intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐIỀU LAI Ở TỈNH QUẢNG TRN"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ năm 2002 tỉnh Quảng Trị đưa cây Điều lai vào trồng thử nghiệm ở một số địa phương. Sau thời gian trồng thử nghiệm, cây Điều lai sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng sản lượng quả Điều thu được rất thấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐIỀU LAI Ở TỈNH QUẢNG TRN"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 48, 2008 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY ĐIỀU LAI Ở TỈNH QUẢNG TRN Hà Văn Hành, Trần Bá Quốc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Từ năm 2002 tỉnh Quảng Trị đưa cây Điều lai vào trồng thử nghiệm ở một số địa phương. Sau thời gian trồng thử nghiệm, cây Điều lai sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng sản lượng quả Điều thu được rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu của việc Điều ra hoa nhiều nhưng không thể đậu quả là vì thời kỳ Điều ra hoa thường gặp mưa, độ m cao và có thể gặp sương. Bài báo này đánh giá sơ bộ mức độ thích nghi và nêu lên tình hình phát triển của cây Điều lai ở tỉnh Quảng Trị. Đồng thời bài báo đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về việc phát triển cây Điều lai ở địa bàn nghiên cứu. 1. Mở đầu Quảng Trị là một tỉnh nông nghiệp với trong tổng số diện tích đất tự nhiên 474.573 ha, trong đó diện tích đất trồng nông nghiệp là 68.928 ha (chiếm 14,24%); đất lâm nghiệp là 143.876 ha (chiếm 24,47%); đất chưa sử dụng 272.946 ha (chiếm 50,7%). Phần lớn diện tích đất này là đất xám bạc màu và đất cát kém dinh dưỡng. Việc tìm ra một loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác và có giá trị kinh tế cao là một định hướng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường sinh thái và giải quyết công ăn việc làm cho người dân của tỉnh Quảng Trị. Cây Điều là cây công nghiệp có thể phát triển trên nhiều loại đất kể cả những loại đất kém dinh dưỡng và là loại cây chịu được khô hạn. Đây là loại cây có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời đây là loại cây có kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch tương đối đơn giản, cần ít vốn đầu tư phù hợp với điều thực tế của tỉnh. Năm 2002, cây Điều lai được đưa vào trồng thử nghiệm ở một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Trị như: xã Hải Trường (huyện Hải Lăng) với diện tích 8 ha; xã Triệu Trạch và Triệu Vân 60 ha. Năm 2005 cây Điều lai được trồng thử nghiệm ở xã Hướng Việt (Hướng Hóa) với diện tích 30 ha. Qua quá trình trồng thử nghiệm thì cây Điều sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng năng suất thu hoạch thì rất thấp do thời kỳ Điều ra hoa thường gặp mưa, độ Nm cao và sương mù làm Điều ra hoa nhiều mà không thụ phấn được. Chính từ thực tế đó việc tìm hiểu “Hiệu quả của việc trồng thử nghiệm cây Điều lai ở tỉnh Quảng Trị” có ý nghĩa lớn lao. 23
  2. 2. Đánh giá chung về mức độ thích nghi của cây điều lai ở lãnh thổ nghiên cứu. 2.1. Khái quát về đặc điểm sinh thái tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung bộ, nằm ở tọa độ từ 16018’ - 17010’ vĩ Bắc và từ 106032’ – 107024’ kinh Đông. Tỉnh Quảng Trị thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm ở đây từ 24,5 - 25,50C (tương đương với tổng nhiệt lượng hoạt động hàng năm từ 8.900 - 9.3000C) Mùa nóng ở tỉnh Quảng Trị là từ tháng V - VIII với nhiệt độ trung bình khoảng 29 C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 420C, nhiệt độ trung bình cao từ 32,2 - 34,60C. 0 Mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI - I năm sau. Đây là thời kỳ có những đợt không khí lạnh tràn xuống kèm theo đó là những cơn mưa, đôi khi xuất hiện những đợt rét đậm. Nền nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 8,90C. Tuy nhiên, còn tùy theo diễn biến từng năm mà mùa lạnh còn có thể đến muộn và kết thúc sớm hơn bình thường. Ngoài hai mùa nóng và lạnh ra, còn có thời kỳ nhiệt độ khá ổn định, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ từ 20 - 250C. Đó là thời kỳ chuyển tiếp mùa khí hậu trong năm. - Mưa: Lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Quảng Trị từ 2.500 - 2.700 mm. Hàng năm tỉnh Quảng Trị có hai mùa rõ rệt là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. Mùa mưa ít bắt đầu từ tháng I - VIII với lượng mưa trung bình tháng dưới 100 mm. Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng IX - XII với lượng mưa trung bình tháng trên 100 mm. - Độ m: Nhìn chung độ Nm tương đối trung bình cao nhất từ tháng IX - V, trùng với mùa mưa và sự hoạt động của các khối khí lạnh cực đới, độ Nm tương đối của thời kỳ này từ 80 - 92 %. Từ tháng VI – VIII là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam khô nóng, độ Nm của các tháng này thấp từ 72 - 76%. Thời kỳ không khí Nm ướt nhất trong năm không phải là thời kỳ mưa nhiều nhất (từ tháng VIII - XII), mà xảy ra vào thời kỳ có lượng mưa ít (từ tháng II - III), thời kỳ này chủ yếu là mưa phùn nên làm cho độ Nm lên đến 91 - 92%. - Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý: + Bão: Xuất hiện ở tỉnh Quảng Trị từ tháng V - XI và kèm theo bão thường là các cơn mưa lớn với lượng mưa phổ biến 100 - 200 mm/ngày + Hội tụ nhiệt đới: Thường diễn ra vào các tháng IX, X và đôi khi giữa tháng V và đầu tháng VI. Dải hội tụ nhiệt đới thường duy trì một vùng mây dày đặc có bề rộng vài trăm kilômét và gây mưa kèm theo dông trên diện rộng. + Thời tiết khô nóng: Xảy ra trong thời kỳ gió mùa mùa hạ (III - IX), thời kỳ hoạt động mạnh nhất từ tháng VI - VII. Mỗi đợt gió mùa Tây Nam thường kéo dài 3 - 5 24
  3. ngày, cũng có những đợt kéo dài 15 - 20 ngày. Thời tiết khô nóng với nhiệt độ cao, độ Nm thấp, gió mạnh đã làm bốc thoát hơi nước mặt đệm tăng. Hiện tượng này xảy ra vào mùa khô làm cho thời tiết càng trở nên khắc nghiệt. + Sương mù: Thường xuất hiện ở tỉnh Quảng Trị trong mùa đông, trung bình mỗi tháng có 2 - 3 ngày, mùa hạ ít khi xảy ra, tổng cả năm có khoảng 5 - 15 ngày. Một số đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Trị Tháng Chỉ tiêu I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Ttb 19,6 20,5 22,8 25,9 28,3 29,6 29,7 30,1 27,2 25,4 22,5 20,3 (0C) R (%) 90 92 91 86 82 76 72 75 80 86 88 89 L (mm) 56,8 39,9 33,8 58,8 85,5 87,2 68,8 156,9 389,1 640,4 442,4 194,7 Ff (m/s) 2,3 2,1 2,0 1,9 2,1 3,7 3,7 3,3 1,7 2,1 2,5 2,5 S (n/t) 0,5 0,5 0,5 1,5 3,6 1,6 1,4 1,3 2,2 1,1 0,2 0,4 Trong đó: Ttb - nhiệt độ trung bình; R - độ m tương đối; L - lượng mưa trung bình tháng; Ff - tốc độ gió; S - số ngày có sương trong tháng. 2.2. Nhu cầu sinh thái của cây Điều lai Cây Điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Khí hậu nhiệt đới với lượng mưa phong phú và có một mùa khô rõ rệt là điều kiện thích hợp để cây Điều lai phát triển tốt. Là một cây ưa nhiệt độ cao và nhạy cảm với giá lạnh nên vùng duyên hải miền nhiệt đới nằm ở độ cao 0 - 600 m so với mực nước biển là những nơi có thể phát triển cây Điều. Cụ thể như sau: - Về lượng mưa: Vùng đất tốt nhất để cây Điều sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều là những vùng có lượng mưa từ 1.000 - 2.000 mm/năm, trải đều trong 6 - 7 tháng và có một mùa khô kéo dài 5 - 6 tháng trùng với mùa cây Điều ra hoa kết quả. Cây Điều thích ứng với khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Trong điều kiện đó cây Điều sẽ sinh trưởng mạnh nhờ tích lũy chất dinh dưỡng trong mùa mưa và đến khi mùa khô cây sẽ ra hoa kết quả thuận lợi. Tuy nhiên, ở những vùng có mùa mưa trùng với mùa Điều trổ hoa thì không trồng được. Vì khi gặp mưa, bao phấn của hoa đực khó nở ra, mà có nở ra thì cũng bị nước mưa làm kết lại. Thêm vào đó khi mưa thì các loại côn trùng không bay đến vườn Điều để hút mật hoa, gây trở ngại trầm trọng đến việc thụ phấn của noãn. Và dù Điều lai nở hoa không trùng với mùa mưa, nhưng nếu thời gian đó có mưa phùn và sương muối thì tình trạng thụ phấn như trên cũng bất thành. Thời kỳ ra hoa của cây Điều lai thường từ tháng I đến tháng III. - Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm thích hợp cho cây Điều là từ 24 - 280C, tối cao trung bình là 380C và tối thấp trung bình là 180C. Trong điều kiện nhiệt độ dưới 150C cây Điều ngừng sinh trưởng và dưới 100C cây Điều có thể bị chết. Ở giai đoạn còn 25
  4. non, cây Điều nhạy cảm với nhiệt độ, nhưng đối với cây trưởng thành có thể chịu được ở nhiệt độ xấp xỉ 00C trong một thời gian ngắn. Ở trong giai đoạn sản xuất của cây Điều, nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng tới việc ra hoa kết trái, còn thời kỳ quả non nhiệt độ trên 400C sẽ làm rụng hoa và quả. - Về ánh sáng: Cây Điều là cây ưa sáng, trung bình cây Điều lai cần số giờ chiếu sáng từ 1.500 - 2.000 giờ/năm. - Về độ m tương đối: Độ Nm tương đối ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Điều. Trong thời kỳ ra hoa, kết trái, cây Điều chịu ảnh hưởng rất lớn của độ Nm. Vì vậy, trong thời kỳ này nếu độ Nm cao quá hay thấp quá sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Khi Điều ra hoa kết trái độ Nm thích hợp nhất để cây Điều thụ phấn là 75%, nếu độ Nm cao hơn mức này thì bao phấn khó nứt ra, phấn hoa đực không chui ra được nên cho dù có nhiều côn trùng lui tới thì việc thụ phấn cũng bất thành. Ngược lại trong thời kỳ ra hoa nếu độ Nm quá thấp so với mức trung bình thì vòi noãn mau bị se lại, gây trở ngại cho việc thụ phấn. - Về gió: Cây Điều phần lớn là thụ phấn chéo và phấn được phát tán nhờ gió nên gió có vai trò quan trọng trong thụ phấn. Tốc độ gió tối thích cho cây Điều là 2 - 25 km/h (0,55 - 6,9m/s). Tuy nhiên, gió mạnh có thể làm cho cây Điều rụng hoa, quả. - Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: + Bão với vận tốc gió mạnh có thể làm cho cây Điều bị đỗ, gãy, rụng hoa quả và đặc biệt kèm theo bão là các cơn mưa nên nếu bão trùng vào mùa hoa nở thì nó sẽ làm cho Điều không thụ phấn được. + Hội tụ nhiệt đới: Khi hội tụ nhiệt đới xảy ra thì độ Nm không khí cao, mây dày đặc, gây mưa trên diện rộng. Nếu hội tụ nhiệt đới xảy ra vào thời kỳ ra hoa của cây Điều thì nó làm cho điều không thụ phấn được. Còn nếu xảy ra vào mùa Điều đã kết trái thì có thể làm cho quả rụng nhưng lại cung cấp nước cho cây Điều trong mùa khô. + Thời tiết khô nóng: Thời tiết khô nóng làm cho Điều chín mọng. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây Điều. + Sương mù: Cây Điều thụ phấn chủ yếu vào buổi sáng. Nếu thời kỳ ra hoa của cây Điều trùng với lúc có sương mù thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc thụ phấn. 2.3. Đánh giá chung về mức độ thích nghi của cây Điều lai ở Quảng Trị Đánh giá thực chất là so sánh giữa điều kiện vốn có của lãnh thổ và nhu cầu sinh thái của đối tượng sản xuất. Trên cơ sở phân tích đặc điểm sinh thái tỉnh Quảng Trị và nhu cầu sinh thái của cây Điều lai, chúng tôi có một số đánh giá như sau: - Nhiệt độ trung bình ở tỉnh Quảng Trị từ 24,5 - 25,50C là nhiệt độ thích hợp cho cây Điều lai sinh trưởng và phát triển (nhiệt độ trung bình thích hợp nhất cho cây Điều sinh trưởng và phát triển là từ 24 - 280C). Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Trị về mùa lạnh có những đợt lạnh nhiệt độ thấp hơn 150C còn về mùa nóng có những đợt nóng nhiệt độ cao hơn 420C đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển 26
  5. của cây Điều. - Lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Quảng Trị từ 2.500 - 2.700mm, nhưng do Điều thường được trồng ở những vùng đồi và những vùng đất cát nên có khả năng thoát nước tốt, nhờ đó cây Điều không bị ngập úng (lượng mưa trung bình tốt nhất cho cây Điều sinh trưởng và phát triển là từ 1.000 - 2.000 mm). Tuy nhiên, thời kỳ Điều ra hoa (khoảng từ tháng I - III), ở tỉnh Quảng Trị thường có mưa phùn làm cho hoa không thể thụ phấn được. - Độ Nm tương đối ở tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ Điều ra hoa (từ tháng I - III) cao (90 - 92%) đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ phấn (độ Nm tương đối thích hợp nhất để cây Điều thụ phấn là khoảng 75%). - Bão thường xuất hiện ở tỉnh Quảng Trị từ tháng V - XI (không trùng với thời kỳ Điều ra hoa), trong những năm gần đây bão xuất hiện ít và tác động với cường độ không lớn nên nhìn chung bão ít ảnh hưởng đến năng suất cây Điều. - Tốc độ gió ở tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ Điều ra hoa từ 2,0 - 2,3 m/s là điều kiện thích hợp để cây Điều thụ phấn (tốc độ gió tối thích cho cây Điều thụ phấn là từ 0,55 - 6,9m/s). - Về mùa nóng ở tỉnh Quảng Trị thường có những đợt nắng nóng kéo dài từ 3 - 5 ngày, đôi khi kéo dài từ 15 - 20 ngày nên nó đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Điều lai. - Cây Điều có thể phát triển bình thường trên những vùng đất khô hạn và nghèo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cây Điều chỉ sinh trưởng tốt trên đất phì nhiêu, tầng đất dày, thoát nước tốt và độ pH từ 4,5 - 6,5. Với các loại chai cứng, hoặc có lớp kết von nông thì không phù hợp cho việc trồng Điều. Diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 474.573 ha, trong đó: Đất mặn 1.735 ha, đất phù sa 31.014 ha, đất cát 32.848, đất xám 11.800 ha, đất Feralit 44.1483 ha, đá gốc 17 ha. Do đó, ở Quảng Trị có nhiều diện tích đất có thể trồng được cây Điều. 3. Tình hình trồng thử nghiệm cây Điều ghép ở tỉnh Quảng Trị Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao đời sống nhân dân, từ đầu năm 2002, tỉnh Quảng Trị đã nhận 68 ha Điều thuộc Dự án trồng Điều thử nghiệm trên cát bàn giao cho xã Hải Trường (huyện Hải Lăng) 8 ha, xã Triệu Trạch và Triệu Vân (huyện Triệu Phong) 60 ha. Trong dự án đó, chủ đầu tư là Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ có trách nhiệm cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn cách trồng cho các hộ dân trong vòng 3 năm kể từ ngày đầu tư. Chủ đầu tư cũng cam kết sau 3 năm trồng cây Điều sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên, qua đó sẽ nhân rộng Dự án góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, đến nay sau gần 6 năm bỏ bê đồng ruộng và bỏ ra hàng chục triệu đồng chi phí, công sức nhưng các hộ dân vẫn chưa thu hoạch được gì từ Điều. Thời gian đầu, với sự hỗ trợ của Dự án về phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật 27
  6. cùng sự chăm sóc của người dân thì Điều phát triển khá tốt. Những năm sau, Điều ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả. Đến năm 2005, khi Viện không còn cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, cùng với việc Điều không cho thu hoạch nên hầu hết người dân không chăm sóc nữa làm Điều chậm sinh trưởng và phát triển. Trong mùa đông vừa qua, do thời tiết rét đậm kéo dài nên hàng chục hecta Điều của đã đồng loạt rụng lá và chết dần. Những cây còn lại héo úa và rụng hết lá. Nhìn chung năm nay Điều ở tỉnh Quảng Trị không đậu quả. Điều đáng nói nữa là lẽ ra khi cây Điều không mang lại hiệu quả kinh tế, khi người dân đã “quá ngán ngNm với cây Điều” thì các cơ quan chức năng phải sớm có giải pháp linh hoạt cho phép người dân chuyển đổi sang một loại cây trồng phù hợp thì đằng này số diện tích “Điều cảnh” kia vẫn nghiễm nhiên tồn tại. 4. Kết luận và kiến nghị - Điều kiện sinh thái ở tỉnh Quảng Trị tương đối thuận lợi để cho cây Điều sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trong năm có những đợt rét đậm và những đợt nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Điều. - Thời kỳ cây Điều ở Quảng Trị ra hoa (từ tháng I - III) thường có mưa phùn và độ Nm tương đối của không khí cao nên Điều rất khó thụ phấn. Đây là nguyên nhân chính làm cho cây Điều ở tỉnh Quảng Trị có năng suất thấp. - Nếu ở tỉnh Quảng Trị mà có những dòng Điều ra hoa muộn (cuối tháng III - đầu tháng IV), thì nên nhân giống dòng Điều này và có thể trồng trên diện rộng. - Nếu không tìm ra dòng Điều ra hoa muộn thì chỉ nên trồng Điều ở những nơi có điều kiện đất đai xấu nhằm cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, chứ không nên trồng đại trà gây lãng phí đất và hiệu quả kinh tế cao. - Những vùng trồng Điều thử nghiệm khi biết chắc chắn không có hiệu quả thì các cơ quan có trách nhiệm cần nhanh chóng hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng 28
  7. cho phù hợp với điều kiện sinh thái và đem lại giá trị kinh tế cao. 29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2