 10 năm hoạt động, từ 1071 học viên năm 1994, 17.000 học viên năm 1999, đến nay có 42.036 học viên đang theo học. Tổng cộng đã có hơn 80.000 lượt người theo học tại Trung tâm, đã tổ chức 8 khoá thi tốt nghiệp với 28.300 học viên được công nhận tốt nghiệp đã nhận bằng cử nhân Đại học Đào tạo Từ xa về công tác tại các địa phương. 18
  15. Hiện nay Trung tâm đang đào tạo trọn khóa cấp bằng đại học 12 ngành, trong đó 10 ngành Sư phạm là: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Anh văn, Giáo dục Chính trị và Giáo dục Tiểu học, 02 ngành Quản lý kinh tế - xã hội: Luật học và Quản trị Kinh doanh. Học viên theo học tại Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế cư trú ở 54/64 tỉnh thành trên toàn quốc. Trung tâm hiện có 26 Chi nhánh đặt tại 26 Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh: Hà Tây, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Trong 10 năm qua, từ những nguồn kinh phí tiết kiệm từ học phí thu được, từ kinh phí Bộ cấp đầu tư một số thiết bị, từ sự tài trợ của Dự án “Hỗ trợ học từ xa Việt - Bỉ” của Chính phủ Vương quốc Bỉ, sự quan tâm của Đại học Huế, trung tâm đã xây dựng được một cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình đào tạo: tòa nhà làm việc 4 tầng, tổng diện tích mặt sàn 1418 m2, 40 phòng làm việc, một phòng Studio - Audio kỹ thuật số sản xuất phim học tập, hệ thống mạng quản lý computer với 70 máy, các chương trình quản lý đào tạo, kế hoạch tài chính, các phương tiện in sang tài liệu hiện đại, các phương tiện vận chuyển và kho học liệu. Ngoài ra, trung tâm đang quản lý và sở hữu bản quyền hơn 400 đầu giáo trình đã được NXB Giáo dục và Công an Nhân dân cấp phép xuất bản. Trung tâm ĐTTX - Đại học Huế là cơ sở đào tạo có số học viên lớn nhất hiện nay trong các cơ sở đào tạo từ xa cả nước và là Trung tâm ĐTTX chính của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong Đề án tổng thể về phát triển giáo dục từ xa ở Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ (Hà Nội tháng 10 năm 2000) đã khẳng định rõ vị thế của Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế: "Nâng cấp Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế thành Trung tâm GD Từ xa khu 19
  16. vực (thuộc Đại học Huế) và đóng vai trò Trung tâm vệ tinh chính về GD Từ xa ở khu vực miền Trung và vùng phụ cận trong mạng lưới GD từ xa của cả nước". III. MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁCH LÀM GDTX Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi, khác hơn về chất và lượng so với 10 năm trước nên có những điều kiện thuận lợi để tổ chức GDTX: - Mức sống đã được nâng cao một bước và do nhu cầu đòi hỏi học tập của người dân tăng khá lớn, người ta chịu bỏ tiền ra để học tập và cải thiện đời sống. - Hệ thống đường sá, điện, bưu điện, viễn thông, điện thoại khá phát triển. - Máy vi tính đã khá phổ biến và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã được cải thiện rất nhiều: đường truyền, các trạm, vật tư và con người. - Đào tạo Từ xa đã được Luật hóa thành một phương thức đào tạo bên cạnh và song hành cùng đào tạo chính quy trong hệ thống giáo dục Quốc dân, đã có những thay đổi nhất định về quan niệm, về đánh giá ĐTTX từ người dân đến cấp cao nhất trong bộ máy công quyền Nhà nước. Mười năm với những thành tích bước đầu, những kinh nghiệm tích lũy được về đào tạo từ xa, chúng tôi có một vài suy nghĩ sau về phương hướng và cách làm ĐTTX: III.1: Về mô hình tổ chức: Nên làm cả hai hình thức, các trường có điều kiện nên mở rộng ĐTTX. 20
  17. - Củng cố quy mô và số lượng các trường đang đào tạo từ xa, các cơ sở làm không tốt nên hạn chế chỉ tiêu hàng năm để chấn chỉnh chất lượng. Các Khoa Tại chức các trường nên hạn chế và chuyển giao dần hình thức đào tạo tại chức thành ĐTTX và ĐTTX phải làm luôn việc bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho giáo viên các cấp vì thực tế chất lượng đào tạo không hơn gì ĐTTX (thua về học liệu) và ĐTTX cơ động hơn, có đội ngũ giáo viên mời trình độ cao hơn. - Ưu tiên kinh phí và các chính sách đi kèm cho 3 cơ sở ĐTTX chính trên toàn quốc là: Viện đào tạo Mở Hà Nội, Trung tâm ĐTTX - Đại học Huế và Trường Đại học Mở - Bán công TP. Hồ Chí Minh, để từ đó hình thành được một quy trình công nghệ chuẩn về ĐTTX. III.2. Về bậc học và mục tiêu giáo dục: GDTX nên tổ chức ở bậc học đại học và trung học chuyên nghiệp. Một số chương trình GD thường xuyên, ngắn hạn cũng nên tổ chức GDTX. Trong giai đoạn hiện nay, GDTX cần phải ưu tiên cho mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đồng thời nâng cao dân trí có trọng điểm ở một số lĩnh vực như bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng cập nhật kiến thức nghiệp vụ cho giáo viên cũng như truyền bá kiến thức khoa học, kiến thức pháp lý và quản lý kinh tế xã hội cho quảng đại quần chúng. Tập trung cho những ngành có nhu cầu lớn mà không đòi hỏi tốn kém về kinh phí cho thiết bị và sản xuất học liệu. III.3. Về đối tượng và điều kiện nhập học: Mọi thành phần trong xã hội đều được nhập học theo các chương trình GDTX nhưng cũng nên hạn chế tuổi tối thiểu và ưu tiên cho những người lớn tuổi, thanh niên còn nhỏ tuổi nên khuyến khích theo học các hệ tập trung. 21
  18. Đối với những chương trình có cấp bằng người học phải có đầy đủ văn bằng bậc dưới và có tuyển chọn (hình thức không chặt chẽ bằng tuyển sinh đại học nhưng cũng không phải là mở lắm). Những khóa trình cấp chứng chỉ thì không cần chặt như thế, điều kiện nhập học rộng rãi hơn. III.4. Về chương trình và quy trình đào tạo: Với hai loại đối tượng theo học như trên thì cũng phải xây dựng hai loại chương trình đào tạo. Loại chương trình đào tạo có cấp bằng thì theo chương trình chuẩn (phần cứng) của hệ chính quy, kết quả đào tạo phải đạt được một chuẩn tương đương theo quy chế của ngành, chỉ linh động phần mềm. III.5. Về thi, kiểm tra đánh giá chất lượng: Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng để đạt được hiệu quả trong giảng dạy, học tập từ xa. Phải nhanh chóng xây dựng những phương pháp và công nghệ tiên tiến, khoa học, khách quan, công bằng và chính xác, không thể chỉ kêu gọi sự tự giác của thầy và trò. Phải tách quá trình đào tạo làm 02 phần: phần học tập và phần khảo thí, thành lập các bộ phận khảo thí chuyên trách độc lập với ngân hàng đề thi, cách thức thi đa dạng, chấm bằng máy đối với loại đề trắc nghiệm. III.6. Về phương tiện học tập: So với đào tạo truyền thống, tài liệu và phương tiện dạy học từ xa được coi là khâu then chốt, là điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành mở ĐTTX được hay không. Tài liệu giáo khoa in ấn vẫn là phương tiện chủ yếu nhất nên phải lựa chọn, tập trung chất xám và kinh phí để biên soạn riêng giáo trình, tài liệu hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo cho ĐTTX. Tích cực xây dựng và triển khai rộng rãi việc sản xuất và sử dụng các loại học liệu khác một cách thích hợp với điều 22
  19. kiện của ta. Ngành Giáo dục nên có chủ trương phối hợp với các cơ quan chức năng khác để sử dụng hệ thống truyền thanh, truyền hình, điện thoại.... để phát các chương trình dành riêng cho GDTX (kinh nghiệm của Trung Quốc, Australia và nhiều nước khác là sản xuất các loại Radio bán dẫn 1,2 băng giá rẻ bán cho người học từ xa). III.7. Về đầu tư: Nhà nước cần có chương trình quy mô và chiến lược, giao cho Bộ GD và ĐT thực hiện về ĐTTX, thay đổi ngay trong văn bản và hướng dẫn thực thi có sự công bằng đối với bằng cấp do ĐTTX cấp; cần phải cấp ngân sách cho ĐTTX để các cơ sở có điều kiện chủ động phát triển. Các cơ sở chủ quản đào tạo phải giảm sự đóng góp của các đơn vị ĐTTX để họ có kinh phí đầu tư chiều sâu và nâng cao chất lượng hơn nữa, hướng dẫn để tiến tới học viên ĐTTX thi tốt nghiệp chung với đào tạo chính quy và chỉ cấp một loại văn bằng tốt nghiệp. Tóm lại, đào tạo từ xa là một đột phá lớn, một bước canh tân lớn nên phải có chủ trương, biện pháp của Nhà nước, của ngành mới có thể thành công như các nước trên thế giới đã làm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục - NXB Chính trị quốc gia, Hà nội (1998). 2. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, mục V, NXB CTQG, Hà nội (1999) 79. 23
  20. 3. Đề án Tổng thể về phát triển Giáo dục từ xa ở Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ xa trình Chính phủ, Hà nội (10/2000). 4. GS. Nguyễn Cảnh Toàn. Trường đại học trong tương lai. Báo sức khỏe và Đời sống, số 97 ngày 11/11/2000. 5. Báo cáo Tổng kết của Trung tâm ĐTTX - Đại học Huế gửi Vụ Giáo dục Thường xuyên Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 23/9/2004. 6. Về phương pháp luận và phương pháp tự học. Dự án Việt - Bỉ "Hỗ trợ học từ xa", Bộ GD&ĐT, Hà nội (2000). 7. Giáo dục từ xa và giáo dục người trưởng thành. Dự án Việt - Bỉ "Hỗ trợ học từ xa", Bộ GD&ĐT, Hà nội (2000). TÓM TẮT Bài viết cung cấp những tài liệu cần thiết về giáo dục từ xa ở các nước trên thế giới, từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển (10 quốc gia) và giáo dục từ xa tại Việt Nam trong 10 năm qua (1994 - 2004), đặc biệt là số liệu thực tế 10 năm xây dựng và phát triển của Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế. Tác giả đã cố gắng phân tích những mặt mạnh, yếu, mặt cần phải bổ khuyết từ chính sách Nhà nước đến cách làm đào tạo từ xa tại các cơ sở đang đào tạo. Phần cuối tác giả nêu lên một số suy nghĩ về phương hướng và cách làm Giáo dục từ xa ở Việt Nam hiện nay. DISTANCE TRAINING : A PANAROMA LOOK 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0