intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

119
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sông Hương đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các di sản văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Đăng Độ Trường Đại học Sư phạm, Đại họcHuế TÓM TẮT Sông Hương đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các di sản văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên, việc xác định nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế và lượng nước đến để tính toán cân bằng nước, làm cơ sở cho việc quy hoạch, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu là một việc làm cần thiết. I. Đặt vấn đề Sông Hương là con sông lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, có chiều dài 128 km. Lưu vực sông Hương nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm phần lớn lãnh thổ Thừa Thiên Huế. Đây là vùng có địa hình phức tạp, bao gồm: núi cao, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và cồn cát ven biển (không có vùng trung du chuyển tiếp). Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính: Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ đổ xuống đồng bằng qua đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nối với biển Đông bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Cũng như các hệ thống sông miền Trung khác, hệ thống sông Hương không có đê. Lưu vực sông Hương bao gồm các huyện: Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền, thành phố Huế và một phần thuộc các huyện: A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Đây là vùng chiếm 67% diện tích tự nhiên, 68% về dân số và đóng góp 70 - 80% giá trị gia tăng trong GDP, trên 80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60 - 70% giá trị xuất khNu… của toàn tỉnh. Đặc biệt, sông Hương là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hầu hết các ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Hương chưa được thống kê và quản lý một cách đồng bộ giữa các ban ngành khác nhau gây thất thoát và lãng phí nguồn nước. Bài viết trình bày nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo đến năm 2020, đồng thời tính toán cân bằng nước trên toàn lưu vực để đưa ra được những giải pháp hợp lý nhằm khai thác nguồn nước một cách bền vững. 115
  2. II. Hiện trạng sử dụng nước và dự báo nhu cầu dùng nước ở lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Hình 1: Sơ đồ phân vùng sử dụng nước lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1. Phân vùng sử dụng nước Nguồn nước sông Hương được sử dụng nhiều nhất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ.... và việc khai thác, sử dụng chủ yếu vẫn là nguồn nước cơ bản. Việc điều tiết nguồn nước để bổ sung cho mùa kiệt trên dòng chính không có mà chủ yếu là trên dòng nhánh và suối nhỏ. Mức độ sử dụng, hình thức khai thác nguồn nước ở các vùng trên lưu vực cũng khác nhau. Do vậy, để có cơ sở phân tích, đánh giá nhằm khai thác một cách tối ưu nguồn nước, chúng tôi phân chia lưu vực sông Hương thành 7 vùng tính toán (hình 1). Các cơ sở để phân vùng: - Dựa theo hình thái chia cắt của các sông vùng hạ du. - Dựa theo các nút cân bằng trên dòng chính và dòng nhánh. - Dựa theo các hệ thống tưới đã hình thành trên lưu vực. 2.2. Xác định các chỉ tiêu dùng nước cho các ngành kinh tế 2.2.1. Chỉ tiêu cấp nước cho cây trồng. Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế thì lượng nước cần cho cây trồng vùng lưu vực sông Hương được tính như sau: - Lúa: 1,2 lít/s/ha - Màu và cây trồng lâu năm khác: 0,4 lít/s/ha 116
  3. - Tần suất cấp nước P = 75% 2.2.2. Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi. Chỉ tiêu dùng nước của mỗi loại gia súc gia cầm được lấy theo TCVN 4454- 1987. Bảng 1: Chỉ tiêu nước cấp cho chăn nuôi Đơn vị: l/ngày - đêm Lượng nước ăn Lượng nước Lượng nước Tổng nhu Vật nuôi uống vệ sinh tạo môi trường cầu Trâu 20 65 50 135 Bò 20 65 50 135 Lợn 10 40 10 60 Gia cầm 1 5 5 11 2.2.3. Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt được dựa theo TCVN 4474 - 87 và đặc điểm cấp nước cụ thể ở Thừa Thiên Huế: Bảng 2: Chỉ tiêu dùng nước cho sinh hoạt Dân số (Người) Hiện tại (l/người/ngày-đêm) Năm 2020 (l/người/ngày-đêm) Thành thị 120 150 Nông thôn 70 90 2.2.4. Chỉ tiêu cấp nước cho công nghiệp Chỉ tiêu dùng nước cho công nghiệp vùng lưu vực sông Hương được dựa vào chỉ tiêu nước theo sản phNm của các ngành công nghiệp ở Việt Nam như sau: Bảng 3: Chỉ tiêu dùng nước cho công nghiệp lưu vực sông Hương Đơn vị m3/s Các cơ sở dùng nước Hiện tại năm 2007 Đến năm 2020 Bắc sông Hương - Xi măng Văn Xá 0,3500 0,5000 - Cơ khí nhỏ 0,0002 0,0015 Nam sông Hương - TP. Huế 1,0000 1,5000 - Cảng Thuận An 0,0025 0,0150 - Chế biến hải sản 0,0030 0,0150 - Sân bay Phú Bài 0,0001 0,0250 - Chế biến nông sản 0,0200 Tổng 1,3558 2,0765 117
  4. 2.2.5. Chỉ tiêu cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản Hiện tại, nuôi trồng thủy sản vùng lưu vực sông Hương vẫn ở dạng quảng canh một năm 2 vụ tôm. Chỉ tiêu dùng nước cho 1 ha được dựa theo sự tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế như sau: Bảng 4: Chỉ tiêu dùng nước cho 1 ha nuôi trồng thủy sản Đơn vị: m3/ha Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhu cầu 0 0 2000 2000 2000 1500 2000 2000 2000 0 0 0 2.3. Kết quả tính toán hiện trạng sử dụng nước và dự báo nhu cầu dùng nước ở lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 2.3.1. Kết quả tính toán hiện trạng sử dụng nước ở lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào sự phát triển của các ngành kinh tế hiện tại và các chỉ tiêu dùng nước tương ứng, ta có thể tính toán được hiện trạng dùng nước trên lưu vực sông Hương như sau: Bảng 5: Hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông Hương năm 2007 Đơn vị: 106m3/năm Ngành dùng nước Chăn Sinh Công Trồng trọt Thủy sản Tổng Vùng nuôi hoạt nghiệp 84,62 Vùng cát Phong Điền 81,24 1,55 1,74 0,09 0,00 Vùng đồng bằng hạ lưu Bắc 113,05 102,14 1,59 2,48 6,84 0,00 sông Bồ Vùng đồng bằng Nam sông Bồ 78,80 56,87 1,23 7,18 2,47 11,04 -Bắc sông Hương 47,32 Vùng thượng nguồn sông Bồ 44,09 1,03 0,88 1,31 0,00 Vùng đồng bằng Nam sông 285,95 226,23 3,22 10,70 14,08 31,71 Hương 22,35 Vùng sông Tả Trạch 17,76 1,01 1,52 2,05 0,00 24,27 Vùng sông Hữu Trạch 21,15 0,77 0,66 1,68 0,00 Tổng 549,49 10,41 25,18 28,53 42,76 656,36 2.3.2. Kết quả tính toán nhu cầu dùng nước ở lưu vực sông Hương đến năm 2020 Dựa vào định hướng phát triển của các ngành kinh tế trong tương lai và các chỉ tiêu dùng nước tương ứng, ta có thể tính toán được nhu cầu nước của các ngành đến năm 2020 như sau: 118
  5. Bảng 6: Dự báo nhu cầu nước trên lưu vực sông Hương đến năm 2020 Đơn vị: 106m3/năm Ngành dùng nước Trồng Chăn Sinh Thủy Công Tổng Vùng trọt nuôi hoạt s ản nghiệp 93,01 Vùng cát Phong Điền 88,06 2,22 2,55 0,18 0,00 Vùng đồng bằng hạ lưu Bắc 128,31 108,46 2,45 3,64 13,76 0,00 sông Bồ Vùng đồng bằng Nam sông 93,90 60,68 1,90 10,50 4,97 15,86 Bồ-Bắc sông Hương Vùng thượng nguồn sông 56,96 51,52 1,49 1,30 2,64 0,00 Bồ Vùng đồng bằng Nam sông 49,81 336,41 237,84 4,76 15,68 28,32 Hương 30,31 Vùng sông Tả Trạch 22,53 1,43 2,21 4,13 0,00 31,39 Vùng sông Hữu Trạch 25,88 1,15 0,98 3,38 0,00 Tổng 594,96 15,41 36,87 57,38 65,66 770,28 III. Cân bằng nước vùng lưu vực sông Hương 3.1. Tính toán cân bằng nước hiện tại và đến năm 2020 3.1.1. Phương pháp tính toán cân bằng nước Dựa trên nguyên tắc cơ bản của phương trình cân bằng nước [11]: Q đến - Qdùng = ±∆Q Wđến - Wdùng = ±∆W Trong đó: - Q đến: Lưu lượng dòng chảy đến tại nút tính toán của lưu vực sông suối (m3/s). - Q dùng: Lưu lượng nước dùng tại nút tính toán (m3/s). - W đến: Tổng lượng dòng chảy đến tại nút tính toán của lưu vực sông suối (m3). - W dùng: Tổng lượng nước dùng tại nút tính toán (m3). Ở đây chúng tôi chỉ tính nhu cầu dùng nước cho một số ngành nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, sinh hoạt, thuỷ sản vì đó là những ngành dùng nước tương đối nhiều. W dùng = WTr.trọt+WCh.nuôi+WS.hoạt+ WC.nghiệp+WT.sản Từ phương trình cân bằng nước và tài liệu tiến hành tính toán cân bằng nước giai đoạn hiện tại, tương lai đến năm 2020 bao gồm: 119
  6. + Cân bằng giữa lượng nước đến và lượng nước dùng của tổng lượng W cho từng lưu vực sông suối, cho các khu thủy lợi và toàn bộ lưu vực. + Cân bằng nước tại tuyến công trình dự kiến. 3.1.2. Tính toán cân bằng nước hiện tại Cân bằng nước trên lưu vực sông Hương được tính trên cơ sở lượng nước đến và lượng nước sử dụng theo từng tháng ứng với tần suất 75%. Do đó, lượng nước thiếu và thừa đều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và lượng nước đến ở mỗi vùng khác nhau. Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng tổng hợp theo cả năm được trình bày ở bảng 7. Bảng 7: Cân bằng nước hiện trạng năm 2007 P = 75% Đơn vị:Q(m3/s), W(106m3) Vùng đồng Vùng đồng Vùng Vùng đồng Vùng Vùng Vùng cát bằng Nam Vùng bằng hạ thượng bằng Nam sông Phong sông Bồ- sông Tả lưu Bắc nguồn sông Hữu Điền Trạch Chỉ tiêu Bắc sông sông Bồ sông Bồ Hương Trạch Hương Qđến 137,17 87,61 83,75 956,17 240,01 929,52 659,03 Wđến 359,86 234,62 224,34 2560,99 642,82 2489,61 1765,18 Wcầ n 84,62 113,05 78,8 47,32 285,95 22,35 24,27 W thừa 281,64 156,65 155,62 2513,67 391,4 2467,26 1740,91 W thiếu 6,4 35,08 10,08 34,53 3.1.3. Tính toán cân bằng nước đến năm 2020 Bảng 8: Cân bằng nước đến năm 2020 Đơn vị:Q(m3/s), W(106m3) Vùng Vùng Vùng Vùng đồng Vùng đồng đồng Vùng cát Vùng Vùng bằng Nam thượng bằng hạ bằng Nam sông Tả sông Hữu Phong nguồn sông Bồ- Điền lưu Bắc sông Trạch Trạch Chỉ tiêu Bắc sông sông Bồ sông Bồ Hương Hương Qđến 137,17 87,61 83,75 956,17 240,01 929,52 659,03 Wđến 359,86 234,62 224,34 2560,99 642,82 2489,61 1765,18 Wcầ n 93,01 128,31 93,9 56,96 336,41 30,31 31,39 W thừa 275,86 155,06 144,79 2504,03 355,42 2459,3 1733,79 W thiếu 9,01 48,75 14,35 49,01 120
  7. 3.2. Đánh giá khả năng cấp nước hiện tại và đến năm 2020 Qua tính toán cân bằng nước, lượng nước yêu cầu (chủ yếu là cấp nước cho nông nghiệp) nhỏ hơn so với lượng nước đến. Tuy nhiên, sự phân bố nguồn nước là không đều theo thời gian, những tháng mùa kiệt nhu cầu sử dụng nước lớn nhưng lượng nước đến lại ít, ngược lại, những tháng mùa lũ lượng nước đến rất dồi dào, nhu cầu sử dụng nước ít. Do vậy, vẫn còn những vùng thiếu nước về mùa kiệt. Cụ thể như sau: Vùng I: Vùng cát Phong Điền Vùng cát Phong Điền có tiềm năng nước đến hàng năm là 359,86 . 106m3, diện tích canh tác của vùng ít, phân tán, dân cư thưa thớt, công nghiệp chưa phát triển. Vì vậy, nhu cầu dùng nước của vùng không lớn lắm và khi tính cân bằng theo khả năng nguồn nước tự nhiên thì lượng nước dùng hiện tại chỉ khoảng 84,62 . 106 m3, chiếm 23,52% và đến năm 2020 lượng nước dùng tăng lên 93,01 . 106 m3, chiếm 25,84% so với tổng lượng nước đến. Tuy nhiên, vùng này vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước vào các tháng 3, 4, 5 ở giai đoạn hiện tại với tổng lượng nước thiếu là 6,4 . 106 m3 và đến năm 2020 tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra và rơi vào tháng 3, 4, 5, 7 với tổng lượng nước thiếu ước tính là 9,01 . 106 m3. Hướng phát triển kinh tế thích hợp nhất ở vùng này là mô hình nông - lâm kết hợp, trong đó lâm nghiệp là chính được phát triển theo mô hình trang trại, các khu tái định cư và làng thanh niên lập nghiệp nên các định hướng hợp lý nhất là sử dụng các hồ chứa cát tại chỗ để cung cấp nước. Trong tương lai, cần xây dựng mới các trạm bơm bằng nguồn nước dẫn từ hồ chứa Cổ Bi hoặc từ sông Ô Lâu. Vùng II: Vùng đồng bằng hạ lưu Bắc sông Bồ Vùng này có tiềm năng nguồn nước không lớn lắm, tổng lượng nước đến hàng năm là 234,62 . 106m3, lượng nước dùng hiện tại là 113,05 . 106 m3, chiếm 48,18% và đến năm 2020 lượng nước dùng tăng lên 128,31 . 106 m3, chiếm 54,69% so với tổng lượng nước đến. Tình trạng thiếu nước ở vùng này xảy ra từ tháng 2 đến tháng 8 với tổng lượng nước thiếu hiện tại là 35,08 . 106 m3 và đến năm 2020 là 48,75 . 106 m3. Tuy nhiên, hàng năm lượng nước tiềm năng trên sông chính chảy ra biển qua vùng Bắc sông Bồ ước tính là 1941. 106m3. Vì vậy để sử dụng nước hiệu quả cho vùng này cần có các công trình khai thác trên dòng chính và dẫn về khu vực. Cần nạo vét các kênh hói chính như kênh 5 xã, 7 xã, huyện Hương Trà; hói An Xuân, Quán Cửa, huyện Quảng Điền để dẫn nước từ sông Hương, sông Bồ vào cấp nước cho vùng này, kết hợp tiêu thoát lũ, cấp nước và cải thiện vệ sinh môi trường. Vùng III: Vùng đồng bằng Nam sông Bồ - Bắc sông Hương Vùng này có tiềm năng nguồn nước không lớn lắm, tổng lượng nước đến hàng năm là 224,34 . 106m3, lượng nước dùng hiện tại là 78,8 . 106 m3, chiếm 35,13% và đến năm 2020 lượng nước dùng tăng lên 93,9 . 106 m3, chiếm 41,85% so với tổng lượng nước đến. Tình trạng thiếu nước ở vùng này xảy ra từ tháng 2, 3, 4, 6 với tổng lượng nước thiếu hiện tại là 10,08 . 106 m3 và đến năm 2020 là 14,35 . 106 m3. Tuy nhiên hàng 121
  8. năm lượng nước trên sông chính chảy ra biển qua vùng Nam sông Bồ - Bắc sông Hương rất lớn khoảng 2725,5 . 106m3. Vì vậy, để sử dụng nước hiệu quả cho vùng này cần nâng cấp các công trình chứa nước và cần có các công trình khai thác trên dòng chính để đảm bảo nước tưới cho vùng. Vùng IV: Vùng thượng nguồn sông Bồ Vùng này có tiềm năng nguồn nước lớn, tổng lượng nước đến hàng năm là 2560,99 . 106m3, lượng nước dùng hiện tại là 47,32 . 106 m3, chiếm 1,85% và đến năm 2020 lượng nước dùng tăng lên 56,96 . 106 m3, chiếm 2,22% so với tổng lượng nước đến. Tất cả các tháng trong năm đều thừa nước, không xảy ra tình trạng thiếu nước. Vùng V: Vùng đồng bằng Nam sông Hương Vùng này có tiềm năng nguồn nước không khá lớn, tổng lượng nước đến hàng năm là 642,82 . 106m3, lượng nước dùng hiện tại là 285,95 . 106 m3, chiếm 44,48% và đến năm 2020 lượng nước dùng tăng lên 336,41 . 106 m3, chiếm 52,33% so với tổng lượng nước đến. Tình trạng thiếu nước hiện tại ở vùng này xảy ra từ tháng 3, 4, 5 với tổng lượng nước thiếu là 34,53 . 106 m3 và đến năm 2020 lượng nước thiếu xảy ra các tháng 3,4, 5, 7 với tổng lượng nước thiếu là 49,01 . 106 m3. Tuy nhiên, hàng năm lượng nước trên sông chính chảy ra biển qua vùng Nam sông Hương là 585,4 . 106m3. Vì vậy, để sử dụng nước hiệu quả cho vùng này cần có các hồ chứa trên thượng nguồn như hồ chứa Dương Hòa, hồ chứa Bình Điền. Ngoài ra, nguồn nước từ hồ Truồi thiết kế tưới 8.000 ha đã tưới cho vùng sông Truồi và sông Nông 2.500 ha, còn lại nên chuyển sang để tưới cho vùng này. Vì vậy, cần có các kênh mương và các công trình lấy nước tại chỗ để đáp ứng cho nhu cầu nước của vùng. Cần nạo vét các sông An Cựu, Như Ý, Đại Giang, Nông, các hói Phát Lát, Mộc Hàn, Phú Khê, Phổ Lợi… nhằm kết hợp tiêu thoát lũ nhanh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vùng VI: Vùng sông Tả Trạch Vùng này có tiềm năng nguồn nước lớn, tổng lượng nước đến hàng năm là 2.489,61 . 106m3, lượng nước dùng hiện tại là 22,35 . 106 m3, chiếm 0,9% và đến năm 2020 lượng nước dùng là 30,31 . 106 m3, chiếm 1,22% so với tổng lượng nước đến. Tất cả các tháng trong năm đều thừa nước, không xảy ra tình trạng thiếu nước. Vùng VII: Vùng sông Hữu Trạch Vùng này có tiềm năng nguồn nước lớn, tổng lượng nước đến hàng năm là 1.765,18 . 106m3, lượng nước dùng hiện tại là 24,27 . 106 m3, chiếm 1,37% và đến năm 2020 lượng nước dùng là 31,39 . 106 m3, chiếm 1,78% so với tổng lượng nước đến. Tất cả các tháng trong năm đều thừa nước, không xảy ra tình trạng thiếu nước. IV. Kết luận Lưu vực sông Hương có tổng lượng nước đến hàng năm là 8.277,42 .106m3, lượng nước được sử dụng cho nhu cầu nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, thủy sản là 122
  9. 656,37 .106m3, lượng nước thừa là 7.709,65 . 106m3, lượng nước thiếu hàng năm trên lưu vực sông Hương xảy ra vào các tháng mùa kiệt ở các vùng cát và vùng đồng bằng như vùng cát Phong Điền, vùng đồng bằng hạ lưu Bắc sông Bồ, vùng đồng bằng Nam sông Bồ - Bắc sông Hương, vùng đồng bằng Nam sông Hương với tổng lượng nước thiếu của các vùng hiện tại là 86,09 .106m3, đến năm 2020, con số này ước tính 121,12 .106m3. Tuy nhiên, hàng năm lượng nước trên sông chính chảy qua các vùng này rất lớn nên cần có các công trình trữ nước trên dòng chính để cung cấp nước cho các vùng vào những tháng mùa kiệt. Trong thời gian tới, việc khai thác tài nguyên nước cần có thứ tự ưu tiên và các giải pháp cụ thể cho các vùng có các điều kiện tự nhiên khác nhau như trồng rừng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp… Việc các công trình hồ chứa lớn trên sông Hương sắp đi vào hoạt động như hồ chứa Dương Hòa, Hương Điền,… cần có một quy trình vận hành khai thác sử dụng nước liên hồ làm cơ sở cho việc quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hương đảm bảo với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm hệ sinh thái thủy vực một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Quản lý sông Hương, Tổng quan tình hình sạt lở bờ sông Hương và hiện trạng các công trình bảo vệ bờ, Báo cáo tóm tắt, T.P Huế, 2007. 2. Trịnh Quang Hoà, Cân bằng nước trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1996 – 2010, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 1996. 3. Jica – Viện Quy Hoạch Thủy Lợi, Nghiên cứu khả thi lưu vực sông Hương trong dự án “Nghiên cứu phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc tại nước CHXHCNVN”, báo cáo lưu trữ Bộ NN&PTNT, Hà Nội, 2003. 4. Hà Học Kanh, Những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc khai thác nguồn nước hề thống sông Hương, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Số 2/1993, Huế. 5. Trần Văn Nâu, Cân bằng nước vùng Bắc Trung Bộ, Báo cáo lưu trữ Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT, Hà Nội, 2001. 6. Trần Văn Nâu, Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo lưu trữ Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT, Hà Nội, 2005. 7. Trần Văn Nâu, Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng hợp Dự án, Hà Nội. 8. Hồ Ngọc Phú, Nước và vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế, 2002. 9. Ngô Đình Tuấn, Tổng quan về tài nguyên nước và vấn đề quản lý khai thác sử dụng hợp lý, Báo cáo đề tài nhánh, Hà Nội, 1998. 123
  10. 10. UBND Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế (phần tự nhiên), NXB. Thuận Hóa, 2005. 11. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và tầm nhìn đến 2020, Huế, 2007. 12. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo thổng hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế, 2006. THE NEED OF USING WATER AND CALCULATING WATER BALANCE OF HUONG RIVER BASIN, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Tham, Nguyen Hoang Son, Nguyen Dang Do College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Huong river plays an important role in the socio - economic development, heritages conservation and environment protection of Thua Thien Hue province. Due to characteristics on geo-location and natural conditions, it is necessary to determine the water demand and rainfall - runoff to calculate the water balance for water resources planning. 124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2