Báo cáo nghiên cứu khoa học "Những “Nút thắt” trong điều hành kinh tế ở Nghệ An nhìn từ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh "
lượt xem 27
download
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI -Provincial Competitiveness Idex) được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI -Provincial Competitiveness Idex) được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Những “Nút thắt” trong điều hành kinh tế ở Nghệ An nhìn từ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh "
- Những “Nút thắt” trong điều hành kinh tế ở Nghệ An nhìn từ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI -Provincial Competitiveness Idex) được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI -Provincial Competitiveness Idex) được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh. Cho đến nay, PCI bao gồm 9 chỉ số thành phần: 1. Chi phí gia nhập thị trường; 2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; 3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; 4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; 5. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; 6. Chi phí không chính thức; 7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; 8. Đào tạo lao động; 9. Hỗ trợ pháp lý. Chỉ số PCI được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và công bố hàng năm từ năm 2005. Đến nay, PCI đã trở thành một chỉ số quan trọng được tất cả các địa phương quan tâm. Tuy PCI không đồng nghĩa với mức độ phát triển kinh tế của địa phương, nhưng nó là thước đo khách quan chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh. Mặt khác, chỉ số PCI (được cải thiện) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường đầu tư, góp phần quyết định sự lựa chọn địa bàn đầu tư của nhà đầu tư. Theo VCCI, nếu thêm một điểm trong PCI sẽ thu hút thêm được ba nhà đầu tư. Chính vì vậy, những người lãnh đạo có trách nhiệm và cầu thị thường theo dõi chỉ số PCI và đưa ra những chủ trương, quyết sách kịp thời để khắc phục yếu kém, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh mình.
- Nghệ An có mặt từ năm đầu tiên công bố PCI, qua 6 năm, vị thứ của tỉnh nhìn chung không mấy sáng sủa và có xu hướng ngày càng giảm. Bảng 1: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2005-2010 (*) Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành 2005 59,56 18 Khá 2006 54,43 23 Khá 2007 49,76 53 Trung bình 2008 48,46 43 Trung bình 2009 52,56 56 Trung bình 2010 52,38 54 Trung bình Như vậy, ngoại trừ hai năm đầu được xếp loại khá, trong 4 năm gần đây Nghệ An liên tục xếp vào nhóm trung bình, đứng trên nhóm thấp và tương đối thấp. Trong khu vực Bắc Trung Bộ, vị thứ của Nghệ An cũng không cao. Năm 2009, Nghệ An đứng cuối cùng trong 6 tỉnh. Năm 2010, so sánh trong nhóm 11 tỉnh duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa), Nghệ An xếp thứ 10. Mặt khác, Nghệ An không những không cải thiện được vị thứ trên bảng xếp hạng, mà còn là 1 trong 3 tỉnh có mức cải thiện PCI thấp nhất từ năm 2006-2009, cụ thể là - 11 điểm (trong khi đó Hà Tĩnh + 4,3 điểm và Thanh Hóa + 5,3 điểm). V ị t h ứ t h ấ p c ủ a Ngh ệ An trên b ả ng x ế p h ạ ng PCI h ẳ n nhiên là mộ t th ự c t ế đ áng suy ngh ĩ, nh ưng càng đáng băn khoăn, lo l ắ ng hơn khi xem xét các c h ỉ s ố t hành ph ầ n. Qua các c h ỉ s ố n ày, ta có th ể n h ậ n di ệ n đư ợ c đâu là n h ữ ng “nút th ắ t” hay “t ử h uy ệ t” c ủ a “h ệ đ i ề u hành” n ề n kinh t ế N gh ệ An. Bảng 2: Chỉ số thành phần PCI của Nghệ An 2005-2010 (*)
- Năm Các chỉ số thành phần TT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chi phí gia nhập thị 1 7,15 7,85 7,58 8,73 8,09 6,29 trường Tiếp cận đất đai 2 4,18 5,56 5,83 5,51 4,97 4,46 Tính minh bạch và tiếp 3 5,55 5,78 5,64 6,48 5,72 5,23 cận thông tin Chi phí thời gian để thực 4 hiện các quy định của nhà 6,52 5,06 5,91 6,04 5,65 4,79 nước Chi phí không chính thức 5 6,25 6,29 5,66 6,29 4,63 5,47 Tính năng động và tiên 6 5,61 4,69 2,84 4,51 3,32 4,16 phong của lãnh đạo tỉnh Dịch vụ hỗ trợ doanh 7 5,82 4,28 3,81 2,01 6,05 6,57 nghiệp Đào tạo lao động 8 6,53 5,27 3,57 4,41 5,35 Hỗ trợ pháp lý 9 4,53 5,06 3,69 4,59 5,2
- Nghệ An có một vài chỉ số thành phần khá tốt và ổn định qua nhiều năm, trong đó tốt nhất là chỉ số Gia nhập thị trường. Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp (DN) mới thành lập giữa các tỉnh với nhau (chủ yếu về thời gian, công sức bỏ ra để thành lập và đưa DN gia nhập thị trường). Đây là chỉ số Nghệ An được đánh giá khá cao. Điều này cũng phù hợp, bởi hầu như ít nghe thấy DN phàn nàn về sự khó khăn, phiền toái trong bước khởi sự. Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin tuy không được đánh giá cao, nhưng khá ổn định trong nhiều năm ở mức trung bình. Điều này cho thấy DN Nghệ An không thật khó khăn khi phải tìm kiếm thông tin từ các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đáng chú ý khi có tới trên dưới 80% DN coi “có quan hệ” với chính quyền là điều kiện rất quan trọng để tiếp cận được các thông tin cần thiết. Tương tự như vậy, chỉ số thành phần về Chi phí không chính thức cũng nhiều năm đứng ở vị thứ trung bình. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ công chức vẫn chưa thực sự lành mạnh. Thậm chí vẫn có tới 71,6% DN cho biết các DN cùng ngành phải trả chi phí không chính thức, 58,6% DN cho biết thường xuyên phải trả chi phí không chính thức thì công việc mới được giải quyết, 47,75% DN cho biết phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, chỉ số về Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước nhiều năm nay vẫn dẫm chân quanh mức trung bình. Thậm chí chỉ số này liên tục giảm. Đây là một chỉ dấu quan trọng đòi hỏi phải xem xét lại hiệu quả và chuyển biến thực sự của công cuộc cải cách hành chính của tỉnh. Chỉ có 40,11% DN cho rằng thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính, 22,99% DN cho là số lần đi xin dấu và xin chữ ký giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính. Tuy được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng Bắc Trung Bộ, nhưng chỉ số Đào tạo lao động của Nghệ An cũng không cao, thậm chí các năm 2008, 2009 rơi xuống mức rất thấp (3,57 và 4,51 điểm).
- Chỉ số thành phần có nhiều biến động nhất là chỉ số về Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Với khởi đầu tương đối khá (năm 2005 là 5,82), sau 3 năm 2006, 2007, 2008 chỉ số này xuống thấp đến mức thê thảm (2008: 2,01). Trong 2 năm 2009, 2010, chỉ số này đã có sự bứt phá ngoạn mục (năm 2009 là 6,05, năm 2010 là 6,57). Riêng năm 2010, Nghệ An nằm trong top 10 tỉnh có chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN cao nhất. Nhìn trên thực tế cũng có thể ghi nhận được sự cải thiện này. Tuy nhiên, “nút thắt” hay “tử huyệt” thực sự của hệ điều hành kinh tế Nghệ An nằm ở trong hai chỉ số rất quan trọng, đó là chỉ số Tiếp cận đất đai và chỉ số về Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Đây là hai chỉ số mà 6 năm qua chưa bao giờ Nghệ An được đánh giá cao, nếu không nói là thấp, nhất là chỉ số về Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Chỉ số Tiếp cận đất đai đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà DN phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không; DN có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không. Mặt bằng sản xuất kinh doanh hầu như là yêu cầu cần thiết đầu tiên của bất kỳ DN nào. Vì vậy, giải quyết nhu cầu đất cho DN là khâu cốt tử thể hiện trách nhiệm và thiện chí của chính quyền đối với DN. Trên thực tế đây cũng là khâu DN thường phàn nàn nhất, báo chí ngày càng phản ánh nhiều tiêu cực, phiền hà trong việc giải quyết nhu cầu đất đai cho DN. Ngược lại đây cũng là khâu mà nhiều DN đã khai thác để trục lợi nhờ các “quan hệ” của mình. Thực tế đó hoàn toàn phù hợp với kết quả đo lường về chỉ số thành phần về Tiếp cận đất đai. Vì thế từ năm 2005 đến nay, Nghệ An luôn được xếp ở vị thứ rất thấp về chỉ số này. Nguy hiểm hơn là tình hình không những không được cải thiện mà chỉ số này đang giảm dần qua từng năm (năm 2005: 4,58; 2006: 5,56; 2007: 5,83; 2008: 5,51; 2009: 4,97; 2010: 4,46). Rõ ràng đây là một “tử huyệt” trong điều hành kinh tế của Nghệ An. Tình trạng quy hoạch không rõ ràng, cụ thể, phiền hà, tiêu cực trong cho thuê đất, vướng mắc, bất lực trong giải phóng mặt bằng… đang là trở lực lớn, có khi là lớn nhất cho nhiều DN. Không tiếp cận được đất đai cũng đồng nghĩa với DN không thể
- tồn tại hay phát triển. Gần đây công luận đã phản ánh nhiều vụ việc tiêu cực trong chạy dự án, thuê đất, rồi sang nhượng lại đất thuê giữa các DN. Điều này cho thấy nhu cầu được thuê đất của DN là rất lớn, thế nhưng cơ hội tiếp cận đất đai hầu như chỉ dành cho một số DN “có điều kiện” nhất định. Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh là chỉ số đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách của Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách (đôi khi chưa rõ ràng) của Trung ương theo hướng có lợi cho DN. Ngoại trừ năm 2005 được xếp loại trung bình, 5 năm tiếp theo chưa có năm nào Nghệ An trở lại vị thứ này. Thậm chí năm 2007 và 2009, Nghệ An rơi xuống hàng yếu kém (với 2,84 và 3,32 điểm). Năm 2010, mặc dù đa số DN (66,2%) cảm nhận thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân là tích cực hoặc rất tích cực, nhưng chỉ có 42,86% cho rằng lãnh đạo tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN tư nhân. Tương tự như vậy, chỉ có 44,60% DN cho rằng cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN. Nhìn vào vị thứ xếp hạng thấp khá “ổn định” của chỉ số PCI nói chung, hay sự trồi sụt của các chỉ số PCI thành phần của Nghệ An nói riêng trong những năm qua cho thấy hầu như tỉnh không có một chủ ý rõ ràng, mạnh mẽ để cải thiện vị thứ trên bảng xếp hạng. Mặc dù, năm 2010 tỉnh đã có Đề án về nâng cao Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Tính minh bạch, công khai không được cải thiện một cách rõ nét. Cải cách hành chính không có sự bứt phá. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cả về năng lực và phẩm chất đạo đức không được cải thiện. Chính vì vậy, những phiền hà, tiêu cực mà DN phải gánh chịu vẫn còn là một thực tế chưa có dấu hiệu thay đổi tích cực. Rõ ràng nâng cao Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện vị thứ Nghệ An trên bảng xếp hạng là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ đối với khu vực kinh tế dân doanh, mà của cả nền kinh tế Nghệ An.
- Những giải pháp chung cho vấn đề này thiết nghĩ bản đề án của tỉnh đã nêu đầy đủ, vấn đề chỉ là thực hiện một cách nghiêm túc. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập một điều đó là sự vào cuộc của chính lãnh đạo tỉnh. Lãnh đạo tỉnh phải thật sự nghiêm túc và cầu thị để thật sự quan tâm và có sự quyết liệt trong chỉ đạo. Cần phải khắc phục thái độ bàng quan, hay nghi ngờ, thậm chí phản đối PCI, như một số người đã tỏ ra trước đây. Mặc dù, về thực chất PCI chỉ là sự đo lường để lượng hóa cảm nhận của DN đối với sự quản lý điều hành kinh tế của chính quyền, nhưng không vì thế mà xem nhẹ nó. Xin lưu ý rằng PCI là chỉ số đo lường cảm nhận của DN. 2,84; 3,32, hay 4,16 điểm là điểm mà DN Nghệ An “chấm” cho lãnh đạo tỉnh trong các năm 2007, 2009 và 2010. Việc trả lời câu hỏi “Tại sao DN lại đánh giá như vậy?” ít ra cũng sẽ thay đổi được cách ứng xử với DN, nhưng cao hơn là cải thiện được chất lượng điều hành. Chừng nào lãnh đạo tỉnh thực sự coi PCI là thước đo về tài năng, uy tín và trách nhiệm của chính mình trong điều hành kinh tế, thì chừng đó PCI mới có cơ hội cải thiện. Đó cũng chính là thái độ của lãnh đạo các tỉnh có thứ bậc cao trên bảng tổng sắp. Không chỉ như vậy, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng (đơn vị 3 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng) cho rằng PCI cũng là một công cụ quảng bá rất hữu hiệu cho thành phố trong thu hút đầu tư. Như đã nói, PCI tuy không phản ánh mức độ phát triển kinh tế nhưng thực tế cho thấy những địa phương có PCI cao cũng đang là những địa phương đang có sự phát triển kinh tế năng động, thu hút đầu tư tốt, thậm chí đang có sự bứt phá ngoạn mục. Năm 2006, sau 2 năm liên tiếp xếp chót và áp chót bảng xếp hạng, lãnh đạo tỉnh Hà Tây cũ đã tổ chức họp và có các giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng “đội sổ”. Quyết tâm của họ đã được đền đáp. So với Hà Tây, vị thứ của Nghệ An tuy chưa “đội sổ” nhưng hành động của lãnh đạo tỉnh Nghệ An tỏ ra chậm hơn. Mãi đến năm 2009, Nghệ An mới có chủ trương lập Đề án nâng cao chỉ số PCI, tuy nhiên xem ra Đề án này đã không được chỉ đạo thực thi quyết liệt. Thiết nghĩ, sự thay đổi về nhận thức, hành động của lãnh đạo tỉnh là điểm đột phá vào một “nút thắt”, hay một “tử huyệt” đầu tiên trong điều hành kinh tế ở Nghệ An. Từ đó có thể tiếp tục giải quyết có hiệu quả các nút thắt và trở ngại khác để cho chỉ số
- PCI của Nghệ An vượt qua được trạng thái “êm đềm”, “trì trệ” ở vị thứ trung bình như lâu nay./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn