intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VÀ NHU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chức năng xét xử của Toà án đã được quy định trong Hiến pháp. Để đưa ra những phán quyết đúng pháp luật, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VÀ NHU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"

  1. TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VÀ NHU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Đoàn Đức Lương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Chức năng xét xử của Toà án đã được quy định trong Hiến pháp. Để đưa ra những phán quyết đúng pháp luật, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong thực tiễn còn nhiều yếu tố tác động đến hoạt động xét xử của Toà án, tình trạng xét xử oan sai vẫn còn tồn tại. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tư pháp ở nước ta, Toà án giữ vai trò trung tâm của cải cách. Do vậy tác giả đã phân tích các yếu tố tích cực và nhất là các yếu tố ảnh hưởng không tích cực đến hoạt động xét xử để làm cơ sở xác định những yêu cầu, phương hướng có tính tất yếu để nâng cao hiệu quả của hoạt động n ày trong giai đoạn hiện nay. 1. Những yếu tố tác động đến hoạt động xét xử của Toà án Xét xử là chức năng của Toà án đã được quy định trong Hiến pháp. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có rất nhiều các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến các phán quyết của To à án, bao gồm những yếu tố tác động tích cực và những yếu tố tác động không tích cực. Trước hết đề cập đến những yếu tố tích cực bao gồm: Trong những năm qua nhiều Nghị quyết của Đảng đã được quán triệt thành các kế hoạch hành động thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc cải cách t ư pháp. Những văn bản có tính chất chiến lược cho phép các cơ quan pháp luật xem xét đánh giá và xây dựng kế hoạch chiến lược đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành khá đầy đủ, tương đối phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho các cơ quan áp dụng pháp luật xét xử các vụ án hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình. Sau khi các văn bản luật được ban hành, cơ quan có thẩm quyền đã có những hướng dẫn chi tiết và tập huấn cho các cán bộ tư pháp nắm bắt kịp thời và áp dụng thống nhất pháp luật. Nhiều chính quyền địa phương đã nhận thức đúng đắn vai trò của các cơ quan tư pháp ở địa phương mình, gắn việc giữ gìn ổn định trật tự an toàn xã hội với việc phát triển kinh tế. Do vậy, chính quyền ở các địa phương đã tạo những điều kiện nhất định cho cơ quan tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát).
  2. Trình độ của các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày càng được chuẩn hoá. Việc bổ nhiệm và các chức danh Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ít nhất phải có bằng cử nhân luật, có kinh nghiệm công tác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Học viện Tư pháp. Trong quá trình bổ nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cũng được quan tâm đúng mức đảm bảo những người làm công tác pháp luật vừa có chuyên môn, vừa có phẩm chất đạo đức. Trình độ dân trí được nâng cao nên đòi hỏi các cán bộ ngành tư pháp phải triệt để tuân thủ pháp luật, hạn chế thấp nhất t ình trạng oan sai xảy ra. Bên cạnh những yếu tố tích cực còn có những yếu tố không tích cực tác động đến hoạt động xét xử như sau: Trong một thời gian dài, các quy định của pháp luật tố tụng còn bị xem nhẹ theo quan niệm chỉ là “thủ tục tố tụng” nên không được chú trọng, chủ yếu là các văn bản đơn hành có giá trị pháp lý thấp hơn luật. Nhiều thủ tục chưa được pháp luật tố tụng điều chỉnh hoặc các quy định của pháp luật tố tụng mang tính chung chung, chồng chéo, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Khi áp dụng pháp luật quá coi trọng các văn bản hướng dẫn, thậm chí cả công văn, ý kiến chỉ đạo của cấp trên mà thiếu quan tâm đến các quy định trong bộ luật, luật. Pháp luật quy định về tổ chức Toà án còn theo đơn vị hành chính. Hoạt động xét xử của Toà án là nhân danh công lý và chỉ căn cứ vào pháp luật. Tuy nhiên tổ chức Toà án ở nước ta hiện nay theo đơn vị hành chính lãnh thổ nên còn những hiện tượng can thiệp của chính quyền địa phương, của tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử. Trước hết cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử là một nguyên tắc hiến định, do đó, cần phải tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để Toà án thực hiện tốt chức năng xét xử. Tuy nhiên, nếu sự can thiệp không đúng của chính quyền địa phương và tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử các vụ án cụ thể khiến cho các bản án hay quyết định thiếu khách quan, thiếu chính xác. Đa số các nước trên thế giới đều tổ chức Toà án không phụ thuộc vào cấp hành chính để hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành pháp vào hoạt động tư pháp. Khắc phục tình trạng này quan điểm chỉ đạo trong cải cách tư pháp là Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động t ư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục t ình trạng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp [1, tr.8]. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp chưa đầy đủ, kịp thời. Theo nghĩa hẹp, cơ quan bổ trợ tư pháp bao gồm những thiết chế phục phụ trực tiếp cho hoạt động xét xử của Toà án. Trong thời gian dài các quy định pháp luật làm cơ sở, nền tảng cho các cơ quan bổ trợ tư pháp hoạt động chưa được quan tâm đúng mức. Cơ quan bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay do thiếu về số lượng, còn kém về chất lượng. Đội ngũ Luật sư, Giám định viên trong một thời gian dài chưa mang tính chất chuyên nghiệp hoá, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn. Ngoài ra, còn một số người suy thoái về đạo đức làm sai lệch các chứng cứ, các kết luận hoặc móc ngoặc với cán bộ Toà án khiến cho các phán quyết của To à án không đúng với nội dung
  3. vụ án. Sự thiếu khách quan, thiếu chính xác của các hoạt động bổ trợ t ư pháp đã làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Toà án. Tình trạng tham nhũng trong xã hội đã làm cho môi trường xét xử chưa được trong sạch thực sự. Vẫn còn hiện tượng một số cán bộ tư pháp sử dụng quyền của Nhà nước giao để làm công cụ kiếm tiền bất chính, các đương sự vẫn còn tư tưởng trực tiếp hay thông qua người khác để nhờ vả nhằm được giải quyết nhanh, có lợi cho mình nhất. Từ đó dẫn đến hiện tượng “chạy án” “cò mồi” vẫn còn xảy ra khi xét xử các vụ án khiến cho cán cân công lý bị thiên lệch hoặc chỉ vì một vài những vụ tiêu cực cụ thể mà lòng tin của các chủ thể vào công lý nói chung, vào Toà án nói riêng bị suy giảm. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của To à án như: thói quen trong xét xử, thói quen của đương sự; chính sách và chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác xét xử chưa hợp lý; quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán chưa phù hợp; do quá lâu về mặt thời gian giải quyết vụ việc do ngại đưa vấn đề ra công khai; do Tòa án không có khả năng chuyên môn để giải quyết vấn đề rõ ràng, sát đúng. 2. Nhu cầu và phương hướng nâng cao hiệu quả xét xử trong tiến trình hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay Hiện nay, hoạt động xét xử của Toà án cần được xem xét trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như là một xu hướng khách quan của nền kinh tế thế giới. Cải cách t ư pháp là vấn đề tất yếu phải đặt ra, trong đó trọng tâm là Toà án. Do vậy, hoạt động xét xử của Toà án dựa trên các nhu cầu và phương hướng sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Cải cách tư pháp đã được đề cập trong các văn kiện và các Nghị quyết của Đảng mà trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình có hiệu quả thì vai trò của Toà án là trung tâm. Về mặt tổ chức, Toà án các cấp càng ít phụ thuộc vào các cơ quan hành chính thì càng đảm bảo sự độc lập khi xét xử. Do vậy, có quan điểm cho rằng: "Chúng ta chưa tổ chức tư pháp hoàn toàn theo nguyên lý t ư pháp độc lập. Điều này thể hiện ở chỗ Toà án nước ta được tổ chức căn cứ vào đơn vị hành chính lãnh thổ. Đã coi nguyên lý độc lập là một nguyên lý tổ chức tư pháp thì phải thiết kế cơ quan tư pháp tách khỏi cơ quan hành chính. Nếu tổ chức cơ quan tư pháp theo đơn vị hành chính sẽ làm hạn chế sự độc lập của cơ quan tư pháp, dễ tạo ra khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử của Toà án" [3, tr.85]. Xây dựng cơ chế xét xử đảm bảo sự độc lập của Toà án, độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là một trong những yếu tố quyết định chất lượng xét xử. Bởi lẽ "xét xử là phòng tuyến cuối cùng của việc bảo vệ pháp luật cần phải được độc lập, do đó những người thực hiện nó cần phải được độc lập. Hơn nữa tính tự chủ của quyền t ư pháp là điều kiện quan trọng và tiền đề bảo đảm sự độc lập của xét xử và của những người thực hiện xét xử" [5, tr.16]. Do vậy, tư tưởng chỉ đạo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 05 năm 2005 với tinh thần là hoàn thiện
  4. pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đảm bảo Toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; đồng thời phân định thẩm quyền xét xử của Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm phù hợp với hai cấp xét xử. Một trong những quan điểm chỉ đạo trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là nâng cao chất lượng tranh tụng theo tinh thần Nghị qu yết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng. "Các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm phải là kết quả của quá tr ình tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa. Để thực hiện tranh tụng tại phiên tòa vai trò của Toà án có ý nghĩa quyết định, sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của To à án đến đâu chính là biểu hiện của nguyên tắc tranh tụng" [5, tr.69]. Nếu không nâng cao vai trò và trách nhiệm của Toà án, đặc biệt là tại phiên toà thì tranh tụng khó có thể thực hiện được trên thực tế. Để tranh tụng tại phiên toà là cả một quá trình chuẩn bị của các bị cáo, của đương sự có vai trò rất quan trọng của Toà án (chẳng hạn tạo điều kiện cho các đương sự trao đổi chứng cứ, hỗ trợ thu thập chứng cứ, các thủ tục tại phiên toà,...). Trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, yêu cầu thủ tục tố tụng hình sự, dân sự phải thực sự là thủ tục tranh tụng. Vì vậy, trong quá trình cải cách tư pháp, với tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW là đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của ng ười tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh. Đồng thời, "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động t ư pháp" [1, tr.5]. Thứ hai, nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với tình hình địa phương. Xây dựng cơ chế xét xử đảm bảo yêu cầu dân chủ, giản tiện, hiệu quả và minh bạch. Bị cáo, các đương sự được quyền đòi hỏi các thông tin từ các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi luật định, có quyền thực hiện bất cứ những gì mà pháp luật không cấm để quyền năng tố tụng của các chủ thể tham gia tố tụng. Công tác xét xử vừa đảm bảo đúng pháp luật vừa phục vụ t ình hình chính tr ị ở địa phương nhất là các vụ án hình sự có liên quan đến tôn giáo, các tranh chấp nhà đất liên quan đến chùa, cơ sở tôn giáo. Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân- gia đình phải xuất phát từ đặc trưng của tranh chấp và các chủ thể tham gia, Toà án thực hiện xét xử nhân danh Nhà nước để nhằm mục đích điều hoà các mâu thuẫn giữa các bên bằng pháp luật, chứ không phải sự thể hiện hình thức, thủ tục như tại phiên tòa là thể hiện tính chất quyền lực. Tổ chức phiên tòa giản tiện như phiên họp sẽ phù hợp hơn để có sự trao đổi, trình bày, tranh luận phù hợp với việc giải quyết các vụ án dân sự, giảm bớt sự nặng nề và mang lại hiệu quả cao. Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu giải quyết nhanh gọn các vụ án hình sự hoặc dân sự, đảm bảo hiệu quả về thời gian, ít tốn kém và đúng pháp luật nên nghiên cứu xây dựng thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và dân sự. Thủ tục này đã được pháp luật tố tụng một số nước quy định và được xới lên trong dự thảo các bộ luật tố tụng
  5. nhưng về lý luận còn bị ràng buộc bởi nguyên tắc xét xử tập thể nên chưa được quy định trong pháp luật tố tụng. Ở nhiều nước, nguyên tắc xét xử tập thể hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc một Thẩm phán giải quyết vụ dân sự theo thủ tục rút gọn. Ở nước ta, có thể sửa đổi quy định của Hiến pháp cho phép không áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số khi thoả mãn những điều kiện nhất định để làm cơ sở cho việc ban hành quy định này. Thứ tư, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức của To à án có thẩm quyền xét xử các vụ án. Hệ thống Toà án ở nước ta, trong đó có các toà chuyên trách được tổ chức theo đơn vị hành chính cũng làm ảnh hưởng đến sự “độc lập” trong xét xử của To à án. Do đó có ý kiến cho rằng: "Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử phải đảm bảo cấp xét xử sơ thẩm và cấp phúc thẩm độc lập với nhau chứ không phải là cấp trên và cấp dưới. Cách tổ chức hệ thống Toà án như hiện hành đã biến Toà án thành hệ thống khép kín" [4, tr.6]. Khắc phục hạn chế của pháp luật về tổ chức To à án có thẩm quyền xét xử còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng thẩm quyền xét xử sơ thẩm về cơ bản vẫn tổ chức theo hành chính lãnh thổ như như hiện nay, nhưng có sự đổi mới là thành lập Toà án khu vực bằng việc gộp một số To à án cấp huyện lại. Theo mô hình này, sẽ cho phép hình thành đội ngũ Thẩm phán ở quy mô lớn hơn trong một Toà án, chất lượng xét xử cao hơn, giảm sức ép cho Toà án cấp trên; đồng thời cũng hạn chế được sự dư thừa, sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực của To à án huyện hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Ch ấp hành Trung ương Đ ảng CS Việt Nam (2005), N gh ị quyết số 49/NQ- TW về Đề án Chiến lư ợc cải cách tư pháp đ ến năm 2020. 2. B ộ Chính trị - Ban ch ấp hành Trung ương Đ ảng, Nghị quyết 08/NQTW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t ư pháp . 3. V õ Trí Hảo, Dân chủ v à s ự độc lập của Tòa án, N gh ề luật, số 7, 2004. 4. Đ ặng Quang Ph ương, C ải cách tổ chức hệ thống to à án nhân dân Vi ệt Nam trong chiến lư ợc cải cách tư pháp , Hội thảo cải cách tư pháp và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà N ội, 2005. 5. Vi ện Nh à nước và Pháp lu ật, H ệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam, N xb KH Xã h ội, H à Nội, 2004.
  6. SOME FACTORS AFFECTING THE TRIAL ACTIVITIES OF THE COURTS AND THE NEEDS AND DIRECTIONS FOR IMPROVEMENT IN VIETNAM Doan Duc Luong College of Sciences, Hue University SUMMARY Trial function of the court is provided in the Constitution. In order to have due judgments, the judges and Juror must be independent and follow only the law when judging. In practice, there are still some factors that affect the trial activities of the courts and unjust punishment still exists. In the process of international economic integration and judicial reform in Vietnam, the court is playing a center role. Therefore, the author analyzed the positive factors and specially the negative factors affecting the trial activities of the courts which may create a foundation for determining the needs, and directions for the improvement of trial activities nowadays in Vietnam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2