Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THANH LỌC CẦU THẬN, CHỈ SỐ TRỞ KHÁNG CỦA ĐỘNG MẠCH THẬN Ở NGƯỜI CAO TUỔI "
lượt xem 6
download
Thận là cơ quan vừa có chức năng thanh lọc vừa có chức năng điều hòa nội môi và giữ huyết áp hằng định. Mỗi ngày không dưới 1500 lít máu chuyển qua hai thận và không dưới 180 lít các chất thanh lọc qua cầu thận... Vì thế mà bất kỳ nguyên nhân nào gây nên các rối loạn tuần hoàn và các rối loạn chuyển hóa các chất đều trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Trong quá trình lão hóa các hoạt động của thận có sự giảm sút đáng kể về lưu lượng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THANH LỌC CẦU THẬN, CHỈ SỐ TRỞ KHÁNG CỦA ĐỘNG MẠCH THẬN Ở NGƯỜI CAO TUỔI "
- NGHIÊN CỨU NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THANH LỌC CẦU THẬN, CHỈ SỐ TRỞ KHÁNG CỦA ĐỘNG MẠCH THẬN Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hoàng Văn Ngoạn Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Thận là cơ quan vừa có chức năng thanh lọc vừa có chức năng điều hòa nội môi và giữ huyết áp hằng định. Mỗi ngày không dưới 1500 lít máu chuyển qua hai thận và không dưới 180 lít các chất thanh lọc qua cầu thận... Vì thế mà bất kỳ nguyên nhân nào gây nên các rối loạn tuần hoàn và các rối loạn chuyển hóa các chất đều trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Trong quá trình lão hóa các hoạt động của thận có sự giảm sút đáng kể về lưu lượng máu qua thận và nhất là độ thanh lọc cầu thận. Để góp phần vào chiến lược chăm sóc và phòng lão hóa sớm cho thận người già trong tương lai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích: 1. Khảo sát những biến đổi các thông số chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận. 2. Tìm mối tương quan giữa những biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận ở những người cao tuổi so với những người tuổi thanh niên và trung niên. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 1. Đối tượng nghiên cứu: 1.1. Tiêu chuẩn: Tình trạng sức khỏe bình thường, không biểu hiện bệnh lý về thận và các bệnh liên quan đến thận cụ thể là: - Tiền sử, bệnh sử và khám nội khoa về thận bình thường, loại trừ các bệnh mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng thận, huyết áp bình thường được phân loại theo JNV-VI. - Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu bình thường bằng giấy thử nước tiểu Multistix.10SG. - Siêu âm tổng quát hai thận đều bình thường. 1.2. Số lượng: Đối tượng nghiên cứu gồm 360 người được chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1 gồm những người cao tuổi được chia thành 2 độ tuổi + Người nhiều tuổi từ 60 - 74 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ). + Người già từ 75 - 90 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ). - Nhóm 2 gồm những người tuổi thanh niên và trung niên để so sánh với người cao tuổi được chia thành 2 độ tuổi + Thanh niên từ 18 - 44 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ). + Trung niên từ 45 - 59 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ). 26
- 2. Phương pháp nghiên cứu - Loại nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích... - Kỹ thuật thực hiện nghiên cứu: + Đo độ thanh lọc cầu thận qua tính độ thanh lọc creatinin nội sinh theo phương pháp kinh diễn 01, 05, 06, 13, 14. + Đo chỉ số trở kháng của động mạch thận bằng siêu âm Doppler màu ALOKA SSD.630 (hãng KonTron Nhật Bản) theo phương pháp của các tác giả 08, 09, 10. - Xử lý và phân tích số liệu: Trên máy vi tính với phần mềm EpiInfo.6 của Tổ chức Y tế Thế giới. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Những biến đổi các thông số chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận Bảng 1: Độ thanh lọc trung bình creatinin nội sinh của nam và nữ theo độ tuổi (n = 360). Thông số Creatinin nội sinh (ml/phút) 27
- Nữ Nam Chung Độ tuổi (n= 45) (n= 45) (n=90) 18 - 44 100,87 7,50 96,94 7,38 98,81 7,67 (n= 45) (n= 45) (n= 90) 45 - 59 94,90 3,70 88,97 5,74 91,94 5,65 (n= 45) (n= 45) (n= 90) 60 - 74 89,12 3,49 84,63 2,18 86,97 3,69 (n= 45) (n= 45) (n= 90) 75 - 90 75,39 6,77 70,06 9,16 72,84 8,42 Độ thanh lọc creatinin nội sinh của nam cao hơn độ thanh lọc creatinin nội sinh của nữ trong cùng độ tuổi, sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). So sánh với độ tuổi thanh niên thì độ thanh lọc creatinin nội sinh bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 7%, người nhiều tuổi biến đổi rõ giảm 12%, người già biến đổi rõ rệt nhất giảm 27%, các sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). 28
- 29
- Bảng 2: Chỉ số trở kháng trung bình ở động mạch thận của nam và nữ theo độ tuổi (n = 360) Chỉ số trở kháng trung bình Độ tuổi Nữ Nam Chung (n= 45) (n= 45) (n= 90) 18 - 44 0,590 0,049 0,590 0,048 0,590 0,048 (n= 45) (n= 45) (n= 90) 45 - 59 0,608 0,009 0,609 0,006 0,608 0,008 (n= 45) (n= 45) (n= 90) 60 - 74 0,632 0,003 0,630 0,005 0,631 0,004 (n= 45) (n= 45) (n= 45) 75 - 90 0,659 0,013 0,661 0,001 0,660 0,009 Chỉ số trở kháng trung bình của động mạch thận giữa nam và nữ trong cùng độ tuổi tuy có biến đổi song sự biến đổi chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 30
- So với độ tuổi thanh niên thì chỉ số trở kháng trung bình của động mạch thận bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên tăng 3,05%, người nhiều tuổi biến đổi rõ tăng 6,95%, người già biến đổi rõ rệt nhất tăng 11,90%, các sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). 2. Kết quả mối tương quan giữa những biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận theo độ tuổi 150 §é thanh läc Creatinin néi sinh 120 90 (ml/phót) 60 30 Y = -0,49846X + 116,4149 0 0 20 40 60 80 100 §é tuæi Biểu đồ 1: Tương quan giữa biến đổi độ thanh lọc Creatinin nội sinh với tuổi Từ biểu đồ 1 cho thấy độ thanh lọc creatinin nội sinh biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với tuổi (r = -0,83, P < 0,001, n = 360) 31
- 0.680 0.660 Y = 0,00125X + 0,5497 ChØ sè trë kh¸ng 0.640 0.620 0.600 0.580 0.560 0.540 0 20 40 60 80 100 §é tuæi Biểu đồ 2: Tương quan giữa biến đổi chỉ số trở kháng với tuổi Từ biểu đồ 2 cho thấy chỉ số trở kháng ở động mạch thận biến đổi có tương quan thuận rất chặt chẽ với tuổi (r = 0,92, P < 0,001, n = 360). 0.800 ChØ sè trë kh¸ng 0.600 0.400 0.200 Y = -335,402X + 309,198 0 50 100 150 §é thanh läc creatinin néi sinh (ml/phót) 32
- Biểu đồ 3: Tương quan giữa biến đổi chỉ số trở kháng với độ thanh lọc creatinin nội sinh Từ biểu đồ 3 cho thấy chỉ số trở kháng của động mạch thận biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với sự biến đổi độ thanh lọc creatinin nội sinh của thận (r = -0,80, P < 0,001, n = 360). BÀN LUẬN 1. Bàn về những biến đổi độ thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận theo độ tuổi - Bàn về biến đổi độ thanh lọc cầu thận Chúng tôi nghiên cứu độ thanh lọc cầu thận theo phương pháp kinh diễn ở 360 người với các độ tuổi khác nhau cũng cho thấy độ thanh lọc cầu thận biến đổi theo tuổi. Ở độ tuổi thanh niên độ thanh lọc cầu thận trung bình cả hai giới là 98,81ml/ phút phù hợp với tác giả Phạm Khắc Lâm là 96,3 ml/ phút 03, kết quả này thấp hơn các tác giả Cockcroft - Gault là 114,9 ml/ phút 07, Nguyễn Văn Xang là 116,7 ml/ phút 06 và Trần Thị Bích Hương là 108 ml/ phút 01, điều này giải thích là do phương pháp hoặc cách điều chỉnh về diện tích cơ thể khác nhau. Độ thanh lọc cầu thận ở độ tuổi thanh niên là 98,81 ml/phút. Nếu so sánh độ thanh lọc cầu thận ở độ tuổi thanh niên với người cao tuổi thì độ thanh lọc cầu 33
- thận bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 7%, người nhiều tuổi biến đổi rõ giảm 12%, người già biến đổi rất rõ rệt giảm 27%, các sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Kết quả độ thanh lọc cầu thận từ độ tuổi trung niên đến người già của chúng tôi biến đổi có thấp hơn nghiên cứu của các tác giả Cockcroft - Gault, các tác giả này cho rằng từ độ tuổi 50 trở đi chức năng thanh lọc cầu thận bắt đầu giảm 23,29%, người nhiều tuổi giảm 44% và giảm nhiều nhất ở người già 66% so với người trẻ [07], kết quả sự biến đổi độ thanh lọc cầu thận ở người già của chúng tôi giảm ít hơn là do đối tượng và phương pháp nghiên cứu có khác nhau. Cockcroft - Gault đã dùng phương pháp định lượng độ thanh lọc cầu thận theo công thức ước đoán tuy có đơn giản nhưng chỉ tiện dùng trên lâm sàng vì sự ngắn gọn dễ nhớ của công thức, trên người bình thường nhất là những người cao tuổi cần đánh giá chức năng thanh lọc cầu thận bằng phương pháp kinh diễn trực tiếp đo độ thanh lọc creatinin nội sinh trong 24 giờ, không nên dùng công thức ước đoán [01]. Ngược lại, kết quả nghiên cứu độ thanh lọc cầu thận ở người già của chúng tôi giảm 27% so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Xang chỉ giảm 23,3% [06], sự giảm nhiều hơn này là do chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu có độ tuổi cao hơn. - Bàn về biến đổi chỉ số trở kháng của động mạch thận Chúng tôi đo chỉ số trở kháng bằng siêu âm Doppler màu ở 360 người gồm 720 thận bình thường cho thấy ở độ tuổi thanh niên chỉ số trở kháng của động mạch thận chung cho cả hai giới là 0,590. Nếu so sánh chỉ số trở kháng của động mạch thận ở độ tuổi thanh niên với người cao tuổi thì chỉ số trở kháng của động mạch thận bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên tăng 3,05%, ở người nhiều tuổi biến đổi rõ hơn tăng 6,92%, ở người già biến đổi rõ rệt nhất tăng 11,90%, các sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả Terry-JD (1992) về chỉ số trở kháng của động mạch thận 34
- ở độ tuổi trung niên là 0,59, người già là 0,68 (tăng 13,23%) [12]. Shwerk-WB (1993) chỉ số trở kháng là 0,57 [11]. 2. Bàn về mối tương quan giữa những biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận theo độ tuổi Điều cần quan tâm thứ nhất là độ thanh lọc cầu thận ở người cao tuổi biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với tuổi (r = -0,83; P < 0,001; n = 360) thông số này giúp cho việc ước đoán được độ thanh lọc cầu thận, đây là một thông số có giá trị tiện dùng trên lâm sàng. Mặt khác sự tương quan nghịch chặt chẽ với tuổi còn chứng tỏ rằng người già chức năng thanh lọc cầu thận giảm rất nhiều do vậy dẫn đến sự ứ đọng tiềm tàng và kín đáo các chất độc đối với cơ thể, biểu hiện rõ nhất là các loại thuốc uống vào thì người già không thể chịu được liều cao như người trẻ, cùng một liều lượng thuốc nhưng người già thì nồng độ sẽ cao trong máu hơn với người trẻ do sự đào thải chậm. Vì vậy phải thận trọng về liều lượng thuốc đối với người già, nhất là đối với các thuốc có độc tính cao, mặt khác hoạt động của thận ở người già tuy có vẻ bình thường, nhưng rất dễ bị những biến cố suy thận cho nên cũng phải thận trọng khi phẫu thuật [02], [04]. Điều thứ hai cũng cần quan tâm là sự biến đổi chỉ số trở kháng ở người cao tuổi tương quan thuận rất chặt chẽ với tuổi (r = 0,92, P < 0,001, n = 360), điều này giúp cho các nhà lâm sàng học ước đoán được sự cản trở của động mạch thận. Mặt khác chỉ số trở kháng của động mạch thận tăng ở người già còn nói lên ở độ tuổi càng cao thì các tổ chức thành mạch của thận càng bị tổn thương, xơ hóa lòng mạch càng dày lên, diện tích vùng thận hoạt động giảm, mạch máu bị xơ teo hoặc tổ chức xung quanh chèn ép, co kéo vì vậy giảm lưu lượng tại thận, đây cũng là một yếu tố làm cho chức năng thanh lọc của cầu thận giảm ở người già. 35
- Đặc biệt điều thứ ba còn cho thấy được sự biến đổi độ thanh lọc creatinin nội sinh tương quan rất chặt chẽ với sự biến đổi chỉ số trở kháng của động mạch thận ở người cao tuổi (r = -0,80, P < 0,001, n = 360), nghĩa là chỉ số trở kháng càng tăng thì chức năng thanh lọc cầu thận càng giảm, thông tin này có giá trị tiện dùng trên lâm sàng, chỉ cần biết một chỉ số của chức năng thận chúng ta có thể ước đoán được nhiều chỉ số khác của thận, góp phần vào chiến lược chăm sóc sức khỏe và phòng chống lão hóa sớm cho người già trong tương lai. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu những biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận ở 360 người bình thường chúng tôi ghi nhận 1. Các thông số chức năng thanh lọc cầu thận và chỉ số trở kháng của động mạch thận biến đổi theo độ tuổi - Tuổi thanh niên độ thanh lọc cầu thận của nam 100,87 7,50 ml/phút, nữ 96,94 7,38 ml/phút, cả hai giới là 98,81 7,67 ml/phút so với người cao tuổi thì độ thanh lọc cầu thận biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 7%, người nhiều tuổi biến đổi rõ giảm 12%, người già biến đổi rõ rệt nhất giảm 27%. - Độ tuổi thanh niên chỉ số trở kháng của động mạch thận cả hai giới là 0,590, so với người cao tuổi thì chỉ số trở kháng của động mạch thận biến đổi từ độ tuổi trung niên tăng 3,05%, người nhiều tuổi biến đổi rõ tăng 6,92%, người già biến đổi rõ rệt nhất tăng 11,90%. 2. Tương quan rất chặt chẽ giữa biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận theo độ tuổi 36
- - Độ thanh lọc cầu thận biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với tuổi (r = -0,83, P < 0,001, n = 360). - Chỉ số trở kháng ở động mạch thận biến đổi có tương quan thuận rất chặc chẽ với tuổi (r = 0,92, P < 0,001, n = 360). - Độ thanh lọc cầu thận biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với sự biến đổi chỉ số trở kháng của động mạch thận (r = -0,80, P < 0,001, n = 360). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Bích Hương. Đánh giá phương pháp thăm dò độ lọc cầu thận bằng các kỹ thuật sinh hoá và đồng vị phóng xạ, Luậnvăn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh (2003) 2. Phạm Khuê và Phạm Thắng. Bệnh học Nội khoa ở người cao tuổi, Nxb Y học, Hà Nội (1998) 3. Phạm Khắc Lâm. Khảo sát 20 chỉ số sinh hoá người bình thường ở một số tỉnh miền trung, Luận án tiến sỹ khoa học Y - Dược, Học viện Quân Y, Hà Nội (1993) 4. Hoàng Tuấn. Tuổi già và thận, Nxb Y học, Hà Nội (1983) 5. Vũ Đình Vinh. Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, Nxb Y học, Hà Nội (1996) 6. Nguyễn Văn Xang. Bệnh học Nội khoa tập 1, Nxb Y học, Hà Nội (2000) 37
- 7. Enger, E., and Blegen, E.M. Creatinin learance: chemistry for the clinical laboratory (fourth edition), Wilma L.White, Marilyn M. Ericson, sue C. Stevens; The C.V.Mosby compagny (1976) 252 - 253. 8. Kunsangkim, Seung hyupkim. The use fulness of Doppler Ultrasound diagnosis of renal diseses, Medical progress (1999) 27 - 36. 9. Palmer.P.E.S. Manual of diagnostic ultrasound, word healthorganization geneva (1995) 152 - 154. 10. Sandral. Hagen Ausrt. Textbook of diagnotic Ultrasonographi (1995) 232 - 238. 11. Schwerk-WB, Restrepo-IK, Prinz-H. Semiquantitative analysis of intrarenal arterial Doppler flow spectra in healthy adults, Ultraschall Med, 14(3) (1993) 117 - 22. 12. Terry-JD, Rysavy-JA, Frick-MP. Intrarenal Doppler, characteristics of aging kidneys, J Ultrasound, 11 (12) (1992) 647 - 51. 13. Bernard Lacour. Créatinin et foution rénale. Nephrologie (1992) 73 - 83. 14. Zech P, Perrin P et Haville M. Methodes. D’exploration de la fonction rénala. Néphrologie Urologie (1990) 56 - 67. TÓM TẮT 38
- Tác giả nghiên cứu những biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số động mạch thận ở 360 người bình thường. So sánh chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận ở độ tuổi thanh niên với người cao tuổi tại Huế và đi đến kết luận: 1. Chức năng thanh lọc cầu thận và chỉ số trở kháng của động mạch thận theo độ tuổi như sau: - Tuổi thanh niên độ thanh lọc cầu thận của nam 100,87 7,50 ml/phút, nữ 96,94 7,38 ml/phút, cả hai giới là 98,81 7,67 ml/phút. So với độ tuổi thanh niên thì độ thanh lọc cầu thận biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 7%, người nhiều tuổi biến đổi rõ giảm 12%, người già biến đổi rõ rệt nhất giảm 27%. - Độ tuổi thanh niên chỉ số trở kháng của động mạch thận cả hai giới là 0,590. So với độ tuổi thanh niên thì chỉ số trở kháng của động mạch thận biến đổi từ độ tuổi trung niên tăng 3,05%, người nhiều tuổi biến đổi rõ tăng 6,92%, người già biến đổi rõ rệt nhất tăng 11,90%. 2. Tương quan giữa biến đổi chức năng thanh lọc cầu thận, chỉ số trở kháng của động mạch thận theo độ tuổi như sau - Độ thanh lọc cầu thận biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với tuổi (r = - 0,83, P < 0,001, n = 360) - Chỉ số trở kháng ở động mạch thận biến đổi có tương quan thuận rất chặt chẽ với tuổi (r = 0,92, P < 0,001, n = 360) - Độ thanh lọc cầu thận biến đổi có tương quan nghịch rất chặt chẽ với sự biến đổi chỉ số trở kháng của động mạch thận (r = - 0,80, P < 0,001, n = 360). 39
- STUDY THE CHANGE OF GLOMERULAR CLEARANCE FUNCTION AND RESISTANCE INDEX OF RENAL ARTERY OF OLD PEOPLE Hoang Van Ngoan College of Medicine, Hue University SUMMARY The author studied the change of glomerular clearance function and resistance index of renal artery in 360 people and compared the problems in young and old people in Hue. Here below is the conclusion: 1. The glomerular clearance function and resistance index of renal artery are affected by age. In young age, the glomerular clearance is 100.877.50 ml/min for male and 96.947.38 ml/min for female, for both sexes are 98.817.67 ml/min. In the middle age, the glomerular clearance decreases by 7%, and in older people, it decreases by 12% and elderly people decreases by 27%. The resistance index of renal artery is 0.590 for booth sexes in young age people. In middle age people, this decreases by 3.05%, in older people 6.92%, and in elderly people 27%. 2. The correlation of the change of glomerular clearance and res istance index is affected by age 40
- - The change of glomerular clearance has a strong reverse correlation with age (r=-0.83, P0.001, n=360). - The resistance index of renal artery has a strong agreable correlation with age (r=0.92,P0.001, n=360). - The change of glomerular clearance has a strong correlation with the resistance index of renal artery (r=-0.80, P0.001, n=360). 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn