Báo cáo nghiên cứu khoa học " Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An"
lượt xem 28
download
Miền Tây Nghệ An là vùng trung du miền núi, có diện tích 13.750,1km2, tương đương với tổng diện tích của 9 tỉnh, thành phố trung bình của cả nước. Đây là tiền đề cho các thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản…), cũng như đa dạng về sự lựa chọn chiến lược phát triển, thiết kế quy hoạch của vùng. Tuy nhiên, sự kém phát triển của miền Tây hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An"
- Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An Miền Tây Nghệ An là vùng trung du miền núi, có diện tích 13.750,1km2, tương đương với tổng diện tích của 9 tỉnh, thành phố trung bình của cả nước. Đây là tiền đề cho các thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản…), cũng như đa dạng về sự lựa chọn chiến lược phát triển, thiết kế quy hoạch của vùng. Tuy nhiên, sự kém phát triển của miền Tây hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Tiếp cận lý thuyết “Cực phát triển” để đề ra chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của mảnh đất trọng yếu này là một gợi ý nhằm vượt qua thách thức đó. 1. Lý thuyết “Cực phát triển” 1.1. Khái niệm lý thuyết “Cực phát triển” Người khởi xướng lý thuyết “Cực phát triển” là nhà kinh tế học người Pháp - Francois Perroux vào năm 1950, sau đó được tiếp tục phát triển bởi Myrdan, Friedman, Hisrhman, Hary Richardson, Bejnamin và Philip Mc. Cann. Theo lý thuyết này, một vùng không thể có sự phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ theo cùng một thời gian mà có xu hướng tăng trưởng/ phát triển nhanh ở một số điểm nào đó, trong khi các điểm khác có xu hướng tăng trưởng chậm hoặc trì trệ. Sự tăng trưởng/ phát triển nhanh ở các điểm cực đó sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp tác động đến sự phát triển của các lãnh thổ xung quanh gọi là các cực phát triển. Các điểm có sự tăng trưởng/ phát triển nhanh và mạnh là những điểm có lợi thế so với toàn vùng, thường tập hợp một số ngành công nghiệp có khả năng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau qua các mối quan hệ trong sản xuất - công nghệ - kinh doanh (ví dụ quan hệ đầu vào - đầu ra)
- xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay mũi nhọn. Ngành công nghiệp này nhờ những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới cao, sản phẩm có độ co dãn của cầu theo thu nhập và có phạm vi thị trường rộng lớn trên nhiều vùng hoặc toàn quốc nên sẽ phát triển rất nhanh và kéo theo các ngành có liên quan đến nó tăng trưởng, tạo ra sự tác động lan tỏa đối với các bộ phận khác của nền kinh tế. Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển của công nghiệp mũi nhọn sẽ làm cho lãnh thổ nơi nó phân bố phát triển và hưng thịnh theo bởi số lượng việc làm, thu nhập tăng dẫn đến sức mua tăng; các ngành công nghiệp mới, các hoạt động dịch vụ kinh tế - xã hội và các hoạt động phát triển mới được thu hút vào lãnh thổ ngày càng nhiều hơn. Sự tập trung hóa về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều điểm khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ có tác dụng như “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của cả vùng, tạo điều kiện cho nền kinh tế vùng phát triển nhanh và mạnh hơn. 1.2. Tác động của “Cực phát triển” Theo nghiên cứu của Hary Richardson, Hisrhman, Salvatore và Myrdal tác động của “cực phát triển” được xác định bởi các mặt sau: - Sức hút về trao đổi hàng hóa với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị trường lớn nhất. - Sức lôi cuốn về đầu tư để thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, đầu tư phát triển đô thị. - Lan truyền những đổi mới về kỹ thuật, vật chất và thúc đẩy các nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ. - Lan truyền những đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, những đổi mới về tư tưởng và tâm lý của người sản xuất và người tiêu dùng. - Hiệu ứng lan tỏa: Đây là những tác động tích cực của sự tăng trưởng tại điểm cực tới sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu người, cơ cấu kinh tế
- của các vùng lãnh thổ xung quanh cùng phát triển và hưng thịnh theo. Hiệu ứng lan tỏa là một trong những tác động tích cực được các nhà kinh tế quan tâm bởi nó thường được áp dụng để phát triển kinh tế cho những vùng kém phát triển. Theo phạm vi không gian thì càng xa cực phát triển, hiệu ứng lan tỏa càng yếu. Hiệu ứng lan tỏa tại một điểm cách xa trung tâm cực một khoảng cách r (Sr) được biểu thị bằng công thức: Sr = So.e-ir, trong đó: So là ảnh hưởng tại điểm cực, i là hệ số suy giảm theo khoảng cách. - Hiệu ứng phân cực (hay tập trung hóa) được xem như là những tác động tiêu cực của sự tăng trưởng tại điểm cực tới các vùng trong phạm vi ảnh hưởng của nó, đó là sự tăng khoảng cách chênh lệch về các vấn đề kinh tế - xã hội như GDP/người, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Những tác động này cần phải chấp nhận một thời gian, tùy theo sức phát triển của cực, sau đó được thay thế bằng hiệu ứng lan tỏa. Như vậy, lý thuyết “Cực phát triển” đã nhấn mạnh lợi thế phát triển không cân đối theo lãnh thổ. Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của vùng, cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò lớn đối với sự tăng trưởng của vùng và là hạt nhân phát triển. Đây là lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm, được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN. Sự hình thành các cực phát triển như là các lãnh thổ trọng điểm, động lực cho nền kinh tế là phương thức phù hợp, hiệu quả với những vùng hạn chế về nguồn lực như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường… của các nước nghèo, đang phát triển, cần kêu gọi vốn đầu tư. 2. Vấn đề thực tiễn của miền Tây Nghệ An 2.1. Lợi thế của miền Tây Nghệ An 2.1.1. Là một vùng đất rộng lớn
- Miền Tây Nghệ An có diện tích 13.750,1km2, dân số trên 1,1 triệu người (năm 2010), chiếm 83,5% diện tích và 37% dân số của tỉnh, lớn hơn diện tích tỉnh Thanh Hóa khoảng 3.000km2, gấp 2 lần diện tích tỉnh Hà Tĩnh, gấp 11 diện tích lần thành phố Đà Nẵng, tương đương với diện tích tỉnh Sơn La (là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 trong cả nước).
- Bảng 1: So sánh quy mô di ện tích các huyện, thị miền Tây Nghệ An với các tỉnh, thành phố cả nước Diện tích Tỉnh, thành phố TT Huyện (km2) có diện tích tương đương Tương 1 Lớn hơn Bình Dương 2.811,3 Dương Kỳ Sơn TP Hồ Chí Minh 2 2.094,3 Gần bằng Bà Rịa - Vũng 3 Quế Phong 1.890,9 Tàu Lớn hơn Hải Dương 4 Con Cuông 1.738,3 5 Thanh Gần bằng Vĩnh Phúc 1.129,9 Chương Quỳ Châu Lớn hơn Hưng Yên 6 1.057,6 Qu ỳ H ợ p Lớn hơn Hưng Yên 7 942,2 Tân Kỳ Gần bằng Bắc Ninh 8 729,3 Nghĩa Đàn 9 617,9 Hai huyện và một thị xã có Anh Sơn 10 603,3 diện tích gần bằng Vĩnh Long Thị xã Thái 11 135,1 Hòa
- Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010; Niên giám thống kê Nghệ An 2010 Như vậy, diện tích của 10 huyện và 1 thị xã miền Tây Nghệ An tương đương với 9 tỉnh, thành phố trung bình của cả nước. Sự rộng lớn về diện tích là tiền đề cho các thế mạnh về vị trí địa lý, các tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng, khoáng sản… cũng như đa dạng về sự lựa chọn chiến lược phát triển, thiết kế quy hoạch miền Tây. Đường biên giới: miền Tây có 6 huyện (Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương) với 27 xã giáp Lào, đường biên giới dài 419km; có 3 huyện (Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn) giáp Thanh Hóa với đường biên giới dài 156,1km; 1 huyện (Thanh Chương) giáp Hà Tĩnh với đường biên giới dài 42,3km. Tổng chiều dài đường biên giới là 617,4km, trong đó đường biên giới với Lào chiếm khoảng 60%, trung bình cứ trên 21km2 diện tích thì có 1km đường biên giới, cùng với đường Hồ Chí Minh chạy qua 4 huyện (Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương) và th ị xã Thái Hòa, các tuyến đường Đông - Tây như đường 7, 48, 15… tạo khả năng thông thương giao lưu, mở rộng hội nhập với Lào, các tỉnh lân cận là rất lớn. 2.1.2. Một số tiềm năng tự nhiên lớn * Tài nguyên rừng Miền Tây Nghệ An có diện tích rừng trên 700 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên 600 ngàn ha, chiếm 90% diện tích rừng của tỉnh, tương đương với diện tích rừng tỉnh Gia Lai, đứng đầu trong cả nước, độ che phủ gần 50%, có nhiều rừng nguyên sinh tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn (thuộc rừng Quốc gia Pù Mát), Qu ế Phong, Quỳ Châu. Đặc biệt, Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An gồm Pù Hoạt (43 ngàn ha), Pù Hu ống (40 ngàn ha), Pù Mát (trên 91 ngàn ha) được thế giới công nhận vào năm 2007 là 1 trong 7 khu d ự trữ sinh quyển của cả nước, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (174 ngàn ha), có
- tính đa dạng sinh học cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới. Trong đó, rừng Quốc gia Pù Mát có 986 loài thực vật bậc cao, 153 họ, 200 loài thuốc quý, 241 loài thú thu ộc 86 họ, 28 bộ (trong đó có 26 loài thú, 9 loài chim đã ghi vào sách đỏ Việt Nam). Rừng có nhiều loài gỗ quý như lim, gụ, đinh hương, lát hoa, kiền kiện, sa mu..., lâm sản, hương liệu, dược liệu, thực phẩm tạo điều kiện cho khai thác và chế biến. * Khoáng sản Miền Tây tập trung phần lớn khoáng sản của cả tỉnh với 45 mỏ và điểm quặng, 22 loại khoáng sản. Mỏ thiếc (Quỳ Hợp) trữ lượng 100 ngàn tấn, lớn nhất cả nước, có hàm lượng cao: đá vôi trữ lượng hàng tỉ m3 (Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ…); đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp); đá granit, sét (Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp); than nâu trữ lượng 1 triệu tấn (Nghĩa Đàn…); than bùn (Tân Kỳ…). Đặc biệt, đá trắng Quỳ Hợp trữ lượng gần 7.000 triệu m3, thuộc loại đá quý hiếm, chất lượng cao; đá đỏ Qùy Châu có giá tr ị cao nổi tiếng của nước ta; vàng sa khoáng dọc thượng nguồn sông Cả… Ngoài ra, còn có bô xít ở Nghĩa Đàn, phốtphorit, đá xây dựng, cát sỏi… phân bố rải rác ở các huyện miền Tây. Nguồn tài nguyên này là cơ sở để xây dựng các ngành công nghiệp. * Nguồn nước ngọt Miền Tây có hệ thống sông suối dày đặc. Hệ thống Sông Cả (sông Lam) với dòng chính dài 412km (nếu tính theo dòng sông N ậm Nơm thì dài 532km), phần chảy trong địa phận Nghệ An là 361km, dòng sông bắt nguồn từ cao nguyên Mường Phôn (thuộc dãy TamTi) độ cao 2.250m. Hệ thống Sông Cả là một hệ thống sông dày đặc gồm 151 con sông, suối. Nổi bật của miền Tây là tiềm năng thủy điện, thác nước. Tổng trữ năng thủy điện lớn khoảng 950-1.000MW, đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện nhỏ, đang xây dựng 3 nhà máy thủy điện là Bản Vẽ (Kỳ Sơn) 320MW, Bản Lã (Tương Dương) 300MW, Hủa Na (Quế Phong) 180MW. Nhiều thác đẹp nổi tiếng như Sao Va, Khe Kèm cùng với hệ thống hang động tạo tiềm năng du lịch lớn.
- Nước ngầm ở đây khá phong phú, đ ặc biệt suối khoáng với các mỏ nước tập trung nhiều ở Quỳ Hợp (Bản Khạng, Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang), ngoài ra có Cồn Soi (Nghĩa Đàn)… là cơ sở để sản xuất nước khoáng, du lịch và chữa bệnh. * Đất đai Với diện tích rộng lớn nên miền Tây có quỹ đất dồi dào với hệ đất feralit là chủ yếu như đất đỏ đá vôi, đất đỏ vàng, đỏ nâu, đất bazan… trên các đá mẹ khác nhau, phù hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, đồng cỏ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có giá trị xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra còn có đất phù sa ở các thung lũng, sông suối, chiếm tỷ lệ nhỏ, dùng để trồng lương thực hoa màu cung cấp tại chỗ cho dân bản địa. 2.2. Một số vấn đề về khai thác Tại sao một vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên vẫn là một vùng đất nghèo? Phải chăng là do vấn đề lựa chọn chiến lược phát triển chưa thích hợp? Thực tế cho thấy khai thác tài nguyên ở miền Tây chưa mang lại lợi ích cho cộng đồng như mong muốn. Theo nghiên cứu thì không phải các nguồn tài nguyên ở miền Tây chưa được khai thác, mà ngược lại một số đã bị khai thác đến mức báo động, đó là khoáng sản và rừng. Nguồn lợi khai thác được từ các tài nguyên đi về đâu, dân bản địa được hưởng những gì khi các doanh nghiệp khai thác tài nguyên ngay trên mảnh đất của họ? Trong bài báo cáo của PGS. TS. Trần Đình Thiên (nay là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) tại Hội thảo khoa học “Những giải pháp thực hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An” tháng 6/2008 có đo ạn viết: “Những tiềm năng vốn đã có từ lâu, song miền Tây Nghệ An vẫn là một xứ nghèo. Rõ ràng tiềm năng không đương nhiên tự nó trở thành giàu có… Tiềm năng mang lại sự giàu có đã không biến thành sự giàu có hiện thực. Vấn đề là ở chỗ cách làm. Nếu không biết làm, tiềm năng tốt có thể biến thành thảm họa phát triển” [tr.125].
- - Tài nguyên khoáng sản miền Tây Nghệ An đã được khai thác rất lớn. Trong đó, 100% sản lượng quặng thiếc (khoảng gần 1000 ngàn tấn/năm), 100% sản lượng đá dăm cuội, đá có chứa can xi, cát, gỗ xẻ, 73% sản lượng thỏi thiếc, 82% sản lượng được khai thác bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có thể lấy ví dụ: huyện Quỳ Hợp có nhiều doanh nghiệp đang khai thác và chế biến đá với 60 mỏ đang hoạt động. Tác giả Quang Long ở báo Tiền Phong số 311, 312 tháng 11/2009 đã thốt lên rằng “Đá trắng Quỳ Hợp, lợi nhuận lọt vào túi ai?”. Sự nhập nhằng giữa đá xây dựng thông thường và đá trắng với giá cả một trời một vực đã được các doanh nghiệp lợi dụng tối đa. Chủ tịch huyện Quỳ Hợp cũng thừa nhận nguồn thu từ khai thác, chế biến đá trắng chưa thống kê được. Theo báo cáo của Cục Hải quan Nghệ An, năm 2007, kim ngạch thu được từ đá trắng trên 6,7 triệu USD, riêng 6 tháng năm 2008 thu trên 6,5 triệu USD. Trong khi đó đoàn kiểm tra cuả Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy báo cáo: “Thuế xuất khẩu hàng năm thu không đáng kể”. Vậy, nguồn thu từ khai thác đá trắng và các loại đá khác đi về đâu? Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Hợp năm 2008 thì có 51 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, 61 doanh nghiệp hoạt động chế biến khoáng sản chưa đầy đủ thủ tục trên địa bàn huyện. Như vậy, chỉ trên địa bàn huyện Quỳ Hợp với tài nguyên đá đã có trên 110 doanh nghiệp hoạt động chưa hợp pháp thì vấn đề chảy máu tài nguyên là điều tất yếu. Ngoài ra các tài nguyên khoáng sản quý, giá trị cao của miền Tây như đá đỏ, vàng sa khoáng… cũng bị khai thác bừa bãi, không kiểm soát được gây thất thoát, ô nhiễm môi trường, đã từng xảy ra thảm họa bạo lực. - Tài nguyên rừng là một tài nguyên lớn của miền Tây, khai thác khoảng 68 ngàn m3/năm bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dân bản địa chỉ là những người làm công khai thác với giá rẻ. Vấn đề cấp giấy phép khai thác ồ ạt, thiếu quản lý cả đầu vào và đầu ra đã không mang lại nhiều lợi ích cho dân bản địa. Theo thời gian đá và gỗ rừng miền
- Tây vẫn được khai thác mạnh, tuy nhiên đời sống người dân bản địa vẫn không được cải thiện. - Tiềm năng thủy điện: Trong quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở miền Tây Nghệ An, có 3 tổ chức là Nhà nước, tỉnh và một số nhà đầu tư độc lập phối hợp với các đơn vị tư vấn. Năm 2001, Công ty CP tư vấn xây dựng thủy điện I quy hoạch 5 nhà máy thủy điện với công suất 440MW. Năm 2004 đơn vị này quy hoạch thêm 18 nhà máy (đ ã được Bộ Công nghiệp phê duyệt vào ngày 18/10/2005) với công suất 151MW. Năm 2007, tỉnh Nghệ An bổ sung quy hoạch thêm 14 dự án, ngoài ra một số nhà đầu tư độc lập phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng thêm 4 nhà máy (Mỹ Lý, Bản Vẽ, Nậm Mô I, Hủa Na). Như vậy, tổng số các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ của miền Tây là 41, trong đó Kỳ Sơn 12, Tương Dương 11, Quế Phong 7, Con Cuông 7, Qu ỳ Châu 3, Thanh Chương 1. Theo báo cáo của Sở Công thương Nghệ An thì miền Tây Nghệ An có hơn 60 điểm có thể xây dựng nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 1.300MW. Điều này cần xem xét lại, bởi vì trong “Báo cáo đề án phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (năm 2007) cho rằng trữ năng thủy điện của Nghệ An là 950 - 1.000MW. Vậy nên cần tính toán lại miền Tây có thể xây dựng được bao nhiêu nhà máy th ủy điện vừa và nhỏ để đảm bảo được sự hài hòa về phát triển kinh tế với lãnh thổ. 3. Vấn đề tiếp cận lý thuyết “Cực phát triển” Từ thực tiễn trên cho thấy, mặc dù đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội miền Tây, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Do vậy, cần có một cách tiếp cận khác, đó là chú trọng yếu tố lãnh thổ trong phát triển kinh tế - xã hội miền Tây. Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 147/2005/QĐ.TTg ngày 15/6/2005 với các phương hướng và chỉ tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010, nhưng đề án mới chỉ đề cập đến các ngành kinh tế trọng điểm của miền Tây, các ngành kinh t ế được đưa ra trong đề án phân
- bố rải rác nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, chưa chú ý đến yếu tố lãnh thổ, do vậy cần tiếp cận lý thuyết “Cực phát triển”. Chưa có công bố tổng kết chính thức việc thực hiện đề án và các bài học kinh nghiệm, nhưng các tiêu chí kinh t ế - xã hội đã được thống kê của 63 tỉnh thành cả nước năm 2010 cho thấy rằng, Nghệ An vẫn còn nhiều con số cần trăn trở, suy ngẫm so với các tỉnh khác, đặc biệt Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước. Lý thuyết “Cực phát triển” là một khái niệm hữu ích cho phân tích không gian, là lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn lãnh thổ trọng điểm. Với một lãnh thổ rộng lớn gần 14 ngàn km2 (tương đương với 9 tỉnh trung bình), trong khi kinh tế miền Đông chưa đủ sức mạnh để kích cầu kinh tế miền Tây phát triển, do vậy xây dựng “cực phát triển miền Tây” là một chiến lược hợp lý, thiết thực. “Cực phát triển” là một không gian lãnh thổ có khả năng hội tụ nhiều lợi thế để tạo nên sự đột biến nhằm kích cầu sự phát triển toàn vùng. Đây là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi tỉnh Nghệ An cần xây dựng một tổ chức có năng lực (có thể mời các chuyên gia nước ngoài và trong nước tham gia), xác đ ịnh cho được “cực phát triển miền Tây” là vùng nào và có một cơ chế đủ mạnh để đầu tư cho lãnh thổ đó trong khoảng 5-7 năm, sau đó là thời kỳ kích cầu, lan tỏa của cực phát triển đó cho toàn miền. Nếu vấn đề này thực hiện được thì sẽ góp phần rút ngắn thời gian phát triển kinh tế miền Tây. Miền Tây cần có ít nhất một “cực phát triển” để tạo nên tính đột phá cho sự phát triển./. Tài liệu tham khảo UBND tỉnh Nghệ An. Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010. UBND tỉnh Nghệ An. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Những giải pháp thực 1. hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An. Tháng 6/2008.
- Viện Chiến lược phát triển - Ban vùng lãnh thổ. Một số lý luận về chênh 2. lệch vùng và giải pháp hạn chế chênh lệch vùng ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 1998. UBND huyện Quỳ Hợp. Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về hoạt động 3. khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp năm 2008. Cục Thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê năm 2010. 4. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê năm 2010. 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An. Báo cáo đề án phát triển tổng thể kinh tế 6. - xã hội Nghệ An đến năm 2020. Năm 2007. Báo Tiền phong. Các số 311, 312 tháng 11/2009. 7. Hồ Thị Thanh Vân. Nghiên cứu thực trạng chênh lệch về một số vấn đề 8. kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007. ■ Hồ Thị Thanh Vân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn