Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ QUA NGÂN HÀNG NGÔ QUỐC KỲ"
lượt xem 9
download
Quy chế cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa gắn liền với sự phát triển của tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Do đặc điểm và yêu cầu của các lĩnh vực sản xuất khác nhau và các chu kỳ sản xuất hàng hóa khác nhau mà việc tổ chức thanh toán vốn (tiền tệ) trong nền kinh tế trở thành một yêu cầu khách quan, tất yếu. Có thể nói, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ QUA NGÂN HÀNG NGÔ QUỐC KỲ"
- QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ QUA NGÂN HÀNG NGÔ QUỐC KỲ Phòng pháp chế Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1. Quy chế cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa gắn liền với sự phát triển của tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Do đặc điểm và yêu cầu của các lĩnh vực sản xuất khác nhau và các chu kỳ sản xuất hàng hóa khác nhau mà việc tổ chức thanh toán vốn (tiền tệ) trong nền kinh tế trở thành một yêu cầu khách quan, tất yếu. Có thể nói, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân cuối cùng đều được kết thúc bằng khâu thanh toán. Hiện nay, ở bất kỳ quốc gia nào, thanh toán không dùng tiền mặt cũng được coi là một cách thức thanh toán mang lại cho các bên tham gia quan hệ thanh
- toán nhiều hiệu quả, tiết kiệm và an toàn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt là hoạt động dùng để chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản khác trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống các tổ chức tham gia thanh toán hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. Về bản chất, thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh sự vận động của hàng hóa vật tư, dịch vụ trong lưu thông, phản ánh nhu cầu trao đổi ngày càng phát triển mạnh. Mức độ hiệu quả, an toàn và nhanh chóng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống tài chính – tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng mà các ngân hàng thương mại đóng vai trò then chốt. Là một hình thức vận động của tiền tệ, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt coi tiền vừa là công cụ kế
- toán vừa là công cụ để chuyển hóa giá trị của hàng hóa vật tư, dịch vụ trong lưu thông. Là hiện thân của sự phát triển công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại thông qua việc thực hiện những thao tác kỹ thuật thanh toán tinh vi và phức tạp. Thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Song nó chỉ được phát triển và ngày càng hoàn thiện trong nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là khi hình thức của tiền tệ có sự thay đổi lớn, đó là sự ra đời của đồng tiền ghi sổ (hay còn gọi là bút tệ). Đồng tiền ghi sổ là đồng tiền được thể hiện dưới hình thức số liệu, sổ sách kế toán ghi nhận một số tiền cụ thể nhất định của một chủ tài khoản (người sở hữu). Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người trả tiền chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau. Bước phát triển cao của đồng tiền ghi sổ được thể
- hiện dưới hình thức “tiền điện tử”, đó là đồng tiền được ghi nhận và thực hiện bằng cách kỹ thuật vi tính, từ tính, điện tín, điện tử, theo đó pháp luật cho phép thực hiện các giao dịch trao đổi vốn mà không cần sự hỗ trợ của giấy tờ vật chất hiện hữu. Quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt là quan hệ chi trả tiền giữa khách nợ (người mắc nợ) và chủ nợ phát sinh từ một quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ được thực hiện bằng việc ủy nhiệm của khách hàng cho ngân hàng của mình thực hiện. Thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò to lớn trong nền sản xuất hàng hóa. Nó tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí lưu thông. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho ngân hàng tập trung được một lượng vốn lớn tạm thời nhàn rỗi đế đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thực hiện được một trong
- những vai trò to lớn của mình là quản lý và kiểm tra quá trình sản xuất lưu thông của nền kinh tế. Quan hệ thanh toán qua ngân hàng là một loại quan hệ kinh tế được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật về tài chính ngân hàng. Tổng hợp tất cả các nguyên tắc và quy phạm pháp luật về thanh toán trên đây sẽ tạo nên chế độ pháp lý về thanh toán qua ngân hàng (còn được gọi là thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng)1. Do vậy, có thể coi chế độ pháp lý thanh toán qua ngân hàng là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình mở và sử dụng tài khoản giữa các tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán và các quy định về dịch vụ thanh toán, phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán qua các tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán. Các nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng yêu cầu tất cả các khoản thanh toán giữa các cơ quan nhà nước,
- các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đều phải thanh toán qua ngân hàng hoặc được tiến hành dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Mặt khác, việc chi trả thanh toán phải được thực hiện ngay sau khi chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Quan hệ thanh toán qua ngân hàng phát sinh từ một nghĩa vụ chi trả nên việc chi trả này chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của người có nghĩa vụ chi trả là chủ tài khoản, trừ trường hợp ngân hàng thực hiện việc thanh toán theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định. Nguyên tắc trách nhiệm vật chất yêu cầu các bên tham gia quan hệ thanh toán sẽ bị áp dụng trách nhiệm vật chất khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán và kỷ luật thanh toán. Chế độ pháp lý về thanh toán qua ngân hàng thường bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật như sau:
- Nhóm thứ nhất bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán (gồm chủ thể là các bên thanh toán: người trả tiền, người nhận tiền và các chủ thể là các tổ chức được thực hiện dịch vụ thanh toán) và phạm vi áp dụng cho các hoạt động thanh toán (trong nước và quốc tế) qua các tổ chức được thực hiện dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Nhóm thứ hai bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán (điều kiện, thủ tục), việc sử dụng và thực hiện các dịch vụ thanh toán (nội dung các dịch vụ thanh toán, phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán). Nhóm thứ ba bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán (nội bộ, liên ngân hàng, tham gia hoạt động thanh toán quốc tế).
- Nhóm thứ tư bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thanh toán (người sử dụng dịch vụ thanh toán, tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán), trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán và kỷ luật thanh toán. Việc áp dụng các thể thức thanh toán và phương tiện thanh toán ở một nước phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa, kỹ thuật và trình độ công nghệ thanh toán qua ngân hàng ở nước đó. Các hoạt động thanh toán ở Việt Nam hiện nay được quy định tại nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20-9- 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo Nghị định này, “hoạt động thanh toán” là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ
- thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán (Điều 3 khoản 1 Nghị định 64). Còn “dịch vụ thanh toán” là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Trước khi ban hành Luật các TCTD, Pháp lệnh về ngân hàng 1990 và Nghị định 91/CP ngày 25-6-1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán một thời kỳ thông qua việc ban hành các Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước. Sau một thời gian áp dụng, các quy định của pháp luật về thanh toán đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, nhiều quy định không còn phù hợp với các quan hệ thanh toán thực tế đã phát sinh, gây chậm trễ và ách
- tắc trong hoạt động chu chuyển vốn của nền kinh tế. Nghị định 64 (bãi bỏ Nghị định 91/CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt) đã dựa trên những quy định khung của Luật các TCTD (từ Điều 65 đến Điều 68) thực sự tạo ra được cơ sở pháp lý mới trong hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với những quy định bao quát được các quan hệ thanh toán và hoạt động thanh toán phát sinh trong thực tiễn. Có thể nêu lên một số nội dung mới và đặc điểm cơ bản của Nghị định này như sau: Thứ nhất, đối tượng và phạm vi áp dụng đối với các hoạt động thanh toán đã được mở rộng hơn nhiều so với các quy định trước đây, cụ thể: - Đối tượng tham gia thực hiện quan hệ bao gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán) và người sử dụng dịch vụ thanh
- toán (tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán). - Phạm vi áp dụng bao gồm các hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan. Thứ hai, ngân hàng nói riêng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung không chỉ là người cung cấp các phương tiện thanh toán mà còn cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế thông qua việc mở tài khoản cho người sử dụng dịch vụ thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán (nội bộ, liên ngân hàng), trực tiếp tham gia vào hệ thống thanh toán, là hạt nhân trung tâm thực hiện các hoạt động thanh toán vốn trong nền kinh tế.
- Thứ ba, nhằm phát triển và mở rộng hoạt động thanh toán, nâng cao tính tiện ích thanh toán, tiết kiệm chi phí lưu thông gắn với việc đổi mới chiến lược huy động vốn, cùng với các giải pháp đổi mới công nghệ thanh toán, cơ chế thanh toán mới đã nới lỏng những điều kiện, thủ tục, nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản, các loại tài khoản, tính chất tài khoản theo hướng mở và trao quyền chủ động cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định phù hợp với pháp luật với phương châm thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ thanh toán. Thứ tư, hệ thống thanh toán bao gồm hệ thống thanh toán nội bộ của từng ngân hàng, hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và cả các tổ chức khác làm dịch vụ thanh toán được Nghị định mới quy định và thiết kế theo xu hướng hệ thống mở kết nối giữa các bên tham gia thanh toán với nhau, bảo đảm sự tương thích và thống nhất giữa các yếu tố của cơ
- chế thanh toán và kỹ thuật thanh toán nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán. Thứ năm, trong thời đại của nền kinh tế tiền tệ và kinh tế tri thức như hiện nay, công nghệ thanh toán đã được đổi mới và nâng cao vượt bậc so với trước đây, các phương tiện thanh toán ngày càng phong phú và đa dạng, phức tạp. Do vậy, các quy định về phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán (gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại), chữ ký điện tử, thanh toán chuyển tiền điện tử (cả việc chuyển tiền qua mạng Internet) được quy định một cách khoa học và tương đối đầy đủ, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng về thanh toán. Thứ sáu, nhằm góp phần tháo gỡ những ách tắc tạm thời trong toàn bộ dây chuyền của cả hệ thống thanh toán, cơ chế thanh toán mới đã thừa nhận và quy định rõ thấu chi (overdraft): đó là việc tổ chức cung ứng
- dịch vụ thanh toán chấp nhận cho người sử dụng dịch vụ thanh toán được chi vượt số tiền mình có trên tài khoản thanh toán đến một mức nhất định khi sử dụng dịch vụ thanh toán. Đồng thời cơ chế mới cũng tạo điều kiện cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán tự thỏa thuận về hạn mức thấu chi với tư cách là khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Đây là một quy định mang tính liên thông, điều chỉnh pháp lý mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động thanh toán và tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả thống nhất trong hoạt động ngân hàng. Thứ bảy, phí dịch vụ thanh toán là một trong những vấn đề nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, được quyết định bởi quan hệ thị trường và quan hệ cung cầu dịch vụ tiền tệ. Do vậy, cơ chế thanh toán mới đã trao quyền chủ động cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tự quy định mức phí dịch vụ
- thanh toán và niêm yết công khai, chấm dứt việc áp đặt cách thức quản lý hành chính mang tính chất mệnh lệnh về mức phí trước đây của NHNN. Thứ tám, quán triệt phương châm hội nhập quốc tế và phát triển, cơ chế mới đã pháp quy hóa các phương tiện quốc tế về thanh toán thông qua các quy định về phương tiện thanh toán quốc tế (séc thanh toán quốc tế, thương phiếu, thẻ quốc tế), các dịch vụ thanh toán quốc tế (chuyển tiền quốc tế, thu hộ, chi hộ, tín dụng chứng từ) và các dịch vụ thanh toán khác. Lần đầu tiên ở Việt Nam, các quy tắc và thông lệ về dịch vụ thanh toán quốc tế (như các Quy tắc thống nhất về nhờ thu, các Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ấn hành, gọi tắt là UCP 500 (có hiệu lực từ 1/1/1994)) được pháp luật Việt Nam chính thức thừa nhận trong cơ chế thanh toán. Quy định này chấm dứt việc hiểu và áp dụng, vận dụng khác nhau, thậm chí
- mâu thuẫn nhau về pháp luật thanh toán quốc tế đối với hoạt động ngân hàng trong một thời kỳ dài của một số cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ở Việt Nam, khẳng định tư duy pháp lý mới, góp phần làm cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, góp phần quốc tế hóa các hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Thứ chín, nhằm xác lập chủ trương quản lý nhà nước theo nguyên lý “không được làm những gì mà pháp luật cấm đoán”, cơ chế thanh toán mới đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh toán của các chủ thể tham gia thanh toán (Điều 26 Nghị định 64) với quy định này, pháp luật về thanh toán đã vạch ra các ranh giới pháp lý cần thiết mà các chủ thể thanh toán có nghĩa vụ thực hiện và phải chịu một chế tài tương ứng khi có hành vi vi phạm.
- 2. Một số vấn đề pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện quy chế cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Thanh toán là cầu nối giữa các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng, là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của một quá trình tái sản xuất xã hội. Đổi mới và hoàn thiện quy chế thanh toán qua ngân hàng là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế nói chung và của các TCTD nói riêng, là một bộ phận hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để hoạt động thanh toán qua ngân hàng được vận hành nhanh chóng, an toàn, hiện đại và hiệu quả nhằm tiếp tục góp phần đổi mới hệ thống ngân hàng, việc tiếp tục hoàn thiện quy chế thanh toán qua ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện quy định về các công cụ, phương tiện thanh toán, đặc biệt là công cụ thanh toán bằng séc. Theo quy định hiện hành thì các
- phương tiện thanh toán bao gồm – tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu… Trong số các phương tiện thanh toán trên đây cần đẩy mạnh và mở rộng việc thanh toán bằng séc. Séc là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đơn giản và thuận tiện, tồn tại từ lâu trong nền kinh tế thị trường. Song ở Việt Nam việc sử dụng séc còn nhiều hạn chế: séc thanh toán chỉ chiếm khoảng 5% về số món thanh toán cũng như số tiền trong các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do quy định về thủ tục phát hành séc còn rườm rà, phạm vi thanh toán séc còn hạn chế ở từng địa phương và từng hệ thống ngân hàng. Để đẩy mạnh và mở rộng việc thanh toán séc cần có những biện pháp giải quyết thích hợp.
- - Một là, cần bổ sung và hoàn thiện quy chế phát hành và sử dụng séc. Nghị định 30/CP ngày 9-5-1996 về Quy chế phát hành và sử dụng séc và Thông tư 07/TT-NH1 ngày 27-12-1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định 30 nói trên đến nay đã bộc lộ khá nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, cần xây dựng luật (Pháp lệnh) về séc với các chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế về séc, đủ cơ sở điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình phát hành và sử dụng séc, thanh toán séc: séc không chỉ thanh toán bằng đồng Việt Nam mà còn có séc ngoại tệ, thanh toán trong nước và quốc tế. Quy chế mới về séc cần được xây dựng theo phương châm đơn giản hóa thủ tục phát hành séc, không cần ghi tài khoản phát hành séc, tài khoản người thụ hưởng trên tờ séc. Mặt khác, cần mở rộng phạm vi thanh toán séc ra ngoài địa bàn tỉnh, thành phố và các hệ thống ngân hàng; cải tiến thủ tục và công nghệ thanh toán séc; quy định thời hạn hiệu lực pháp lý của séc; đề cao trách nhiệm của người phát
- hành séc và người thụ hưởng. Đồng thời áp dụng một chế tài nghiêm ngặt đối với trường hợp phát hành séc quá số dư, đủ mạnh để có tác dụng răn đe người phát hành séc. - Hai là, xây dựng các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong thanh toán séc, như quy định rõ các trường hợp và điều kiện xử lý tội giả mạo séc, lợi dụng, lừa đảo, sửa chữa séc, phát hành séc không tiền bảo chứng… làm tăng lòng tin cho những người sử dụng séc và ngân hàng. - Ba là, cần sửa đổi lại cho phù hợp đối với các phương thức thanh toán (chẳng hạn như tín dụng trong nước) do chúng được quy định quá phức tạp, thủ tục chứng từ rườm rà, tốc độ thanh toán chậm, theo hướng dành cho các bên tham gia chủ động thỏa thuận áp dụng không trái với pháp luật hiện hành. Thứ hai, xây dựng các điều kiện pháp lý cho việc cung ứng thuận tiện các dịch vụ thanh toán và tiện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn