intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐỀ XUẤT CÁC THAO TÁC NHẬN DIỆN VÀ THUYẾT GIẢI HÀM NGÔN HỘI THOẠI TRONG TÀI LIỆU TOEFLIBT"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người học thường gặp khó khăn trong việc xác lập các thao tác để suy ý và thuyết giải và lựa chọn một hàm ngôn quan yếu. Bài này đề xuất một mô hình các thao tác để nhận diện và thuyết giải các hàm ngôn trong các hội thoại và bài giảng tiếng Anh trong tài liệu TOEFLiBT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐỀ XUẤT CÁC THAO TÁC NHẬN DIỆN VÀ THUYẾT GIẢI HÀM NGÔN HỘI THOẠI TRONG TÀI LIỆU TOEFLIBT"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 ĐỀ XUẤT CÁC THAO TÁC NHẬN DIỆN VÀ THUYẾT GIẢI HÀM NGÔN HỘI THOẠI TRONG TÀI LIỆU TOEFLIBT A PROPOSED APPROACH FOR IDENTIFFYING AND INTERPRETING THE CONVERSATIONAL IMPLICATURES IN TOEFLIBT Ngũ Thiện Hùng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Người học thường gặp khó khăn trong việc xác lập các thao tác để suy ý và thuyết giải và lựa chọn một hàm ngôn quan yếu. Bài này đề xuất một mô hình các thao tác để nhận diện và thuyết giải các hàm ngôn trong các hội thoại và bài giảng tiếng Anh trong tài liệu TOEFLiBT. Theo mô hình này, một phát ngôn có thể có nhiều hàm ý khả hữu và người nói thường gửi kèm phát ngôn một thông điệp dưới dạng một hàm ý quan yếu nhất. Người nghe phải thực hiện một quá trình thuyết giải và phái sinh một nhận định được cho là kết luận mà người nói muốn người nghe phải đi theo đường dẫn nhận thức để lĩnh hội được thông điệp này. Trong quá trình này, các nhận định có thể tương tác, xung đột để phái sinh một hàm ý quan yếu. ABSTRACT Vietnamese speakers of English may have difficulties in defining the techniques to interpret and derive an implication among many assumptions. This article aims to put forward an approach of identifying and interpreting the assumptions to derive the most relevant one. According to this cognitive framework, an utterance may have more than one assumption as potential implications that enable the speaker to embed in his/her utterance the most relevant implication. The hearer is supposed to participate in an interpreting process to derive an assumption that is said to be a conclusion the speaker wishes him/her to achieve by following the cognitive path. In this process, the assumptions derived may interact with each other and some can be deleted to yield only the most relevant implication. 1. Đặt vấn đề Trong giao tiếp bằng khẩu ngữ, để đảm bảo hội thoại được vận động và phát triển đúng hướng, các thành viên giao tiếp cần hiểu được thông điệp gửi kèm điều được nói ra. Để thông đạt các ý nghĩa của thông điệp này không thể căn cứ vào nghĩa câu chữ trên bề mặt của phát ngôn mà thường phải thông qua một quá trình thuyết giải ý nghĩa hàm ẩn của phát ngôn, xét trong ngữ cảnh của phát ngôn đó. Ví dụ, khi nghe cặp thoại dưới đây, người nghe có thể phải lựa chọn một ý nghĩa quan yếu nhất giữa nhiều ý nghĩa phái sinh của hàm ngôn: M: Is it true that Mars once had rivers and oceans? W: A lot of scientists think so. Did you know it has two moons? (1) Mars once had rivers and oceans. (2) A lot of scientists think that Mars once had rivers and oceans. 114
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 (3) Mars has two moons. (4) It’s very, very far away. (5) People lived there long ago. (6) It didn’t have moon then. (7) It’s dry now. (8) … Trong các ý nghĩa này, (1), (2), (3) là ý nghĩa hiển ngôn trên bề mặt câu chữ và người nghe không cần phải nỗ lực để nhận diện và thuyết giải ý nghĩa này. Trong khi đó, các ý nghĩa (4), (5), (6), (7) là các giả định có thể có trong tư duy người nghe và không thể thấu đạt thông qua câu chữ trên bề mặt phát ngôn và đây chính là các hàm ngôn có thể có của cặp thoại nêu trên. Tuy vậy, để xác định được hàm ngôn quan yếu nhất trong (4), (5), (6), (7) người học với tư cách là người nghe/đối thoại trong giao tiếp hội thoại cần được trang bị kiến thức về các thao tác nhận diện và thuyết giải hàm ngôn hội thoại. Trong thực tiễn giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ, hình thành khả năng nhận diện và thuyết giải hàm ngôn được xem là một tiêu chí để đánh giá sự thành công trong giao tiếp khẩu ngữ. Trong các chương trình đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của người học, TOEFLiBT được xem là một công cụ hữu hiệu, xét ở phương diện đo lường kỹ năng thực hành khẩu ngữ. Đây cũng chính là lý do chúng tôi chọn các mẩu hội thoại và bài giảng tiếng Anh trong tài liệu này làm tư liệu khảo sát các phương tiện nhận diện và thuyết giải hàm ngôn. Bài báo này nhằm xác định các thao tác và các yếu tố ngôn ngữ và dụng học để giúp người học tiếng Anh nhận diện và thuyết giải hàm ngôn trong các hội thoại và bài giảng của tài liệu TOEFLiBT. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận Định nghĩa hàm ngôn Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh, Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp. (Đỗ Hữu Châu, 2001, tr.367) […] Có thể hiểu hàm ý chính là những gì người nghe phải tự mình suy ra qua phát ngôn, để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó. Như ta biết, nhận thức của con người bao giờ cũng xuất phát từ những kinh nghiệm đã có, rồi bằng cách suy luận, liên tưởng mà rút ra những hiểu biết mới. Hoạt động này của tư duy gọi là suy luận. (Nguyễn Thiện Giáp, 2000, tr.136). Các loại hàm ý: Hàm ý hội thoại tổng quát (generalized implicatures): 115
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Là hàm ý hội thoại có thể suy luận mà không đòi hỏi một tri thức nền nào. Hàm ý hội thoại đặc thù (particularized implicatures): Khác với hàm ý hội thoại tổng quát là những hàm ý không cần có những tri thức riêng của bất cứ ngữ cảnh đặc biệt nào, hàm ý hội thoại đăc thù là những hàm ý phải được suy luận ra trên cơ sở những hiểu biết trong bối cảnh cụ thể. (Nguyễn Thiện Giáp, 2000, tr.139) Phân biệt thông tin sự kiện và hàm ngôn Để suy luận hay suy ý, liên tưởng và xác định hàm ngôn đồng thời phân biệt chúng với các ý nghĩa hiển ngôn, tường minh hoặc có chân trị đúng như tiền giả định (presupposition) hoặc ý nghĩa thông tin sự kiện (factual information), cần xác lập các tiêu chí như sau: 1) Tiêu chí hàm chân trị (truth-conditional): Các thông tin sự kiện và thông tin tiền giả định thường có thể được đánh giá theo tiêu chí đúng sai, trong khi giá trị của hàm ngôn thường được xét theo tính chứng cứ khả hữu của người thuyết giải; 2) Tiêu chí về tính có thể khử bỏ (cancellbility): giúp phân biệt một bên là dẫn ý và tiền giả định, một bên là hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại. Ví dụ, ta không thể nói: “Dạo này tôi đã bỏ hút, nhưng trước đây tôi không hút thuốc”. Thế nhưng với phát ngôn: “Mars once had rivers and oceans” thì hàm ngôn “It’s dry now” có thể bị khử bỏ bằng cách nói “…but it may not be dry because there’s an alternative source”. 3) Tiêu chí về sự phụ thuộc vào ngữ cảnh (context-dependent): Các hàm ngôn hay suy ý mạnh hay yếu hay có độ thuyết phục thường do chứng cứ khả hữu hay các manh mối có được từ ngữ cảnh để hỗ trợ các bước suy luận. Ví dụ, từ phát ngôn chuông reo, hàm ý “có người bấm chuông” đương nhiên được cho là mạnh hơn hàm ý “có khách đến” nếu trong ngữ cảnh không có chứng cứ khả hữu để phái sinh giải thuyết “có khách đến”. Quan niệm của Sperber& Wilson về thuyết giải phát ngôn Trong bài này, điểm tựa cho sự phân tích của chúng tôi là quan niệm về ngữ cảnh giao tiếp của Lý thuyết Quan yếu (Sperber & Wilson, 1995). Độ quan yếu của một phát ngôn có thể được hiểu là hiệu ứng ngữ cảnh và nhận thức tối đa mà nó tạo ra với rất ít nỗ lực xử lý của người nghe. Chẳng hạn, khi thuyết giải các phát ngôn của cặp thoại đã dẫn các nhận định (assumption) được rút ra có thể tương tác với các giả định ngữ cảnh khác đã có trong đầu người nghe như: kiến thức bách khoa, tiền giả định. Sự tương tác này có thể hỗ trợ hay mâu thuẫn và xóa đi các nhận định đã có để làm phái sinh một nhận định mới với tư cách như một kết luận mang tính quan yếu. Trong bài này, hàm ngôn hay hàm ý được hiểu với nội hàm rộng hơn bao gồm 116
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 các hàm ý chủ định lẫn không chủ định của người nói. Ở đây chúng tôi xét các hàm ý chủ định là hàm ý trực tiếp của người nói trong hội thoại và hàm ý không chủ định được xem là các hàm ý hay suy ý về cả một ngôn bản hội thoại hay về một sự tình hay cá nhân tham gia hội thoại. Các hàm ngôn được xét chủ yếu là hàm ngôn qui ước với các dấu hiệu ngôn ngữ có thể nhận diện. 2.2 Kết quả Với quan niệm về hàm ngôn và cách thức phái sinh hàm ngôn quan yếu như trên, chúng tôi đã bước đầu phân tích một số trường hợp hàm ngôn theo khung miêu tả dựa trên lý thuyết quan yếu với các kết quả sơ bộ như sau: Theo lý thuyết quan yếu (Sperber& Wilson, 1995), một phát ngôn có hai hiệu ứng trực tiếp: phát ngôn này chỉ ra rằng người nói có một điều gì đó để chuyển đạt, và nó qui định một trật tự của sự truy cập các giả thuyết sử dụng cho việc thuyết giải của người nghe. Quá trình lĩnh hội khởi đi từ việc giải mã một phát ngôn, xác lập tập hợp các tiền đề cho ngữ cảnh và bổ sung thông tin mới vào nền hội thoại cho đến khi đạt đến một hàm ý kết quả với độ quan yếu. Hãy xem xét mẫu hội thoại dưới đây cùng các giả định hàm ngôn được gợi ý: […] M: Excuse me, sorry, how do I know which textbooks I need? W: It’s listed in the course schedule for some classes, but it’s best to go to the first class and get the syllabus to be sure. Textbooks are pretty expensive. You don’t want to buy one you don’t need. M: OK. Are there any used textbooks? […] What does the woman mean when she says this: ? (A) You don’t want to have the wrong materials in class. (B) An incorrect purchase could cost you a lot of money. (C) Making such a mistake would be very embarrassing. (D) It’s important to have the proper paperwork filled out. (Yancey, P. & M. Macgillivray, C. Malarcher (2006)) Trong quá trình thuyết giải, nhận định (A) có thể được cân nhắc nhưng sẽ bị xóa khi tương tác với ngữ cảnh được tạo ra bởi phát ngôn “Textbooks are pretty expensive”. Tiếp đến, nhận định (C) cũng có thể bị xóa vì “embarrassing” không phải là điểm nhấn mối quan tâm của người nghe, còn (D) hiển nhiên không liên quan đến ngữ cảnh đang xét. Tuy vậy, quá trình lĩnh hội này không phải như một chuỗi kế tục, bắt đầu bằng với khâu giải mã và kết thúc với khâu xác lập hàm ý hội thoại. Đúng ra sự thuyết giải này được thực hiện trực tuyến (online), và hoạt động khi phát ngôn vẫn còn đang diễn ra. Một số giả thuyết chưa hoàn toàn hay còn dè dặt có thể được thực hiện rồi sau đó lại 117
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 sửa đổi hay hoàn thành dưới ánh sáng của các hệ quả rõ ràng hơn cho toàn bộ sự thuyết giải. Như vậy, các giải thuyết về nội dung tường minh và các hàm ẩn được phát triển song song, và củng cố khi chúng được điều chỉnh qua lại với các trù định quan yếu. Chúng tôi cho rằng các yếu tố ngôn ngữ như “expensive”, “buy”, “need” có thể tham gia vào quá trình điều chỉnh này cho đến khi người nghe đạt được một giải thuyết được xem là quan yếu. Các từ ngữ này đóng góp vào việc hình thành ngữ cảnh và hiển lộ ý định chuyển đạt thông điệp của người nói. Chúng có vai trò tạo tiền đề phái sinh các nhận định có liên quan đến ngữ cảnh và ý định chuyển đạt thông điệp quan yếu nhất. Quá trình này được trình bày trong bảng sau: Bảng: Quá trình thuyết giải và phái sinh các nhận định và lựa chọn hàm ý quan yếu Các giải thuyết của H Cơ sở các giải thuyết của H (a) S nói với H: "… You don’t want to buy H giải mã phát ngôn của S one you don’t need " (b) Phát ngôn của S là quan yếu đối với H Giả định hình thành từ việc thừa nhận phát ngôn của S như một hành động chuyển đạt, và tính quan yếu mà phát ngôn này tự động truyền đạt (c) Phát ngôn của S sẽ đạt độ quan yếu với Giả định nảy ra từ (b), cùng với một thuyết giải thuyết giải về lý do, thái độ của việc đưa ra phát quan yếu nhất đối với H ngôn này (d) S phủ định một hành động nêu ở vị từ trong Giải mã ngữ nghĩa của P P (e) S đang nói về giáo trình tại thời điểm phát Giải thuyết được làm tường minh lần đầu tiên đối ngôn của S trong cuộc thoại với H (với qui với phát ngôn của S như đã giải mã ở (a) có thể kết chiếu của từ one) hợp với (d) để dẫn đến việc thỏa mãn (c). (f) Sử dụng nhầm giáo trình là điều không nên Nhận định cơ sở đầu tiên của H làm (g) Sinh viên thường quan tâm đến tiết kiệm chi Nhận định cơ sở tiếp theo của H (thể hiện ở phát phí giáo trình; vì vậy nhận định này tương tác ngôn hồi đáp “OK. Are there any used textbooks?” với nhận định (f) (h) Nhận định (g) mạnh hơn vì sinh viên thường Cân nhắc sức mạnh của nhận định (g) và (f) quan tâm tiếc kiệm chi phí; (f) sẽ bị xóa; do nghĩa dùng của “expensive”, “want”, “buy”, “need” hiển lộ thông điệp của S i) (g) Tiếp tục tương tác và xóa các giả định khả (g) Tiếp tục cân nhắc giữa các giả định khả hữu hữu (i) Mua nhầm giáo trình sẽ tốn tiền Nhận định Q phái sinh từ tiền đề P ở (g) S: người nói; H: người nghe; P: nội dung mệnh đề; Q: hàm ý/hàm ngôn 118
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 3. Kết luận Trong thực tế đánh giá khả năng nhận diện và thuyết giải hàm ngôn của người học tiếng Anh, thường khi người học chọn đúng đáp án về hàm ngôn, suy ý, nhưng không trả lời được vì sao và sử dụng thao tác, quá trình nào để đi đến kết luận quan yếu nhất giữa các giả định khả hữu. Chúng tôi hy vọng việc áp dụng các mô hình chi tiết hơn với các trường hợp cụ thể theo các nguyên tắc của lý thuyết quan yếu sẽ giúp cho người học một cách tiếp cận hiệu quả hơn trong quá trình suy ý hội thoại. DANH MỤC THAM KHẢO [1] Đỗ Hữu Châu (2001), Ngôn ngữ học đại cương (Tập 1&2), NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, Hà Nội. [3] Sperber, D. & D.Wilson (1995), Relevance, Communication and Cognition, Basil Backwell. [4] Yancey, P. & M. Macgillivray, C. Malarcher (2006), Mastering Skills for the TOEFL® iBT: Advanced, 2006 Compass Publishing. 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2