Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: Hiện trạng và giải pháp khắc phục"
lượt xem 108
download
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: Hiện trạng và giải pháp khắc phục"
- Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: Hiện trạng và giải pháp khắc phục Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 1 . Đ ặ t v ấ n đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, các chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế... Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh
- học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1... Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0,2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra. Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi có nhiều, nhưng bài viết này muốn đề cập đến hai yếu tố là NH3 và các kim loại nặng. 2. Ô nhiễm môi trường do kim loại nặng gây ra 2.1. Qui định của Nhà nước về hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hàm lượng tối đa một số nguyên tố khoáng và kim loại nặng (tính bằng mg/kg thức ăn hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm - Quyết định số 104/2001/QĐ/BNN, ngày 31/10/2001) như sau:
- Hàm lượng tối đa (mg/kg thức ăn) Số Tên nguyên tố Gà Lợ n Bò Nuôi thịt Đẻ trứng Kẽm (Zn) 1 250 250 250 250 Đồng (Cu) < 4 tháng tuổi: 2 35 35 50 175 > 4 tháng tuổi: 100 3 Mangan (Mn) 250 250 250 250 Thủy ngân (Hg) 4 0,1 0,1 0,1 0,1 5 Cadimi (Cd) 0,5 0,5 0,5 0,5 6 Asen (As) 2 2 2 2 7 Chì (Pb) 5 5 5 5 2.2. Ô nhiễm do kim loại nặng trong chất thải chăn nuôi gây ra Ở Việt Nam hiện nay, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân khoảng 73 triệu tấn/năm, trong đó chất thải chăn nuôi lợn chiếm khoảng 24,38 triệu tấn/năm tương đương 33,4% (Xuân Kỳ, Xử lý ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, Báo Nhân Dân, 08/03/2009). Đồng (Cu) và kẽm (Zn) tồn dư trong chất thải chăn nuôi là hai trong nhiều yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng đối với đất. Việc bổ sung oxit kẽm (ZnO) với hàm lượng quá cao trong thức ăn
- cho lợn so với quy định để phòng ngừa tiêu chảy là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. 2.3. Nguồn kim loại nặng gây ra ô nhiễm môi trường Kim loại nặng gây ra ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn như: chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi, phân bón, các chất hóa nông... Trong đó, việc cho thêm kẽm vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp của vật nuôi nhằm phòng bệnh và tăng khả năng tiêu hóa cũng được xem là yếu tố gây nên sự ô nhiễm kim loại nặng cho môi trường cần được quan tâm. Theo ông Huỳnh Thanh Hùng (Khoa Nông học - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh): Phần lớn người trồng rau đều sử dụng phân chuồng (lợn, gà), trong khi các vật nuôi này được nuôi bằng thức ăn tổng hợp. Thức ăn dạng này có nhiều khoáng đa lượng, vi lượng. Hàm lượng kim loại nặng trong phân của vật nuôi sẽ xâm nhập vào đất trồng rau và tồn lưu trong các nông sản, đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách. 2.4. Ô nhiễm kẽm, tác hại của ô nhiễm kẽm Một cuộc thăm dò được tiến hành hàng năm ở Anh và xứ Wale về chất thải có chứa kim loại nặng từ phân gia súc đã cho thấy, mức độ kim loại nặng cao nhất thải ra vào đất nông nghiệp là kẽm (lên đến 3,3kg/ha) và đồng (lên đến 2,2 kg/ha) tại khu vực chăn nuôi lợn ở vùng Tây Anglia và Humberside (Chambers et al., 1999). Lượng kẽm thải ra từ phân vật nuôi gây ô nhiễm môi trường chiếm đến 35% so với các yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng khác. Kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong đất, đặc biệt ở lớp đất gần bề mặt và gây độc hại về lâu dài. Tính độc của kim loại nặng sẽ gây nên sự sụt giảm số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên vi sinh vật có lợi cho đất (vi sinh vật cải thiện sự hô hấp của đất, phân hủy chất hữu cơ, cố định nitơ...). Kim loại nặng gián tiếp làm giảm sự phân hủy thuốc trừ sâu và những chất hữu cơ khác do việc
- tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm mà trong điều kiện bình thường các vi sinh vật này sẽ phân giải các chất nguy hại đó (Burton and Turner, 2003). Sự dư thừa Zn khi Zn tích tụ quá cao trong đất cũng gây độc đối với cây trồng, gây ra bệnh mất diệp lục. Sự tích tụ Zn trong cây, quả nhiều cũng liên quan đến mức dư lượng Zn trong cơ thể người và góp phần tăng sự tích tụ Zn trong môi trường (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ, 2007). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu lượng kim loại nặng trong đất quá cao có thể gây ra sự rối loạn hệ thống enzyme trên động vật khi được nuôi ở những vùng đó và ăn phải các loại thức ăn được sản xuất tại đó (Burton and Turner, 2003). Zn là vi khoáng thiết yếu cho cơ thể con người, chủ yếu tích tụ trong gan. Thận có khả năng lọc tối đa khoảng 2g Zn/ngày. Nếu thừa Zn lớn có thể gây ung thư, ngộ độc hệ thần kinh, ảnh hưởng lên tính nhạy cảm, sinh sản, gây độc hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể có thể gây liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu chứng khác (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ, 2007). 3. Vấn đề thải NH3 vào không khí của chăn nuôi Ammoniac (NH3) có trong khí, trước hết là từ sự phân hủy và bốc hơi của các chất thải vật nuôi. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng phân bón) đã được xác định là các nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trường. Số lượng của đàn vật nuôi đã và đang tăng đáng kể, cũng tương tự là sự phát thải của NH3 từ phân bón nitơ (Sutton et al. 1993). Sự gia tăng mạnh nhất gây ra bởi nhóm vật nuôi lợn và gia cầm. Trong các hoạt động chăn nuôi, sự thải NH3 vào môi trường trước hết là từ chuồng trại, nuôi vỗ béo mở (hở), chế biến và dự trữ phân, sử dụng phân bón trên đất... Nitơ được thải ra ở dạng ure (động vật có vú) hoặc axit uric (chim) và NH3, nitrogen hữu cơ trong phân và nước tiểu của vật nuôi. Để biến ure hoặc axit uric thành NH3 cần có enzyme urease. Sự biến đổi này xảy ra rất nhanh, thường là trong ít
- ngày. Biến đổi các dạng phức hợp nitrogen hữu cơ trong phân xảy ra chậm hơn (hàng tháng hoặc hàng năm). Trong cả 2 trường hợp, nitrogen được biến đổi thành ammonium (NH4+) trong điều kiện pH axit hoặc trung tính hoặc thành ammoniac (NH3) trong điều kiện pH cao hơn. NH3 thải ra ảnh hưởng lớn tới chất lượng không khí quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự tích lũy NH3 trong không khí có thể gây ra sự phì nhiêu nước mặt, do vậy làm cho tảo độc hại tăng trưởng nhanh và sẽ làm giảm nhiều loài thủy sinh, trong đó có các đối tượng kinh tế. Các loài cây trồng nhạy cảm như cà chua, dưa chuột và các loại hoa quả khi được trồng gần khu vực có NH3 thải ra lớn sẽ bị hư hại do NH3 lắng đọng tăng (van der Eerden et al, 1998). Sự lắng đọng NH3 trong đất với khả nặng đệm thấp có thể gây nên axit hóa đất hoặc rút hết các cation cơ bản. Điều đáng quan tâm đặc biệt là NH3 trong không khí chuồng nuôi do thường xuyên được tích tụ trong chuồng kém thông thoáng, tăng mức NH3 sẽ ảnh hưởng xấu (-) đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi. Đồng thời NH3 có thể tác động xấu (-) lên sức khỏe con người, dù chỉ ở mức thấp cũng có thể gây sưng phổi, sưng mắt, ảnh hưởng tới hô hấp và tim mạch. 4. Các giải pháp để làm giảm thiểu ô nhiễm do chất thải chăn nuôi Việc bổ sung kẽm ôxit trong thức ăn công nghiệp cho vật nuôi thường là không thể thiếu và lượng bổ sung tùy thuộc vào từng giai đoạn. Trên thực tế, lượng kẽm hữu dụng chỉ chiếm khoảng 5-20% trên tổng lượng kẽm bổ sung, phần còn lại (80- 95%) được thải qua phân vào môi trường (Burton and Turner, 2003). Sự ô nhiễm Zn do chất thải chăn nuôi có thể được khắc phục tốt hơn nếu sử dụng sản phẩm ZnO bổ sung trong thức ăn công nghiệp có tỷ lệ hữu dụng cao trong khi vẫn đảm bảo việc phòng ngừa tiêu chảy trên lợn con. Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đất bởi kim loại nặng sẽ được khắc phục từng bước nhờ giảm tối đa lượng kẽm phân thải ra môi trường.
- Theo ông Hoàng Kim Giao (Cục trưởng Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): “Có 3 nhóm biện pháp cơ bản hạn chế ô nhiễm do chăn nuôi. (I) Cần quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường. (II) Sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại. (III) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Tùy điều kiện cụ thể từng nơi để lựa chọn một trong 3 quy trình xử lý chất thải như: bể lắng - hầm biogas - ao sinh học, hầm biogas - ao sinh học và hầm biogas - thùng sục khí - ao sinh học; trong đó trọng tâm là chăn nuôi theo mô hình VAC và sử dụng hầm biogas”. 4.1.Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại... Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh như: nhãn, vải, keo dậu, muồng... để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra, cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. 4.2. Xây dựng hệ thống hầm biogas Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân hủy hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và tiêu diệt kí sinh trùng hầu như bị. Bên cạnh đó, sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. 4.3. Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín Phân chuồng sau khi được lấy ra khỏi chuồng nuôi cần đánh thành đống. Trong quá trình đánh đống, phân được rải từng lớp một (mỗi lớp khoảng 20cm) rồi rải
- thêm một ít (một lớp mỏng) tro bếp hoặc vôi bột, cứ làm như vậy cho đến hết lượng phân có được. Sau cùng, sử dụng bùn ao hoặc nhào đất mịn với nước tạo thành bùn để trát kín, đều lên toàn bộ bề mặt của đống phân. Cũng có thể sử dụng các tấm (nilon, bạt...) phủ kín đống phân để giảm thiểu các loại khí sinh ra (CO2, NH3, CH4...) thoát ra môi trường. Đồng thời, trong quá trình ủ đống phân sẽ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm...) sẽ bị tiêu diệt, hạn chế phát tán, lây lan các mầm bệnh. 4.4. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hòa tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) là các loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá có thể ăn sống hoặc ăn chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20cm. Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước. Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong bể lắng chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tùy ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tùy thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m3 và diện tích bề mặt 36m2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Trong thời gian này, lượng phospho trong nước giảm khoảng 57-58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD5 (là phương
- pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80-90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm. Ngoài ra, các cây thủy sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn. 4.5. Sử dụng Zeolit,dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM) - Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường... được nghiên cứu và sản xuất thành công bởi các chuyên gia bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Zeolit được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng, nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chất hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Khi cải tạo ao, đầm, người sản xuất có thể khai thác chúng để tái chế làm phân bón phục vụ cho việc trồng trọt. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân hủy chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất. Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp thụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng. - Sử dụng dung dịch điện hoạt hóa Anôlit: Viện Công nghệ Môi trường phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y, Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TW1, Viện Chăn nuôi quốc gia... đã nghiên cứu và khảo nghiệm thành công khả năng sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlit làm chất khử trùng trong chăn nuôi. Dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlit đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến như một chất khử trùng hiệu quả cao và "thân thiện với môi trường". Dung dịch này có khả năng khử trùng nước sinh hoạt, bảo quản nông sản, chế biến thủy sản,
- sản xuất tôm giống, khử trùng trong các cơ sở y tế, chăn nuôi... Ngoài ra, dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlit có tác dụng diệt virus H5N1 an toàn, không gây độc đối với sinh vật cấp cao, có thể được sử dụng làm dung dịch phun tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi. Các kết quả nghiên cứu hiệu quả khử trùng của Anôlit trên hiện trường sản xuất, chăn nuôi gia cầm (tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) cũng đã cho nhận xét: Phương pháp khử trùng nền chuồng bằng Anôlit, có thể áp dụng có hiệu quả đối với chuồng nuôi vừa xuất lứa hoặc đang chuẩn bị đưa vào nuôi lứa mới. Với Anôlit 250ml/m2, mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí giảm trung bình 2-3 bậc, trong khi Coliforms và Salmonella thực tế được loại hoàn toàn. Các thí nghiệm tương tự thực hiện với chất khử trùng Virkon-S 0,5% cũng cho kết quả tương tự như khi khử trùng bằng Anôlit, song giá thành đắt hơn tới 6 lần so với việc sử dụng Anôlit. - Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân hủy, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột. 4.6. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái Trong vài năm gần đây, một số nước cũng như ở Việt Nam đang phát triển một hình thức chăn nuôi mới, đó là chăn nuôi trên nền chuồng đệm lót với các vi sinh vật có ích. Hình thức chăn nuôi này còn được gọi là chăn nuôi với đệm lót sinh thái hay chăn nuôi đệm lót lên men. Thay vì nuôi các vật nuôi trên nền xi măng hoặc gạch cứng, người ta đã nuôi các con vật nền chuồng bằng đất nện, sâu hơn mặt đất (-, âm), trên nền chuồng rải một lớp đệm lót dày 60cm và trên bề mặt đệm lót có phun một dung dịch men (hỗn hợp các vi sinh vật có ích). Đệm lót thường là các nguyên liệu thực vật như mùn cưa, trấu, thân cây ngô và lõi bắp ngô khô nghiền nhỏ... Bình thường, đệm lót sinh thái có thể sử dụng được trong 4 năm. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động trong chuồng nuôi đệm lót sinh thái, vật nuôi có thể ăn men vi sinh vật có trong đệm lót sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, làm tăng khả năng
- hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt so với sản phẩm làm ra từ chăn nuôi thông thường, đồng thời người chăn nuôi có thể tiết kiệm được 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm... 4.7. Điều chỉnh thành phần trong khẩu phần ăn Một nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm 3 công thức phối trộn. Với các kết quả thu được quả thử nghiệm, họ đã chọn bài thuốc (ký hiệu là CP2) cho hiệu quả tốt nhất có thành phần như sau: mạch nha (25%), sơn trà (15%), thần khúc (20%), sử quân (5%), xa tiền (5%), ngưu tất (30%). Sử dụng chế phẩm CP2 với liều lượng 1.000g CP2/1 tấn thức ăn hỗn hợp cho nuôi lợn thịt sẽ cho khối lượng tăng trọng/ngày cao hơn đối chứng là 4,42%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn 9,58%, chi phí thức ăn/kg tăng trọng giảm 7,89%. Đối với chăn nuôi lợn nái nuôi con, sử dụng CP2 với liều lượng như trên cho kết quả: góp phần làm giảm đáng kể mùi hôi của chuồng nuôi; ở chuồng nuôi lợn thịt, hàm lượng NH3 giảm 41,30% và hàm lượng H2S giảm 44,44% so với lô đối chứng; ở chuồng nuôi lợn nái sinh sản, NH3 giảm 45,26%, H2S giảm 43,90% so với lô đối chứng./.
- Tài liệu tham khảo 1. Hồ Kim Hoa, Lê Thanh Hiền, Trần Thị Dân, 2005, Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện ở TP Hồ Chí Minh và ba tỉnh lân cận, Tạp chí Chăn nuôi số 1-2005. 2. Cục Chăn nuôi 2006, Báo cáo t ổng kết chăn nuôi trang tr ại tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2000-2015. 3. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 679-2006, Tiêu chuẩn vệ sinh không khí chuồng nuôi. Tiêu chuẩn, quy định ngành thú y (Vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm), Nxb Nông nghiệp, 2007. 4. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 6678 -2006, Tiêu chuẩn vệ sinh nước thải trong chăn nuôi. Tiêu chuẩn, quy trình ngành thú y (vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm), Nxb Nông nghiệp, 2007. 5. Battye, R., W. Battye, C. Overcash, and S. Fudge. 1994, Development and Selection of Ammonia Emission Factors. EPA/600/R-94/190. Final repor t prepared for U.S. 6. Becker, J.G., and R.E. Graves. 2004. Ammonia emissions and animal agriculture. In Proceedings Mid-Atlantic Agricultural Ammonia Forum. Woodstock, Va. March 16. 7. Meisinger, J.J., and W.E. Jokela. 2000. Ammonia losses from manure. Proceedings 62nd Cornell Nutrition Conference for Feed Manufacturers, 109 - 116. Ithaca, N.Y. 8. Van der Eerden, L.J.M., P.H.B. de Visser, and C.J. Van Dijk. 1998. Risk of damage to crops in the direct neighbourhood of ammonia sources. Environmental Pollution 102(S1): 49-53. 9. WHO, 2005. Avian influenza: assessing the pandemic threat, 64 pages.
- ■ PGS.TS. Nguyễn Kim Đường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn