Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHĨ TIẾP VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ SÁNG TẠO VÀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN VĂN HỌC"
lượt xem 19
download
Sáng tạo văn học là một quá trình đặc thù. Trong đó, vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận được xem là nhân tố quyết định sự tồn tại của một tác ph m. Trước đây, người ta luôn coi trọng vai trò của chủ thể sáng tạo và thường xem nhẹ vai trò của chủ thể tiếp nhận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHĨ TIẾP VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ SÁNG TẠO VÀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN VĂN HỌC"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 NGHĨ TIẾP VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ SÁNG TẠO VÀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN VĂN HỌC Hồ Thế Hà Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Sáng tạo văn học là một quá trình đặc thù. Trong đó, vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận được xem là nhân tố quyết định sự tồn tại của một tác ph m. Trước đây, người ta luôn coi trọng vai trò của chủ thể sáng tạo và thường xem nhẹ vai trò của chủ thể tiếp nhận. Nhưng đến thời hiện đại, lý luận văn học, đặc biệt là mỹ học tiếp nhận hiện đại lại đề cao gần như tuyệt đối vai trò của chủ thể tiếp nhận. Và tác giả hết vai trò của mình khi tác ph m đến với người đọc. Đó là một quan niệm có phần thái quá và bất công. Mục tiêu bài viết của chúng tôi là muốn xác định lại vai trò bình đẳng của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận trong quá trình sáng tạo văn học. I. Lý luận văn học từ xưa đến nay đều xem tác phNm văn học là đối tượng trung tâm của mọi hoạt động văn học. Tuy vậy, giữa các thời kỳ, có sự quan niệm khác nhau về tác phNm văn học. Lý luận văn học truyền thống đề cao vai trò của tác ph m và hiện thực th m mĩ. Socrat là người chú tâm đến thuyết mô phỏng, còn Aristôte cũng coi trọng sự bắt chước, sự mô phỏng hiện thực, để thanh lọc tâm hồn con người, gây thích thú cho người đọc. Thuyết mô phỏng của Aristote đã được ông đNy lên thành lý thuyết, thành hệ thống thi pháp mang tính qui phạm, nhất là đối với công việc sáng tác thi ca. Chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỹ học, lý luận văn học thời Phục hưng, sau đó là Chủ nghĩa cổ điển và thời kỳ Khai sáng... Các thời kỳ này, mỹ học của Aristote vẫn được xem là mẫu mực, là phNm chất cổ điển, chứ người ta chưa thấy sự hạn chế của nó trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, kể cả quá trình tiếp nhận của người đọc. Ở đấy, vai trò của chủ thể sáng tạo đối với hiện thực thông qua lý thuyết phản ánh được hình thành và phát triển, tạo thành mỹ học từ thời Trung cổ đến thời Khai sáng; đặc biệt đến chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, thì vấn đề tác giả - hiện thực càng trở thành nguyên tắc sống còn. Và thực tế, nó cũng đã tạo ra được những tác giả, tác phNm lớn. Tuy vậy, không phải nhà văn nào cũng có cách hiểu giống nhau về văn học và hiện thực, tác giả và hiện thực. Đến thời kỳ hiện đại, lý luận văn học đã có sự phân biệt giữa văn bản và tác ph m văn học, nhất là vai trò của người đọc trong quá trình biến văn bản thành tác ph m, thành những giá trị văn học. Đặc biệt, khi Mỹ học tiếp nhận hiện đại ra đời, thì vai trò của người đọc được xem như nhân tố quyết định sự tồn tại của tác phNm. 69
- Và qua thời gian, qua nhiều thế hệ người đọc, những giá trị mới của tác phNm văn học được làm đầy từ tính chỉnh thể nội tại của nó mà các nhà lý luận văn học gọi là khoảng trống vô thức của tác giả biến thành khoảng trống vô thức của nhiều thế hệ người đọc. Nếu lý luận văn học và mỹ học truyền thống, kể cả lý luận văn học mácxít sau này đều coi trọng tác giả trong quan hệ với hiện thực khi giải mã tác phNm, thì lý luận văn học và mỹ học tiếp nhận hiện đại lại quan tâm khám phá bản thể của văn bản nghệ thuật với nhiều quan hệ khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là quan hệ với người đọc. Nhiều nước trên thế giới, sớm muộn có khác nhau, đều hưởng ứng và tìm thấy sự mới mẻ, tích cực của quan niệm này. Và trong thực tế nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận, nhiều công trình đã đạt thành tựu mới mẻ theo hướng nghiên cứu này. Theo đó, nhiều tác phNm lý luận văn học ở Việt Nam đã đồng thuận và đề xuất hệ thống lý luận và nghiên cứu tác phNm văn học theo quan niệm này. Phương Lựu với công trình Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX và Lý luận văn học (chủ biên), Trương Đăng Dung với Từ văn bản đến tác ph m văn học và Tác ph m văn học như là quá trình, Trần Đình Sử với Lý luận và phê bình văn học, Đỗ Lai Thúy với công trình phê bình phong cách thơ mới Con mắt thơ, Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương với Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Lê Ngọc Trà với Lý luận văn học... đã chính thức đề cập đến vai trò của người đọc (chủ thể tiếp nhận). Tất cả các nhà lý luận văn học trên đều thừa nhận tác ph m chỉ tồn tại khi tồn tại người đọc, dù mỗi người có cách quan niệm và lý giải khác nhau (trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin không lược trích quan niệm của từng nhà nghiên cứu). Dù vậy, trong thực tiễn nghiên cứu, phê bình ở Việt Nam cũng không tuyệt đối vai trò của người đọc như các nước trên thế giới mà trong từng trường hợp cụ thể, các nhà lý luận phê bình có chú ý đến chủ thể sáng tạo. Nhưng ý hướng xem người đọc là trung tâm vẫn được phát biểu chính thức trong các công trình nghiên cứu, nhất là trong 3 thập niên trở lại đây. Vấn đề là ở chỗ chủ thể tiếp nhận đã nhận thức, đánh giá và giải mã tác phNm văn học như thế nào, trong trạng thái cảm hứng nào và với trình độ văn hóa, nghệ thuật và vốn sống như thế nào. Do vậy, vấn đề tài năng của người thưởng thức trở nên quan trọng, quyết định sự làm đầy những giá trị mới cho tác phNm văn học, tránh trường hợp tiếp nhận võ đoán, thái quá và phi lý, đi xa với bản chất thNm mĩ và cấu trúc chỉnh thể nội tại của tác phNm. Vì vậy, chỉ có chủ thể tiếp nhận đồng sáng tạo hay chủ thể tiếp nhận lý tưởng chỉ ra những nội hàm mới mẻ, độc đáo của tác phNm mới được xem là có khả năng tạo nghĩa, tạo giá trị mới cho tác phNm. Dĩ nhiên, yếu tố quan trọng trung tâm để phát hiện, làm đầy những khoảng cách thNm mỹ giữa tác phNm và người đọc đồng sáng tạo - người đọc lý tưởng, không gì khác ngoài ngôn ngữ. Bắt buộc người đọc, trước hết, phải là người am tường và có năng lực ngôn ngữ, sau đó, mới nói đến tâm thế th m mỹ, tiềm năng văn hóa và tiềm năng nghệ thuật để biến ngôn ngữ của tác phNm văn học (thông qua các phương thức, phương tiện thể hiện cuộc sống bằng hình tượng) thành cấu trúc mở, thành “cấu trúc ngôn từ động”, thành quá trình tạo nghĩa - tạo sinh nghĩa mà nhà thi học R. Jakobson đã khẳng định “Văn học không phải là cái gì khác, mà chính là ngôn ngữ được tổ chức một cách đặc biệt”. Vì đặc biệt nên đem lại 70
- nhiều phát hiện mới, nhiều giá trị mới ở người tiếp nhận (cả lịch đại và đồng đại). Như vậy, thông qua người đọc, đời sống của văn bản và thực chất của văn bản là gì? Và đâu là bản chất, quy luật; đâu là thành tựu và đâu là hạn chế của mối quan hệ này? Có nhiều quan niệm và cách lý giải về bản chất của người đọc. Dù có chỗ gặp gỡ hoặc giao thoa hay khác biệt, thì cái lõi của vấn đề vẫn là xác nhận vai trò chủ động của người đọc. Khi tiếp nhận tác phNm, Aristote gọi là sự thanh lọc tâm hồn; còn trong văn học trung đại Việt Nam và Trung Hoa thì xem trọng sự tri âm, ký thác, mà ở đó, tác giả và người đọc hiểu nhau, đồng điệu, thì tự nó, tác phNm nghệ thuật đã đạt đến sự viên thành. Đến mỹ học tiếp nhận văn học hiện đại, vấn đề tác phNm ngày càng được tiếp tục khám phá. Những vấn đề như đặc trưng, bản chất và các mối quan hệ của tác phNm được ý thức sâu sắc hơn. Không phải ý thức về mối quan hệ giữa tác ph m với tác giả là quan trọng mà trái lại, ý thức về mối quan hệ giữa tác ph m với người đọc mới là mục đích và là đột phá mới. Người đọc qua các giai đoạn, các thời kỳ sẽ luôn đồng hành và làm đầy những ý nghĩa, giá trị mới cho tác phNm - dĩ nhiên là còn tùy thuộc vào quan niệm tiếp nhận của từng trường phái, từng khuynh hướng. Càng về sau, quan hệ trên càng hoàn thiện và có bổ sung sâu sắc hơn và có cả phức tạp hơn (Hiện tượng học của Husserl, Tường giải học của Heiddegger, Quan niệm của Roman Ingarden trong Tác ph m văn học, của Phê bình ấn tượng chủ nghĩa, của Trường phái cấu trúc - Ký hiệu học, của Hiện tượng luận, Tường giải học của H. G. Gadamer...). Điều ấy, cho thấy vai trò của người đọc luôn được nhìn nhận bổ sung và điều chỉnh để phù hợp với bản chất của tác phNm văn học - loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Mà ngôn ngữ - vỏ vật chất của tư duy lại có khả năng vừa cụ thể hóa, vừa trừu tượng hóa, vừa ảo hóa, mơ hồ hóa... nên sự khác biệt trong tiếp nhận, trong việc tạo nghĩa ở người đọc là một quá trình liên tục. Có thể xem ngôn ngữ chính là tiềm năng chủ động trước tiên về khả năng tạo nghĩa, rồi sau đó nó mới tác động đến tiềm năng tạo nghĩa của người đọc trong từng tình huống, từng hoàn cảnh và tâm lý tiếp nhận. Như vậy, tác phNm giúp nâng cao trình độ cảm thụ cho người đọc. Và đến lượt mình, người đọc đối thoại và tái tạo nghĩa bổ sung cho tác phNm. Với thực tiễn và hệ quả trên, rõ ràng, mỹ học tiếp nhận hiện đại đã có công rất lớn trong việc tạo ra hệ thống lý luận mới mẻ, làm cho văn học nhân loại có sự chuyển động, đổi mới cách nhận thức về quá trình văn học, về vai trò của tác ph m và người đọc, làm cho tác phNm trở nên sinh động, đa nghĩa và luôn ở trong khả năng mới đối với từng tầm đón nhận và đón đợi của nhiều thế hệ người đọc - đặc biệt là người đọc tài năng, cao cấp. Ở Việt Nam ta, những thập niên vừa qua, vận dụng kinh nghiệm và sự tiếp biến hệ thống lý luận nói trên cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc nhìn nhận, tiếp thu và đánh giá lại nhiều hiện tượng văn học, trào lưu văn học một cách khả thi và mới mẻ, lấp đầy những khoảng trống và sai lầm - do chịu ảnh hưởng của mỹ học tiếp nhận truyền thống. Những người đi đầu trong thành tựu trên là Phương Lựu, 71
- Trần Đình Sử, Trương Đăng Dung, Lê Ngọc Trà, Đỗ Lai Thúy, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Văn Dân, Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân... Qua các công trình của các nhà lý luận, phê bình văn học nói trên, giúp chúng ta thấy nội dung, chất lượng của văn học không phải chỉ là tổng số của các văn bản mà quan trọng hơn chính là sự phát hiện bổ sung về chất lượng thNm mỹ của các tác phNm đó trong lịch sử tiếp nhận và giải cấu trúc của người đọc. II. Như một quy luật, nếu mọi thành tựu mới đã phát hiện ở thành tựu cũ những giới hạn của nó, thì đến lượt mình, sớm muộn gì, thành tựu mới cũng nảy sinh giới hạn mà những người đi sau phát hiện ra. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến một khía cạnh ngược lại là dù đề cao và chuyển trọng tâm của quá trình văn học vào chủ thể tiếp nhận là đúng và thành tựu của nó là không chối cãi, nhưng không phải mọi vấn đề đều trở nên “nhất thành bất biến”. Vì điều đó, có thể đúng với tác phNm và tác giả quá khứ hoặc với tác phNm mà tác giả của chúng đã qua đời hay vì lý do nào đó mà họ không có trách nhiệm với tác phNm của mình khi nó được ra mắt bạn đọc thì đối với các tác giả đương đại, hiện còn sống, họ luôn quan tâm đến số phận tác phNm của mình sau khi được xã hội hóa, thì cần phải có quan niệm bổ sung. Nghĩa là, lý luận văn học hiện đại cần phải nhìn nhận lại vai trò của văn học, trong đó, vai trò của tác giả - chủ thể sáng tạo cần phải được chú ý giống như vai trò của người đọc - chủ thể đồng sáng tạo. Bởi vì, không phải sau khi tác phNm của họ đến với công chúng bạn đọc, thì họ không ngó ngàng gì tới nó nữa, mà trái lại, hơn ai hết, họ là người theo dõi, hồi hộp, vui buồn và trăn trở cùng với nó. Và cao hơn, chính họ tham gia vào quá trình đọc, thNm định lại, lấp đầy những khoảng trống vô thức trong khi sáng tạo mà họ chưa kịp nghĩ đến để tạo ra ý nghĩa mới cho tác phNm của mình. Họ có thể sửa chữa, nâng cấp cho các lần tái bản về sau, hoặc họ tự mình nâng cao trình độ nghệ thuật cho các tác phNm mới sắp chào đời. Cứ thế, họ cũng là chủ thể tích cực trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận, tiếp nhận và tái sáng tạo. Chưa kể, những tác giả văn học đồng thời là nhà lý luận - phê bình văn học tầm cỡ. Trên thế giới, có Léonard de Vinci, Shakespeare, H. de Balzac, C. Baudelaire, Milan Kundera... Ở Việt Nam như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải... Những trường hợp như trên rõ ràng là, hơn ai hết, họ là người có chức năng kép: vừa sáng tạo, vừa nâng tầm vóc của văn chương lên tầm cao mới, vừa phá và thay để tác động và định hướng nhận thức thNm mỹ cho người đọc, để nâng tầm đón nhận, đón đợi cho người đọc, trước khi, tự người đọc làm nhiệm vụ đó trong từng hoàn cảnh và tâm thế cụ thể. Hans Robert Jauss cũng đã rất sâu sắc khi phân biệt và chỉ ra tầm đón nhận chính là từ bên trong văn bản nghệ thuật. Điều mà, theo ông, cái ảnh hưởng được quyết định thông qua văn bản và sự tiếp nhận liên quan đến người đọc của một xã hội nhất định, gọi là yêu cầu xã hội. Liên quan đến điều này, ông đNy xa quan niệm của mình lên cấp độ ý nghĩa mới của lý luận mà ông gọi là “Sự căng thẳng giữa văn bản và sự tiếp nhận văn bản là quá trình”. Quá trình ấy, cũng nói như nhà thi học nổi tiếng R. Jakobson là nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ có tính vạn năng và luôn luôn tạo nghĩa nhờ cách tổ chức 72
- đặc biệt của nhà văn trong tác phNm: “Văn học không phải là cái gì khác, mà chính là ngôn ngữ được tổ chức một cách đặt biệt”. Mà trước tiên, không ai khác, chính là nhà văn sáng tạo ra ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt cho tác phNm của mình. Vậy, nếu lý luận và mỹ học hiện đại chỉ tập trung vào vai trò đồng sáng tạo của người đọc thì sẽ khó trả lời một cách thuyết phục thực tế như trên, khi họ cho rằng tác giả “đã chết” khi văn bản trở thành tác phNm - thông qua người đọc. Nên chăng, cần phải lý giải và đặt tác giả ngang hàng, nếu không muốn nói là cao hơn người đọc, bởi vì, chính họ là người liên tục sáng tạo, liên tục cách tân, liên tục làm đầy những ý nghĩa và nội dung thNm mỹ mới cho tác phNm trong từng chặng đường sáng tác, luôn tạo ra thực đơn tinh thần kỳ lạ, độc đáo cho người đọc. Tức là những dự cảm và ý thức sáng tạo của nghệ sỹ trong từng thời điểm, từng bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội... luôn được họ suy tư, nghiền ngẫm và thể nghiệm. Họ là người tiền trạm của tâm hồn và nghệ thuật. Sau đó, mới đến lượt người đọc tìm đến và thưởng thức, chiêm cảm theo tâm thế, góc nhìn riêng, vốn văn hoá riêng, vốn nghệ thuật riêng của mình. Hơn ai hết, nghệ sĩ là người luôn năng động trong việc tìm tòi, trang bị kiến thức và miêu tả cái mới, cái cần phải tồn tại bên cạnh cái đang tồn tại mà chứng chỉ hiển minh nhất của họ là chất lượng tác phNm, làm thành từ trường văn học cho toàn xã hội. GS. Phương Lựu cho rằng: Nhờ thế "Nghệ thuật dần dần trở thành không phải chỉ là trường học của sự sáng tạo thNm mĩ mà còn là trường học trau dồi năng lực sáng tạo nói chung của con người" (8, 172). Với những lý do trên, theo tôi, các nhà lý luận cần xác định lại một lần nữa mối quan hệ giữa nhà văn - tác ph m - người đọc một cách khách quan, biện chứng hơn. Riêng về phía người đọc (chủ thể tiếp nhận) cũng cần phải nhìn nhận và xác định lại một cách thực tế. Cần phân biệt người đọc cấp bình thường và người đọc lý tưởng - người đọc tài năng để thấy sự cộng hưởng, sự đồng sáng tạo ở mỗi kiểu người đọc là hoàn toàn không giống nhau, có khi trái ngược nhau, làm nhiễu "lượng thông tin" thNm mỹ vốn có và ổn định trong từng tác phNm. Dĩ nhiên là lý luận của mỹ học tiếp nhận hiện đại chú mục vào người đọc lý tưởng để chuyển quá trình tác giả - tác ph m thành quá trình tác ph m - người đọc. Nhưng dù vậy, theo tôi, vấn đề người đọc vẫn có những chỗ còn bỏ ngỏ, chưa bàn tới nơi, tới chốn. Ví như vấn đề trình độ, sự nhạy bén và vốn sống của người đọc không phải lúc nào cũng hơn nhà văn và thường trực, năng động như nhà văn. Cho nên, trước những hiện tượng văn học mới, trước các khuynh hướng, trường phái văn học mới ra đời, thì người đọc sẽ lúng túng và có một khoảng cách giới hạn thNm mĩ nhất định trong thưởng thức. Họ không kịp trang bị cho mình những cơ sở, tiền đề cần thiết để tiếp nhận đúng, tiếp nhận đồng sáng tạo có giá trị. Chưa kể, có trường hợp hiểu sai, đọc sai quá xa với tính tự trị của tác phNm, khi ấy sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào đối với việc định hướng nhận thức thNm mĩ cho công chúng? Đó là những câu hỏi cần đặt ra để tiếp tục làm sáng tỏ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Soi vào văn học hậu hiện đại trên thế giới hiện nay, sẽ thấy vấn đề trên trở nên phức tạp 73
- vô cùng. Và thực tế là, trước một hiện tượng văn học cụ thể, tầm đón đợi và đón nhận của từng người đọc, rộng ra của từng dân tộc, thì sự nhận thức về nó rất khác nhau, thậm chí gần như trái ngược nhau - chưa kể quá khác xa với ý đồ nghệ thuật ban đầu của tác giả. Dĩ nhiên, cũng có trường hợp, lúc này hiểu sai thì có lúc khác sẽ hiểu đúng và thống nhất. Như vậy, để cho quá trình tiếp nhận không đến nỗi phức tạp, lệch pha thì vai trò và khả năng cần có của người đọc trong tính liên tục của tiến trình văn học là gì? Người đọc có cần phải đào tạo, tự đào tạo để đón đầu những khả năng, tiềm năng văn chương giai đoạn tiếp theo nhằm định hướng, dự báo tầm đón đợi cho tác giả không? Và nếu có, thì bằng cách nào để thông điệp đến nhà văn những điều còn mơ hồ, trừu tượng trong đầu óc của họ để nhà văn được hỗ trợ, được mách bảo từ người đọc, để họ nâng cao và cách tân nghệ thuật của mình? Rõ ràng là sẽ đụng đến những vấn đề có tính nan giải và không ít thắc mắc. Vì người đọc thường hiếm khi thông điệp và tuyên bố điều đó bằng những công trình lý luận của mình trước khi nhà văn sáng tạo ra tác phNm (ngoại trừ các nhà lý luận văn học). Trong khi ấy, nhà văn thì ngược lại, lúc nào cũng hiện hữu hình hài câu chữ, nhân vật của mình bằng tác phNm. Vậy, hoá ra, người đọc chỉ dựa vào tác phNm mới trở thành người đồng sáng tạo. Chính điều này đã cho thấy lý luận về việc lấy vai trò của người đọc làm trung tâm trong quan hệ với tác ph m của mỹ học tiếp nhận hiện đại cũng có những hạn chế và lúng túng trong từng trường hợp và thử thách cụ thể, nhất là khi bản thân văn học có những bước phát triển đột biến và phức tạp. Và thực tế, nền văn học của bất kỳ dân tộc nào cũng luôn diễn ra và luôn tạo những bất ngờ để tự làm đầy, làm mới những giá trị cho chính bản thân dân tộc mình và cho cả thế giới (đặc biệt là các nền văn học lớn). Nhưng như một quy luật, biết giới hạn thì sẽ vượt được giới hạn để tạo ra sự hợp lý mới. Bởi vì, xét cho cùng, giới hạn chỉ nảy sinh từ những thành tựu đã có. Cứ thế, thành tựu và giới hạn sẽ diễn ra theo quy luật phủ định của phủ định, tức phủ định có kế thừa để tiếp tục dự báo khả năng mới, quan hệ mới, kinh nghiệm mới. Thoát giới hạn là cách tốt nhất cần phải nỗ lực, không phải của một mà của nhiều người. Và phải mất nhiều thời gian, công sức. Bởi không có gì là chân lý vĩnh cửu cả. Vậy, thay đổi bổ sung về quan niệm kiểu người đọc và kiểu người viết, có kế thừa thành quả của mỹ học tiếp nhận hiện đại là cần thiết và hợp quy luật khách quan. Vì bản thân văn học đương đại đang, sẽ vận động với tốc độ nhanh và bất ngờ, có khả năng đi trước, vượt tầm đón nhận và đón đợi của người đọc; nó có tính chủ động, tích cực hơn. Còn lý luận văn học thì bao giờ cũng sẽ tổng kết và trừu xuất từ cả hai phía sáng tạo và tiếp nhận. Cho nên, trong quan hệ cùng thời giữa tác giả - tác ph m - người đọc, xét ở thời đương đại, vẫn luôn luôn làm cho khoa nghiên cứu văn học đứng trước những thử thách, bổ sung và thức nhận mới. Có thể sơ đồ hóa quá trình sáng tác văn học và tiếp nhận văn học đó như sau: 74
- Văn bản Người đọc Hiện thực Tác giả Hiện thực nghệ thuật - Thưởng thức Sáng tạo lại, Tự thưởng thức - Tiếp nhận - Phát hiện Sáng tạo mới đồng sáng tạo Tự đánh giá lại - giá trị mới Tác ph m nghệ thuật Qua sơ đồ trên (xét ở tính đồng thời, đương đại giữa tác giả - tác phNm - người đọc), chúng tôi mạo muội đề cao ngang như nhau vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận. Và có phần ưu tiên hơn cho chủ thể sáng tạo. Vì chính họ là chủ thể năng động, liên tục nghiền ngẫm, đề xuất và liên tục sáng tạo bằng tác phNm và bằng hiệu quả nghệ thuật ở từng tác phNm. Rồi thứ đến mới là người đọc, đặc biệt là người đọc đồng sáng tạo. Chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của Trương Đăng Dung rằng "Lý thuyết mỹ học tiếp nhận không chỉ tạo ra khả năng để chúng ta xem xét ý nghĩa và hình thức của tác phNm văn học trong sự phát triển của sự hiểu, mà còn đòi hỏi chúng ta phải đưa từng tác phNm vào “dòng chảy văn học” phù hợp, để qua đó chúng ta nhận biết được - trong những liên kết của quan niệm văn học - vị trí và ý nghĩa lịch sử của chúng" [5, 197]. Trong tình hình thực tiễn và thành tựu của văn học hậu hiện đại diễn ra trên thế giới hiện nay, chúng tôi nghĩ, nên có sự điều chỉnh mối quan hệ như trên để có cái nhìn khách quan và công bằng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aristôte. Nghệ thuật thơ ca, NXB. Văn học, Hà Nội (1999) 2. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến, Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, NXB. Hội nhà văn, Hà Nội (2003) 3. Roland Barther. Độ không của lối viết (Nguyễn Ngọc dịch), NXB. Hội nhà văn, Hà Nội (1997) 4. Trương Đăng Dung, Từ văn bản đến tác ph m văn học, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội (1998) 5. Trương Đăng Dung. Tác ph m văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (2004) 6. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, NXB. Giáo dục, Hà Nội (1995) 7. Phương Lựu, Tiếp nhận văn học, NXB. Giáo dục, Hà Nội (1997) 8. Phương Lựu chủ biên, Lý luận văn học, NXB. Giáo dục, Hà Nội (1997) 75
- 9. Phương Lựu, Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB. Giáo dục, Hà Nội (2001) 10. Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, NXB. Hội nhà văn, Hà Nội (1997) GO ON THINGKING ABOUT THE AUTHORS AND READERS’ ROLE Ho The Ha College of Sciences, Hue University SUMMARY Creating literature is a process in which the authors and the readers take important roles. However, in the traditional literature theory, the authors’role used to receive great attention while the modern literature theory, especially, the theory of modern conceptive aesthetics focusses on the readers’role. It is said that the authors die as soon as the works are conceived by the readers. The readers’ role is considered as a significant factor for the existence of the works. These are subjective conceptions. The purpose of this article is to reaffirm the equal roles of the readers and the authers. 76
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 346 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn