Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TINH DẦU CỦ RIỀNG Ở HỘI AN, QUẢNG NAM"
lượt xem 42
download
Tinh dầu từ củ riềng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Các chỉ tiêu hoá - lý của tinh dầu được xác định bằng phương pháp phân tích hoá học. Thành phần và cấu trúc của một số cấu tử chính được xác định bằng phương pháp phân tích sắc ký - khối phổ (GC-MS).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TINH DẦU CỦ RIỀNG Ở HỘI AN, QUẢNG NAM"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TINH DẦU CỦ RIỀNG Ở HỘI AN, QUẢNG NAM A STUDY ON THE EXTRACTION AND DETERMINATION OF CHEMICAL CONSTITUENTS OF GALANGAL ROOT OIL COLLECTED IN HOI AN, QUANG NAM Võ Kim Thành, Đỗ Thị Triệu Hải Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tinh dầu từ củ riềng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Các chỉ tiêu hoá - lý của tinh dầu được xác định bằng phương pháp phân tích hoá học. Thành phần và cấu trúc của một số cấu tử chính được xác định bằng phương pháp phân tích sắc ký - khối phổ (GC-MS). Kết quả thu được cho thấy, hàm lượng một số cấu chính trong tinh dầu là Santolina triene (2,5-dimethyl-3-vinylhexa-1,4-diene), 7-(propan-2-ylidene) bicyclo[4.1.0]heptane, (E)-dec- 7-en-2-one, (1Z,5E)-9-(propan-2-ylidene) cycloundeca-1,5-diene, (Z)-4,11,11-trimethyl-8- methylenebicyclo [7.2.0] undec-4-ene, α-Caryophyllene ((1E,4E,8E)-2,6,6,9- tetramethylcycloundeca-1,4,8-triene), Caryophyllene oxide, hexadec-7-yn-1-ol, α-bisabolol (6- methyl-2-(3-methylcyclohex-3-enyl) hept-5-en-2-ol), (2E,6E)-3,7,11-trimethyldodeca-2,6,10- trienyl acetate, nerolidyl acetate ((Z)-3,7,11-trimethyldodeca-1,6,10-trien-3-yl acetate), 2-((2- ethylhexyloxy) carbonyl) benzoic axit, (E)-Nerolidol. ABSTRACT The root essential oil of Alpinia officinarum Hance, collected in Hoian, Quangnam, was extracted by means of hydrodistillation. The chemical constituents of essential oil were analysed by the GC-MS method. The obtained results showed that the major components were Santolina triene (2,5-dimethyl-3-vinylhexa-1,4-diene), 7-(propan-2-ylidene) bicyclo[4.1.0]heptane, (E)-dec- 7-en-2-one, (1Z,5E)-9-(propan-2-ylidene) cycloundeca-1,5-diene, (Z)-4,11,11-trimethyl-8- methylenebicyclo [7.2.0] undec-4-ene, α-Caryophyllene ((1E,4E,8E)-2,6,6,9- tetramethylcycloundeca-1,4,8-triene), Caryophyllene oxide, hexadec-7-yn-1-ol, α-bisabolol (6- methyl-2-(3-methylcyclohex-3-enyl) hept-5-en-2-ol), (2E,6E)-3,7,11-trimethyldodeca-2,6,10- trienyl acetate, nerolidyl acetate ((Z)-3,7,11-trimethyldodeca-1,6,10-trien-3-yl acetate), 2-(2- ethylhexyloxy) carbonyl) benzoic axit, (E)-Nerolidol. 1. Mở đầu Riềng có tên khoa học là Alpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae); là cây thảo, sống lâu năm mọc thẳng, cao 0,8-1,5m, thân rễ phát triển ngang, chia thành nhiều khúc không đều, hình trụ, đường kính 1,2-2 cm, màu đỏ nâu, có phủ nhiều vảy. Ở Việt Nam cây riềng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để lấy “củ” làm gia vị và làm thuốc. Riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, làm tiêu đàm, ấm bụng, hỗ trợ và kích thích tiêu hoá, làm mạnh tỳ vị, sát trùng đường tiêu hoá và giảm đau, được chấp 46
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 thuận làm thuốc trị khó tiêu và giúp kích thích thèm ăn, có hoạt tính chống nôn mửa, hoạt tính kháng viêm, kháng sinh, có tác dụng ngừa ung thư, làm hạ Cholesterol và hạ triglyceride, cường dương… Đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu riềng thuộc các địa bàn khác nhau. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học của tinh dầu riềng ở Hội An Quảng Nam, nhằm góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa giá trị thực tiễn của tinh dầu riềng, cũng như củ riềng. 2. Thực nghiệm 2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu nghiên cứu là củ riềng Alpinia officinarum Hance được lấy ở Hội An, Quảng Nam (độ ẩm 81,93%), thu hái vào tháng 4 trong khoảng thời gian 6 - 8 giờ sáng, sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi thu hái. 2.2. Chiết tách tinh dầu riềng, xác định các chỉ số hoá lý Tinh dầu từ củ riềng được tách chiết bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hiệu suất tinh dầu được tính dựa theo phương pháp dược điển Việt Nam bằng thể tích tinh dầu thu được trên khối lượng của nguyên liệu tươi. Củ riềng Xay Dd NaCl Ngâm Chưng cất lôi cuốn hơi nước Ngưng tụ Phân ly Tinh dầu thô Na2SO4 Làm khan khan Tinh dầu Định danh thành phần Phân tích tính chất Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu chiết tách tinh dầu Thuyết minh qui trình: Củ riềng sau khi rửa sạch, thái lát mỏng, được xay nhỏ, ngâm trong dung dịch NaCl. Sau đó tiến hành chưng cất lôi cuốn theo hơi nước. Mẫu tinh dầu riềng sau khi chiết tách và làm khô bằng Na2SO4 khan và xác định các chỉ số khúc xạ, tỷ trọng, chỉ số axit, chỉ số este và chỉ số xà phòng hoá. 2.3. Phân tích thành phần hóa học Xác định thành phần hóa học và định danh các cấu tử trong tinh dầu riềng theo 47
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 phương pháp phân tích sắc kí khí-khối phổ (GC-MS) trên máy GC-MS tại Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu Miền Trung, số 10 Ngô Quyền, Thành Phố Đà Nẵng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu thu được như tỉ lệ khối lượng rắn/lỏng, thời gian chưng cất, nồng độ NaCl, độ ẩm nguyên liệu, thời gian thu hoạch, … 3.1.1 Khảo sát tỉ lệ khối lượng rắn/lỏng 0.4 0.35 0.3 0.25 0.2 0.15 200 250 300 350 400 Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến lượng tinh dầu thu được Khi gia nhiệt hỗn hợp nguyên liệu và nước, hơi nước thẩm thấu vào trong các lớp tế bào, làm phá vỡ túi tinh dầu và bị lôi cuốn theo hơi nước, hơi nước thẩm thấu vào trong tế bào, làm phá vỡ túi tinh dầu và tinh dầu bị lôi cuốn theo hơi nước. Tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/nước nhỏ hơn hay lớn hơn lượng nước tối ưu đều làm giảm lượng tinh dầu. Lượng nước quá nhiều một số thành phần tinh dầu có tính phân cực sẽ tan vào nước, lượng nước quá ít thì không đủ hòa tan các chất keo, muối bao bọc xung quanh túi tinh dầu. Tỉ lệ nguyên liệu/nước tối ưu là 100g/300ml. 3.1.1 Khảo sát thời gian chưng cất tối ưu 0.65 0.55 0.45 0.35 0.25 1 2 3 4 5 6 Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian đến lượng tinh dầu thu được Thời gian chưng cất tối ưu đối với phương pháp chưng cất hơi nước là: 3giờ, sau đó lượng tinh dầu tăng không đáng kể. 3.2. Hàm lượng và các chỉ số hóa lý của tinh dầu riềng Tinh dầu được chiết tách từ củ riềng có màu vàng nhạt, trong suốt, vị cay, đắng, mùi thơm đặc trưng mùi thơm. 48
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Thực hiện chưng cất lôi cuốn hơi nước ở điều kiện tối ưu đã xác định (tỉ lệ 200g nguyên liệu/600 ml trong vòng 3 giờ) hàm lượng tinh dầu riềng trung bình là 0,317% với các chỉ số theo bảng 3.1 Bảng 3.1. Các chỉ số hoá lý của tinh dầu riềng Chỉ số khúc xạ Tỷ trọng Chỉ số axit Chỉ số este Chỉ số xà phòng hoá 1,4769 0,9209 1,24 41,00 42,23 Bảng 3.1 cho thấy tinh dầu riềng có tỷ trong nhẹ hơn nước, chỉ số khúc xạ, chỉ số axit của tinh dầu thấp. Như vậy, tinh dầu riềng kém bền với nhiệt độ, nên bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp. Hàm lượng tinh dầu thu được khá thấp. Tỉ trọng 0,9
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Bảng 3.2. Một số cấu tử chính của tinh dầu rễ riềng S Thời T gian CTPT CTCT T l ưu 2,5-dimethyl-3-vinylhexa- 1 9,59 1,4-diene 7-(propan-2- 2 10,96 ylidene)bicyclo[4.1.0]heptane O 3 12,76 (E)-dec-7-en-2-one (1Z,5E)-9-(propan-2- 4 22,96 ylidene)cycloundeca-1,5- diene (Z)-4,11,11-trimethyl-8- 5 23,79 methylenebicyclo[7.2.0] undec-4-ene (1E,4E,8E)-2,6,6,9- 6 24,74 tetramethylcycloundeca- 1,4,8-triene 7 27,54 (E)-Nerolidol OH 8 30,45 Caryophyllene oxide O OH 9 30,76 hexadec-7-yn-1-ol 50
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 6-methyl-2-(3- methylcyclohex-3-enyl)hept- OH 10 31,32 5-en-2-ol (α-bisabolol) O O (2E,6E)-3,7,11- trimethyldodeca-2,6,10- 11 32,77 trienyl acetate O nerolidyl acetate 12 35,73 O O OH O 2-((2- O 13 40,09 ethylhexyloxy)carbonyl) benzoic axit Từ hình 3.3 và bảng 3.2 ta đã xác định được thành phần các hợp chất có trong tinh dầu riềng gồm trên 30 hợp chất trong đó chủ yếu: Santolina triene (2,5-dimethyl-3-vinylhexa-1,4- diene), 7-(propan-2-ylidene) bicyclo[4.1.0]heptane, (E)-dec-7-en-2-one, (1Z,5E)-9-(propan-2- ylidene) cycloundeca-1,5-diene, (Z)-4,11,11-trimethyl-8-methylenebicyclo[7.2.0]undec-4-ene, α- Caryophyllene((1E,4E,8E)-2,6,6,9-tetramethylcycloundeca-1,4,8-triene), Caryophyllene oxide , hexadec-7-yn-1-ol, α-bisabolol (6-methyl-2-(3-methylcyclohex-3-enyl) hept-5-en-2-ol), (2E,6E)- 3,7,11-trimethyldodeca-2,6,10-trienyl acetate, nerolidyl acetate ((Z)-3,7,11-trimethyldodeca- 1,6,10-trien-3-yl acetate), 2-((2-ethylhexyloxy) carbonyl) benzoic axit, (E)-Nerolidol. 4. Kết luận Qua nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả sau: 1. Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đã thu được tinh dầu riềng với hàm lượng 0,317% ở điều kiện tối ưu là tỉ lệ rắn/ lỏng: 1/3 (g/ml) trong thời gian 3 giờ. 2. Tinh dầu riềng thu được có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng. Đã xác định được các chỉ số vật lí, hoá học của tinh dầu riềng. 3. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ đã xác định được một số cấu tử chính trong tinh dầu riềng: Santolina triene (2,5-dimethyl-3-vinylhexa-1,4-diene), 7- (propan-2-ylidene) bicyclo[4.1.0]heptane, (E)-dec-7-en-2-one, (1Z,5E)-9-(propan-2- ylidene) cycloundeca-1,5-diene, (Z)-4,11,11-trimethyl-8-methylenebicyclo [7.2.0] undec-4-ene, α-Caryophyllene ((1E,4E,8E)-2,6,6,9-tetramethylcycloundeca-1,4,8- 51
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 triene), Caryophyllene oxide, hexadec-7-yn-1-ol, α-bisabolol (6-methyl-2-(3- methylcyclohex-3-enyl) hept-5-en-2-ol), (2E,6E)-3,7,11-trimethyldodeca-2,6,10-trienyl acetate, nerolidyl acetate ((Z)-3,7,11-trimethyldodeca-1,6,10-trien-3-yl acetate), 2-((2- ethylhexyloxy) carbonyl) benzoic axit, (E)-Nerolidol. Kết quả này khẳng định hoạt tính sinh học, tính kháng khuẩn cao của tinh dầu riềng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Tất Lợi , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 2001. [2]. Đỗ Chung Võ cùng cộng sự, Những cây tinh dầu Việt Nam, khai thác, chế biến, ứng dụng, NXB KHKT HN, 1996. [3]. Cordell G.A, Biodiversity and drug discovery symbiotic relationship, Phytochemistry 55, 2005. [4]. George A. Burdock, Fenaroli's handbook of flavor ingredients 5 edition, CRC Press, 2004. [5]. Glen O. brenchbill, An essential Oil guide, Fragrance Books INC, New Jersey, USA, 2009 [6]. http://tinhdau.vn. 52
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 226 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn