intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MẤY VẤN ĐỀ VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Halinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

107
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nghiệp và bản chất pháp lý của doanh nghiệp 1.1. Doanh nghiệp Trước hết phải khẳng định rằng có khá nhiều cách hiểu về khái niệm doanh nghiệp dưới góc độ của khoa học quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và khoa học pháp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MẤY VẤN ĐỀ VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM "

  1. MẤY VẤN ĐỀ VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM BÙI XUÂN HẢI ThS. GV Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP. HCM 1. Doanh nghiệp và bản chất pháp lý của doanh nghiệp 1.1. Doanh nghiệp Trước hết phải khẳng định rằng có khá nhiều cách hiểu về khái niệm doanh nghiệp dưới góc độ của khoa học quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và khoa học pháp lý. Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm doanh nghiệp được xác định rất đơn giản “là đơn vị kinh doanh, như xí nghiệp, công ty, v.v...”(1 ). Trong giới khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay cũng có nhiều cách hiểu về khái niệm doanh nghiệp bằng những cách định nghĩa theo phương pháp tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ luật thực định, từ khi thực
  2. hiện đường lối đổi mới, khái niệm doanh nghiệp đã được qui định lần đầu tiên trong Luật công ty năm1990, sau đó là qui định tại điều 3, Luật doanh nghiệp năm1999 - “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Lại có quan điểm cho rằng định nghĩa về doanh nghiệp theo qui định tại điều 3, Luật doanh nghiệp nói trên chỉ có thể được hiểu trong phạm vi của Luật doanh nghiệp chứ không thể mở rộng cho tất cả. Theo quan điểm này, doanh nghiệp phải được hiểu là mọi chủ thể kinh doanh có làm thủ tục đăng ký kinh doanh, xin phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo cách hiểu này thì khái niệm doanh nghiệp được hiểu rất rộng, bao gồm tất cả các loại chủ thể có đăng ký kinh doanh, xin phép kinh doanh như hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định 02/CP ngày
  3. 03/2/2000 của Chính phủ, các cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (trước đây) và các tổ hợp tác theo Bộ luật dân sự 1995 cũng là một loại hình doanh nghiệp tập thể(2 ). Theo chúng tôi, có thể có nhiều cách hiểu về khái niệm doanh nghiệp dưới góc độ lý luận và góc độ luật thực định. Nhưng nếu có hiểu theo luật thực định thì cũng không thể chỉ dừng lại ở Luật doanh nghiệp mà phải xem xét đến toàn bộ lĩnh vực pháp luật điều chỉnh về các loại hình chủ thể kinh doanh. Khi đó khái niệm doanh nghiệp cần được hiểu là những loại hình tổ chức kinh doanh (tổ chức kinh tế) có đầy đủ các thuộc tính pháp lý nhất định (tài sản, trụ sở, tên thương mại.…) được qui định trong các luật về doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản theo luật thực định thì doanh nghiệp là những loại hình tổ chức kinh doanh thành lập và hoạt động theo các Luật về doanh
  4. nghiệp. Dưới góc độ luật thực định và kể cả trên phương diện lý luận thì không thể coi tất cả các chủ thể có đăng ký hay xin phép kinh doanh là doanh nghiệp và càng không thể coi tất cả các chủ thể có hành vi kinh doanh là doanh nghiệp(3 ). Trong luật thực định, nhiều văn bản pháp luật đã xác định phạm trù doanh nghiệp cũng bằng cách liệt kê các loại hình doanh nghiệp; chẳng hạn như Điều 1, Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 khi hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp hay điều 2, Nghị định 24/NĐ-CP ngày 31/7/2000 khi hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, v.v…. Có thể liệt kê các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước. - Hợp tác xã.
  5. - Công ty, gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh. - Doanh nghiệp tư nhân. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong thực tế, nước ta còn có khoảng trên 300 doanh nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội như Đảng cộng sản Việt Nam, công đoàn, Đoàn thanh niên, v.v…. Những doanh nghiệp này thường hoạt động theo cơ chế như của doanh nghiệp nhà nước chứ không có luật điều chỉnh riêng. Từ khi có Luật doanh nghiệp 1999, chúng ta đã tính tới việc phải chuyển đổi những doanh nghiệp này sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên. 1.2. Về bản chất pháp lý của doanh nghiệp
  6. Trong lý luận và thực tiễn, cần phân biệt doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức kinh tế-sự nghiệp có thu hay các hình thức tổ chức kinh doanh khác. Để làm được điều đó thì phải xác định được các dấu hiệu, các thuộc tính thể hiện bản chất pháp lý của doanh nghiệp. Bản chất pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay không giống nhau hoàn toàn vì nó còn phụ thuộc một số yếu tố (như hình thức sở hữu chẳng hạn…). Nhưng theo chúng tôi, bản chất pháp lý của doanh nghiệp nói chung thể hiện qua các vấn đề chủ yếu sau đây: - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập theo qui định của pháp luật mà thông thường là phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh, xin phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi những tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức hoạt động sự nghiệp, v.v... thì không phải làm thủ tục này.
  7. - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, có sử dụng lao động làm thuê. Doanh nghiệp là nơi diễn ra hoạt động sản xuất vật chất thì phải dựa trên các yếu tố về tư liệu sản xuất và lao động. Muốn hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng phải có vốn kinh doanh, có tài sản; trong một số trường hợp nhất định số vốn đầu tư ban đầu (vốn điều lệ) không được thấp hơn mức vốn theo qui định của pháp luật (vốn pháp định). Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh có qui mô kinh doanh ở mức độ nhất định, hay hiểu một cách đơn giản nó là loại chủ thể kinh doanh có qui mô lớn nhất so với các loại hình kinh doanh khác. Chẳng hạn, một người bán báo hay một người bán quà vặt….kinh doanh nhỏ bé và làm việc cho chính mình thì không phải là doanh nghiệp(4 ). - Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nói chung là nhằm mục đích kinh doanh , đây là điểm
  8. khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức không được coi là doanh nghiệp. Kinh doanh được hiểu “là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 3, Luật doanh nghiệp). Theo nghĩa thông thường, doanh nghiệp phải được quan niệm là chủ thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưng trong luật thực định của Việt Nam hiện nay, có nhiều tổ chức kinh tế hoạt động không phải với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận nhưng vẫn được coi là doanh nghiệp, đó là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (Điều 3, Luật DNNN và Điều 1, Nghị định 56/CP ngày 02/10/1996) với khoảng 730 doanh nghiệp(5 ) và các hợp tác xã mà bản chất cố hữu thực sự của mô hình này là mục đích hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên chứ không phải mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận.
  9. - Doanh nghiệp phải là chủ thể hạch toán kinh doanh độc lập, có nghĩa nó là chủ thể tự quyết định việc thu, chi tài chính, tự mình hưởng thành quả cũng như chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Dấu hiệu này là cơ sở để phân biệt doanh nghiệp với các cơ sở kinh doanh, các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (ví dụ: các đơn vị thành viên của tổng công ty, các chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp, v.v...). Cũng có quan điểm cho rằng doanh nghiệp là phải có tư cách pháp nhân. Theo chúng tôi, quan niệm như vậy là không hợp lý về phương diện lý luận và không đúng luật thực định. Doanh nghiệp là một hình thức tổ chức kinh doanh trong đó các tổ chức, cá nhân được phép thực hiện hoạt động kinh doanh(6 ), không nên đồng nhất tư cách pháp nhân với tư cách chủ thể pháp luật. Không chỉ nước ta mà nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới cũng công nhận loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân(7 ).
  10. Theo luật thực định của Việt Nam thì những doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 1999. - Doanh nghiệp phải là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động dưới một hình thức pháp lý nhất định do pháp luật qui định. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp được qui định cụ thể trong các luật về doanh nghiệp như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, hợp tác xã, v.v…. Các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì chỉ có thể lựa chọn các hình thức pháp lý được qui định bởi luật thực định mà thôi. 2. Về Luật điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp và một vài hạn chế chủ yếu của lĩnh vực pháp luật này 2.1. Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản luật chung để điều chỉnh về các loại hình doanh nghiệp.
  11. Luật điều chỉnh đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở nước ta bao gồm nhiều văn bản Luật khác nhau, mỗi loại doanh nghiệp hoạt động theo một Luật riêng , cụ thể là: - Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, qui định về doanh nghiệp nhà nước - Luật hợp tác xã năm1996, qui định về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Luật doanh nghiệp năm 1999, (thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990) qui định về doanh nghiệp tư nhân và các loại công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh. - Luật đầu tư nước ngoài 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung) qui định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. 2.2. Có thể nói rằng những qui định trong các Luật về doanh nghiệp hiện nay còn có sự khác biệt với một khoảng cách tương đối. Nguyên tắc hiến định về bình
  12. đẳng trong kinh doanh qui định tại Điều 22 - Hiến pháp 1992 hiện nay chưa được thể hiện trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp. Trong khi chưa có một Luật chung để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp mà chúng ta lại ban hành nhiều Luật điều chỉnh về các loại doanh nghiệp với nhiều sự khác biệt là chưa tạo ra được một môi trường pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp, chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh. Những hạn chế này thể hiện qua những vấn đề cơ bản sau đây: 1. Thủ tục thành lập các loại doanh nghiệp hiện nay có sự khác nhau khá lớn. Có tới 4 loại thủ tục thành lập khác nhau áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp theo 4 Luật nói trên. Thủ tục thành lập, thời gian giải quyết cũng như bộ hồ sơ thành lập (xin giấy phép đầu tư) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Chương X, Nghị định 24/CP) phức tạp hơn nhiều so với việc thành lập hợp tác xã (Chương 2,
  13. Luật HTX) và càng phức tạp hơn rất nhiều so với thủ tục rất đơn giản (đăng ký kinh doanh) để thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty (Điều 12, 13 - Luật doanh nghiệp). Các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài từ lâu đã mong muốn và họ có quyền đòi hỏi một thủ tục thành lập chung đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi cho các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp là một trong những yếu tố hạn chế làm môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, cản trở sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. 2. Các Luật về doanh nghiệp qui định thủ tục giải thể các loại doanh nghiệp hiện nay cũng không giống nhau. Mỗi luật qui định một thủ tục giải thể theo một qui trình, điều kiện riêng trong khi về phương diện lý luận, bản chất của việc giải thể là giống nhau (thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng và chấm dứt hoạt động).
  14. 3. Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trong các Luật nói trên cũng khác nhau khá lớn. Sự thiếu thống nhất và bất bình đẳng thể hiện rõ nhất trong các qui định về quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp, nó cho thấy sự ưu ái vẫn mang tính bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và một chút ít cho hợp tác xã; sự kiểm soát chặt chẽ, khắt khe đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những qui định về quyền và nghĩa vụ của công ty, doanh nghiệp tư nhân tại Điều 7 và 8 của Luật doanh nghiệp khác rất nhiều so với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Chương 4, Luật đầu tư nước ngoài), của hợp tác xã (Điều 8, 9 Luật HTX) và đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước (Chương 2, Luật DNNN). Chế độ thuế áp dụng cho các loại doanh nghiệp cũng có sự khác nhau, như về việc miễn thuế nhập khẩu,
  15. phê duyệt kế hoạch nhập khẩu hay về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25% trong khi các doanh nghiệp trong nước là 32%). Hoặc sự khác nhau về qui chế quản lý tài chính và phương pháp hạch toán kinh doanh v.v…. 4. Sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp cũng thể hiện qua những ngành nghề được phép kinh doanh. Sự khắt khe nhất về vấn đề này là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dân doanh cũng chẳng hơn là bao, trong khi các doanh nghiệp nhà nước thì được sự ưu ái đặc biệt của Nhà nước. Chính sự quá ưu ái của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, sức cạnh tranh kém. Nguyên tắc “được làm những gì mà pháp
  16. luật không cấm” chưa được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật cũng như thực tiễn thi hành. 5. Cơ chế quản lý nhà nước hiện nay đối với các loại doanh nghiệp vẫn có sự khác biệt ở mức độ nhất định theo chính sách thành phần kinh tế. Một bộ phận không nhỏ cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức - những người soạn thảo chính sách, pháp luật và thực thi pháp luật- vẫn có tư tưởng và thói quen của sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Thậm chí ngay cả các đơn vị kinh doanh của Nhà nước như các Ngân hàng thương mại quốc doanh cũng có sự phân biệt đối xử công khai trong chính sách tín dụng đối với các thành phần kinh tế. Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc Nhà nước hiện nay vẫn duy trì chế độ hai giá (ví dụ: điện, nước, dịch vụ viễn thông, v.v…) trong khi điều kiện kinh doanh, thuế… như nhau là sự phân biệt đối xử rõ ràng nhất. Chẳng hạn một chương trình quảng cáo 30 giây trên
  17. truyền hình Việt Nam thì doanh nghiệp trong nước chỉ phải trả là 5,7 triệu đồng còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trả tới 26,7 triệu đồng - gấp gần 5 lần(8 ). Các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở chừng mực nào đó rõ ràng chưa được Nhà nước đối xử một cách bình đẳng. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay về bản chất cũng là những công ty TNHH có một chủ sở hữu đặc biệt là nhà nước. Các công ty liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài về bản chất cũng là những công ty TNHH, chúng “thành lập theo hình thức Công ty TNHH” (Điều 6 và 15 Luật ĐTNN). Thực ra bản chất của những doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài đâu có gì khác biệt so với doanh nghiệp do Việt kiều và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Do đó chính
  18. sách và pháp luật điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp không thống nhất và bất bình đẳng như hiện nay cần phải được Đảng và Nhà nước xem xét, sửa đổi. 3. Về định hướng hoàn thiện Trong nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường luôn có sự tồn tại của nhiều loại hình chủ thể kinh doanh thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cũng như Việt Nam đều “thiết kế” hay công nhận nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà kinh doanh lựa chọn. Nhiều nước trên thế giới có một Luật điều chỉnh chung các loại hình doanh nghiệp. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về các loại hình doanh nghiệp hiện nay có lẽ là một đặc thù của nền kinh tế thị trường Việt Nam, do chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
  19. theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có trình độ phát triển thấp. Đảng và Nhà nước ta đã xác định và phân biệt vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế (gồm 6 thành phần) là nhằm mục đích ban hành các chính sách quản lý và định hướng phát triển cho phù hợp đối với từng thành phần. Dưới giác độ nào đó thì sự phân biệt về chính sách đối với các thành phần kinh tế cũng là cần thiết khi xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng từ đó pháp luật của chúng ta lại dành những “sân chơi” khác nhau, theo những “luật chơi” không giống nhau cho các loại doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế là không thoả đáng. Để tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước cần phải “xóa bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp
  20. luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài”(9 ). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định phải “xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế”(10 ), nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh, kinh doanh bình đẳng góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (1) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, TT Từ điển học, 1996, tr. 252. (2) Giáo trình Luật Kinh tế, chương III, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, H., 2000. (3) Điều 123 Luật Doanh nghiệp và các Điều 1, 17, 23 Nghị định 02/NĐ-CP ngày 3/2/2000.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2