Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU HÀNH VI LỜI NÓI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP LỜI MỜI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9
lượt xem 27
download
Trong đời sống xã hội, lắm khi người ta được mời làm điều gì hoặc đi đâu đó. Nhận lời mời đôi khi cũng là một vấn đề tế nhị. Tuy vậy, dù sao thì cũng dễ dàng hơn là từ chối bởi từ chối là một hành vi thuộc nhóm đe dọa thể diện của người mời. Nhưng có những tình huống, người được mời không thể không từ chối. Dựa trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt rút từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản, được đăng tải trên mạng Internet và các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU HÀNH VI LỜI NÓI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP LỜI MỜI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 NGHIÊN CỨU HÀNH VI LỜI NÓI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP LỜI MỜI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT AN INVESTIGATION INTO INDIRECT REFUSALE OF INVITATIONS IN ENGLISH AND VIETNAMESE Lưu Quý Khương Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong đời sống xã hội, lắm khi người ta được mời làm điều gì hoặc đi đâu đó. Nhận lời mời đôi khi cũng là một vấn đề tế nhị. Tuy vậy, dù sao thì cũng dễ dàng hơn là từ chối bởi từ chối là một hành vi thuộc nhóm đe dọa thể diện của người mời. Nhưng có những tình huống, người được mời không thể không từ chối. Dựa trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt rút từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản, được đăng tải trên mạng Internet và các tài liệu dạy nói tiếng Anh do người bản ngữ biên soạn đã được xuất bản, bài này khảo sát những hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học các phát ngôn từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt, giúp tạo ra sự khéo léo, uyển chuyển trong sử dụng ngôn ngữ cho người Việt Nam học tiếng Anh hoặc người nói tiếng Anh học tiếng Việt nhằm đạt điều mà tục ngữ Việt Nam đã chỉ ra như một phương châm xử thế: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. ABSTRACT In everyday social life, people are sometimes invited to go somewhere or to do something. Accepting an invitation is a delicate matter although it is much easier than refusing as the latter is a face- threatening act. However, there are situations in which invites cannot avoid refusals. Based on literary works either published or uploaded in the internet and English speaking materials written by native speakers, this paper studies indirect refusals of invitations to enhance the efficiency of the teaching and learning of this speech act in English and Vietnamese, create the tactfulness and flexibility in language use for both Vietnamese learners of English and English-speaking learners of Vietnamese with the maxim declared in a Vietnamese proverb: “You don’t have to buy words, so don’t let them hurt the feeling of others.” 1. Đặt vấn đề Trong đời sống xã hội, lắm khi người ta nhận được những lời mời. Nhận lời mời đôi khi cũng là một vấn đề tế nhị. Tuy vậy, dù sao thì cũng dễ dàng hơn là từ chối bởi từ chối là một hành vi thuộc nhóm đe dọa thể diện của người mời. Nhưng có những tình huống, người được mời không thể không từ chối. Xét các ví dụ sau đây: (1) “Nhưng tôi càng xa lánh anh, anh càng tìm cách lại gần tôi. Dạo này gặp tôi anh hay rủ: - Trường ăn mì với anh không? -Không. - Tôi đáp.” [1: 146] 1
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 (2) “Cake? He said in his gentle voice “Biscuit? All home - made!” “Oh, very nice. I’m sure.” Marion thanked him “But I’ll have to refuse. I’ll be putting on pounds.” [12: 285] (“Bánh ngọt nhé? Anh ta mời bằng giọng nhẹ nhàng “Bánh quy nhé? Tất cả đều của nhà làm.”) (“Ồ, em chắc là sẽ rất ngon.”Marion cảm ơn anh ta “Nhưng em sẽ phải từ chối. Em đang tăng cân đây.”) Ở (1), lời từ chối cộc lốc của cô gái rõ ràng đã làm buồn lòng người mời. Trái lại, ở (2) lời từ chối được đưa ra kèm một lý do khá thuyết phục sau một lời khen đưa đẩy khiến người nghe dù bị từ chối nhưng vẫn cảm thấy hài lòng. Thực tế nêu trên cho thấy người từ chối phải hết sức khéo trong nói năng sao cho đạt được mục đích của mình đồng thời không làm tổn thương tình cảm của người mời. Giống như lời mời, lời từ chối có thể ở dạng trực tiếp hoặc gián tiếp. Dựa trên 200 ngữ liệu tiếng Anh và 200 ngữ liệu tiếng Việt rút từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản, được đăng tải trên mạng Internet và các tài liệu dạy nói tiếng Anh đã được xuất bản, bài này khảo sát những hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học các phát ngôn từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt, giúp tạo ra sự khéo léo, uyển chuyển trong sử dụng ngôn ngữ cho người Việt Nam học tiếng Anh hoặc người nói tiếng Anh học tiếng Việt nhằm đạt điều mà tục ngữ Việt Nam đã chỉ ra như một phương châm xử thế : “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về lời từ chối. Nguyễn Phương Chi [5] khảo sát một số cách từ chối: cách thức không thành lời như lắc đầu, xua tay, lừ mắt… và những cách thức thành lời. Phạm Thị Vân Quyên [16] nghiên cứu hành vi từ chối lời yêu cầu trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh dựa trên một số tình huống định sẵn. Nguyễn Thị Hai [9] nghiên cứu hành động từ chối trong giao tiếp song thoại đối với các hành động “cầu khiến”, “đòi hỏi”, “van xin”; “khuyên can”; “mời”; “cảm ơn”; “khen”, “chúc tụng” và “hỏi” trong tiếng Việt. Lưu Quý Khương và Trần Thị Phương Thảo [14] khảo sát cách lựa chọn ngôn từ và chiến lược giao tiếp của người Anh và người Việt khi từ chối một đề nghị giúp đỡ với các đối tượng giao tiếp khác nhau trong 3 tình huống cụ thể. 3. Khái niệm về hành vi lời nói gián tiếp từ chối lời mời Theo Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [10: 1068], “từ chối” là “nói rằng bạn không muốn điều gì đó dành cho bạn.” Các nhà biên soạn Từ điển Tiếng Việt cũng có quan niệm gần giống các nhà Anh ngữ học về từ chối “từ chối” là “không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu” [22:1036]. Như vậy, có thể thấy hành vi lời nói từ chối một lời mời là “nói với người mời là không nhận điều gì hay không làm điều gì được đề cập đến trong lời mời.” Các chiến lược giao tiếp bị chi phối bởi 2
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 nhiều nhân tố, đặc biệt là nhân tố văn hoá, cụ thể hơn là nhân tố thể diện và tính lịch sự [13]. Cũng như mọi hành vi ngôn ngữ khác trong giao tiếp hàng ngày, hành vi từ chối lời mời có thể sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp tuỳ theo mục đích hay hoàn cảnh giao tiếp. Thay vì nói trực tiếp ‘Không” hoặc “Tôi không muốn” hoặc “Tôi không thể”, dễ làm tổn thương thể diện người mời, người được mời có thể xoay câu chuyện vào một hướng khác hơi lệch với lời mời một chút. Ví dụ: (3) “Carlos: - There is a great Brazilian movie on TV. Would you like to watch it with me? Phil: - I’d love to, but I have to study tonight.” [17:33] (Carlos : Tối nay tivi có phim Braxin hay. Cậu xem với tớ nhé? Phil : Tớ muốn lắm, nhưng tối nay phải học rồi.) (4) “- Tôi pha cho ông bình trà nhé, Kim? - Khuya rồi uống trà vào khó ngủ.” [11: 806] Những lời từ chối này là cách khước từ lời mời của người nào đó một cách gián tiếp, lịch sự và tránh được việc phải làm điều gì đó mà người được mời không thích hoặc không muốn làm. 4. Hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh Khối liệu khảo sát cho thấy người Anh thường sử dụng những cách từ chối gián tiếp lời mời như sau. 4.1. Từ chối bằng cách đưa ra một sự tiếc nuối kèm theo là lý do của sự từ chối (r + R: regret + Reason) (5) “- I hear you’re going to get married soon. Congratulations! - That’s right, next July 21st. Can you come to the wedding? - Oh, what a pity! That’s when we’re away on holiday.” [19:28] (- Tôi nghe rằng chị sắp kết hôn. Xin chúc mừng chị. - Phải, ngày 21 tháng 7 tới. Cô chú có thể đến dự đám cưới không? - Ồ, tiếc quá, lúc đó chúng tôi lại đi nghỉ xa mất rồi.) “- Next week, on march 7th, will you please come to my house for dinner? (6) - I’m sorry, I’ll be away on business that day.” [22:18] (- Ngày 7 tháng 3 tuần đến, kính mời sếp đến nhà em dự bữa cơm tối. - Tiếc là mình bận đi công tác vào hôm đó.) (7) “- Could you play tennis at the weekend, Whiz? - I wish I could, but I’m busy. Maybe another time, though. [7: 69] (- Ông có thể chơi quần vợt vào kỳ nghỉ cuối tuần này không, ông Whiz? - Tôi ước ao tôi có thể chơi được, nhưng tôi lại bận. Có lẽ lần khác nhé.) Để tăng tính lịch sự trong lời từ chối, người nói thường cảm ơn trước khi đưa ra 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 lý do khiến không thể nhận lời được “- I’m going to the park with some friends for a barbecue on Sunday. Would you (8) like to join us? - Thanks, but unfortunately I have to take my sister to the airport on Sunday.” [18:133] (- Tao sẽ đến công viên dự một bữa ăn ngoài trời barbecue với vài nhỏ bạn vào chủ nhật. Mày có muốn tham gia không? - Cám ơn, nhưng xui xẻo là chủ nhật tao phải đưa chị tao lên sân bay.) (9) “- Can you join us for dinner next Friday ? - Thank you for asking me, but I have got another appointment that evening.” [24:95] (- Ông có thể dùng bữa tối với chúng tôi vào thứ sáu tuần đến không ạ? - Cảm ơn các bạn đã mời, nhưng tôi đã có cuộc hẹn khác vào tối hôm đó.) 4.2. Từ chối bằng cách đưa ra một hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan (Di: Dilemma) Người được mời dường như rất trăn trở giữa ý muốn tham gia vào hoạt động nêu trong lời mời và sự trở ngại khiến không thể thực hiện ý muốn. Cuối cùng, đành từ chối vậy. (10) “- Say, we’ve come here to dance but not to sit and listen. Why not have a dance? - You are right, dear. Sitting is boring, but I’m not good at Tango.” [12:229] (- Em này, chúng mình đến đây để khiêu vũ chứ đâu để ngồi và nghe. Sao không nhảy một bài nhỉ? - Anh nói đúng, anh yêu. Ngồi không thật là chán, nhưng em lại không rành điệu Tango.) (11) “- How about going to a disco tonight ? - I’d love to, but I’ve got to do some homework.” [7:43] (- Tối nay đi vũ trường nhé? - Tớ thích lắm, nhưng tớ phải làm bài tập nhà.) 4.3. Từ chối bằng cách đưa ra lý do cho sự từ chối đồng thời đề nghị một dịp khác (R + S: Reason + Suggestion) (12) “- Like to have a drink after work? - I’ve got to work late today. Some other time maybe.” [7:405] (- Có thích uống một chút sau giờ làm việc không? - Hôm nay mình phải làm việc muộn. Có lẽ dịp khác vậy.) 4.4. Từ chối bằng cách đưa ra một lý do hay một tình huống để lảng tránh việc chấp nhận lời mời (R: Reason) 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 (13) “- Would you like to have a cup of coffee with me? - Tomorrow is my good friend‘s farewell party. So I am afraid...” (- “Em uống với anh một cốc cà phê nhé? - Ngày mai là tiệc chia tay của một nhỏ bạn tốt của em. Vì thế em e rằng...”) [27:36] 4.5. Từ chối bằng cách đưa ra một đề nghị khác thay thế (AS: Alternative Suggestion) (14) “- Would you like a drink? - I think I could take you out to dinner.” [28:116] (“- Cậu có muốn uống một chút không? - Tớ nghĩ là tớ có thể mời cậu đi ăn.”) 5. Hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Việt 5.1. Từ chối gián tiếp một lời mời bằng cách đưa ra một lý do hay một tình huống để lảng tránh việc chấp nhận lời mời (R) Đối với người Việt, khi đưa ra lý do hoặc lời giải thích, không nhất thiết phải nói rằng họ từ chối hay chấp nhận lời mời. Lý do được đưa ra khi đáp lời có thể giúp người nghe hiểu được hàm ý của người nói. Ví dụ: (15) “- Nếu Loan đồng ý, Anh mời Loan đi ăn kem. Ở chỗ kia có kem Bắc cực ngon lắm! - Em phải về thổi cơm cho mẹ.” [25: 44] Cô gái phải về thổi cơm cho mẹ nên việc đi ăn kem là không thể. Đây cũng là thông điệp người nói muốn chuyển đến người nghe. (16) “- Dù sao tao với mày cũng là bạn bè mấy năm nay, lại cùng quê. Lỗi lầm ai không có, tao xin lỗi mày. Đi ăn trưa với tao nha! - Cám ơn mày, tao không đói.” [20: 26] Vì không đói nên không muốn ăn, do vậy lời mời đã bị từ chối gián tiếp. 5.2. Từ chối gián tiếp một lời mời bằng cách đưa ra một tiền giả định bách khoa [3] có ý nghĩa không thuận đối với hành động được nêu trong lời mời (-PRES.: Negative Presupposition). Ví dụ: (17) “- Mới 7 giờ, hai em có đi bát phố không?” - Anh quên là tụi em ghét đi chơi buổi tối rồi à?” [15: 24] Người từ chối giả định là người mời từng biết việc mình ghét đi chơi đêm nên đưa ra một câu hỏi tu từ nhằm nhắc lại điều đó để gián tiếp từ chối. Trong trường hợp này, người mời không có lý do để phật lòng vì tự bản thân người mời đã vi phạm phương châm “khéo léo” trong giao tiếp lịch sự của Leech [22:16]. Xét tiếp một số ví dụ nữa: (18) “Lão Kiển mở cửa hàng. Một bà cắp thúng xôi đi qua ngó vào: 5
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 - Mời bác xơi quà sáng. - Giời ơi, nhà làm ăn mà sáng ra đàn bà con gái đã ám thế này thì làm ăn gì.” [6: 23] Tư tưởng trọng nam khinh nữ trước đây cho rằng buổi sáng chưa giao dịch gì mà đàn bà con gái đến nhà thì trong ngày ấy việc làm ăn sẽ không thuận lợi. Lão Kiển đã nhắc lại điều đó ngầm nói bà bán xôi đã vi phạm điều cấm nên lời mời mua xôi của bà bị từ chối cũng là điều tất nhiên không có gì đáng phiền hà. (19) “- Thôi mà!Anh đói lắm!Mình đi ăn phở. Hợp Phố vờ vĩnh: - Phọc-môn không hà, em sợ bị ướp xác lắm. [4] Tiền giả định là việc cho phọc-môn vào bánh phở để bảo quản của một số ít hàng phở không có lương tâm, người ăn phở vào không khác gì bị tẩm phóc-môn như bị ướp xác. Do đó, rõ ràng là không nên dùng vì lý do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người mời phải hiểu lời mời của mình đã bị từ chối một cách rất thuyết phục. 5.3. Từ chối bằng cách đề nghị một dịp khác đồng thời và đưa ra lý do cho việc không nhận lời (S + R: Suggestion + Reason) (20) “- Ta đi ăn nhé! Em mới tìm ra một hàng ăn ngon lắm! - Để khi khác, muộn mất rồi. Bây giờ anh muốn nghe em nói chuyện.”[21: 768 ] Giống như người Anh, đôi khi để cho lời từ chối “dễ nghe hơn” dù đã là gián tiếp, người nói cám ơn trước khi đưa ra lời từ chối. (21) “- Cậu hãy đưa nó về lúc bảy giờ. Chúng tôi mời cậu ăn cơm tối. - Cám ơn bà. Để bữa khác. Tối nay cho phép tôi mời cô bé đi ăn cơm bình dân. Biết đâu ăn ở quán đông người cô bé sẽ thích hơn.” [2] 5.4. Từ chối bằng cách đưa ra một đề nghị khác thay thế (AS) (22) “- Em có thích quán café ‘Lãng Du’ không? Chúng mình sẽ đến đó. - Anh đưa em về nhà, không thì em nhảy xuống.” [26:72] 6. Sự giống nhau và khác biệt về hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt Từ chối r+R R+S R -PRES. S+R AS Di gián tiếp + + + + - - + ANH 60 25 10 (5%) 105 10 Tổng: 200 (30%) (12,5%) (52,5%) (5%) (100%) - - - + + + + VIỆT Tổng: 200 85 25 40 50 (100%) (42,5%) (12,5%) (20%) (25%) 6
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Bảng thống kê trên chỉ ra một số điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt như sau: - Tiền giả định bách khoa đôi khi được sử dụng trong tiếng Việt. Hiện tượng này hầu như không xuất hiện trong khối liệu tiếng Anh chúng tôi đã thu thập. Tuy nhiên, cách từ chối này cũng chỉ chiếm 25 câu/200 (12,5%), tần số thấp nhất nếu so với các cách từ chối gián tiếp khác trong tiếng Anh: - Cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều từ chối gián tiếp lời mời bằng cách đưa ra lý do (A) và đề nghị một dịp khác (B). Tuy vậy, trình tự xuất hiện của A và B trong phát ngôn có sự khác biệt ở hai nền văn hoá. Ở phát ngôn tiếng Anh là A trước B sau. Ở tiếng Việt thì ngược lại: B trước, A sau. Hơn nữa, tần số sử dụng của 2 cách từ chối này cũng khá khác nhau trong 2 ngôn ngữ : 10 câu/200 (5%) trong tiếng Anh và 40 câu/200 (20%) trong tiếng Việt - Để từ chối gián tiếp lời mời, đôi khi người Anh và người Việt đều đưa ra một lý do. Tuy nhiên, lý do của người Việt rất ít khi kèm theo một điều gì nữa. Trong lúc đó, người Anh đôi khi lý do đó được thay bằng một tình thế khó xử . Điều này dường như làm cho sự từ chối “mềm hơn”, người bị từ chối ít phật lòng hơn. Cách từ chối này, dù có khác nhau về tần số sử dụng, vẫn là cách sử dụng phổ biến nhất trong cả 2 ngôn ngữ. - Một nét khác biệt đáng kể trong các chiến lược từ chối gián tiếp lời mời giữa tiếng Anh và tiếng Việt là trong nhiều trường hợp trước khi đưa ra lý do từ chối người Anh bày tỏ sự tiếc nuối vì đã không nhận lời mời. Loại hành vi này chiếm tỉ lệ khá cao trong khối liệu tiếng Anh chúng tôi thu thập được (60câu/200 - 30%, ở tiếng Việt là 0%). - Cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều từ chối gián tiếp lời mời bằng cách đưa ra một đề nghị khác thay thế cho việc được mời. Tuy vậy, kết quả thống kê cho thấy chiến lược này phổ biến trong tiếng Việt hơn tiếng Anh: 5% trong tiếng Anh so với 25% trong tiếng Việt. 7. Kết luận Dù là một phổ quát ngôn ngữ, cách từ chối gián tiếp lời mời trong hai ngôn ngữ Anh và Việt khá khác biệt. Khối liệu đã thu thập và những điều vừa phân tích cho thấy việc hiểu những chiến lược từ chối gián tiếp lời mời khác nhau trong 2 nền văn hoá giúp cho người học ngoại ngữ có ý thức hơn về việc cần phải sử dụng các phát ngôn như thế nào để đảm bảo tính lịch sự nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất ngay cả trong hành vi nhiều nhạy cảm là từ chối lời mời. Thay cho lời kết của bài viết này có thể dẫn lời của R. Jakobson [8, 84] để giải thích chung cho sự khác biệt giữa các hành vi từ chối gián tiếp lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt: “Các ngôn ngữ khác nhau không phải ở chỗ ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được những ý nghĩa gì mà là ở chỗ có những ngôn ngữ bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa mà các ngôn ngữ khác không phải diễn đạt khi không cần thiết.” 7
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Nhật Ánh, (1998), Đi qua hoa cúc, Nxb Trẻ. [2] Đoàn Thạch Biền, Tình nhỏ làm sao quên - Chương 5, http://vanhoc.xitrum.net [3] Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học- Tập 2, Nxb Giáo dục. [4] Trần Thi Bảo Châu , Có em bên đời : Chương 1, http://vnthuquan.net/truyen [5] Nguyễn Phương Chi (1997), “Từ chối, một hành vi ngôn ngữ tế nhị”, Ngôn ngữ và Đời sống, Số 11, tr. 12-13. [6] Võ Văn Chương (2004), “Liên kết hồi quy trong ngữ học văn bản”, Ngôn Ngữ, Số 7, tr.20-29. [7] Grisham, John (2000), The Brethen, Arrow Books. [8] Jakobson, R.O. (1963), Essai de Linguistique Generale, Paris. [9] Nguyễn Thị Hai (2001), “Hành động từ chối trong Tiếng Việt hội thoại”, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 1-12. [10] Hornby, A. S (2003), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press. [11] Vũ Hồng (2000), “Tiếng chuông trôi trên sông”, Truyện Ngắn Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Kim Đồng. [12] Kerryn Goldsworthy (1983), Australian Short Stories, J.M.Dent Pty Melbourne Sydney London. Everyman’s Library) [13] Leech, G.W. (1983), Principles of Pragmatics, London and New York, Longman. [14] Lưu Quý Khương, Trần Thị Phương Thảo (2008), “Nghi thức lời từ chối một đề nghị giúp đỡ trên cơ sở lý thuyết Hành vi ngôn ngữ”, Ngôn Ngữ, Số 2, tr. 13-21. [15] Vũ Hồng Mai (1997), Con trai không như con gái tưởng, Nxb Đồng Nai. [16] Phạm Thị Vân Quyên (2001), Some English-Vietnamese Cross-cultural Differences in Refusing a Request, MA Thesis, National University-Ha Noi. [17] Richards, J. C. (1997), Developing Tactics for Listening, Nxb Tp Hồ Chí Minh. [18] Richards, J. C., Hull, J. and Protor S.(2004), New Interchange, Cambridge University Press. [19] Soars, J. & L. (1995), Headway: pre-intermediate, OUP. [20] Diễm Thanh ( 2002), Tình là giọt nắng- Tập I, Nxb Đà Nẵng. [21] Nguyễn Thị Ngọc Tú (1979), Những dấu chấm phía chân trời, NXB Kim Đồng. [22] Nguyễn Thiện Văn, Lương Vĩnh Kim (biên dịch) (2003), 120 Humorous Stories, Nxb Đà Nẵng. [23] Viện Ngôn ngữ (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 8
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 [24] Nguyễn Thành Yến (biên dịch) (2002), Spoken Business English, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. [25] Lê Ngọc Minh (1997), “Bố vợ”, Tuyển chọn truyện ngắn hay, Nxb Hội Nhà văn. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 433 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 346 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 249 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn