intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, SINH VIÊN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

118
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” là một trong những cuộc vận động sâu rộng của ngành Giáo dục & Đào tạo ở nước ta hiện nay. Để góp phần thực hiện cuộc vận động đó, tác giả nêu ra một số quan niệm: nhu cầu xã hội, hàng hóa sức lao động, thị trường lao động, chất lượng đào tạo, việc chọn ngành nghề của sinh viên; cùng với những đánh giá một số khía cạnh về mối quan hệ giữa nhà trường, sinh viên với nhu cầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, SINH VIÊN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, SINH VIÊN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THE RELATIONSHIPS BETWEEN EDUCATIONAL INSTITUTIONS, STUDENTS AND SOCIAL DEMANDS AT THE UNIVERSITY OF DANANG Trần Đình Mai Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” là một trong những cuộc vận động sâu rộng của ngành Giáo dục & Đào tạo ở nước ta hiện nay. Để góp phần thực hiện cuộc vận động đó, tác giả nêu ra một số quan niệm: nhu cầu xã hội, hàng hóa sức lao động, thị trường lao động, chất lượng đào tạo, việc chọn ngành nghề của sinh viên; cùng với những đánh giá một số khía cạnh về mối quan hệ giữa nhà trường, sinh viên với nhu cầu xã hội. Và từ sự phân tích thực trạng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội tại Đại học Đà Nẵng, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để giải quyết tốt mối quan hệ trên, nhằm thu hút các nguồn lực, động lực phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường ngày càng đáp ứng được nhu cầu xã hội. ABSTRACT “Say no to the educational programmes that do not meet social standards and demands” is one of the recent profound propagandas of our country’s education and training sector. In order to contribute to the implementation of that propaganda, the writer mentions some concepts such as social demands, sold labour force, labour market, educational quality, students’ career option and the assessments on some aspects about the relationships among educational institutions, students and the demands of society. Upon the analysis of an educational reality in connection with social demands at the University of Danang, the writer presents some solutions to the relationships in view of attracting more human resources to well serve academic education and training for social demands. 1. Đặt vấn đề Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp, một vấn đề thực tế đang đặt ra, đòi hỏi rất cấp thiết là phải giải quyết mối quan hệ giữa một bên là nhà trường, sinh viên (SV) với một bên là nhu cầu xã hội để nhằm đạt được mục đích chung là “cung” gặp “cầu”, “cần” gặp “có” nhằm đưa lại trạng thái cân bằng cung cầu. Chính vì vậy, tác giả nêu lên một số vấn đề trong mối quan hệ trên và những giải pháp, kiến nghị để giải quyết mối quan hệ đó. 2. Một số quan niệm  Đối tượng chủ yếu của thị trường này là hàng hóa, dịch vụ sức lao động, đây là loại hàng hóa đặc biệt, nhưng đối với nhà cung ứng là Đại học, Trường Đại học thì đó là 1
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 “Hàng hóa, dịch vụ đặc biệt chất lượng cao”.  Hàng hóa, dịch vụ sức lao động hiện nay không chỉ sức cơ bắp mà còn có trí lực, chất xám, phát minh, kỹ năng,… cũng như tài năng kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, cùng với những giá trị vô hình khác (uy tín…). Nhu cầu xã hội: Theo tác giả đó là những thứ mà thị trường, xã hội cần ở những nhà cung cấp, nhà sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhưng ở đây không phải là nhu cầu bất kỳ mà nhu cầu có thể đáp ứng được trong quan hệ cung cầu. Về cầu phải xem xét cả hai khía cạnh: Cầu thực tế và cầu tiềm năng. Đặc điểm nhu cầu xã hội ở nước ta hiện nay là gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.  Quan hệ thị trường là quan hệ mua bán, quan hệ cung cầu. Nó hoạt động trong môi trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh tự do. Động lực của thị trường, đó là lợi nhuận nhưng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không phải là “cực đại lợi nhuận” mà là lĩnh vực hoạt động “phi lợi nhuận” để cho các lĩnh vực, các ngành khác đạt lợi nhuận và hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa.  Chất lượng đào tạo là mức độ đạt được so với mục tiêu đào tạo đề ra, nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo phải xét trong cơ chế thị trường.  Quan niệm chọn ngành, nghề: Tùy theo năng lực, tố chất, điều kiện của bản thân và sự biến động của thị trường. Nên “Hướng nghiệp trước, hướng trường sau”.  Muốn cho mối quan hệ, liên kết nói trên phát triển bền vững, trước tiên phải vì mục tiêu chung, phải đặt nó trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phải có động lực để cùng phát triển (đó là lợi ích hài hòa của các bên tham gia). * Quan niệm và những đánh giá về mối quan hệ này  Trong mối quan hệ này, Nhà trường đóng vai trò là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho xã hội; còn SV là sản phẩm của quá trình đào tạo và tự đào tạo. Thị trường sức lao động là một trong những thị trường quan trọng nhất của kinh tế thị trường, nhưng ở nước ta thị trường sức lao động phát triển thấp, chưa có khái niệm mua bán sức lao động mà còn ảnh hưởng của cơ chế “xin cho”. Sự ảnh hưởng của cơ chế này dẫn tới người bán, người mua không gặp nhau trên thị trường; người mua họ khai thác cơ chế “xin cho”, và giá tiền công, tiền lương thấp cho nên họ không nhất thiết phải vội vả đi mua, hoặc đặt hàng trước. Mặt khác, độ chênh giữa giá cả hàng chất lượng cao với hàng chất lượng thấp không lớn. Còn đối với SV, họ chỉ lo học nhưng không biết thị trường cần ở mình những gì, thiếu kỹ năng gì, nói chung họ thiếu thông tin về thị trường và không có sự cạnh tranh, ít động lực. Thông tin từ xã hội đến với SV, với nhà trường còn rất ít. Từ đó quan hệ giữa người bán với người mua trong lĩnh vực này gắn kết cũng không nhiều. Về phía doanh nghiệp chưa thể hiện vai trò của mình trong mối quan hệ ngược của quan hệ cung cầu. Doanh nghiệp phải đưa ra thông tin, tín hiệu thị trường, phải có những đơn đặt hàng, phải đầu tư và tái đầu tư (kể cả đầu tư đào tạo lao động), góp phần thật sự vào quá trình đào tạo của nhà trường. Còn về phía chính phủ, chưa có 2
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 giải pháp tốt để phát triển loại thị trường sức lao động này.  Về đầu tư và giá cả của sức lao động: Đầu tư còn dàn trải, bình quân. Chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm chất lượng cao với sản phẩm chất lượng thấp gần như bằng nhau. Giá cả đầu ra của sản phẩm nếu bán cho các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước với giá như nhau.  Giá cả học phí trước tiên phải bù đắp đủ chi phí và không được thoát ly khỏi giá trị quá xa. Khi định giá học phí phải lấy thị trường ở nước ta làm căn cứ, làm đối tượng để xác định mức giá cho phù hợp với từng thời kỳ và phải tuân thủ các qui luật của thị trường. Nếu nhà nước muốn điều tiết, điều chỉnh giá cũng phải tuân theo những quy luật khách quan và chỉ đưa ra giá trần, giá sàn từng thời kỳ, dựa vào đó các cơ sở giáo dục và đào tạo tự định giá học phí phù hợp với điều kiện, khả năng cung ứng dịch vụ, có sức cạnh tranh và chống giá độc quyền. Có làm như thế thì ngành Giáo dục & Đào tạo mới đi vào quỹ đạo của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nhà trường phải gắn với thị trường, nhưng cũng không nên biến nhà trường thành “cái chợ hỗn độn”.  Nhà trường như là một doanh nghiệp, thì ở đây “nguyên, nhiên, vật liệu” đầu vào được tuyển chọn khá tốt. Có nghĩa là SV trước khi vào Đại học phải trải qua rất nhiều kỳ thi và cuối cùng là kỳ thi vào Đại học, Cao đẳng được tổ chức rất chặt chẽ, sự cạnh tranh giữa các thí sinh rất gay gắt (thi 02 lấy 01; cho đến 10 thậm chí có ngành 15 lấy 01). Sau một thời gian đào tạo và tự đào tạo nhưng vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu xã hội. Mặt khác có nơi thừa có nơi thiếu. Các thị trường khác ở nước ta phát triển rất mạnh, còn đối với hàng hóa, dịch vụ sức lao động, nơi nào phát triển nhất vẫn còn hình thức “chợ phiên”, mỗi tháng họp một phiên, mà ở đó số lượng mua, người bán quá ít. 3. Thực trạng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tại Đại học Đà Nẵng * Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên Số lượng giảng viên Số Stt Năm học lượng Cơ Thỉnh Giáo Phó Tiến Thạc Cử SV hữu giảng sư G.Sư sĩ sĩ nhân 1 2006 - 2007 66.308 1.036 390 4 42 178 684 517 2 2007 - 2008 69.324 1.136 390 5 46 196 752 526 Theo số liệu trên ta thấy hiện tại ĐHĐN vẫn còn thiếu giảng viên, nhất là giảng viên có trình độ TS. Do đó theo chiến lược, đến năm 2020 số lượng giảng viên của ĐHĐN là 2600, trong đó TS là 615 người. * Quy mô tuyển sinh, chất lượng đầu vào Quy mô tuyển sinh bình quân tăng hằng năm khoảng 10%. Như vậy nhu cầu của người học trong xã hội là rất lớn. Nếu chỉ xét về lượng thì quy mô tăng nhanh sẽ tăng mức thỏa mãn nhu cầu xã hội. Về chất lượng đầu vào: Đa số SV vào Đại học Đà Nẵng 3
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 (ĐHĐN) đều là những học sinh rất giỏi, ngoan ở bậc học phổ thông. Điểm chuẩn vào ĐHĐN khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi, cũng có một số khó khăn tồn tại: Đối với những ngành có số lượng thí sinh dự thi đông, nhu cầu xã hội lớn, ĐHĐN vẫn không thể tuyển vào nhiều vì đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất có hạn, hầu hết đều đã quá tải; Đối với những ngành có số lượng thí sinh dự thi ít, nhu cầu xã hội không cao, ĐHĐN vẫn không thể tuyển ít hoặc ngừng đào tạo; vì lẽ, nếu ngừng đào tạo thì lực lượng cán bộ của những ngành này lại không có việc làm; Cuối cùng, nhiều thí sinh phải vào học những ngành họ không có nguyện vọng. * Về chất lượng đào tạo và vấn đề việc làm của SV sau tốt nghiệp: ĐHĐN là thương hiệu lớn, và có uy tín trong khu vực, SV của ĐHĐN ra trường đa số tìm được việc làm, được xã hội chấp nhận và được các nhà tuyển dụng tin tưởng. Các cựu sinh viên đã vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn và được xã hội đánh giá tốt. Việc làm là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội. Trước khi tốt nghiệp HSSV đều được trải qua một thời gian thực tập tốt nghiệp ở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, từ đó SV tiếp cận với doanh nghiệp, với công việc và tìm việc làm phù hợp. Theo khảo sát của Bộ cho thấy: 90,93% SV có việc làm; 60,3% trong số này có công việc phù hợp; gần 30% (trong số 60,3%) làm đúng ngành nghề. Theo điều tra 1258 SV của khoá 03-08 trường ĐHBK – ĐHĐN, sau hơn 01 tháng tốt nghiệp đã có 49% tìm được việc làm, trong đó 90% làm đúng ngành, 7% trái ngành. Và cũng qua khảo sát cho thấy đa số cán bộ chủ chốt của các ngành ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đều là cựu SV của ĐHĐN. * Về nghiên cứu khoa học của SV: Nghiên cứu khoa học trong SV ở ĐHĐN phát triển khá mạnh, chất lượng đề tài ngày càng tốt hơn. Kể từ 1996 đến 2008 đã có 165 công trình của SV ĐHĐN được giải thưởng “SV nghiên cứu khoa học” của Bộ và giải thưởng sáng tạo VIFOTEC, trong đó có 4 giải Nhất, 18 - Nhì, 35 - Ba, 108 - Khuyến khích. Khách quan mà nhìn nhận thì những đề tài của SV ở ĐHĐN chưa phải là xuất sắc lắm, nhưng đều gắn với thực tế. Trong hàng loạt đề tài đó cũng có những ý tưởng hay, mới và những phương pháp, giải pháp tốt cho từng khía cạnh, nhưng nơi cần thì không biết, và chẳng ai đầu tư, cuối cùng khả năng không biến thành hiện thực. * Công tác liên kết đào tạo, tăng cơ sở vật chất- kỹ thuật theo nhu cầu xã hội  ĐHĐN đã liên kết đào tạo hệ giáo dục thường xuyên (tại chức, từ xa...), cho các địa phương, đơn vị trải dài từ Hà Nội đến Bến Tre;  Đào tạo cán bộ đại học hệ cử tuyển, quản lý nhà nước cấp huyện, xã của tỉnh Kon Tum; Đào tạo liên thông và hoàn chỉnh kiến thức cho nhiều đơn vị; Liên kết đào tạo Sau đại học với Trường Đại học Tây Nguyên, Học viện Hải quân (Nha Trang), Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trường Đại học Quảng Nam, ...; Đào tạo ngắn hạn và 4
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật (cho CT Thép ĐN, CT điện lực 3, Tổng CT Sông Đà 2, CT Ô-tô Trường Hải, Schlumberger, CT Cosevco), cán bộ quản lý kinh tế (quản trị tài chính, quản trị dự án, marketing, ngân hàng…).  Liên kết với các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện để cùng quảng bá thương hiệu và trao học bổng cho SV, tổng số tiền tài trợ hằng năm từ 600 triệu đến 01 tỷ đồng.  Về đầu tư cho HSSV: Ngoài ngân sách nhà nước và gia đình cấp, HSSV cũng vay từ tín dụng ưu đãi của nhà nước, kể từ tháng 9/2007 đến tháng 9/08, HSSV ở ĐHĐN vay được trên 120 tỷ đồng.  Ngoài ra ĐHĐN còn liên kết với nước ngoài như: với trường Đại học Washington (Mỹ), Towson, ĐH Queensland (Anh) và một số trường Đại học của Pháp để đào tạo Kỹ sư, Cử nhân; Thạc sỹ: Quản trị doanh nghiệp FNEGE, Quản trị truyền thông; với Công ty Donogo, công ty Horizons - Nhật Bản mở các lớp bồi dưỡng tiếng Nhật miễn phí; Đào tạo và cấp bằng ngoại ngữ TOEFL, IELTS, BEC...  Quan hệ liên kết để tăng cơ sở vật chất: ĐHĐN đã và đang triển khai nhiều dự án từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, của tổ chức Atlantic Philanthropies – Hoa Kỳ (4 triệu USD), của chính phủ Áo (5,2 triệu EURO), dự án TRIG của Ngân hàng Thế giới (6 triệu USD) … Nhìn chung, thực trạng mối quan hệ trên ở ĐHĐN đã được thiết lập nhưng mới chỉ là bước đầu, đang trong quá trình phát triển, liên kết và hội nhập. 4. Một số giải pháp về sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp tại Đại học Đà Nẵng 4.1. Về công tác tuyển sinh và kiểm định chất lượng  Tăng chỉ tiêu những ngành đào tạo có nhu cầu lớn; giảm chỉ tiêu tuyển sinh hoặc tuyển sinh gián đoạn những ngành đào tạo không còn phù hợp, nhu cầu ít; mở thêm những ngành đào tạo mới theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và khu vực.  Tiếp tục triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc thực hiện học chế tín chỉ đòi hỏi phải nhanh chóng thích nghi và có sự thống nhất, quyết tâm cao của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, giảng viên và sinh viên.  Có những biện pháp cụ thể trong chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên ĐHĐN trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.  Thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo và công tác thanh tra giáo dục. 4.2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập Ngoài phần ngân sách của nhà nước, ĐHĐN tiếp tục mở rộng quan hệ để tăng thêm kinh phí, tăng cơ sở vật chất. Tìm các dự án từ các đối tác trong và ngoài nước. Mời các nhà doanh nghiệp tài trợ và tạo mối quan hệ để doanh nghiệp đóng góp thật sự vào quá trình đào tạo của nhà trường. Mà việc đầu tiên là tạo điều kiện cho SV thực tập. 4.3. Đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 5
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 Tăng cường tiếp thị để mở rộng quy mô đào tạo, địa bàn tuyển sinh; Hỗ trợ kinh phí, khuyến khích các NCS, học viên cao học thực tập, thí nghiệm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ với với các trường đại học trên thế giới, để huy động tối đa nguồn lực nhằm phát triển ĐHĐN. 4.4. Mở rộng liên kết đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp  Đào tạo theo địa chỉ, theo ngành nghề mà xã hội có nhu cầu là một giải pháp nhằm tạo sự gắn bó mật thiết giữa nhà trường và xã hội. Tiếp tục mở rộng liên kết dưới nhiều hình thức, đa dạng, đa phương. 4.5. Giải quyết việc làm cho SV  Các trường phải hình thành trung tâm giới thiệu việc làm và phải liên kết với các doanh nghiệp, với chợ việc làm của thành phố, với các báo có đăng thông tin về việc làm, để tạo cơ hội cho SV tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề của mình.  Hằng năm nhất là vào mùa thực tập tốt nghiệp, các trường phải triển khai “Tuần giáo dục công dân cuối khóa”, giới thiệu về nơi thực tập, về đạo đức nghề nghiệp... Đồng thời tìm kiếm các doanh nghiệp có nơi thực tập phù hợp và qua đó doanh nghiệp tạo điều kiện cho SV thực tập, từ đó có thể lựa chọn một số SV vào làm việc. 4.6. Các đề xuất, kiến nghị  Bộ GD&ĐT cần định hướng một số "chuẩn đào tạo" nào đó, để làm thước đo và đánh giá kết quả của cuộc vân động "nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội";  Qua xét duyệt các vấn đề có liên quan đến đào tạo và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của Bộ cho từng trường nên tính đến nhu cầu xã hội.  Nếu coi nhà trường như là một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, thì ngoài việc đầu tư, tái đầu tư còn cần phải có chiến lược kinh doanh…, phải luôn đổi mới phương pháp và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.  Đề nghị tăng kinh phí cho các đề tài NCKH của SV có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, hoặc có những ý tưởng mới có thể áp dụng được.  Đề nghị nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho SV quan hệ với các doanh nghiệp trong việc thực tập, NCKH, thực hiện các thí nghiệm, trao đổi thông tin... 5. Kết luận Trên đây là một số ý kiến về mối quan hệ giữa nhà trường, SV với những chủ thể sử dụng sản phẩm của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại một đơn vị cụ thể như Đại học Đà Nẵng. Hy vọng rằng mối quan hệ này ngày càng tốt hơn để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 6
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C. Mác và Ph. Ăngghen. Nxb chính trị QG Hà Nội, 1993, T23, tr 66 -75. [2] Paula. Samuenson và Wiliam D. Nordhaus. Nxb sách McGRAW- HILL New York, tái bản lần thứ 12, 1985, T2, tr 50-57; 74-75; 201; 214. (Viện Quan hệ Quốc tế Hà Nội dịch 1989). [3] David Begg. Nxb sách McGRAW- HILL Book Company, Anh, Xb lần thứ 3, 1991, T2, tr 146- 147 (Dịch và Xb tại Nxb Giáo dục Hà Nội 1992). [4] Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên với đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp”, Bộ GD&ĐT, Hà Nội 8/2008. [5] Trần Đình Mai và Phạm Văn Tường. Báo cáo cho Bộ GD&ĐT “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp”, Đà Nẵng, 2008. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2