Báo cáo nghiên cứu khoa học: " GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC HIỆN DIỆN TRÊN WEB CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11
lượt xem 6
download
Thông qua các nghiên c u lý thuyết cho thấy có 3 kiểu chiến lược định vị trên Web: ứ chiến lược truyền thống, chiến lược trao đổi và chiến lược hỗ trợ quốc tế hóa. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định một cách phân biệt các kiểu chiến lược định vị trên web đối với các doanh nghiệp Việt nam, qua đó chỉ ra những lựa chọn khác nhau cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong quá trình hội nhập internet và thương mại điện tử....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC HIỆN DIỆN TRÊN WEB CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC HIỆN DIỆN TRÊN WEB CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ A CONTRIBUTION TO THE STUDY OF THE PRESENCE STRATEGY OF VIETNAM’S ENTERPRISESON THE WEB IN THE AGE OF E-COMMERCE ĐẶNG VĂN MỸ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Thông qua các nghiên c u lý thuyết cho thấy có 3 kiểu chiến lược định vị trên Web: ứ chiến lược truyền thống, chiến lược trao đổi và chiến lược hỗ trợ quốc tế hóa. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định một cách phân biệt các kiểu chiến lược định vị trên web đối với các doanh nghiệp Việt nam, qua đó chỉ ra những lựa chọn khác nhau cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong quá trình hội nhập internet và thương mại điện tử. ABSTRACT The review of literature has enabled us to distinguish between three basic strategies of presence on the Web: the informational presence, the transactional presence and the international presence. The main purpose of this empirical research is to determine whether this disctinction is also available in the vietnam context and what the consequences for responsibles are for the Internet and electronic commerce. 1. Mở đầu Sự bùng nổ của Internet và Công nghệ thông tin trên toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế và xã hội của các nền kinh tế, nhất là nền kinh tế của các quốc gia phát triển. Việc tiếp cận, sử dụng và hội nhập internet không còn là điều mới lạ, là mốt mà là phương tiện, điều kiện và công cụ quan trọng nhằm thực hiện sự đổi mới tối ưu quá trình quản lý và điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Những thành công vang dội của nhiều tập đoàn, nhiều công ty lớn ở các quốc gia phát triển nhờ hội nhập tốt và sâu rộng vào Internet và công nghệ thông tin đã minh chứng hùng hồn về kỷ nguyên “kinh tế trí thức”, “kinh tế số hóa” cho phép đột phá không chỉ trong sự phát triển của các tập đoàn này trên bình diện quốc tế mà cả trong sự đổi mới mô hình kinh doanh, cấu trúc ngành kinh doanh của các doanh nghiệp. Bối cảnh kinh tế của công nghệ thông tin đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong các ngành kinh ế triển khai các mô hình kinh doanh điện tử, trên cơ sở khai thác các t khía cạnh của Internet nhằm thay đổi định hướng chiến lược kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy đâu là chiến lược hiện diện của các doanh nghiệp trên Web? 110
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 Thực tế, Interner và công nghệ thông tin đã thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện nhiều kiểu chiến lược khác nhau, mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu riêng, điều kiện và khả năng khác nhau sẽ lựa chọn kiểu chiến lược hiện diện trên Web là hoàn toàn không như nhau. Vấn đề nghiên cứu của bài báo là: ”Một doanh nghiệp mong muốn hiện diện trên Web hoặc hội nhập internet và phát triển thương mại điện tử, những kiểu chiến lược hiện diện nào mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để triển khai một cách tối ưu và có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp cho phép thực hiện tốt các mục tiêu đã hoạch định?”. Thực tế, mỗi doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau có thể lựa chọn các cách thức khác nhau để hiển thị trên Web, song vấn đề không chỉ đơn giản là ở sự hiển thị mà theo đó cách thức tổ chức kinh doanh thông qua Web cũng như các yếu tố của mô hình kinh doanh điện tử mà doanh nghiệp phải triển khai một cách thích ứng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm nhận diện các kiểu chiến lược chính yếu cho phép các doanh nghi có thể lựa chọn thiết lập sự hiện diện của doanh nghiệp trên ệp Web-một minh chứng bước đầu cho sự hội nhập thương mại và kinh doanh điện tử. Nghiên cứu cho phép bước đầu tìm hiểu về các kiểu chiến lược hiện diện trên Web của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế và phân phối tại Việt Nam. Những đóng góp của nghiên cứu thể hiện ở các mức độ: − tập trung xác định và giải thích các kiểu chiến lược hiển thị trên Web của các nghiên cứu ở các quốc gia có nền kinh tế và thương mại điện tử phát triển; − nhận diện các yếu tố và các thành phần cấu thành của các chiến lược hiển thị trên Web với các mục đích khác nhau của các doanh nghiệp khác nhau; − tiến hành phác thảo các kiểu chiến lược hiển thị trên Web trên cơ sở nghiên cứu thăm dò và đề xuất từ phương pháp nghiên cứu định tính, cho phép triển khai tại các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho phép nhận diện các mô hình hoặc các kiểu chiến lược hiện diện trên Web được kiểm nghiệm thông qua nghiên cứu thực nghiệm nhằm đảm bảo tính xác thực của mô hình và kết quả nghiên cứu. 2. Các nghiên cứu về chiến lược hiện diện của doanh nghiệp trên Web Chiến lược hiện diện trên Web được hiểu là cách thức, phương thức mà doanh nghiệp phác thảo và lựa chọn cho sự hiển thị của tổ chức và các hoạt động của mình trên Web với các mục đích và quan điểm khác nhau ( Walczuch & al., 2000). Trên thực tế, không tồn tại một cách thức nhất định và duy nhất cho phép xác định bản chất của sự hiện diện trên Web cũng như không tồn tại một định nghĩa rõ ràng về đặc trưng của mỗi kiểu chiến lược hiện diện trên Web. Vì vậy, việc xem xét các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết về các kiểu chiến lược hiện diện trên Web. Cronin (1995) đ tiến hành sắp xếp mục đích sử dụng Internet của các doanh ã nghiệp theo 3 cấp độ: thực hiện sự giao tiếp với khách hàng, thực hiện sự giao tiếp và quan hệ với các nhà cung cấp, thực hiện các hoạt động quản lý bên trong doanh nghiệp. 111
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 Tương ứng với từng trường hợp, tác giả đã chỉ ra những mục đích đặc trưng và những lợi ích tiềm ẩn có thể khai thác cho các doanh nghiệp Quelch & Klein (1996) đ chỉ ra những chiến lược hiện diện trên Web của các ã doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp theo đuổi, các mục tiêu này có th là truyền thông hoặc trao đổi. Các tác giả cũng chỉ ra những khác nhau về ể phạm vi thị trường cho các hoạt động truyền thông và trao đổi của các doanh nghiệp, có thể là thị trường địa phương, quốc gia và thị trường thế giới. Như vậy, tồn tại 04 kiểu chiến lược hiện diện trên Web cho các doanh nghiệp đó là: chiến lược truyền thông trong nước và chiến lược trao đổi trong nước, chiến lược truyền thông quốc tế và chiến lược trao đổi quốc tế. Hoffman, Novak & Chatterjee, (1996) đã đề xuất mô hình tập hợp các kiểu hiện diện trên Web mang tính thương m mà mỗi kiểu có thể được xem xét như là một ại thành phần của chương trình Marketing hỗn hợp trong bối cảnh thương mại điện tử. Các kiểu được tác giả đề xuất đó là: hiện diện trực tuyến, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, hội nhập internet (quảng cáo, cung cấp hình ảnh và thông tin), cửa hàng trực tuyến, địa chỉ xúc tiến và những tổ chức tìm kiếm. Angehrn (1997) dựa trên các phân tích hệ thống và tiến hành sắp xếp những chiến lược hội nhập Internet của các doanh nghiệp trên Web và đề xuất mô hình hiện diện trên Web cụ thể như: Thông tin, truyền thông, phân phối và trao đổi (mô hình ICDT) chỉ ra sự p h ân chia không gian nhng cơ h ộ i làm v iệc n h ờ v ào sự ra đ ời của ữ Internet và các d vụ của nó như là Web hoặc thư điện tử. Mô hình đã đưa ra cơ sở ịch nhằm nhận diện làm thế nào những sản phẩm và dịch vụ đang tồn tại có thể được mở rộng, tái định vị và thiết kế…Những giải pháp chiến lược làm việc trong môi trường mới liên quan đến các không gian như : Không gian thông tin o, không gian truyền ả thông ảo, không gian phân phối ảo và không gian giao dịch ảo. Quan điểm cơ bản của tác giả này dựa trên thực tế về đóng góp của Internet vào quá trình mở rộng không gian thị trường truyền thống bằng sự hình thành những không gian mới cho phép các tổ chức có thể phát triển sự trao đổi thông tin, truyền thông và phân phối những sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Hamill (1997) đ xuất mô hình trên cơ sở sử dụng những chiến lược Internet ề nhằm khai thông và thâm nhập thị trường quốc tế nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đã đề xuất 3 định hướng chính cho việc hiện diện trên Web trong hoạt động marketing quốc tế đó là: thông tin và truyn thông trong hệ thống, mạng lưới ; ề chuyển giao kỹ thuật và xúc tiến bán hàng. Mục tiêu là nhằm tạo sự liên kết nhau của tất cả các chủ thể trong mạng lưới của doanh nghiệp với những người tiêu dùng nước ngoài, những tổ chức kinh tế, các nhà phân phối, nhà nước và các tổ chức nghiên cứu và phát triển. Leong & al. (2000) thông qua nghiênứu định lượng cho phép nhận diện 04 c kiểu chiến lược hiện diện trên Web từ những mục tiêu theo đuổi của các tổ chức, đó là: thiết kế và truyền bá hình ảnh, những sự hưởng lợi, những người theo đuổi và những 112
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 nhà xuất khẩu. McNaughton (2001) khi nghiên cứu 150 địa chỉ web khác nhau và xác định rằng tồn tại 3 nhóm phân biệt về kiểu chiến lược hiện diện trên web đó là: hình thành hình ảnh, hỗ trợ việc bán và phối hợp web. Như vậy, trên cơ sở những tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả có thể rút ra những kết luận liên quan đến những kiểu chiến lược hiện diện trên web khi doanh nghiệp mong muốn hội nhập internet. Những kiểu chiến lược hiện diện được tổng hợp xoay quanh 3 phạm vi như sau: − Thông tin và truy thông : thông tin và truyn thông có thể trong phạm vi địa ền ề phương, vùng, quốc gia hay quốc tế. Thông tin và truyền thông được triển khai cho các chủ thể bên trong cũng như kết nối với các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin và truyền thông cũng được xúc tiến đến các nhân viên cũng như các nhà cung cấp, các khách hàng, các đối tác của doanh nghiệp. Thông tin có liên quan đến tất cả các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ cũng như thông tin về doanh nghiệp. Nhữn g địa chỉ web định hướng theo kiểu chiến lược hiện diện này được gọi là « thông tin và truyền thông ». − Phân phối hoặc trao đổi , cho phép các doanh nghi thực hiện một phần hoặc ệp toàn bộ các giao dịch, trao đổi với hình thức đơn giản như đặt hàng cho đến c ác hình thức phức tạp như thực hiện các hoạt động của quá trình kinh doanh như triển khai gởi ững trang web hiện diện theo kiểu này được gọi là « hiện diện hàng và thanh toán. Nh trao đổi hoặc mua bán trực tuyến » − Quốc tế hóa là quá trình xúc tiến các thông tin về sản phẩm dịch vụ và các thông tin về doanh nghiệp trong quốc gia ra thị trường thế giới. Thông qua sự hiện diện trên web, các doanh nghi p hy vọng sẽ cung cấp thông tin cho các đối tác nước ngoài, tạo ệ điều kiện phát triển các hoạt động quan hệ thương mại, hợp tác và chuyển giao kỹ thuật, thúc đẩy quá trình kinh doanh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Như vậy, không hoàn toàn có sự đồng nhất về các kiểu chiến lược hiện diện trên web (Abell & al., 1996), tùy thuộc vào các mục đích khác nhau mà quá trình hình thành và phát triển các kiểu chiến lược được định vị mà sự hiện diện trên web sẽ cho phép hình thành các kênh phân ph mới và là mô hình kinh doanh mới được xúc tiến mạnh ối mẽ ở các doanh nghiệp. 3. Chiến lược hiện diện trên Web của các doanh nghiệp Việt Nam 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện đồng thời cả hai phương pháp: định tính và định lượng. Việc nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở tóm lượt các nghiên cứu của các tác giả đã đề cập và rút ra các biến số tồn tại trong mỗi nghiên cứu làm cơ sở triển khai nghiên cứu đánh giá nhằm xác định những kiểu chiến lược hiện diện trên web cho các doanh nghi p. Nghiên cứu định lượng về các doanh nghiệp Việt Nam được thực ệ hiện từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 8 năm 2007 liên quan trực tiếp đến việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu điều tra. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các doanh nghiệp có 113
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 trang web, đ và đang triển khai một phần hoặc toàn phần hoạt động kinh doanh trên ã internet. Bảng câu hỏi được thiết lập để thực hiện việc điề u tra các doanh nghi p có sử ệ dụ n g in tern et và triển kh ai các h oạt đ ộ n trên nền in tern et. Với số lượng đ ịa ch ỉ các g doanh nghiệp được cung cấp bởi công ty dịch vụ internet tại các thành phố lớn, sau khi đã trao đổi qua điện thoại nhằm xác định tính xác thực của địa chỉ và người phụ trách doanh nghiệp tham gia trả lời. Số lượng bảng câu hỏi phát hành chính thức là 125 bảng, kết quả điều tra cho phép thu thập được 64 bảng câu hỏi có sự tham gia và trả lời của các doanh nghiệp và mang tính hợp lệ đảm bảo điều kiện thực hiện phân tích. 3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.2.1. Phân tích nhân tố Để thực hiện việc phân tích nhân tố, các công cụ kiểm định được thực hiện cho phép đánh giá độ tin cậy của nguồn dữ liệu được tổng hợp theo quan điểm Evrard & al (1997), cụ thể như : kiểm định MSA ( Measure of Sampling Adequacy): cho phép kiểm tra các giá trị lớn hơn hoặc bằng 0.5. 1, chỉ số K.M.O và phải theo chuẩn Kaiser Meyer Olkin 2. Một khi các điều kiện áp dụng đã được kiểm chứng, quá trình phân tích thành tố được thực hiện cho phép nhóm gộp các thành phần hoặc các biến số thành các nhân tố chủ chốt của mô hình. Để xác định số lượng các nhân tố chủ chốt tiêu chuẩn của Kaiser 3 được xem xét. Việc xác định các biến số được duy trì trong quá trình phân tích nhân tố, nghiên cứu dựa trên những yếu tố như sau : − sự đóng góp của từng biến số hình thành nhân tố của nghiên cứu phải lớn hơn 0,4; − sự tương quan của mỗi biến số với tổng điểm số phải lớn; − sự liên kết bên trong được tính toán bởi sự đo lường độ tin cậy bằng việc sử dụng thông số Alpha Cronbach phải lớn hơn hoặc bằng 0,6 (Hair & al., 1997); − Giá trị MSA ( Measure of Sampling Adequacy) cho phép đo được phải có giá trị lớn hơn 0,5. Cấu trúc mới đạt được trong phân tích nhân tố có những đặc trưng thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Kết quả phân tích nhân tố chỉ ra ở bảng sau: Bảng 2 : Ma trận các nhân tố phân tích theo biến số « định hướng » Nhân tố 1 2 3 4 5 Sử dụng kết hợp với các trang web khác ,741 Sử dụng mẫu đăng ký trên mạng trực tuyến ,680 Giới thiệu catalogue và quảng cáo trực tuyến ,608 Với các giá trị nhỏ hơn 0,5 thì việc phân tích thành tố không có ý nghĩa 1 Các giá trị KMO (< 0.5) chỉ ra rằng việc phân tích thành tố không phải là phương pháp tốt được áp 2 dụng bởi vì những biến số có quan hệ với nhau Cho phép rút ra các nhân tố có giá trị riêng lớn hơn 1. 3 114
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 Sử dụng mẫu đặt hàng trực tuyến ,589 Bán hàng trực tuyến trên mạng ,587 Giới thiệu những đổi mới của ngành ,498 Thông báo tuyển dụng nguồn nhân lực ,808 Giao tiếp thư điện tử với các bộ phận khác ,725 Chia sẽ nguồn lực thông tin và dữ liệu ,614 Sử dụng phần mềm trợ giúp ra quyết định ,550 Cho phép minh chứng trực tuyến ,509 Tiếp nhận thông tin của nhà cung cấp ,788 Gởi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp ,708 Giao tiếp với các nhà cung cấp nước ngoài ,646 Giới thiệu thông tin về ngành kinh doanh ,474 Cung cấp thông tin cho khách hàng ,737 Tiếp nhận đơn hàng của khách hàng ,704 Giao tiếp với khách hàng nước ngoài ,593 Tiếp nhận thư từ và liên lạc bằng điện tử ,509 Sử dụng các ngôn ngữ khác nhau ,434 Cung cấp thông tin về sản phẩm ,858 Cung cấp thông tin về doanh nghiệp ,695 % phương sai giải thích 14,660 11,997 9,111 8,387 7,526 % phương sai giải thích tích lũy 14,660 26,657 35,769 44,155 51,681 α de Cronbach 0,8127 0,7210 0,6472 0,6026 0,7277 Khi các nhân tố được xác định, sử dụng kỹ thuật Varimax để giải thích các thành phần cấu thành nên nhân tố (Hair & al. 1997). Kết quả đạt được các nhân tố chủ chốt như sau : − Nhân tố 1: Hỗ trợ cho việc bán, − Nhân tố 2: Giới thiệu thông tin và hình ảnh của doanh nghiệp − Nhân tố 3: Quan hệ với các nhà cung cấp − Nhân tố 4: Định hướng theo thị trường (địa phương và nước ngoài), − Nhân tố 5: Quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp Nhân tố đầu tiên là « Hỗ trợ việc bán » giải thích tất cả các biến số chỉ ra rằng doanh nghiệp thử thúc đẩy những khách hàng mua hàng trên mạng cho phép thực hiện giao dịch trực tiếp hoặc cung cấp cho khách hàng việc đặt hàng nhờ vào cửa sổ chuyên biệt. Những biến số này chỉ ra rằng sự thành công của doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, sự phát triển của doanh nghiệp … phụ thuôc lớn vào các giải pháp cạnh tranh và mở rộng thị trường. Nhân tố thứ 2 là nhân tố «Giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp trên mạng » giải thích 11,97% phương sai ổng quát và bằng việc giới thiệu tất cả chức năng của mình t trên web mà m doanh nghiệp mong muốn xuất hiện như là minh chứng mạnh mẽ ột trong thời đại công nghệ thông tin, cung cấp một hình ảnh chủ đạo trong công nghệ 115
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 thông tin của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Nhân tố thứ 3 chỉ ra những tích cực tham gia của các doanh nghiệp khi hội nhập internet và thể hiện « thông tin với các nhà cung cấp » cả trong và ngoài nước. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp thường sử dụng thư điện tử để liên lạc với các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước. Cronin (1995) và Barua & al. (2001) cũng đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng các doanh nghiệp sử dụng internet cho phép phát triển các quan hệ không chỉ với nhà cung cấp mà còn đối với khách hàng. Nhân tố thứ 4 đó là « định hướng theo thị trường» được cấu thành bởi các biến số cho phép doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Kết quả nghiên cứu đồng nhất với kết quả của Leong & al. (2000) và Cronin (1995). Nhân tố thứ 5 đó là « quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp » thể hiện sự sẵn sàng của các doanh nghiệp cho việc triển khai trên web thông tin và thương hiệu. Yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp có trang web hoặc hội nhập internet cho quá trình phát tri cho phép phổ cập thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà ển doanh nghiệp bán. Việc sử dụng internet như vậy chỉ rõ rằng cần thiết phải duy trì thương hiệu và sản phẩm – kết quả nghiên cứu phù hợp với đề xuất của Leong & al. (2000) và liên quan trực tiếp đến sáng tạo thương hiêu và ý thức cộng đồng. 3.2.2. Các kiểu định vị hoặc mô hình hiện diện trên Web Các doanh nghi p có thể hội nhập những chiến lược khác nhau khi thiết lập ệ trang web của họ. Để nhận diện những chiến lược này, chúng tôi phải nhóm gộp những cá thể có cùng hành vi. Trong phạm vi của phân tích, chúng tôi đã thực hiện sự sắp xếp theo thứ bậc tăng dần được chỉ ra trên cơ sở những điểm số của các nhân tố đạt được trong quá trình phân tích nhân t . Cách thức này cho phép chúng tôi loại bỏ những khó ố khăn trong xem xét quan h giữa các biến số (vấn đề quan trọng của việc xác định mô ệ hình) bởi vì việc thiết kế những nhân tố đạt được là độc lập. Bảng 3. Tóm tắt giá trị trung bình của những biến số đạt được trong mỗi nhóm Giá trị trung bình Phương pháp Ward Tổng số Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 14 21 29 64 100% 21,8% 32,8% 45,4% Sử dụng mẫu đăng ký trực tuyến 1,800 1,455 1,886 2,667 Giới thiệu catologue và quảng cáo trực tuyến 2,880 1,667 2,405 3,000 Sử dụng mẫu đặt hàng trực tuyến 1,600 1,576 1,696 2,000 Sử dụng kết hợp với các trang web khác 1,600 1,182 1,570 2,143 Chia sẽ nguồn lực thông tin và dữ liệu 1,560 1,546 1,658 1,952 Cung cấp thông tin cho khách hàng 1,880 1,546 1,835 2,238 Bán hàng trực tuyến trên mạng 1,080 1,333 1,367 1,762 116
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 Tiếp nhận đơn hàng của khách hàng 1,905 2,455 2,342 2,560 Tiếp nhận thông tin của nhà cung cấp 2,762 2,424 3,063 4,160 Gởi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp 2,762 2,061 2,848 3,960 Thông báo tuyển dụng nguồn nhân lực 1,286 1,273 1,291 1,320 Cung cấp thông tin về doanh nghiệp 3,095 4,546 4,139 4,480 Cung cấp thông tin về sản phẩm 2,810 4,455 4,089 4,680 Giới thiệu thông tin về ngành kinh doanh 1,857 1,879 2,304 3,240 Giới thiệu những đổi mới của ngành 1,810 1,152 1,633 2,120 Cho phép minh chứng trực tuyến 1,191 1,152 1,203 1,280 Giao tiếp với các nhà cung cấp nước ngoài 3,476 2,849 3,481 4,320 Sử dụng phần mềm trợ giúp ra quyết định 1,000 1,000 1,051 1,160 Sử dụng các ngôn ngữ khác nhau 2,762 3,394 3,279 3,560 Tiếp nhận thư điện tử và liên lạc bằng điện tử 3,619 3,400 3,570 3,667 Giao tiếp với khách hàng nước ngoài 2,429 3,600 3,570 4,273 Giao tiếp thư điện tử với các bộ phận khác 1,905 1,920 1,924 1,939 Nhóm 1 : Giao dịch hoặc trao đổi Những doanh nghiệp trong nhóm này có điểm số cao tương ứng với các biến số trên bảng. Các doanh nghiệp sử dụng internet và web như là phương tiện để tăng cường xúc tiến các hoạt động từ đặt hàng đến giao dịch điện tử và bán hàng cho khách hàng. Việc triển khai chiến lược như vậy đòi hỏi những khả năng, yếu tố kỹ thuật cũng như sự kiểm soát những công cụ và chính sách trong quá trình triển khai. Kiểu chiến lược giao dịch hoặc trao đổi nêu trên cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Ainscaugh (1996) ở đó tác giả đả chỉ ra tương ứng với sự hiện hữu kiểu giao dịch với mục tiêu kích thích khách hàng mua và dễ dàng thực hiện các khâu công việc liên quan đến việc mua hàng trực tuyến, thứ hai là những địa chỉ web liên quan đến «dịch vụ khách hàng», thứ ba liên quan đến các «cửa hàng ảo» và cuối cùng là n hững địa chỉ web liên quan trực tiếp đến việc cung cấp thông tin. Nhóm 2 : Thông tin và truyền thông Những doanh nghiệp theo kiểu chiến lược này có đặc trưng là giá trị trung bình của các biến rất cao và sử dụng web trong phạm vi chiến lược thông tin và truyền thông như là công cụ marketing liên quan chủ yếu đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và các nguồn lực quan trọng quyết định khả năng thành công của doanh nghiệp. Các hình thức xúc tiến, quảng cáo được thực hiện chủ yếu và thường xuyên trên các địa chỉ web này với mục tiêu tối đa hóa việc phổ biến thông tin cho mọi đối tượng trên thị trường. Chiến lược truyền thông như vậy cho phép doanh nghiệp xúc tiến không chỉ trên thị trường địa phương, quốc gia mà cả trên thị trường quốc tế nhằm bước đầu tìm kiếm những nhà cung cấp, các đối tác hoặc khách hàng có tiềm năng quan hệ kinh doanh. Nhóm 3 : Cơ hội hay bắt chước Đặc trưng cơ bản của nhóm này là điếm số tương đối thấp cho toàn bộ các biến số. Điều này cho phép khẳng định rằng những doanh nghiệp theo đuổi kiểu chiến lược 117
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 này triển khai việc thiết lập web không hoàn toàn tư duy hoặc định hướng cụ thể mà chủ yếu nhận thấy áp lực cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp khác trong ngành, nên đã triển khai chiến lược hội nhập internet. Kết quả nghiên cứu này hoàn to àn phù hợp với kết quả mà McNaughton năm 2001 đã chỉ ra. 3.2.3. Kiểm chứng độ tin cậy của mô hình Để kiểm chứng độ tin cậy của mô hình nghiên cứu đề xuất, chúng tôi thực hiện các phân tích về phương sai. Kết quả phân tích phương sai chỉ ra ở bảng sau: Bảng 4. Kết quả phân tích phương sai đối với các nhân tố «định hướng» Hệ số Tổng các Mức Trung bình các Ddl bình phương bình phương ý nghĩa F Hỗ trợ việc bán hàng Trong mỗi nhóm 15.906 2 12,953 18,897 ,000 Giữa các nhóm 47.094 61 ,685 Tổng 63.000 63 Giới thiệu hình ảnh Trong mỗi nhóm 1.240 2 ,570 ,564 ,541 Giữa các nhóm 61.760 61 1,011 Tổng 63,000 63 Quan hệ nhà cung cấp Trong mỗi nhóm 27,532 2 18,766 35,243 ,000 Giữa các nhóm 35,468 61 ,532 Tổng 63,000 63 Định hướng theo thị Trong mỗi nhóm 12,938 2 7,969 9,759 ,000 trường Giữa các nhóm 50,062 61 ,817 Tổng 63,000 63 Quảng bá thương hiệu và Trong mỗi nhóm 15,209 2 10,105 13,289 ,000 SP Giữa các nhóm 47,791 61 ,760 Tổng 63,000 63 Kết quả đạt được chỉ ra rằng tồn tại sự khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm chiến lược so với các nhóm tương quan. Một phân tích «Post Hoc» hoặc một kiểm định sự khác nhau giữa các giá trị trung bình cho phép chúng ta khẳng định thêm độ tin cậy và nhận diện chính xác sự khác nhau giữa các nhóm chiến lược. Các kết quả này chỉ ra rằng có thể tồn tại những biến số khác có ý nghĩa hơn so với các biến số của tổ chức để thiết lập một chiến lược hiện diện và một định hướng thiết kế trang web như là những đặc trưng của nhà quản trị doanh nghiệp, môi trường văn hóa và mức độ phát triển của quốc gia. 4. Kết luận Mục tiêu của nghiên cứu này là nhận diện, thông qua các nghiên cứu của các tác giả, những chiến lược thích ứng đối với các doanh nghiệp khi triển khai sự hiện diện 118
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 trên web và cách thức để các chiến lược đó được các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận và triển khai. Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tồn tại 03 kiểu chiến lược hiện diện trên web đã được kiểm chứng đó là chiến lược truyền thông, chiến lược trao đổi và chiến lược quốc tế hóa. Sự phân định các kiểu chiến lược này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở lựa chọn và triển khai trong thực tế. Thích ứng một chiến lược nào đó có thể xuất phát từ những mục tiêu theo đuổi hoặc từ những kết quả đạt được trong khuôn khổ của một chiến lược marketing của toàn bộ doanh nghiệp. Nghiên cứu định lượng dựa trên mẫu gồm 64 doanh nghiệp đã và đang thiết lập trang web cho phép kh định có sự tồn tại hai kiểu chiến lược đó là: c hiến lược phổ ẳng biến thông tin với 32,8% các doanh nghiệp hội nhập theo định hướng này và chiến lược phổ biến trao đổi hoặc giao dịch với 21,8% những doanh nghiệp hội nhập theo định hướng này. Còn lại khoảng 45.4% các doanh nghiệp không hoàn toàn xác định rõ ràng về kiểu chiến lược, có thể sắp xếp vào nhóm 1 hoặc nhóm 2. «Chiến lược giao dịch» là kiểu chiến lược mà ở đó các doanh nghiệp định hướng bán hàng hoặc tư vấn và hỗ trợ bán hàng. Qua nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc bán hoặc tư vấn và kích thích khách hàng mua hàng trực tuyến, do đó sự hiện hữu các thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp nhằm thuyết phục khách hàng và trợ giúp cho khách hàng ra quyết định mua hàng. «Chiến lược thông tin» là kiểu chiến lược thể hiện việc sử dụng trang web nhằm thông báo và cung cấp cho các đối tác của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư… về việc tồn tại doanh nghiệp, sản phẩm, ngành kinh doanh… Mục tiêu của các doanh nghiệp trong trường hợp này là hình thành cơ sở dữ liệu trong q uá trình hoạt động nhằm tăng cường quan hệ kinh doanh với toàn bộ các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong nhóm 3, các doanh nghiệp này sử dụng web theo các chiến lược khác nhau bởi vì các doanh nghiệp này không có định hướng nh ất định. Các doanh nghiệp này thể hiện sự hiện diện trên web như là mode hoặc là sự cạnh tranh và hơn cả là sự khai thác thông tin và công nghệ mới. Người ta thương gọi nhóm 3 là nhóm các doanh nghi p theo đuổi vì không có định hướng nhất định và do đó ngư ời ệ ta còn gọi là «chủ nghĩa cơ hội». Kết quả nghiên cứu cho thấy logich của hiện tượng mới đó là sự hội nhập internet chậm trễ và chưa đi vào chiều sâu của các doanh nghiệp việt nam tuy là nghiên cứu chỉ đề cập đến lượng mẫu hạn chế. Cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu khác với qui mô mẫu lớn hơn để xác định chiến lược có thể cho phép các doanh nghiệp hội nhập internet nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng. 119
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abell W., Lim L. (1996), Business use of the Internet in New Zealand: an exploratory study. [2] Ainscaugh T. (1996), The internet for the rest of us : marketing on the World Wide Web, Journal of Consumer Marketing, 13, 2, 36-47. [3] Angehrn A., (1997), Designing mature Internet business strategies: the ICDT model, European Mnagement Journal, 15, 4, 361-369. [4] Barua A., Konana P., Whinston A.B., Yin F., (2001), Driving e-business excellence, MIT Sloan Management Review, 43, 1, 36-44. [5] Cronin M.J., (1995), Doing more business on the Internet, New York, Van Nostrand Reinhold. [6] Evrard Y., Pras B., Roux E., (1997), Market études et recherches en marketing, Paris, 2ème édition, Nathan. [7] Hair J., Anderson R., Tathan R., Black W., (1997), Multivariate data analysis, Upper Saddle River : NJ, Prentice Hall. [8] Hamill J., (1997), The Internet and International Marketing, International Marketing Review, 14, 5, 300-323. [9] Hofmann D.L., Novak T.P., Chatterjee C., (1996), Commercial scenarios for the Web : opportunities and challenges, Journal of Computer-Mediated Communication, 1, 3. [10] Leong E.K.F., Stanner P.J., Huang X., (2000), Web site objectives of Australian companies, Advances in International Marketing, Supplement 1, 267-280. [11] Mc Naughton R.B., (2001), A typology of Web site objectives in high technology business markets, Marketing Intelligence and Planning, 19, 2, 82-87. [12] Quelch J.A., Klein L.R., (1996), The Internet and international marketing, Sloan Management Review, Printemps, 60-75. [13] Walczuch R., Van Braven G., Lundgren H., (2000), Internet adoption barriers for small firms in the netherlands, European Management Journal, 18, 5, 561-542. 120
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn