Báo cáo nghiên cứu khoa học " GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐNA ĐỘNG VẬT CỦA KHU HỆ ẾCH NHÁI, BÒ SÁT Ở ĐỒNG THÁP "
lượt xem 2
download
Khu hệ Ếch nhái, Bò sát Đồng Tháp có yếu tố Ấn độ - Mã lai chiếm ưu thế (chỉ số ái tính 95,65%). Chúng thuộc khu động vật địa lý học Đồng bằng Nam bộ (chỉ số ái tính đến 98,5%) và gần với khu động vật địa lý học Nam Trung bộ nhất (chỉ số ái tính 76,8%). I. Mở đầu Nghiên cứu địa động vật có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho phép biết được mức độ phong phú, nơi phát sinh loài, ranh giới phân bố cùng các chướng ngại địa lý, sinh thái…...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐNA ĐỘNG VẬT CỦA KHU HỆ ẾCH NHÁI, BÒ SÁT Ở ĐỒNG THÁP "
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐNA ĐỘNG VẬT CỦA KHU HỆ ẾCH NHÁI, BÒ SÁT Ở ĐỒNG THÁP Ngô Đắc Chứng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Hoàng Thị Nghiệp Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp TÓM TẮT Khu hệ Ếch nhái, Bò sát Đồng Tháp có yếu tố Ấn độ - Mã lai chiếm ưu thế (chỉ số ái tính 95,65%). Chúng thuộc khu động vật địa lý học Đồng bằng Nam bộ (chỉ số ái tính đến 98,5%) và gần với khu động vật địa lý học Nam Trung bộ nhất (chỉ số ái tính 76,8%). I. Mở đầu Nghiên cứu địa động vật có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho phép biết được mức độ phong phú, nơi phát sinh loài, ranh giới phân bố cùng các chướng ngại địa lý, sinh thái… Về địa động vật của Ếch nhái, Bò sát Việt Nam, đã có nghiên cứu của Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992) [2] nhưng cho đến nay chưa được cập nhật. Bài báo này nêu một số nhận xét về tính chất địa động vật của khu hệ Ếch nhái, Bò sát ở Đồng Tháp, góp phần phát triển nghiên cứu địa động vật Việt Nam nói chung và địa động vật Ếch nhái, Bò sát nói riêng. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Thu thập thông tin, mẫu vật và định danh các loài Ếch nhái, Bò sát ở tỉnh Đồng Tháp để xác định thành phần loài. 2. Các phân khu động vật - địa lý học Ếch nhái, Bò sát Việt Nam đã được xác định bởi Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Trần Kiên (1985), Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1985). Theo quan điểm của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Trần Kiên (1985) và của Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992) [2], khu hệ Ếch nhái, Bò sát Việt Nam được chia thành 7 khu động vật địa lý học: Tây bắc, Đông bắc, Đồng bằng Bắc bộ - Thanh Nghệ Tĩnh, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Trung bộ và Đồng bằng Nam bộ. 3. Sử dụng các yếu tố địa động vật học theo Đào Văn Tiến (1985) [6] đã xác định đối với thú gồm: yếu tố Himalaia, yếu tố Trung Hoa, yếu tố Ấn Độ - Mã Lai, yếu tố đặc hữu. 4. Tính chỉ số ái tính là tỉ lệ phần trăm giữa số loài chung của hai khu vực so với tổng số loài của khu vực nghiên cứu, đối với yếu tố địa động vật thì chúng tôi chọn yếu tố phân bố vượt trội (++). 13
- 5. Sử dụng danh sách thành phần loài ếch nhái, bò sát đã được xác định ở Đồng Tháp, đối chiếu với các tài liệu của các tác giả khác: Danh lục Ếch nhái, Bò sát Việt Nam (2005) [3], Sách Đỏ Việt Nam (2000) [1]; Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia [4]; Rắn miền Nam Việt Nam [6]; Khu hệ Ếch nhái, Bò sát Trung Hoa [7]… để xét quan hệ địa lý động vật học. III. Kết quả và thảo luận 2.1. Yếu tố địa động vật học và sự phân bố địa lý của từng loài ếch nhái, bò sát ở Đồng Tháp Chúng tôi đã phân tích 69 loài, mỗi loài được xét về phân bố địa lý, và yếu tố địa động vật học của loài đó, được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Sự phân bố địa lý và yếu tố địa động vật học của từng loài ếch nhái, bò sát ở Đồng Tháp Yếu tố động vật học Phân bố địa lý Đồng bằng Nam bộ - Thanh Nghệ Tĩnh Đồng bằng Bắc bộ Trung Trung bộ Ấn độ - Mã Lai Yếu tố đặc hữu Nam Trung bộ Bắc Trung Bộ Trung Hoa Đông Bắc Hymalaia Tây Bắc STT Tên khoa học (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Amphibia 1 Ichthyophis + + + + + + ++ bannanicus 2 Bufo melanostictus + + + + + + + ++ 3 Kaloula pulchra + + + + + + + ++ 4 Microhyla heymonsis + + + + + + + ++ 5 Hoplobatrachus + + + + + + + ++ + 6 Hoplobatrachus sp + + 7 Limnonectes kuhlii + + + + + + ++ + 8 Limnonectes dabanus + + + 9 Limnonectes + + + + + + + ++ + + 10 Limnonectes + + + 11 Limnonectes + ++ 12 Limnonectes + + ++ 13 Occidozyga lavis + + + + + + ++ 14 Occidozyga lima + + + + + + + ++ 15 Occidozyga martensii + + + ++ + 16 Rana guentheri + + + + + + + + ++ 17 Rana johnsi + ++ + 18 Rana erythraea + + + + + + + ++ 19 Rana macrodactyla + + + + + + ++ + 14
- + 20 Rana leptoglossa + + + + + + + ++ + 21 Rana taipehensis + + + + + + + ++ + + 22 Polypedates + + + + + + + ++ + Tổng 16 14 15 15 16 16 22 21 - - 1 REPTILIA 23 Calotes versicolor + + + + + + + ++ + 24 Gekko gecko + + + + + + + ++ + 25 Hemidactylus frenatus + + + + + + + ++ + 26 Hemidactylus garnoti + + + + + + + ++ + 27 Mabuya longicaudata + + + + + + + ++ + 28 Mabuya multifasciata + + + + + + + ++ + 29 Varanus salvator + + + + + + + ++ + + 30 Python reticulatus + + + ++ + + 31 Python molurus + + + + + + + ++ + + 32 Cylindrophis ruffus + + + + ++ + 33 Ahaetulla nasuta + + + ++ + + 34 Rhynchophis + + + + ++ + + 35 Dendrelaphis pictus + + + + + + + ++ + + 36 Chrysopelea ornata + + + + + + ++ + + 37 Epeton tentaculatum + ++ 38 Homalopsis buccata + + + ++ 39 Enhydris enhydris + + + ++ 40 Enhydris innominata + ++ 41 Enhydris jagori + + ++ 42 Enhydris bocourti + ++ 43 Enhydris plumbea + + + + + + + ++ + 44 Amphiesma stolata + + + + + + + ++ + + 45 Oligodon taeniatus + + + + + + + ++ 46 Oligodon cinereus + + + + + + + ++ + 47 Elaphe radiata + + + + + + + ++ + + 48 Ptyas korros + + + + + + + ++ + + 49 Ptyas mucosus + + + + + + + ++ + + 50 Rhabdophis + + + + + + + ++ + + 51 Xenochrophis piscator + + + + + + + ++ + + 52 Xenopeltis unicolor + + + + + + + ++ + + 53 Bungarus fasciatus + + + + + + + ++ + + 54 Naja siamensis + + ++ 55 Naja atra + + + + + + + ++ + + 56 Ophiophagus hannah + + + + + + + ++ + + 57 Trimeresurus + + + + + + + ++ + + 58 Trimeresurus + + + ++ + + 59 Calloselasma + + + ++ 60 Cuora amboinensis + + ++ 61 Cyclemys + + + + + + + ++ 62 Cyclemys dentata + + + + ++ 15
- 63 Heosemys grandis + + ++ 64 Malayemys subtrijuga + ++ 65 Siebenrockiella + ++ 66 Heiremys annadali + ++ 67 Pelodiscus sinensis + + + + + + + ++ 68 Amyda cartilaginea + + + ++ 69 Crocodylus siamensis + + + ++ Tổng 29 28 20 27 36 37 46 45 1 1 - 2.2. Phân tích yếu tố địa động vật học và phân bố địa lý của khu hệ ếch nhái, bò sát tỉnh Đồng Tháp 2.2.1. Yếu tố địa động vật học của khu hệ ếch nhái, bò sát tỉnh Đồng Tháp Qua phân tích kết quả của từng loài ở bảng 1, bước đầu chúng tôi đã có những nhận xét về tính chất địa động vật học của khu hệ Ếch nhái, Bò sát ở tỉnh Đồng Tháp như sau: (Bảng 2) - Đối với ếch nhái: Yếu tố Ấn Độ - Mã Lai chiếm ưu thế (chỉ số ái tính 95,45%), yếu tố đặc hữu chiếm 4,55%, không có yếu tố Trung Hoa và yếu tố Himalaia. - Đối với bò sát: Yếu tố Ấn Độ - Mã Lai chiếm ưu thế (chỉ số ái tính 95,80%), tiếp đến là yếu tố Trung Hoa (chỉ số ái tính 2,10%), yếu tố Himalaia chiếm 4,55%, không có yếu tố đặc hữu. - Xét chung toàn khu hệ, yếu tố Ấn Độ - Mã Lai chiếm ưu thế (chỉ số ái tính 95,65%), tiếp đến là yếu tố Trung Hoa (chỉ số ái tính 1,45%, yếu tố Hymalaia và yếu tố đặc hữu chiếm 1,45%. Yếu tố Ấn Độ - Mã Lai chiếm ưu thế hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó (Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang - 1996) bởi lẽ Đồng Tháp có địa hình tương đối bằng phẳng và tiếp giáp với các nước Campuchia, Thái Lan thuộc trung phân vùng địa động vật Ấn Độ - Mã Lai và hầu như không có các chướng ngại đáng kể về địa lý cũng như sinh thái, do đó, các loài thuộc phân vùng này dễ xâm nhập và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định, muốn có nhận xét rõ hơn về địa động vật thì cần những nghiên cứu sâu hơn. Bảng 2: Yếu tố địa động vật học của ếch nhái, bò sát ở Đồng Tháp Yếu tố địa động vật học Ấn Độ - Mã Lai Trung Hoa Himalaia Đặc hữu Nhóm Số Chỉ số Số Chỉ số Số Chỉ số Số Chỉ số lượng ái tính lượng ái tính lượng ái tính lượng ái tính Ếch nhái 21 95,45 - - - - 1 4,55 Bò sát 45 95,80 1 2,10 1 2,10 - - Chung 66 95,65 1 1,45 1 1,45 1 1,45 16
- 2.2.2. Quan hệ địa lý động vật học của khu hệ ếch nhái, bò sát Đồng Tháp với các khu động vật - địa lý học ếch nhái, bò sát của Việt Nam. Qua phân tích kết quả của từng loài ở bảng 1, bước đầu chúng tôi đã nhận thấy khu phân bố ếch nhái, bò sát của tỉnh Đồng Tháp thuộc khu phân bố ếch nhái, bò sát đồng bằng Nam bộ (có đến 98,5% số loài ếch nhái, bò sát của tỉnh). Mặt khác, khu hệ ếch nhái, bò sát của tỉnh Đồng Tháp gần gũi với khu hệ Nam Trung bộ (chỉ số ái tính là 76,8%), điều này cũng dễ hiểu vì khu phân bố động vật của đồng bằng Nam bộ gần gũi về mặt địa lý và tính chất khí hậu với khu phân bố nam Trung bộ hơn các khu phân bố động khác của Việt Nam (bảng 3). Bảng 3: Quan hệ địa lý động vật học của khu hệ ếch nhái, bò sát Đồng Tháp với các khu động vật - địa lý học ếch nhái, bò sát của Việt Nam Nam Trung Đồng Bằng Đồng Bằng Nghệ Tĩnh Bắc Trung Trung bộ Đông bắc Bắc bộ - Tây bắc Nam bộ Thanh Trung bộ bộ Nhóm Số loài chung Số loài chung Số loài chung Số loài chung Số loài chung Số loài chung Số loài chung Chỉ số ái tính Chỉ số ái tính Chỉ số ái tính Chỉ số ái tính Chỉ số ái tính Chỉ số ái tính Chỉ số ái tính Ếch 16 72,7 14 63,6 15 68,2 15 68,2 16 72,7 16 72,7 22 100 nhái Bò sát 29 61,7 28 59,5 20 42,6 27 57,5 36 76,6 37 78,7 46 97,9 Chung 45 65,2 42 60,8 35 50,7 42 60,8 52 75,4 53 76,8 68 98,5 III. Kết luận Khu hệ Ếch nhái, Bò sát Đồng Tháp có yếu tố Ấn Độ - Mã Lai chiếm ưu thế (chỉ số ái tính 95,65%). Chúng thuộc khu động vật địa lý học đồng bằng Nam bộ (chỉ số ái tính đến 98,5%) và gần với khu động vật địa lý học Nam Trung bộ nhất (chỉ số ái tính 76,8%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000). Sách đỏ Việt Nam (phần Động vật), Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 2. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang (1992). Về phân khu động vật - địa lý học bò sát, ếch nhái Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 14(3), 8 - 13. 3. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005). Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17
- 4. Stuart L. B., Van Dijk P., Hendrie D.P. (2000). Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia. Desig Group, Phnompenh, Cambodia. 5. Đào Văn Tiến (1985). Khảo sát thú ở Miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 277 - 288. 6. Campden - Main S. M. (1984). A Field Guide to Snakes of South Vietnam. Herpetological Seach Service & Exchange, New York. 7. Zhao E., Adler K. (1993). Herpetology of China. Society for the Study of Amphibians and Reptiles, Oxford, Ohio, USA. 8. Bourret R. (1936). Les Serpents de l’Indochine. Tome II, Imprimerie Henri Basuyau & Cie, Toulouse. 9. Bourret R. (1942). Les Btraciens de l’Indochine. Gonvernment Général de l’Indochine, Hanoi. Bourret R. (1943), Comment Déterminer un Lézard d’Indochine, Publications de l’Instruction Publique en Indochine, Hanoi. 10. Bourret R. (1943). Comment Déterminer un Lézard d’Indochine. Publications de l’Instruction Publique en Indochine, Hanoi. HAVING A PART IN THE STUDY ON GEOZOOLOGICAL CHARACTERISTICS OF HERPETOLOGICAL FAUNA IN DONG THAP PROVINCE Ngo Dac Chung College of Pedagogy, Hue University Hoang Thi Nghiep Dong Thap University of Education SUMMARY Based on the study on species composition of herpetology, this article mentions a few preliminary remarks about geozoological charasteristics of herpetology in Dong Thap province. This herpetofauna is the Indo-Malaysia fauna factors and belongs to fauna of Nam Bo delta (Vietnam). 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn