intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới trẻ nước ta với bố mẹ trong xã hội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:48

62
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới trẻ nước ta với bố mẹ trong xã hội hiện nay" được nghiên cứu với mục đích khái quát được mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trong thời buổi hiện nay. Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Đặt ra những giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ tình cảm đó. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới trẻ nước ta với bố mẹ trong xã hội hiện nay

  1. ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ ­ MARKETING Bộ môn: Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIỚI TRẺ  NƯỚC TA VỚI BỐ MẸ TRONG XàHỘI HIỆN NAY Mã học phần: 21C1STA50800531 Giảng viên: Nguyễn Thảo Nguyên Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 16 – Lớp KM002 Huỳnh Lê Quốc An – MSSV: 31211025607 Trần Thị Phương Anh – MSSV: 31211021049  Nguyễn Thị Hải Hà – MSSV: 31211023114 Phạm Hồng Quyên – MSSV: 31211024073 Nguyễn Thị Thúy Vy – MSSV: 31211023752 TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021 1
  2. Lời cam đoan Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ  báo cáo về  đề  tài nghiên cứu khoa học:  "Nghiên cứu về  mối quan hệ  giữa giới trẻ nước ta với gia đình bố  mẹ  của  mình". Đề tài, nội dung báo cáo là sản phẩm thành quả của những nỗ lực, cố  gắng trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu dưới nền tảng kiến thức được   trang bị  và dưới sự  dẫn dắt của cô Nguyễn Thảo Nguyên. Nhóm xin cam   đoan những kết quả, số liệu, nội dung bài báo cáo đều mang tính trung thực,   không sao chép của bất kì cá nhân hay tổ  chức nào, chúng tôi xin chịu mọi   trách nhiệm, kỷ luật nếu có vấn đề xảy ra. Lời cảm ơn Lời   đầu   tiên,  nhóm   xin  chân   thành  biết   ơn  và   trân   trọng   những   lời  khuyên, góp ý quý báu của cô Nguyễn Thảo Nguyên. Không những đó,   nhóm cũng xin gửi lời chân thành cảm  ơn đến với tất cả  bạn bè, tất cả  những người đã tham gia khảo sát, giúp đỡ  nhóm hoàn thành bài nghiên  cứu. Bên cạnh đó, do nhóm lần đầu thực hiện nghiên cứu khoa học nên   cũng không thể tránh được những sai sót, thiếu sót và nhóm cũng xin nhận   mọi lời góp ý, nhận xét, đánh giá quý báu từ cô và mọi người để nhóm có  thể phát triển hơn sau này. 1
  3. MỤC LỤC Trang MTÓM TẮT:............................................................................................................................ 2 MTÓM TẮT: ột gia đình hạnh phúc, êm  ấm, trong đó bố  mẹ  và con cái gắn kết luôn là   chuẩn mực khát khao của mọi thời đại. Tuy nhiên, chúng em nhận ra thực   trạng dường như  mối quan hệ  này đang dần dần xuống dốc vì một số  lí do  nào đó. Chính vì thế, để làm rõ vấn đề này chúng em đã quyết định thực hiện  dự án nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới trẻ và bố mẹ hiện nay, từ đó tìm  ra nguyên nhân và đề  ra hướng giải quyết. Dự  án của chúng em có tên là “  Nghiên cứu về  mối quan hệ  giữa giới trẻ  nước ta với bố  mẹ  trong xã hội   hiện nay”. Để  thu thập dữ  liệu cho dự án, chúng em đã tiến hành thực hiện   khảo sát trực tuyến với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, xử lý dữ liệu và sử  dụng các công cụ  thống kê mô tả  và thống kê suy diễn để  đưa ra kết luận  cuối cùng. Với 214 mẫu khảo sát được phân tích, kết quả cho thấy mối quan   hệ  giữa giới trẻ  và bố  mẹ  hiện nay chỉ   ở  mức khá tốt, đâu đó vẫn tồn tại  khoảng cách vô hình vì nhiều lí do từ hai phía. Căn cứ vào đó, chúng em đã đề  ra được một số giải pháp để có thể cải thiện mối quan hệ này. 2
  4. I. MỞ ĐẦU: Trong tất cả các mối quan hệ của con người, có thể nói mối quan  hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng, cao quý nhất. Sự thiêng liêng   không chỉ đơn thuần nằm  ở mối quan hệ di truyền và huyết thống, mà  nó còn mang đậm tính luân lý và đạo đức xã hội. Người ta vẫn nói  chẳng có bữa ăn nào miễn phí, bởi khi đó người ta đã bắt đầu hiểu  được quy luật khốc liệt mà xã hội này vẫn tuân theo và tồn tại. Tất cả  mối quan hệ đều dựa vào sự trao đổi lợi ích, không phải là tiền thì cũng  là tình, chỉ riêng mối quan hệ máu mủ ruột rà giữa con cái và cha mẹ là  mối quan hệ  duy nhất khởi nguồn từ khi bạn chưa chào đời, nó là duy  nhất, là bất biến và vĩnh cửu. Trong mối quan hệ  đó, có một thứ  ân  nghĩa sâu nặng mà chẳng ngôn từ nào có thể với tới được. Bởi lẽ, ở đó  không có sự  cho đi và đòi lại, tất cả  đều trôi chảy một cách tự  nhiên,  người cho đi không suy nghĩ và người nhận cũng chẳng thắc mắc. Tình   cảm giữa bố  mẹ  và con cái thật là một thứ  tình cảm ý nghĩa, gắn bó  nhất của mỗi con người, là tiền đề  để  xây dựng những mối quan hệ  tình cảm khác trong xã hội. II. TỔNG QUAN: 1. Đặt vấn đề: Khi chúng ta lớn lên từng ngày, với sức trẻ, sự  hứng thú   với những mới mẻ của cuộc sống, những  ước muốn, chinh phục   3
  5. khiến chúng ta thường quên đi những điều gần gũi, thân thuộc  bên mình…trong đó có bố, mẹ  của chúng ta! Nhân loại   đã trải  qua nhiều cuộc cách mạng phát triển, cách mạng 1.0: tạo ra động  cơ hơi nước, 2.0: tạo ra động cơ điện, 3.0: thời kỳ Máy tính ­ tự  động hóa, 4.0: Trí tuệ nhân tạo, con người kết nối với nhau bằng   mạng xã hội, vậy liệu cảm xúc có đang bị  mất dần đặc biệt là  những tình cảm tựa như  thiêng liêng nhất, sợi dây liên kết của  con cái với cha mẹ? Thế hệ gen Z, thế hệ của một suy nghĩ nhận   thức mới cùng với đó là một lối sống mới. Chúng ta gắn với  chiếc điện thoại, chiếc laptop sau thời gian học tập và làm việc   chúng ta giải trí bằng cách lướt Facebook, Tik Tok hàng giờ  để  xem hoạt động của mọi người có gì mới, xã hội có drama nào để  hóng, nhưng dù  ở  gần hay xa  ta lại quên mất hỏi thăm “Ba mẹ   đi   làm   về   có   mệt   không?”   hay   “Hôm   nay   ba   mẹ   có   gì   vui  không?”. Khoảng cách thế hệ có thể là một trong những rào cản   tâm lý khiến việc bày tỏ  tình cảm trở  nên ngượng ngùng. Song  song đó, cũng không ít các ông bố bà mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng,  kỷ luật và sự kiểm soát quá mức lên con cái gây cho con mình cái   áp lực không được lắng nghe, được chia sẻ. Dần cả hai bên ngại  nói với nhau vì sự thông cảm và thấu hiểu không đủ lớn, dần trở  nên vô cảm. Nhưng liệu những điều đó có hoàn toàn đúng và xảy  ra ở thời đại ngày nay hay chỉ là 1 phiến diện nhỏ nào đó trong xã  hội?  2. Mục đích nghiên cứu: Khái quát được mối quan hệ  giữa bố  mẹ  và con cái trong  thời buổi hiện nay. 4
  6. Tìm  hiểu nguyên nhân  ảnh hưởng đến tÌnh cảm giữa bố  mẹ và con cái. Đặt ra những giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ  tình  cảm đó. 3. Tính cấp thiết của đề tài:   Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như  một sợi dây gắn  kết các thể hệ trong gia đình, là nền tảng phát triển của mỗi con   người. Thế  nên, sự  rạn nứt của mối quan hệ  này có thể  gây ra  nhiều hậu quả khôn lường: Việc thiếu thân thiết, thiếu thấu hiểu và sự  sẻ  chia giữa   con cái và bố  mẹ  sẽ  khiến khoảng cách giữa hai thế  hệ  không chỉ về mặt tuổi tác mà còn về mặt tình cảm, con cái  có thể cảm thấy xa cách với bố mẹ, từ đó dễ đưa ra những   quyết định, hướng đi sai lầm; dễ  sa vào cạm bẫy, lao vào  những tệ nạn xã hội. Việc bố  mẹ  thiếu quan tâm đến con cái, thiên vị  hoặc kì  vọng, áp đặt một cách quá mức sẽ  gây cho con cái nhiều  vấn đề tâm lý như  trầm cảm, đố kị, ác cảm với bố mẹ và  cả xã hội, nghiêm trọng hơn là dẫn đến việc tự tử. Theo tổ  chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có  một người tìm cái chết (800.000 ca tự  tử/năm). Mặc dù  xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo thống kê, tự tử là nguyên  nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29   tuổi trên thế  giới, chỉ  sau tai nạn giao thông. Và trong đó,  5
  7. mối quan hệ  với gia đình là một trong những nguyên nhân  hàng đầu. Con cái thờ ơ, vô tâm, không có ý thức bổn phận của người  làm con với bố mẹ khi họ về già có thể gây ra những buồn  tủi và nỗi thất vọng, dần bỏ quên đi những điều quý giá và  đáng trân trọng nhất, đến khi những người thân mà mình  yêu quý mãi mãi ra đi họ mới bắt đầu cảm thấy hối hận và  day dứt. Nỗi day dứt đó có thể dai dẳng suốt cuộc đời của   mỗi con người, gây ra những tác động tâm lý nhất định. Một khía cạnh khác, sự  vô tâm, thờ  ơ  của con cái trong xã  hội ngày nay thể  hiện ngay trong những công việc bình  thường như mải chơi mà không biết chia sẻ công việc nhà  hàng ngày, chỉ  biết mỗi bản thân, hay bị  bao bọc quá kỹ  nhưng không nghĩ đến những điều tốt đẹp bố  mẹ  mang  đến cho chúng ta tất cả đều là mồ hôi xương máu làm việc   cực nhọc hàng ngày của họ  với mong muốn cho chúng ta  những gì tốt nhất để  chúng ta không cảm thấy mình thiếu  thốn bất cứ gì so với bạn bè cùng trang lứa 4. Khái quát thực hiện khảo sát: Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tuyến Thời gian khảo sát: 11/11/2021­2/12/2021 Số lượng mẫu: 214 Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ Đối tượng khảo sát: giới trẻ Phạm vi khảo sát: toàn quốc Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 6
  8. III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 7
  9. Quan sát  Đặt vấn đề  Đặt ra mục  Xây dựng  tinh hình xã  nghiên cứu  tiêu nghiên  bảng câu  hội cứu   hỏi khảo sát  Đưa ra kết  Suy diễn  Xử lý và  Thu thập  luận và kiến  tổng thể   phân tích dữ  mẫu khảo  nghị liệu   sát (n=214)  8
  10. 2. Phương pháp phân tích: Các công cụ thống kê mô tả (trình bày dữ liệu bằng bảng biểu, biểu   đồ,…) và thống kê suy diễn 3. Định nghĩa các loại thang đo: 3.1  Thang đo danh nghĩa: Thang đo danh nghĩa là loại thang đo dùng các con số nhằm phân  loại đối tượng, đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một ký  số tương ứng. Những phép toán thống kê thường được sử  dụng được cho thang đo   danh gồm: đếm, tính tần suất của một biểu hiện, xác định giá trị mode  [1], thực hiện một số phép kiểm định. 3.2  Thang đo thứ bậc: Thang đo thứ  bậc là loại thang đo dung cho d ̀ ữ  liệu thuộc tính.   Các con số   ở  thang đo danh nghĩa thường được sắp xếp theo một quy  ước nào đó về thứ bậc nhưng ta không xác định được khoảng cách giữa   chúng. Thang đo thứ  bậc thường được dung đ ̀ ể  đo lường thái độ, ý  kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích. 3.3  Thang đo khoảng: Thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ  bậc vì  nó cho biết khoảng cách giữa các thứ  bậc. Để  biểu hiện cho thang đo  khoảng, người dùng thường tạo ra một dãy số  từ  bé đến lớn, với hai  đầu là hai mức độ hoàn toàn trái ngược. Chúng ta có thể sử dụng thêm  một vài phép toán thống kê cho loại thang đo này so với 2 loại thang đo  trước là tính khoảng biến thiên, số trung bình, độ lệch chuẩn. 9
  11. 3.4  Thang đo tỉ lệ: Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc tính khoảng cách và thứ  tự  của   thang đo khoảng. Đây là loại thang đo cho các dữ liệu số lượng. Điểm  0 trong thang đo tỉ lệ là một trị số thật nên có thể thực hiện được phép   chia để tính tỉ lệ nhằm mục đích so sánh. Thang đo tỷ lệ cho phép thực  hiện các phép toán phân tích thống kê để xác định, xếp hạng thứ tự, so   sánh các khoảng cách hay sự khác biệt của các giá trị của thang đo. IV. THÔNG TIN ĐÁP VIÊN: 1. Độ tuổi:  Nhìn chung đáp viên phần lớn là giới trẻ tham gia khảo sát và số đáp  viên trên 29 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ. Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ độ tuổi đáp viên 2. Giới tính: Tỉ  lệ  đáp viên là  Nữ  chiếm đa số  và giới tính  Nam  chỉ  chiếm  12,6% 10
  12. Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ  giới tính đáp viên 3. Khu vực sống: Sự phân bố  khu vực sinh sống có sự  chênh lệch: tỷ  lệ đáp  viên là người miền Nam chiếm hơn nửa số  lượng và tỷ  lệ  đáp  viên người miền Bắc là thấp nhất. Hình 3: Biểu đồ thể hiện khu vực sinh sống V. ĐẶT GIẢ THUYẾT: ­ Giả  thuyết 1: Trung bình mỗi ngày con cái và cha mẹ  dành cho   nhau tối thiểu là 4 tiếng ­ Giả thuyết 2: Tỉ lệ giới trẻ biết sở thích của bố mẹ là 75% 11
  13. ­ Giả  thuyết 3: Trong thời buổi hiện nay, bố  mẹ  đặt rất nhiều kì   vọng về con cái ­ Giả  thuyết 4: 50% trở  lên giới trẻ  bị   ảnh hưởng nặng nề  khi bố   mẹ đặt nhiều kì vọng VI. PHÂN   TÍCH   KẾT   QUẢ   KHẢO   SÁT   VÀ   KIỂM   ĐỊNH   GIẢ  THUYẾT: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thường sẽ được phân tích từ  hai góc độ  chính là đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Mối liên  hệ, gắn kết giữa bố mẹ và con cái trong khía cạnh đời sống tinh thần   được thể hiện qua việc chia sẻ, thăm hỏi, lắng nghe, giao tiếp hay mức   độ  liên lạc thường xuyên. Dưới góc độ  tinh thần, mối quan hệ  này  được biểu hiện qua sự tương tác, trợ giúp lẫn nhau về mặt kinh tế hay   công việc nhà. Vì chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá  đem lại nhiều cơ hội và việc làm, đa dạng hóa cơ  cấu nghề nghiệp và  thu nhập khác nhau vì vậy quy mô và cơ  cấu gia đình cũng có nhiều  biến đổi. Bài viết này dựa trên số liệu khảo sát về  mối quan hệ mối quan  hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay với 214 phiếu phỏng vấn bảng câu   hỏi đối với các bạn từ độ tuổi 15 đến độ tuổi trên 29 trên cả nước với  3 vùng miền đại diện chính là miền Bắc ­ Trung ­ Nam. Từ đó sẽ phân  tích sâu hơn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã xây dựng trong   gia đình hiện nay. Các yếu tố  phân tích bao gồm: mức độ  thân thiết;  mức độ liên lạc, hỏi thăm giữa cha mẹ và con cái; sự tự do của con cái;  sự trợ giúp trong công việc hàng ngày, sở  thích của cha mẹ, hành động  thể  hiện sự  yêu thương của con cái dành cho bố  mẹ  trong những dịp  đặc biệt… 12
  14. 1. Khái quát về mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ hiện nay: 1.1  Mức độ thân thiết:  Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ thân thiết giữa con cái và bố mẹ Nhận xét: Phần lớn các đáp viên đánh giá mối quan hệ giữa mình và  bố  mẹ ở mức Khá thân thiết, chiếm đến 71%. Tiếp đó là 19% nói  rằng mối quan hệ là Rất thân thiết. Và cuối cùng là 10% cho rằng  họ Không thân thiết với bố mẹ.  Mức   độ  Rất   thân   thiết  và  Khá   thân   thiết  chiếm   đến   19% +71%=90%. Có f=0,9 nf=192,6 và n(1­f) =21,4  Độ tin cậy 0,95 suy ra α=0,05. Khi đó  =0,025 Sử dụng bảng phân phối t ta được t =1,96 13
  15. Độ chính xác của ước lượng ε=1,96 = xấp xỉ 0,02 Như vậy, với độ tin cậy 95%, tỷ lệ mức độ  Rất thân thiết và Khá  thân thiết của tổng thể thực sự nằm trong khoảng: (0,88;0,92) suy   ra là khoảng 88­92%. Nhìn chung, mối quan hệ  giữa giới trẻ  với bố  mẹ  hiện nay là khá  tốt, một kết quả đáng mong đợi. 1.2  Thời gian dành cho nhau: Thời gian dành cho nhau trong 1 ngày: Giả thuyết 1: Trung bình mỗi ngày con cái và cha mẹ dành cho nhau   tối thiểu là 4 tiếng. Sau khi khảo sát 214 đáp viên, ta có biểu đồ thể hiện số giờ con cái   và bố mẹ dành cho nhau như sau: 14
  16. Hình 5: Biểu đồ thể hiện số giờ con cái và bố mẹ dành cho nhau trong một   ngày Trung bình 2.930467 Trung vị 2 Mode 1 Độ lệch chuẩn 2.795034 Skewness 2.146346 Min 0 Max 18 Nhận xét: Phần lớn các đáp viên nói rằng số giờ giữa họ và bố mẹ  dành cho nhau khá ít, trong đó số giờ lớn nhất là 18 và nhỏ nhất là 0.   Ta có số  giờ  trung bình của 214 đáp viên là xấp xỉ  2,93 giờ, hệ  số  Skewness 2,15>0 suy ra đa số các giá trị dưới trung bình. Số giờ lặp  lại nhiều nhất là 1 (47 đáp viên). Cuộc sống hiện đại và nhiều bộn  bề, học hành, công việc, bạn bè và thậm chí là thời gian để tìm hiểu   những điều thú vị trên mạng xã hội…có thể khiến cho con cái và bố  mẹ dành ít thời gian cho nhau. 15
  17. Với n=214 ­>   có phân phối chuẩn Từ  trung bình của mẫu, ta suy ra khoảng  ước lượng số  giờ  trung   bình giữa giới trẻ và bố  mẹ  dành cho nhau của tổng thể  với độ  tin   cậy 95%: n=214,  =2,93, độ lệch chuẩn s=2,8 α=0,05, t(n­1; )=1,96 Sai số biên ε=1,96. =1,96. =0,38 Khoảng ước lượng số giờ trung bình của tổng thể là (2,55;3,31) Kiểm định giả thuyết 1 với mức ý nghĩa α=0,05 Ho: µ ≥ 4 Ha: µ  Z bác bỏ Ho Vậy ta Bác bỏ giả thuyết 1: Trung bình mỗi ngày con cái và cha mẹ   dành cho nhau tối thiểu là 4 tiếng. Bữa cơm gia đinh: 200 đáp viên đang sống cùng bố  mẹ cho biết mức độ  của những  bữa cơm gia đình, cùng nhau trò chuyện, chia sẻ như sau: 16
  18. Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên của những bữa cơm gia đình Nhận xét: Có 122 trong số 200 đáp viên đang sống cùng bố  mẹ nói  rằng mức độ là Mỗi ngày (chiếm 61%). Tiếp theo là 54 đáp viên nói  rằng   mức   độ   chỉ   là  Thỉnh   thoảng(27%),   18   đáp   viên   chọn  2­3  lần/tuần(9%) và thấp nhất là Chưa bao giờ (3%). Bữa cơm gia đình là một trong những truyền thống tốt đẹp. Thật  may thay, khi cuộc sống trở nên bồn bề và tấp nập thì bữa cơm gia   đình vẫn còn tồn tại trong đa số gia đình. 1.3  Mức độ thấu hiểu: Biết sở thích của bố mẹ: Giả thuyết 2: Tỉ lệ giới trẻ biết sở thích của bố mẹ là 75% Kết quả  khảo sát cho câu hỏi: “Bạn có biết sở  thích của bố  mẹ  mình không?” như sau: 17
  19. Hình 7: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của giới trẻ về sở thích của bố mẹ Nếu xét chung, trong số 214 đáp viên tham gia khảo sát có 76,64% là  biết sở thích của bố mẹ mình. Còn lại Không. Kiểm định giả thuyết 2 với mức ý nghĩa α=0,05 Gọi p là tỷ lệ biết sở thích của bố mẹ của tổng thể  là là tỷ lệ biết sở thích của bố mẹ của mẫu( =0,7664) Ho: p=0,75 Ha: p≠0,75 ? = =0,03 Z= = =0,55 Z=0,55 => xác suất tích lũy là 0,7088, p ­value=2(1­0,7088)=0,5824 Ta có p­ value=0,5824> α=0,05 nên ta không bác bỏ Ho 18
  20. Kết luận: Không bác bỏ  giả  thuyết 2:  Tỉ  lệ  giới trẻ  biết sở  thích   của bố mẹ là 75% Trong số  các đáp viên nữ  tham gia khảo sát thì 77,54% là biết sở  thích của bố mẹ mình, trong khi đó tỉ  lệ biết sở  thích của bố  mẹ   ở  các đáp viên nam là 70%. Từ đây, ta có thể đưa ra nhận định rằng nữ  thường biết sở thích của bố mẹ hơn so với nam. Phụ việc nhà: Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên phụ giúp việc nhà của giới   trẻ Nhận xét: Đa số  các đáp viên đang sống cùng bố  mẹ  nói rằng họ  Thường xuyên  giúp đỡ  bố  mẹ  trong công việc nhà (53,5%), tiếp  đến là  Thỉnh thoảng  (44,5%) và  Không bao giờ  chỉ  chiếm 1,5%.  Trong đó 1 đáp viên từ chối trả lời.  Ta có mức độ  Thường xuyên phụ  giúp việc nhà của giới trẻ  theo  kết quả khảo sát là 53,5%, vậy liệu tỷ lệ của tổng thể thực sự nằm   trong khoảng bao nhiêu với mức ý nghĩa α=0,05? 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2