intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TERPENOIT TRONG TINH DẦU RÁI ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Terpenoit trong tinh dầu rái thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước và chiết soxhlet với ethanol. Kết quả định danh thành phần của tinh dầu chưng cất bằng lôi cuốn hơi nước và tinh dầu chiết soxhlet bằng ethanol gần như hoàn toàn khác nhau cả về số lượng cấu tử lẫn hàm lượng tinh dầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TERPENOIT TRONG TINH DẦU RÁI ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TERPENOIT TRONG TINH DẦU RÁI ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM A STUDY ON THE DETERMINATION OF TERPENOID COMPOSITION IN THE DIPTEROCARPUS ALATUS ROXB ESSENTIAL OIL IN DAILOC DISTRICT OF QUANGNAM PROVINCE Đào Hùng Cường Huỳnh Thị Thanh Hương Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Trường THPT Phan Châu Trinh TÓM T ẮT Terpenoit trong tinh dầu rái thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước và chiết soxhlet với ethanol. Kết quả định danh thành phần của tinh dầu chưng cất bằng lôi cuốn hơi nước và tinh dầu chiết soxhlet bằng ethanol gần như hoàn toàn khác nhau cả về số lượng cấu tử lẫn hàm lượng tinh dầu. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thu được tinh dầu có 13 cấu tử với các chỉ số hóa lý: chỉ số khúc xạ 1,4987; tỷ trọng 0,9243; chỉ số axit 0,19; chỉ số este 0,56 v một số cấu tử chính neoalloocimene 90,17%; α-humulene 3,37%; β-caryophillene ới 1,86% germacrene-D 1,31%. Phương pháp chiết soxhet thu được tinh dầu có 15 cấu tử trong đó có một số cấu tử chính với hàm lượng (%): β-Caryophyllene: 1.587; α-Caryophyllene: 2.956; 1H-Cycloprop[e]azulene,1aβ,2,3,4,4aα,5,6,7bβ-octahydro-1,1,4β,7-tetramethyl: 90,43; 1H- Cyclopropa[a]naphthalene,1a,2,3,5,7,7α,7β-octahydro-1,1,7,7a-tetramethyl-,[1aR- (1aα,7α,7aα,7bα)]: 2.334. ABSTRACT The terpenoid in the essential oil of Dipterocarpus alatus Roxb is obtained through distillation and soxhlet extraction with an ethanol method. There is a significant difference in the essential oil composition and its content in the results of determination of the composition of oil which is obtained by a distillation with steam and soxhlet extraction with an ethanol method. The steam-distilled oil contained 13 compounds. The value of the physico-chemical parameters of this oil includes refractive index 1.4987, specific gravity: 0.9243, acidic index: 0.19, ester index: 0.56 and some main components of terpenoid are neollaoocimen: 90.17%, α-humulene: 3.37%, β-caryophillene: 1.86%, germacrene-D: 1.31%. The soxhlet distilled oil contained 15 compounds in which the main components and their contents in percentage comprise : β - Caryophyllene: 1.587; α-Caryophyllene: 2.956; 1H-Cycloprop[e]azulene,1aβ ,2,3,4,4aα,5,6,7bβ - octahydro-1,1,4β,7-tetramethyl: 1H-Cyclopropa[a]naphtha-lene,1a,2,3,5,7,7α,7β- 90,43; octahydro-1,1,7,7a-tetramethyl-,[1aR-(1aα,7α,7aα,7bα)] : 2.334. 1. Đặt vấn đề Giống dầu, thuộc họ dầu (Dipterocarpus) ở Việt Nam có giá trị kinh tế lớn nhất là cây dầu rái (hình 1). Cây dầu rái cho ta dầu rái hay còn gọi là dầu con rái [2], [5]. Trong y học cổ truyền, dầu rái dùng để chữa một số bệnh như viêm da, lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân, bệnh vảy nến, eczema… Theo một công trình nghiên cứu của Ấn Độ, dầu rái chưa chế biến có thể xem như một chất kích thích khá mãnh liệt khi đắp 73
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 lên các vết ung sang khó trị [6]. Ngoài ra dầu rái thường dùng để làm sơn trám thuyền, sơn quét các vật dụng bằng mây, tre, gỗ, nứa và còn dùng để thắp sáng. Thời gian gần đây, người ta dùng dầu rái để phối trộn với sơn gốc dầu, hay để biến tính một số nhựa như: epoxi, phenolfomandehit, acrylic,…[1], [3]. Tinh d rái là phần có hoạt tính sinh học mạnh ầu nhất của dầu con rái. Thành phần chính của tinh dầu rái là các hợp chất terpenoit, một trong những nguồn nguyên liệu thiên nhiên tái sinh đang rất được quan tâm hiện nay [4]. 2. Thực nghiệm 2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu nghiên cứu là dầu rái được lấy từ cây Hình 1. Cây dầu rái dầu rái ở xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Chiết tách, xác định các chỉ tiêu hóa lý, thành phần tinh dầu rái Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Cho dầu rái vào bình cầu của bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước để chiết tách tinh dầu, khảo sát thời gian, tỷ lệ khối lượng dầu rái/thể tích nước (D/N) để thu được hàm lượng tinh dầu tối ưu. Tinh dầu sau khi chiết được làm khô bằng Na 2 SO 4 khan, xác định các chỉ số vật lý, hóa học theo phương pháp phân tích trọng lượng, khúc xạ trên máy BP221 S hiệu Satorius và khúc xạ kế Abbe , thành phần hóa học trên máy GC -MS Engin 5989B MS (Mỹ) tại Phòng Cấu trúc – Viện Hóa học. Phương pháp chiết soxhlet bằng ethanol Cho một lượng dầu rái xác định vào thiết bị chiết soxhlet, tiến hành chiết bằng dung môi ethanol, thu dịch chiết, đuổi dung m ôi bằng cất quay chân không trên thiết bị BUCHH-VACUUM CONTROLLER V-800. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tinh dầu chưng cất bằng lôi cuốn hơi nước Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có màu vàng nhạt, mùi thơm nồng, vị cay. Hàm lượng và các chỉ số hóa lý của tinh dầu rái chưng cất lôi cuốn hơi nước được thể hiện trên bảng 1. Bảng 1. Tinh dầu chưng cất lôi cuốn hơi nước Hàm lượng % Điều kiện chiết tách Chỉ số hóa lý tinh dầu Thời gian (h) Tỷ lệ D/N Tỷ trọng Khúc xạ Axit Este 31,5 12 1/25 0,19 0,56 0,9243 1,4987 74
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Kết quả trên bảng 1 cho thấy hàm lượng tinh dầu trong dầu rái là khá cao, các chỉ số axit, este rất thấp, điều này lý giải vì sao dầu rái được sử dụng rộng rãi trong công nghệ bảo quản các sản phẩm gỗ, nứa, mây, tre. Kết quả phân tích xác định thành phần tinh dầu chưng cất lôi cuốn hơi nước bằng phương pháp GC-MS được thể hiện trên phổ đồ hình 2. Hình 2. Phổ GC-MS tinh dầu lôi cuốn hơi nước Kết quả định danh bằng phương pháp tra cứu thư viện phổ với các tín hiệu pic cộng hưởng trên phổ đồ hình 2 cho thấy tinh dầu chưng cất lôi cuốn hơi nước có 13 chất tương ứng với các hàm lượng (%): α-copanene 0,22; β -elemene 0,39; α-gurjunene 0,85; β-caryophyllene 1,86; α-humulene 3,37; neollaoocimen 90,17; germacrene-D 1,31%; alloaromadendrene 0,10; germacrene-B 0,35; cycloizolongiflorene 0,24; ợp aromadendrene 0,34;dehydroaromadendrene 0,11; coumarin 0,24 và 0,45% các h chất chưa định danh. 3.2. Tinh dầu chiết soxhlet Tinh dầu thu được bằng phương pháp chiết soxhlet với dung môi ethanol có màu vàng đậm, mùi thơm nồng, vị cay. Kết quả phân tích xác định thành phần tinh dầu chiết soxhlet bằng phương pháp LC-MS được thể hiện trên phổ đồ hình 3. 75
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 100 95 90 85 80 75 70 65 60 Relative Abundance 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 12 13 14 15 16 17 18 19 Time (min) 76
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 Trong dầu chưng cất bằng lôi cuốn hơi nước và tinh dầu chiết soxhlet cũng có một số cấu tử giống nhau nhưng có hàm lượng khác nhau: α-copaene (trong tinh dầu lôi cuốn hơi nước 0,135%, tinh dầu chiết soxhlet 0,22%); β-caryophyllene (trong tinh d ầu lôi cuốn hơi nước 0,186%, tinh dầu chiết soxhlet 1,587%). 4. Kêt luận Dầu rái Đại Lộc Quảng Nam chứa một hàm lượng lớn tinh dầu – khoảng trên 30%. Thành phần và hàm lượng của các cấu tử phụ thuộc lớn vào phương pháp tách chiết. Tinh dầu chiết tách bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có 13 cấu tử được định danh với cấu tử có hàm lượng cao nhất là neollaoocimen 90,17%, tinh dầu chiết soxhlet bằng etanol có 15 cấu tử được định danh với cấu tử có hàm lượng cao nhất là 1H- Cycloprop[e]azulene,1aβ,2,3,4,4aα,5,6,7bβ-octahydro-1,1,4β,7-tetramethyl- 90,43 %. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị An, Nguyễn Thị Việt Triều, Lê Thị Lực, Nghiên cứu chế tạo sơn bảo vệ từ dầu của họ cây dầu rái Việt Nam, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 1993. [2] Võ Văn Chi , Phương Đ Tiến, Phân loại thực vật -Thực vật bậc cao, Nhà xu ức ất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978. [3] Đào Hùng Cường, Nghiên cứu đánh giá khả năng chống thấm của dầu rái, Tạp chí Khoa học và Ứng dụng Đại học Đà Nẵng, 2004. [4] Lê Văn Đăng, Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005. [5] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 1980. [6] Darby N, Money T, 1978, Terpenoit and Steroid. 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2