Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC HƯỞNG LỢI HỒ TRUỒI."
lượt xem 10
download
Sử dụng phương pháp “Chập bản đồ” và “Ma trận Môi trường có định lượng” để “Nghiên cứu đánh giá các tác động của hồ chứa Truồi đến Môi trường khu hưởng lợi” nhằm cung cấp thêm những tài liệu cần thiết đã được phân tích, đánh giá qua đó xác định những ảnh hưởng có lợi và có hại của hồ Truồi đối với đời sống kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường đến khu vực hưởng lợi nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, đề xuất các biện pháp phát huy những tác....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC HƯỞNG LỢI HỒ TRUỒI."
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC HƯỞNG LỢI HỒ TRUỒI. RESEARCH AND ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL IMPACTS ON THE BENEFICIAL SURROUNDINGS OF TRUOI LAKE Trần Cát Nguyễn Phú Thọ Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng Trường Cao đẳng Đức Trí Đà Nẵng TÓM TẮT: Sử dụng phương pháp “Chập bản đồ” và “Ma trận Môi trường có định lượng” để “Nghiên cứu đánh giá các tác động của hồ chứa Truồi đến Môi trường khu hưởng lợi” nhằm cung cấp thêm những tài liệu cần thiết đã được phân tích, đánh giá qua đó xác định những ảnh hưởng có lợi và có hại của hồ Truồi đối với đời sống kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường đến khu vực hưởng lợi nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, đề xuất các biện pháp phát huy những tác động tích cực, hạn chế và ngăn ngừa những tác động tiêu cực, nâng cao và phát huy hiệu quả sử dụng của công trình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.. ABSTRACT This article deals with the use of “Map Pile” method and “Quantitative environment matrix” in order to study and assess the impacts of Truoi Lake on the beneficial environment so as to provide some more analyzed and assessed necessary documents, through which all advantages and disadvantages from Truoi Lake towards the residents’ social-economic life, environmental natural resources of Thua Thien Hue Province in general and the beneficial surrounding areas in particular are determined. This paper also deals with the suggestion of some measures in the prevention and restriction of negative impacts, the improvement and promotion of the utility of the Lake, serving the sustainability of socio-economic development. 1. Mở đầu Hồ Truồi là công trình thủy lợi tương đối lớn có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về nhiều mặt trên một phạm vi rộng lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, công trình đã được xây dựng xong và đang trong giai đoạn vận hành. Mục đích của bài báo nhằm cung cấp thêm những tài liệu cần thiết được phân tích, đánh giá một cách khoa học cho việc quyết định các hoạt động phát triển, về những lợi ích và thiệt hại do công trình đem lại, giúp cho các cơ quan chủ quản đưa ra các biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả. 2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khu vực hưởng lợi nhằm xây dựng luận cứ khoa học hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chủ trương phù hợp để phát triển kinh tế xã hội trong khu vực hưởng lợi, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của công trình, phát huy các hiệu quả và giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường. 81
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 - Đối tượng: Hồ chứa Truồi. - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã của khu vực được hưởng lợi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp “Chập bản đồ” - Phương pháp “Ma trận Môi trường có định l- ượng" và phương pháp điều tra thu thập tài liệu từ khảo sát, thiết kế kỹ thuật, dự toán của Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi 1 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, các tài liệu phục vụ công tác thi công công trình, Niên giám thống kê Kinh tế - xã hội của UBND các huyện khu vực hưởng lợi và Thành phố Huế. 3. Sơ lược và khái quát về những tác động của Hồ Truồi đến môi trường khu vực hưởng lợi 3.1. Tên công trình, cơ quan Chủ quản, Tư vấn thiết kế: - Tên công trình: Nam sông Hương - Hồ Truồi. - Địa điểm xây dựng: Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Cơ quan Chủ quản đầu tư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Tư vấn thiết kế: Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 1 (HEC 1). - Đơn vị thi công chính: Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 1. 3.2. Mục tiêu kinh tế xã hội, ý nghĩa chính trị của công trình. 3.2.1. Mục tiêu kinh tế xã hội: Mục tiêu trước mắt của công trình là đảm bảo tới chủ động cho 10.042 ha lúa màu hai vụ. 3.2.2. Ý nghĩa chính trị: Điều hoà được nguồn nước tưới, tăng năng suất cây trồng tăng cao, đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực, tăng thêm thu nhập cho người dân và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới. Giảm tình trạng ngập lụt đối với khu vực Nam sông Hương. Góp phần phân bố lại dân cư và lao động. Củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội. 3.2.3. Lợi ích kinh tế - xã hội của công trình mang lại. Lợi ích kinh tế của công trình là sản lượng nông nghiệp tăng thêm hàng năm, nhờ đảm bảo nước tưới chủ động mà diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng đều tăng lên, do đó làm gia tăng giá trị sản lượng nông nghiệp hằng năm là khoảng 16.843,8 triệu đồng [6]. 82
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 3.3. Những tác động của công trình đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực hưởng lợi. 3.3.1. Tác động có lợi: a. Đối với cộng đồng dân cư: - Thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch trên thuyền và phương thức kiếm sống. - Bổ sung và cải thiện nguồn nước ngầm các hộ dùng nước giếng trong vùng hưởng lợi. - Hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng cao - Phát triển kinh tế cho các khu vực khác như: phát triển thị trấn Phú Bài và nội thành Huế. - Cắt và giảm cường độ các trận lũ chính vụ. - Giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập. - Phân bố lại dân cư và lao động . - Xu hướng phát triển du lịch. b.Đối với khu vực hưởng lợi: - Sản lượng nông nghiệp tăng lên và đa dạng. Tạo thêm việc làm cho nông dân, phát triển và khôi phục các ngành nghề. - Tạo ra một môi trường sống mới tốt và ổn định hơn. - Với môi trường ổn định, người dân sẽ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, tạo điều kiện cơ cấu lại cây trồng một cách thích hợp hơn. - Kết hợp khu du lịch Bạch Mã để phát triển du lịch. 3.3.2. Tác động bất lợi:[7] a. Đối với khu vực hưởng lợi: Khi xây dựng công trình, đã có 297 hộ dân với khoảng 1.485 nhân khẩu phải di dời đến nơi ở mới. Khi công trình bàn giao, sự phân bố không công bằng những thiệt hại và lợi ích giữa các thành phần dân cư là điều không thể tránh khỏi. Những tác động trên đây đã phần nào được giải quyết tương đối tốt đối với khu vực đầu mối, tuy nhiên do trong giai đoạn nghiên cứu khả thi không đề cập đến diện tích chiếm chỗ của hệ thống kênh tới, dẫn đến khu vực này công tác giải toả đền bù rất chậm do thiếu nguồn vốn. b. Đối với tài nguyên đất, công trình kiến trúc: Hơn 40 ha đất nông nghiệp, 848 ha đất tự nhiên và lâm nghiệp, và 10 ha đất chuyên dùng và đất ở, 8.369 m2 nhà cửa, 7 km đường giao thông,... bị mất phải di dời. c. Đối với hệ động vật thực vật: Mất đi môi trường sống và sinh sản, làm giảm đi sự đa dạng. Khi hồ chứa nước đầy đã làm ngập khoảng 65 ha của rừng vùng đệm, người dân nơi đây tiếp cận trực tiếp với vườn Bạch Mã, dẫn đến việc khai thác động, thực vật 83
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 quí hiếm. Tuy nhiên, về lâu dài, sẽ tác động tích cực đến hệ thực vật trong hồ, nhất là khu vực rừng bảo vệ đầu nguồn. d. Đối với các thành phần môi trường, các hệ sinh thái: Nhiễm bẩn ở nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng nước, chất lượng không khí, giảm tính đa dạng sinh học. e. Đối với di sản văn hóa: Hồ Truồi xây dựng cách thành phố Huế khoảng 30km về phía hạ lưu, điều kiện thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, đã trở thành nguy cơ cao với sự an toàn của một di sản văn hóa thế giới. f. Đối với nền kinh tế: Tốn kém cho việc đánh giá tác động và xử lý khắc phục các hậu quả về Môi trường do việc xây dựng công trình gây nên. * Những tác động chính trong giai đoạn vận hành: - Khu tưới và vùng hạ lưu sông sẽ bị tác động chủ yếu. - Chế độ dòng chảy của sông thay đổi do điều tiết của hồ, đã làm xói lở một số đoạn đê ngay sau đập và hai bên bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình lấy nước trên sông. - Trong mùa khô, nếu hồ Truồi không cung cấp đủ nước cho hạ du sẽ làm thiếu nước, làm tăng nhiễm mặn nước sông, tác động bất lợi đến những người dân. - Vào mùa mưa dung tích của hồ bị giảm. Mặt khác, do khả năng cắt lũ, nên lượng phù sa về hạ lưu ít, giảm độ phì nhiêu, tăng thêm sâu bọ phá hoại mùa màng. 3.3.3. Hệ quả đối với môi trường xã hội và HST: Điều quan trọng nhất cũng chính là hệ quả của các tác động có lợi nêu trên là sự biến đổi ngày càng tốt hơn về Môi trường và sinh thái, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội toàn vùng như: - Thay đổi các điều kiện khí hậu, thời tiết trong vùng. - Tạo ra một vùng sinh thái mới đa dạng và phong phú. - Tăng sản lượng, sản phẩm và tăng thu nhập. - Tạo ra của cải cho người lao động. - Tạo thêm việc làm, phát triển được ngành nghề mới. 4. Đánh giá tác động đến môi trường của khu vực hưởng lợi hồ Truồi. 4.1. Mục đích của việc ĐTM của hồ Truồi. Mục đích của báo cáo ĐTM nhằm cung cấp thêm những tư liệu cần thiết được phân tích, đánh giá một cách khoa học cho việc quyết định các hoạt động phát triển, về những lợi ích và thiệt hại do công trình đem lại, giúp cho cơ quan xét duyệt đa ra một quyết định toàn diện hơn, đúng đắn hơn. Báo cáo ĐTM là một tài liệu có cơ sở khoa học giúp lựa chọn quyết định phương án xây dựng công trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, gắn công trình thuỷ lợi với bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất, phát triển cây 84
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 trồng, vật nuôi, bảo vệ và phát triển Môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. 4.2. Thực trạng những biến động đến môi trường tự nhiên - Biến động về tài nguyên đất: - Biến động về tài nguyên động, thực vật: 4.3. Lựa chọn phương pháp ĐTM:[9] 4.3.1. Lựa chọn các phương pháp ĐTM công trình hồ Truồi Xuất phát từ tính chất của các phương pháp trên và đặc tính kinh tế - kỹ thuật công trình hồ Truồi, cùng với nguồn tài liệu điều tra, thu thập, tác giả chọn hai phương pháp ĐTM: Phương pháp “Chập bản đồ môi trường” và phương pháp “Ma trận Môi trường có định lượng".[9] 4.3.2 Theo phương pháp chập bản đồ môi trường: Ký hiệu tọa độ khu vực nghiên cứu hình 4.1 gồm các ô số từ (1,1) cho đến (6,8) và các tọa độ có ô số (1,4), (1,5); (2,4), (2,5); (3,4), (3,5), (3,6), (3,7); (4,3), (4,4), (4,5), (4,6), (4,7); (5,2), (5,3), (5,4), (5,5), (5,6) và (6,2), (6,3), (6,4), (6,5) nằm trong khu vực hưởng lợi. Hình 1. Bản đồ và toạ độ khu vực hưởng lợi. + Xác định hệ số giữa các nhân tố Môi trường và kết quả đánh giá: - Mực nước ngầm: K1 = 2,5 - Phát triển nuôi trồng thủy sản: K2 = 3. - Mặn xâm nhập: :K3 = 2. - Xói lở bờ: ta chọn K4 = 1,5. - Phát triển nông nghiệp: K5 = 4. KÕt qu¶ §TM: §iÓm sè cuèi cïng cho mçi khu vùc ®−îc ®¸nh gi¸ theo c«ng thøc: 85
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 ∑ M = ∑ (M K + M 21 K 2 + M 3 K 3 + M 4 K 4 + M 51 K 5 ) 1 1 Với M : Mức độ, K = hệ số Tổng hợp cả 5 nhân tố Môi trường được kết quả: - Tốt nhất : Là khu vực thượng nguồn đầu mối (2,4) với điểm số 57, (1,4), (1,5) với điểm số là 53 - Không tốt là khu vực (6,2) với điểm số là 33. 4.3.2. Theo phương pháp ma trận môi trường có định lượng: a. Phương pháp ma trận theo điểm số: - Liệt kê các hành động theo trong giai đoạn vận hành công trình. - Liệt kê và sắp xếp thứ tự các vấn đề thành phần môi trường: - Lập ma trận quan hệ giữa các hành động và nhân tố môi trường. - Lập ma trận điểm số các hoạt động phát triển: - Sắp xếp thứ tự quan trọng của các hoạt động phát triển: Khả năng ngăn ngừa > Qui mô tác động > Phạm vi tác động - Sắp xếp thứ tự quan trọng theo từng nhóm hoạt động: b. Phương pháp ma trận theo trọng số: - Ma trận quan hệ giữa nhân tố môi trường và các hành động: Tổng số các dấu “+” biểu thị mức độ quan hệ của hành động phát triển đối với Môi trường (được gọi là Ai). Gọi Ki là trọng số của hành động phát triển ảnh hưởng đến môi trường thì: Ki = Ai : (∑Ai)*100 - Kết quả đánh giá tác động môi trường theo vùng: + Khu vực lòng hồ: Các tác động có lợi chủ yếu ở giai đoạn vận hành, làm cho Môi trường không khí, sinh học, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Điểm số tác động đối với môi trường trong giai đoạn này như sau: * Môi trường sinh học : 52 diểm * Môi trường nước : 40 điểm * Môi trường đất : - 88 điểm * Môi trường không khí : 170 điểm 86
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 * Môi trường kinh tế xã hội : 483 điểm Từ kết quả tính toán cho chúng ta biết các hoạt động phát triển đến môi trường, nhằm có biện pháp hạn chế, giám sát phòng ngừa một cách chính xác, tránh sai sót dẫn tới tổn thất tài nguyên, hạn chế tác hại của các hoạt động gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người. + Khu hưởng lợi : Kết quả tính toán cho thấy các tác động của công trình đến vùng hưởng lợi theo chiều hướng có lợi rất lớn cho môi trường, với tổng điểm tác động là +1.113 điểm, thể hiện như sau: * Môi trường kinh tế xã hội : +591 điểm * Môi trường nước : +155 điểm * Môi trường không khí : +237 điểm * Môi trườngđất : +11 điểm * Môi trường sinh thái : +119 điểm Vùng sinh thái mới tốt hơn hình thành làm cho mọi mặt được cải thiện và phát triển. Hạn chế được lũ lụt, khắc phục tình trạng khô hạn thiếu nước, úng ngập và nhiễm mặn đã giải quyết được cơ bản các điều kiện bất lợi của môi trường tự nhiên để ổn định mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, làm cho đời sống người dân ngày càng tốt hơn, bộ mặt xã hội ngày cải thiện. 4.4. Nhận xét các tác động của công trình 4.4.1. Tác động tích cực: a Vùng lòng hồ: - Tác động đầu tiên là môi trường sinh thái và khí hậu vùng hồ được cải thiện - Hồ tích nước làm nâng cao mực nước ngầm cho các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dùng giếng nước. - Góp phần phân bố lại dân cư và lao động; củng cố vững chắc thêm lòng tin của nhân dân và Đảng và Nhà nước, xây dựng phát triển nông thôn mới, thực hiện đầy đủ các chính sách, chủ trương của Nhà nước; góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội. - Mặt hồ khá rộng làm tăng cường giao thông thủy. - Tạo điều kiện phát triển kinh tế vờn đồi quanh lòng hồ, cải tạo vườn tạp thành v- ườn cây ăn trái, trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, ... b Khu hưởng lợi: Mục tiêu nhiệm vụ của công trình như sau: Cắt và giảm lũ bảo vệ hạ lưu, cấp nước tưới, ngăn mặn, cấp nước đảm bảo yêu cầu hệ sinh thái. 4.4.2. Tác động tiêu cực: a Vùng lòng hồ: - Các tổn thất xảy ra như trình bày ở mục (3.3.2) đối với môi trường, với người dân là khá lớn. Hồ Truồi làm giảm khả năng sinh sản, sự đa dạng sinh học. 87
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 - Chất lượng nước đã thay đổi và xấu đi do phân hủy các chất hữu cơ, gây ra mùi hôi thối trong vùng một thời gian do không dọn lòng hồ sạch sẽ. b Khu vực hưởng lợi: - Thi công kênh, làm mất một số diện tích đất sản xuất, cơ sở hạ tầng, nhà cửa và một số hộ phải di dời, mất diện tích canh tác, ảnh hưởng đến các công trình, nhà cửa dọc hai bờ sông. - Tích nước, cắt lũ cho hạ du thì đồng thời cũng làm giảm đáng kể lượng phù sa cung cấp độ phì nhiêu cho các cánh đồng. - Nếu hồ chứa không an toàn có thể trở thành nguy cơ rất lớn cho vùng hạ du, bao gồm cả tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.5. Đề xuất một số giải pháp hạn chế, ngăn ngừa các tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của công trình. 4.5.1. Giải pháp hạn chế, ngăn ngừa các tác động tiêu cực: - Tăng cường bảo vệ rừng và trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn, giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ. - Tích nước vận hành chống lũ, làm thay đổi dòng chảy trên sông, mất đi sự ổn định tương đối đã hình thành trên sông, cần có biện pháp hướng dòng để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. - Đơn vị quản lý khai thác phối hợp tốt với chính quyền địa phương các cấp tổ chức biến rộng rãi đến người dân biết và thực hiện “Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”. - Tuyên truyền giáo dục nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn tài nguyên nước. 4.5.2. Các giải pháp khai thác, phát huy tác động tích cực: - Tổ chức nuôi cá nước ngọt trong lòng hồ với qui mô lớn . - Hoàn chỉnh đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ cấu lại dân cư thông qua tái định cư cho phù hợp với quy hoạch tổng thể . - Tận dụng mặt thoáng rất lớn của lòng hồ, xây dựng các bến đò phục vụ đi lại, vận chuyển, tăng cường giao thông. - Phát triển và mở rộng nuôi trồng thủy sản trên sông, dọc theo các tuyến kênh và nhất là khu vực đầm phá. 5. Kết luận và kiến nghị: Bài báo: “Nghiên cứu và đánh giá các tác động đến môi trường của khu hưởng lợi hồ Truồi” đã cung cấp những tư liệu có cơ sở khoa học để giải quyết những vấn đề cơ bản nêu trên. Bên cạnh hiệu ích kinh tế to lớn, hồ Truồi còn góp phần rất tích cực cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội trong khu vực, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu hưởng lợi nói riêng và cả tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Đồng 88
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 thời đề tài cũng nêu ra một số các hoạt động phát triển chủ yếu tác động tích cực đến môi trường để có biện pháp phát huy cũng như đánh giá được các tác động xấu đến môi trường để có biện pháp hạn chế, ngăn ngừa. Việc xây dựng hồ Truồi đã mang lại hiệu quả rất cao, không những về mặt kinh tế, phục vụ giảm lũ, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn tạo ra được một vùng sinh thái mới, cải tạo Môi trường sinh thái tự nhiên và nhất là môi trường kinh tế-xã hội, làm cơ sở cho phát triển bền vững một vùng kinh tế khá rộng lớn của khu hưởng lợi nói riêng và cả tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Để có thể phát huy được hiệu quả công trình một cách tốt nhất, đảm bảo cho công trình thực hiện được các mục tiêu trên, tác giả có kiến nghị các giải pháp hạn chế ngăn ngừa các tác động tiêu cực và các giải pháp khai thác, phát huy các mặt tác động tích cực. Những giải pháp này cần được các cơ quan quản lý quan tâm đầu tư, tổ chức thực hiện nhằm giám sát công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] PGS. TS Trần Cát, Giáo trình Bảo vệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, tháng 8 - 1996. [2] Lê Thạc Cán, Đánh giá tác động môi trường, phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, chương trình tài nguyên và môi trường, Hoa Kỳ, 1988. [3] PGS.TS Nguyễn Quang Đoàn, Kinh tế Thuỷ lợi, Bài giảng dành cho lớp Cao học Kỹ thuật Thuỷ lợi, Đại học Đà nẵng, 1997. [4] PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái, Sinh thái học và Bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội - 2003. [5] Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê 2007, Huế 2008. [6] Trung tâm nghiên cứu Kinh tế, Viện Khoa học Thủy lợi, Bộ thủy lợi, Báo cáo giám định đầu tư công trình thủy lợi Nam sông Hương - hồ Truồi tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội 2001. [7] Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 (HEC 1), Hồ sơ điều tra đền bù, No180 Đ09- ĐB01, công trình thủy lợi Nam sông Hương - hồ Truồi tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội 1999. [8] Đoàn khảo sát SAPROF (2002), Ngân hàng hiệp tác quốc tế Nhật Bản, Báo cáo “Hỗ trợ đặc biệt nhằm hoàn thành dự án, dự án Hồ chứa nước Tả Trạch, Giai đoạn 1”, tháng 10-2002. [9] Nguyễn Phú Thọ, Đánh giá tác động của hồ Truồi đến môi trường khu vực hưởng lợi, luận văn thạc sỹ khoa học kỹ thuật. Đà Nẵng 2006. 89
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 346 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn