Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MÔ HÌNH BỘI SỐ TIỀN GỬI VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN GẦN THỰC TẾ HƠN"
lượt xem 6
download
Mô hình bội số tiền gửi (thanh toán) đã được biết đến là một mô hình dựa trên 2 giả định về căn bản là rất xa thực tế do đó đã phóng đại nhiều lần số nhân tiền gửi (thanh toán) so với thực tế. Bài viết này đưa ra một mô hình xác định số nhân với các điều kiện gần thực tế hơn bằng cách loại trừ 2 giả định nói trên, thay thế các giả định này bằng các biến phù hợp nhằm khảo sát đầy đủ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến bội...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MÔ HÌNH BỘI SỐ TIỀN GỬI VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN GẦN THỰC TẾ HƠN"
- MÔ HÌNH BỘI SỐ TIỀN GỬI VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN GẦN THỰC TẾ HƠN A MODEL FOR THE PAYMENT DEPOSIT MULTIPLIER ON MORE PRACTICAL CONDITIONS LÂM CHÍ DŨNG Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Mô hình bội số tiền gửi (thanh toán) đã được biết đến là một mô hình dựa trên 2 giả định về căn bản là rất xa thực tế do đó đã phóng đại nhiều lần số nhân tiền gửi (thanh toán) so với thực tế. Bài viết này đưa ra một mô hình xác định số nhân với các điều kiện gần thực tế hơn bằng cách loại trừ 2 giả định nói trên, thay thế các giả định này bằng các biến phù hợp nhằm khảo sát đầy đủ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến bội số tiền gửi. ABSTRACT The (payment/checkable) deposit multiplier model that have been known is a model that is based on two suppositions which fundamentally are not in keeping with the fact. For this reason, it magnifies the deposit multiplier many times. This article advances a model which determines the multiplier on more pratical conditions by means of eliminating two aforesaid suppositions and replacing them with appropriate variables to examine more completely the factors which impact on the deposit multiplier. 1. Đặt vấn đề Bội số tiền gửi (hay còn gọi là số nhân tiền gửi) là một khái niệm để chỉ sự gia tăng trong khối tiền gửi thanh toán (hay còn được gọi là tiền gửi có thể ký phát séc) của toàn hệ thống các ngân hàng (NH) trung gian do một sự gia tăng ban đầu của một khoản tiền mặt pháp định được gửi vào một ngân hàng bất kỳ. Lưu ý thêm: khoản tiền được gửi vào này là khoản tiền từ cơ số tiền tệ (monetary base), tức số tiền mà Ngân hàng Trung ương (NHTW) đang phát hành. Nói cách khác, đó không phải là số tiền mà một NH trung gian cho vay lại từ một khoản tiền mà công chúng ký gửi. Đây là một giả định nhằm mục đích nghiên cứu tương quan giữa sự gia tăng khối tiền gửi thanh toán với cơ số tiền tệ. Như vậy, khái niệm NH bất kỳ nói ở trên được xác định trong khuôn khổ thuần lý thuyết. Nó còn được gọi là NH thứ nhất hay NH thế hệ thứ nhất. Khái niệm NH thế hệ thứ nhất (từ đây gọi tắt là NH1) được hiểu là NH tiếp nhận một khoản tiền gửi thanh toán từ một lượng tiền mặt pháp định (chẳng hạn của khách hàng C1), sau đó cho vay từ lượng tiền mặt này (chẳng hạn cho khách hàng C2 vay để thanh toán cho khách hàng C3). NH thế hệ thứ 2 (NH2) là NH tiếp nhận một khoản tiền gửi thanh toán từ số tiền mặt mà khách hàng C3 gửi vào; ...tương tự cho các trường hợp NH3, NH4,..., NHn. Một cách tóm tắt, sự khác nhau giữa các thế hệ NH là sự khác nhau trong xuất xứ của số tiền gửi thanh toán. Như đã nói, đây chỉ là những giả định thuần lý nhằm phục vụ một mục tiêu nghiên cứu nhất định. Trên thực tế, người ta không cần và cũng không thể xác định điều này. Cho đến nay, các nghiên cứu đã đi đến kết luận, lượng tiền gửi thanh toán tăng lên (do cách tạo tiền bút tệ) trong toàn bộ hệ thống NH trung gian từ một khoản tiền ban đầu được gửi vào NH1 qua chu trình cho vay, gửi tiền ở các NH kế tiếp sẽ tỷ lệ thuận với bản thân số lượng tiền gửi đó và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW quy định theo công thức:
- 1 ∆Dp = dp rd Trong đó: - ∆Dp: Tổng lượng tiền gửi thanh toán (Tổng số dư có các tài khoản tiền gửi thanh toán) tăng thêm trong toàn bộ hệ thống NH trung gian. - dp: Số tiền công chúng gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH1 - rd: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định. 1 Tỷ lệ md = (vì 0 < r < 1 nên md > 1) được gọi là bội số tiền gửi với ý nghĩa là từ một rd khoản tiền mặt pháp định trong cơ số tiền tệ gửi vào NH1, hệ thống NH trung gian sẽ tạo nên một số tiền gửi thanh toán gấp md lần. 1 Chẳng hạn, nếu rd = 10% thì md = = 10 và ∆Dp = 10dp. 0.1 Điểm mấu chốt cần bàn đến ở đây là mô hình bội số tiền gửi nói trên đã phóng đại quá mức ∆Dp (hay md) do dựa trên những giả định khác nhiều so với thực tế. Có 2 giả định về cơ bản khác xa so với thực tế: (i) Giả định thứ nhất: Các NH trung gian đã cho vay hết số tiền gửi còn lại sau khi trừ số dự trữ bắt buộc. Chẳng hạn nếu số tiền gửi vào NH là dp, t ỷ lệ dự trữ bắt buộc là rd, thì số tiền cho vay sẽ là dp(1- rd). Nói cách khác NH không có dự trữ vượt mức dự trữ bắt buộc (từ đây gọi tắt là dự trữ vượt mức). Điều này sẽ rất khó xảy ra vì 2 lý do: - NH sẽ rất khó tìm kiếm được các hợp đồng vay vốn thích hợp ở mọi thời điểm. Đặc điểm rất dễ thấy của việc cung ứng dịch vụ tín dụng là ngay cả khi đã có nhiều người muốn mua và người bán đã có khả năng cung ứng thì giao dịch cũng chưa thể thực hiện ngay do tình trạng thông tin bất đối xứng. Vì vậy, việc NH có thể cho vay hết số dự trữ (mà nó có thể cho vay) ở mọi thời điểm là bất khả. - Trong rất nhiều t ình huống, NH phải gia tăng dự trữ vượt mức. Chẳng hạn, cần phải gia tăng hệ số an toàn thanh khoản hoặc thị trường tài chính đang có biến động khó dự báo, NH cần phải tạm thời hạn chế quy mô giao dịch để thu thập thông tin, kiểm soát các nhân tố ngõ hầu hạn chế rủi ro cho các quyết định giao dịch tín dụng... (ii) Giả định thứ 2: Các khách hàng sau khi đã nhận được tiền thanh toán từ đối tác đều gửi toàn bộ vào NH. Chẳng hạn trong ví dụ nêu ở trước, khách hàng C3 sau khi nhận thanh toán từ C2 đã gửi 100% số tiền mặt vào NH2... Giả định này còn xa thực tế hơn giả định thứ nhất. Bởi vì ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển nhất hiện nay, việc giữ và thanh toán bằng tiền mặt vẫn chưa và không thể triệt tiêu. Ở Việt Nam, tỷ lệ này hiện nay còn cao hơn nhiều nước khác. 2. Thiết lập mô hình bội số tiền gửi với các biến mới phù hợp hơn với thực tế Do những hạn chế đã nói trên, cần t ìm kiếm một mô hình phản ảnh các điều kiện gần thực tế hơn so với mô hình - tạm gọi là - “cổ điển” trên. Trong đó, cần phải loại trừ 2 giả định đã nêu, thay thế các giả định này bằng các biến phù hợp nhằm khảo sát đầy đủ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến bội số tiền gửi. - Gọi ko là tỷ lệ dự trữ vượt mức trung bình trên tiền gửi thanh toán của các NH trung gian. Tỷ lệ này đại diện cho một xu hướng trung bình về dự trữ vượt mức trong các NH trung gian.
- Dự trữ vượt mức ko = Tiền gửi thanh toán - km là tỷ lệ tiền mặt giữ lại so với lượng tiền mặt gửi vào NH trung gian. Điều này có nghĩa km có thể đại diện cho tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Lượng tiền mặt giữ lại km= Tiền gửi thanh toán - Các ký hiệu khác vẫn giữ nguyên như trong mục 1 bài viết. Ta thấy: (i) Ở NH1, với số tiền gửi ban đầu là dp (của KH C1), NH này chỉ có thể cho vay (KH C2) một lượng tiền mặt là dp - dp.rd - dp.ko = dp(1 - rd - ko). Trong đó: - dp.rd: là số tiền phải dự trữ bắt buộc theo quy định trên số tiền gửi dp nhận của khách hàng. - dp.ko: là số tiền dự trữ vượt mức trên số tiền gửi dp. (ii) Giả sử KH C2 đã thanh toán cho KH C3 toàn bộ số tiền trên tức là dp(1 - rd - ko) (giả định này sẽ không thay đổi những tính toán nếu thay vì thanh toán toàn bộ cho C3, C2 đã thanh toán lần lượt cho nhiều người). Với tỷ lệ giữ tiền mặt là km, KH C3 sẽ gửi vào NH2 một số tiền là: dp(1 - rd - ko) - dp(1 - rd - ko)km = dp(1 - rd - ko) (1 - km) Bây giờ, đến lượt NH2 sẽ cho vay (chẳng hạn cho KH C4 vay) từ số tiền gửi này một số tiền là: dp(1 - rd - ko) (1 - km) - [dp(1 - rd - ko) (1 - km)]rd - [dp(1 - rd - ko) (1 - km)]ko Biến đổi một cách dễ dàng biểu thức trên ta được một biểu thức sau: [dp(1 - rd - ko) (1 - km)] (1 - rd - ko) = dp(1 - rd - ko)2 (1 - km) (iii) Tiếp tục các lập luận trên cho NH3. KH C4 thanh toán cho KH C5 số tiền là dp(1 - rd - ko)2 (1 - km). C5 gửi một số tiền vào NH3 là: dp(1 - rd - ko)2 (1 - km) - [dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)]km = = [dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)] (1- km) = = dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)2 Từ số tiền này, NH3 cũng sẽ cho vay KH C6 một số tiền là: dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)2 - [dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)2 ] rd - [dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)2] ko = = [dp(1 - rd - ko)2 (1 - km)2 ] (1- rd - ko) = = dp (1- rd - ko)3 (1- km)2 Và C6 thanh toán cho C7. C7 sẽ gửi vào NH4 số tiền là: [dp (1- rd- ko)3 (1- km)2 ] (1- km) = dp (1- r- k)3 (1- km)3 .... Phát triển các lập luận và tính toán tương tự, ta có thể tổng quát hoá: Ở NHn số tiền gửi thanh toán nhận vào từ khoản cho vay của NHn-1 là: dp (1- rd - ko)n-1 (1- km)n-1
- Như vậy, từ một lượng tiền gửi ban đầu là dp, hệ thống NH trung gian gồm n thế hệ ngân hàng đã tạo nên một tổng số dư tăng thêm trên các tài khoản tiền gửi thanh toán (bút tệ) là: ∆Dp = dp + dp (1- rd - ko)(1- km) + dp(1- rd - ko)2(1- km)2 + dp(1- rd - ko)3(1- km)3 + ............... + .............. + ....... + dp(1- rd - ko)n-1(1- km)n-1 Hay: ∆Dp = dp [ 1 + (1- rd - ko)(1- km) + (1- rd - ko)2 (1- km)2 + (1- rd - ko)3 (1- km)3 + ......... + .......... + ..........+ (1- rd - ko)n-1 (1- km)n-1 ] (Lưu ý: trong trường hợp các khách hàng thay vì vay bằng tiền mặt để thanh toán cho đối tác đã thanh toán bằng chuyển khoản, chẳng hạn khách hàng C2 ký phát séc cho khách hàng C3 có tài khoản tại NH2 thì với tỷ lệ km đã đề cập, xét trung bình các kết quả tính toán không có gì thay đổi, vì C3 cũng sẽ rút một số tiền mặt là dp.km) Xét biểu thức trong dấu [ ], ta thấy đó chính là tổng các số hạng của một cấp số nhân có số hạng đầu (u1) = 1, công bội (q) = (1- rd - ko) (1- km). Mặt khác, vì 0 < rd < 1 và 0 ≤ ko < 1 và 0 < km < 1 nên (1- rd - ko) < 1 và (1- km) < 1. Dễ dàng suy ra u1 < u2 1, tức md - 1< 0, tức là: (rd + ko) (1 - km) + km - 1 = (rd + ko) (1 - km) - (1- km) = (1 - km) (rd + ko -1) < 0 vì: (1- km) > 0 và: Tổng dự trữ (dự trữ bắt buộc + dự trữ vượt mức) < 1, bởi vì các NH không rd + ko = Tiền gửi thanh toán tại các NH trung gian thể dự trữ 100% tiền gửi thanh toán mà không cho vay. Do đó, (rd + ko -1) < 0. Đến đây, có thể kết luận md chính là số nhân tiền gửi với 2 biến mới là ko và km. Mặt khác, md t ỷ lệ nghịch với rd, ko, km. Số nhân tiền gửi md t ỷ lệ nghịch với rd và ko là quá hiển nhiên 9 (xem *). Riêng với km, có thể chứng minh bằng cách xét đạo hàm theo biến km mẫu thức (rd + ko)(1 - km) + km.
- f’(km) = - (rd + ko) + 1. Vì (rd + ko) < 1 (CM trên) nên f’(km) > 0. Do đó, mẫu thức (rd + ko) (1 - km) + km đồng biến với km, nghĩa là md nghịch biến với km. Trường hợp đặc biệt khi ko và km đều bằng 0, md = 1/ rd. Đây chính là mô hình bội số tiền gửi “cổ điển” mà chúng ta đã đề cập trong mục 1 của bài viết. Một trường hợp giả sử khác là khi km = 1, sự tạo tiền bút tệ của các NH trung gian không xảy ra vì md = 1. Đây là một giả định hoàn toàn phi thực tế. Nói chung, trong tất cả mọi trường hợp md trong mô hình này đều nhỏ hơn trong mô hình “cổ điển”. Điều này có thể suy ra từ những chứng minh trên. Do 0 ≤ ko < 1 và 0 < km < 1 và md t ỷ lệ nghịch với rd, ko, km mà md = 1/ rd khi và chỉ khi ko = km = 0 nên md < 1/rd . Chẳng hạn, trong trường hợp rd = 10%; ko = 10%; km = 30% thì: 1 md = = 2.272 (0.1 + 0.1)(1- 0.3) + 0.3 Hoặc ngay cả giả định thứ nhất là đúng, tức ko = 0, thì với tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt, chẳng hạn ở Việt Nam ước trong khoảng 20% - 30% thì: 3.25 ≤ md ≤ 4.8. Hiển nhiên, trong cả 2 ví dụ trên, số nhân md đã nhỏ hơn rất nhiều lần so với 1/ rd = 10. Một lần nữa, nó chứng minh nhận định về sự phóng đại nhiều lần md so với thực tế do loại bỏ các biến ko và km, đúng hơn do giả định ko = km = 0. 3. Kết luận Mô hình bội số tiền gửi (đã được biết) chỉ dựa trên một biến là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rd) đã đưa ra cách tính số nhân cao hơn nhiều so với thực tế. Với 2 biến mới là tỷ lệ dự trữ vượt mức (ko) và t ỷ lệ giữ tiền mặt (km), cách xác định số nhân tiền gửi đã gần thực tế hơn. Điều này, về lý thuyết giúp có một nhận thức rõ ràng và chuẩn xác hơn về quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại; về thực tiễn, nó giúp cung cấp cơ sở xác thực hơn cho việc hoạch định chính sách tiền tệ và kiểm soát lượng cung tiền của NHTW. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Luân, Trần Viết Hoàng..., Các nguyên lý tiền tệ, ngân hàng và thị trường [ 1] tài chính, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, Tp. HCM, 2004. Lê Văn Tư, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2004. [ 2] Lê Văn Tề, Tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê, Tp. HCM, 2003. [ 3] F.S. Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (bản tiếng Việt), NXB Khoa [ 4] học Kỹ thuật, Hà Nội, 1999. [ 5] F.S. Mishkin, The economics of money, banking and financial markets, Addison Wesley, USA, 2000. [ 6] Lawrence S. Ritter, Principles of money, banking and financial markets, Basic Books, USA, 2000. [ 7] Mayer Thomas, Money, banking, and the economy, W.W. Norton, 1996.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 313 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 350 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn