Báo cáo nghiên cứu khoa học " KỸ NĂNG ĐỊA LÍ TRONG CÁC HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG CẦN RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM "
lượt xem 24
download
Kỹ năng được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng giúp người học khai thác tri thức, làm giàu tri thức. Kiến thức của các học phần Địa lí tự nhiên đại cương đa dạng, phức tạp, là cơ sở để tiếp thu các kiến thức địa lí tự nhiên chuyên ngành, địa lí kinh tế - xã hội phục vụ học tập, giảng dạy địa lí của sinh viên ngành sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " KỸ NĂNG ĐỊA LÍ TRONG CÁC HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG CẦN RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM "
- KỸ NĂNG ĐỊA LÍ TRONG CÁC HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG CẦN RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trần Thị Tuyết Mai, Trần Thị Cẩm Tú Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Kỹ năng được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng giúp người học khai thác tri thức, làm giàu tri thức. Kiến thức của các học phần Địa lí tự nhiên đại cương đa dạng, phức tạp, là cơ sở để tiếp thu các kiến thức địa lí tự nhiên chuyên ngành, địa lí kinh tế - xã hội phục vụ học tập, giảng dạy địa lí của sinh viên ngành sư phạm. Vấn đề rèn luyện kỹ năng địa lí cần có hệ thống, phương pháp phù hợp với đặc trưng của từng học phần, do đó việc xác định loại kỹ năng đặc trưng cụ thể trong từng học phần là bước khởi đầu quan trọng của quá trình rèn luyện kỹ năng. I. CÁC HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐỊA LÍ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HIỆN NAY: 81
- I.1. Vị trí của các học phần Địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình đào tạo: Địa lí tự nhiên nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên trong lớp vỏ địa lí với các khoa học bộ phận (khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh quyển, địa chất, địa mạo... kiến thức của các ngành này được truyền đạt bởi các học phần Địa lí tự nhiên đại cương) và địa lí tự nhiên tổng hợp. Do tính hệ thống trong cấu trúc của khoa học Địa lí, nên các học phần Địa lí tự nhiên đại cương (ở tất cả chương trình đào tạo của các trường ĐHSP đang áp dụng và dự thảo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp được áp dụng) được bố trí vào các học kì 1, 2, 3 và bố trí trước các học phần Địa lí kinh tế - xã hội, Phương pháp dạy học Địa lí trong toàn khóa đào tạo. Các học phần Địa lí tự nhiên (ĐLTNĐC) gồm Nhập môn địa cầu, Địa chất, Địa mạo, Thủy văn, Khí hậu, Thổ nhưỡng, Sinh quyển, Lớp vỏ cảnh quan và các qui luật địa lí... Các học phần này có số đơn vị học trình không giống nhau giữa các trường, giữa trường với Bộ, do trước đây Bộ cho phép các trường tự xây dựng chương trình trên khung chương trình cơ bản của Bộ ban hành. Ví dụ ở ĐHSP Huế tổng số đơn vị học trình của các học phần ĐLTNĐC là 19, ở ĐHSP Qui Nhơn là 23... Các học phần ĐLTNĐC có vai trò rất quan trọng. Chúng giúp sinh viên có các hiểu biết về các vấn đề địa lí tự nhiên, các quy luật địa lí tự nhiên, khả năng giải thích sự phân hóa, khả năng vận dụng kiến thức địa lí tự nhiên để nghiên cứu đánh giá các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội, phục vụ thiết thực cho dạy học địa lí ở 82
- trường phổ thông. Do đó, việc giảng dạy, học tập các học phần này đặt ra nhiều yêu cầu trong việc vận dụng các phương pháp dạy học, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề rèn luyện kỹ năng địa lí. I.2. Nội dung khái quát các học phần ĐLTNĐC: Do có đối tượng nghiên cứu riêng nên mỗi học phần có các nội dung đặc thù với các phương pháp nghiên cứu tương ứng. Nội dung của các học phần là một trong những cơ sở quan trọng để xác định hệ thống kỹ năng tương ứng. 1. Nhập môn địa cầu (2đvht) - Đặc điểm cấu tạo, sự hình thành, vai trò, ý nghĩa... của hệ Mặt Trời và Trái Đất - Mối quan hệ giữa Trái Đất và hệ Mặt Trời - Cơ sở khoa học của các hiện tượng, quá trình địa lí trên Trái Đất có liên quan đến các hiện tượng thiên văn 2. Địa chất đại cương - Địa chất lịch sử (3đvht) - Đặc điểm cấu tạo, thành phần vật chất, tính chất cơ bản bên trong của Trái Đất, các phá hủy kiến tạo. 83
- - Các tác dụng địa chất ngoại sinh. - Các vấn đề cơ bản về lịch sử vỏ Trái Đất. 3. Địa mạo (2đvht) - Nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển, động lực hiện tại, hướng phát triển, tuổi... của địa hình nói chung và của các dạng địa hình nói riêng. - Cơ sở để nhận biết các dạng địa hình trên thực địa, đánh giá, vận dụng chúng vào việc điều tra nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ, dạy học địa lí. 4. Khí tượng - khí hậu học (3 đvht) - Thành phần, cấu trúc của khí quyển - Các quá trình vật lí xảy ra trong khí quyển tầng thấp - Các quá trình hình thành khí hậu - Đặc điểm các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất 5. Thủy văn (2đvht) 84
- - Phân bố và tuần hoàn nước trên Trái Đất - Quá trình phát triển mạng lưới thủy văn - Các đặc trưng thủy văn sông ngòi, hồ, nước ngầm, thủy văn biển 6. Thổ nhưỡng (2 đvht) - Nguồn gốc phát sinh, phát triển của đất, cấu tạo đất, thành phần và tính chất lý, hoá học, quy luật phân bố đất. - Cơ sở để nhận biết các loại đất trên thực địa, đánh giá, vận dụng chúng vào việc điều tra nghiên cứu đất đai, dạy học địa lí. 7. Sinh quyển (2 đvht) - Sự hình thành, phát triển của sinh quyển - Cấu tạo, đặc điểm (các nhân tố sinh thái, khu phân bố...) - Sự phân bố địa lí của sinh vật ở trên các lục địa và trong các đại dương thế giới 85
- I.3. Mục tiêu giảng dạy các học phần ĐLTNĐC: - Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình địa lí tự nhiên, cơ sở khoa học để giải thích các vấn đề địa lí tự nhiên - Về kỹ năng: Rèn luyện (ở mức cao hơn so với bậc học phổ thông) các kỹ năng như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá, liên hệ thực tế… trong các quá trình địa lí tự nhiên. - Về hành vi, ứng xử: Giúp sinh viên có được thế giới quan duy vật biện chứng, giải thích có căn cứ khoa học các vấn đề tự nhiên, có các hành động thiết thực để bảo vệ môi trường tự nhiên. II. KỸ NĂNG ĐỊA LÍ (KNĐL) CẦN RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN TRONG CÁC HỌC PHẦN ĐLTNĐC II.1. Các loại kỹ năng địa lí cần hình thành: Căn cứ vào nội dung, mục tiêu giảng dạy các học phần ĐLTNĐC, vào các hoạt động của sinh viên đối với các nội dung địa lí, với các phương tiện dạy học địa lí trong các học phần ĐLTNĐC, có thể phân biệt các loại kỹ năng sau: 1. Kỹ năng làm việc với bản đồ và các phương tiện dạy học địa lí truyền thống (I) 86
- * Kỹ năng khai thác các kiến thức địa lí tàng trữ trong bản đồ + Định hướng trên bản đồ (xác định phương hướng, tọa độ địa lý...) + Đo tính trên bản đồ + Đọc và sử dụng bản đồ (phân tích mối liên hệ nhân quả, xác định đặc điểm một số đối tượng, rút ra các nhận xét cần thiết, điền vào bản đồ khung...) * Kỹ năng làm việc với các số liệu thống kê, tư liệu địa lí, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo và các phương tiện học tập địa lí + Đọc và lập biểu đồ + Phân tích số liệu, rút ra nhận xét + Phân tích các mô hình, lát cắt, phẫu diện... + Làm việc với giáo trình + Làm việc với tài liệu tham khảo 2. Kỹ năng liên hệ thực tế (từ kiến thức bài học liên hệ với thực tế; từ thực tế để giải thích, phân tích, chứng minh nhằm làm giàu thêm kiến thức) (II) 87
- + Khảo sát các sự vật hiện tượng địa lí trong thực tế + Quan sát, so sánh, giải thích các đối tượng địa lí trong thực tế + Khảo sát một vài vấn đề địa lí địa phương 3. Kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lý, trình bày thông tin địa lí (III) + Đo đạc, quan trắc về thời tiết, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng..., thu thập số liệu, viết báo cáo... + Viết, trình bày các vấn đề địa lí (viết báo cáo ngắn từ các bảng số liệu, viết báo cáo chuyên đề trên cơ sở kết hợp sách giáo khoa và tài liệu tham khảo...) Nội dung của các học phần ĐLTNĐC đề cập đến nhiều yếu tố địa lí tự nhiên với các qui luật phân bố, hình thành, phát triển trong thể tổng hợp địa lí, mặt khác đối tượng cần rèn luyện kỹ năng là sinh viên ngành Địa lí các trường Sư phạm nên loại kỹ năng hàng đầu cần rèn luyện, bồi dưỡng là kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế. Các nhóm kỹ năng khác, giúp nhận biết các dấu hiệu bản chất, so sánh, tổng hợp các yếu tố tự nhiên để đánh giá điều kiện ĐLTN một cách nhanh chóng, khoa học, nên cũng là loại kỹ năng cần đặc biệt chú ý. II.2. Một số kỹ năng cụ thể đặc trưng của các học phần ĐLTNĐC: 88
- Kết quả phân tích nội dung các học phần ĐLTNĐC cho thấy: các KNĐL cần tập trung bồi dưỡng, rèn luyện trong các học phần này cũng không nằm ngoài các nhóm KNĐL chung. Cơ hội để rèn luyện, loại kỹ năng cần rèn luyện, đều xuất phát từ nội dung bài học. Do đó, tùy vào đặc trưng của học phần mà cụ thể hóa loại kỹ năng cần rèn luyện cho phù hợp nhưng vẫn bảo đảm được tính liên tục, tính hệ thống của quá trình bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng địa lý Có thể xác định một số kỹ năng cụ thể trong các học phần ĐLTNĐC như sau Bảng 3. 1: Một số kỹ năng cụ thể đặc trưng của một số học phần ĐLTNĐC Kỹ năng cụ thể Tậ p Học kỳ Nhóm kỹ trung năng vào học phần - Đọc hiểu các yếu tố bản đồ: tên, tọa độ địa lí, Nhập I I phương hướng, chú giải môn địa cầu - Nhận xét, phân tích số liệu, sơ đồ, biểu bảng các hiện tượng thiên văn, tính toán đơn giản về độ cao Mặt Trời, tọa độ địa lí, giờ địa phương, vị trí Trái Đất trên quỹ đạo... 89
- - Đọc, sử dụng bản đồ kiến tạo. Địa chất I - Phân tích lát cắt địa chất, sơ đồ, hình ảnh cấu tạo địa chất - Nhận biết các mẫu khoáng vật, nham thạch trên cơ sở dấu hiệu đặc trưng - Đọc, sử dụng, biết phương pháp thành lập bản đồ Địa mạo II độ cao, bản đồ độ dốc bình quân, bản đồ chia cắt ngang, chia cắt sâu - Đọc, phân tích, vẽ lát cắt địa hình - Đọc, sử dụng bản đồ thể hiện các kiểu địa hình. So sánh với bản đồ kiến tạo để rút ra kết luận về sự phát triển địa hình 90
- - Quan sát, giải thích các sơ đồ, tranh ảnh về các Khí hậu II quá trình hình thành địa hình, các dạng địa hình - Đọc và sử dụng bản đồ thể hiện các yếu tố khí hậu (đẳng nhiệt, đẳng áp, Si-nop, các đai đới khí hậu...) - Xác định tác động của các yếu tố tự nhiên đến khí hậu qua bản đồ - Phân tích số liệu khí hậu; quan sát sơ đồ, tranh ảnh giải thích mối quan hệ nhân quả trong hình thành khí hậu - Đọc, sử dụng bản đồ phân vùng thủy văn Thuỷ III văn - Phân tích số liệu thủy văn, sơ đồ thủy văn 91
- - Đọc và sử dụng bản đồ các loại đất trên thế giới Thổ III nhưỡng - Phân tích bảng số liệu về các đặc trưng của thổ nhưỡng (thành phần cơ giới, hữu cơ, khoáng vật...) - Đọc và phân tích phẫu diện đất - Chồng xếp bản đồ khí hậu và bản đồ thổ nhưỡng để nhận xét qui luật phân bố thổ nhưỡng trên thế giới - Quan sát tranh ảnh thể hiện loại đất, nhận xét - Đọc, sử dụng bản đồ các đai đới tự nhiên. Sinh III quyển - Chồng xếp bản đồ khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình...rút ra nhận xét về sự phân hóa các đới tự nhiên - Quan sát, phân tích tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ thể hiện các đai đới, sự phân hóa tự nhiên 92
- - Điều tra, giải thích các hiện tượng thiên văn, nhận Nhập I II xét các tác động của các hiện tượng đó với thực tế môn địa địa phương, Việt Nam, thế giới cầu - Nhận biết cấu tạo địa chất, địa tầng, vết lộ, đặc Địa chất I điểm khoáng vật, nham thạch ngoài thực địa - Phân tích thuận lợi, khó khăn do cấu tạo địa chất ngoài thực địa - Nhận biết, gọi tên các dạng địa hình Địa mạo II - Giải thích nguyên nhân hình thành, cơ chế phát triển, phán đoán xu hướng phát triển địa hình ngoài thực địa - Quan trắc thời tiết (đo nhiệt, ẩm, mưa, ước lượng Khí hậu II độ mây, nhận biết dạng mây, loại mây... ) - Khảo sát cơ chế hình thành và đặc điểm khí hậu địa phương. - Giải thích các hiện tượng thời tiết, khí hậu đặc trưng trên thực tế. 93
- - Tìm hiểu, giải thích các hiện tượng, đặc điểm thủy Thủy II văn ngoài thực địa văn - Khảo sát đơn giản đặc trưng thủy văn địa phương - Đào phẫu diện đất, mô tả phẫu diện, giải thích quá Thổ III trình hình thành đất qua phẫu diện nhưỡng - Khảo sát đất địa phương, xác định độ phì, tính chất đất - Tìm hiểu đặc trưng địa lí sinh vật địa phương, giải Sinh III thích các đặc điểm phân bố địa lí trên thực địa quyển - Nhận biết, phân loại khái quát các kiểu thực bì ngoài thực địa - Thu thập tài liệu, tranh ảnh về các hiện tượng Nhập I III thiên văn, sắp xếp theo chủ đề, viết báo cáo nhỏ môn địa cầu - Thu thập tài liệu, tranh ảnh về các hiện tượng địa Địa chất I chất, nham thạch, khoáng vật... sắp xếp theo chủ đề, viết báo cáo nhỏ 94
- - Thu thập tài liệu, tranh ảnh về các quá trình địa Địa mạo II mạo, (đặc biệt là các quá trình có khả năng diễn ra ở địa phương) sắp xếp theo chủ đề, viết báo cáo nhỏ - Thu thập tài liệu, tranh ảnh về các hiện tượng thời Khí hậu II tiết khí hậu đặc trưng, viết về đề tài khí hậu (có vận dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp) - Nghiên cứu các vấn đề về thuỷ quyển: tiềm năng, Thuỷ II vấn đề khai thác, sử dụng, định hướng khai thác văn - Nghiên cứu, đánh giá vai trò, ý nghĩa, thuận lợi Thổ III khó khăn từ đặc điểm thổ nhưỡng nhưỡng - Nghiên cứu, đánh giá vai trò, ý nghĩa, thuận lợi, Sinh III khó khăn từ đặc điểm sinh quyển quyển II.3. Cách thức rèn luyện KNĐL trong các học phần CSĐLTN: Rèn luyện các KNĐL thông qua giảng dạy các học phần CSĐLTN cần được tiến hành thường xuyên, khoa học. Đây là phương cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của học phần. Ngoài ra, do một số KNĐL đã được hình thành ở trường phổ thông các cấp, nên việc rèn luyện kỹ năng cần được tiến hành trên cơ sở kế thừa, do đó việc tiến hành kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ nắm kỹ năng của học sinh là rất cần thiết. Quan điểm mới về phương pháp dạy học cho 95
- phép giảng dạy các học phần ĐLTNĐC bằng cách tiến hành rèn luyện, bồi dưỡng các KNĐL cụ thể đặc trưng một cách hệ thống. Điểm mấu chốt của vấn đề là con đường thực hiện. Tùy thuộc vào kiến thức học phần, trình độ sinh viên, phương tiện dạy học mà tiến hành rèn luyện bằng nhiều cách khác nhau: Cách 1: Giáo viên thuyết trình, làm mẫu hướng dẫn học sinh các thao tác, qui trình thực hiện các kỹ năng. Học sinh quan sát, nắm được các thao tác trình tự thực hiện kỹ năng. Ví dụ: Rèn luyện kỹ năng xác định thế nằm của đá bằng cách xác định đường phương, đường dốc, góc dốc, góc phương vị, đường hướng dốc của lớp đá. Giáo viên làm mẫu để xác định đường phương tuần tự như sau: - Áp sát chiều dài của địa bàn trên mặt lớp đá và để địa bàn nằm ngang. - Di chuyển địa bàn trên mặt lớp đá, khi bọt thủy ở góc địa bàn vào giữa vạch đỏ – mặt địa bàn nằm ngang - Kẻ một đường trên mặt lớp đá theo chiều dài của địa bàn. Đường vừa kẻ là đường phương của lớp đá. Sau khi xác định đường phương giáo viên tuần tự thao tác các bước tiếp theo để xác định các yếu tố còn lại nhằm xác định thế nằm của lớp đá. 96
- Cách 2: Giáo viên rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua các bài thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác, hoạt động; giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận xét, rút ra kết luận. Đây là cách thức đạt hiệu quả cao trong rèn luyện kỹ năng. Ví dụ: Phân tích sự hình thành các dạng địa hình bờ biển do xung tích dọc tạo thành qua hệ thống sơ đồ, tranh ảnh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát, nhận xét hướng gió thổi, hướng sóng, đặc diểm địa hình bờ biển. Sau đó, phán đoán độ lớn của góc tạo thành giữa hướng sóng và đường bờ, tìm mối liên hệ giữa độ lớn của góc với dạng địa hình sẽ được hình thành. Cách 3: Giao các bài tập, vấn đề tìm hiểu để học sinh tự mình củng cố, rèn luyện kỹ năng. Giáo viên xác định các yêu cầu cần đạt được của bài tập thông qua hệ thống câu hỏi đặt ra cho học sinh, trên cơ sở đó học sinh xem xét vấn đề để tự lực giải quyết vấn đề. Ví dụ: Dựa vào bản đồ Sinov, bảng số liệu để phân tích đặc điểm thời tiết trước và trong khi có đợt gió mùa Đông Bắc ở địa điểm X. + Phân tích hình thái các đường đẳng áp 97
- + Phân tích xu hướng diễn biến khí áp, nhiệt độ, hướng gió trước và trong khi có gió mùa Đông Bắc + So sánh các đặc trưng thời tiết so với mùa kia + Đối chiếu đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc ở địa điểm X với qui luật hoạt động của gió mùa Đông Bắc rút ra nhận xét. Cách 4: Học sinh tự rèn luyện kỹ năng trên cơ sở kiến thức lĩnh hội và các phương tiện học tập. Bằng cách này học sinh có thể tranh thủ rèn luyện kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc với mức độ tự lực cao. Như vậy có nhiều cách thức để rèn luyện KNĐL trong các học phần ĐLTNĐC, chúng có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình rèn luyện kỹ năng nên cần được tiến hành đồng bộ. Để quá trình rèn luyện KNĐL trong các học phần ĐLTNĐC có hiệu quả, trước mắt cần quan tâm đến các vấn đề như: Xác định hệ thống các loại KNĐ L cụ thể phù hợp với đặc trưng của từng học phần, xác định trình độ KNĐL của sinh viên và xác định hệ thống phương pháp, hình thức tổ chức để rèn luyện KNĐL. 98
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như An. Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và qui trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục. Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lý. Hà Nội (1993). 2. Phạm Thanh Bình. Hệ thống kỹ năng cần thiết phải chuẩn bị cho sinh viên trường sư phạm để làm công tác giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông. Tập san khoa học ĐHSP Huế (1991). 3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lý luận dạy học Địa lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2001) 4. Mai Xuân San. Rèn luyện kỹ năng địa lí. NXB Giáo dục, Hà Nội (1998). 5. Nguyễn Đức Vũ. Rèn luyện kỹ năng dạy học Địa lí cho sinh viên. Thông báo khoa học ĐHSP Huế số 2/42 (2002). 6. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở Trung học phổ thông. NXB Giáo dục (2004). GEOGRAPHICAL SKILLS IN GENERAL PHYSICAL GEOGRAPHY SEMESTERS TO BE TRAINED FOR STUDENTS OF PEDAGOGY COLLEGES 99
- Tran Thi Tuyet Mai, Tran Thi Cam Tu College of Pedagogy, hue University SUMMARY The establishment of skills bases on the foundation of knowledge. Skills help us to study and to enrich our knowledge. Having a thorough knowledge of general physical geography is the precondition to accept, to receive the knowledge of specific physical geography, socio-economic geography needed in the training of pedagogic students. The methods to be used in the training skills need to be systemized so that they can go well with the characteristic of each subject. Therefore, the definitive of specific skills on the subject is an important starting point in the process of skill training. 100
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chính sách “Một nước hai chế độ” trong quá trình đấu tranh thống nhất Đài Loan của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa."
12 p | 277 | 48
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢ NĂNG HẤP THỤ AMMONIA CỦA ZEOLITE TỰ NHIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU"
7 p | 210 | 37
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG OZONE XỬ LÝ NƯỚC VÀ VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG BỂ ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ"
9 p | 233 | 37
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG DẦU THỰC VẬT LÊN SỰ ĐA DẠNG QUẦN THỂ VI SINH VẬT TRONG BỂ LỌC SINH HỌC"
11 p | 139 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HI ỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG NUÔI ARTEMIA HUYỆN VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG"
13 p | 105 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở AN GIANG"
9 p | 172 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH LŨY ĐẠM, LÂN TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH"
9 p | 143 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢ NĂNG KI ỂM SOÁT SỰ PHÁT TRI ỂN CỦA TẢO TRONG BỂ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BẰNG BI ỆN PHÁP KẾT TỦA PHỐT-PHO"
10 p | 134 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN TRONG EO NGÁCH Ở HỒ CHỨA TRỊ AN"
9 p | 155 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " QUẢN LÝ CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG NUÔI CÁ EO NGÁCH BẰNG MÔ HÌNH ECOPATH"
8 p | 160 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn