Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIẾN TẠO CHỈ SỐ BSI VÀ LSI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Ở PHƯỜNG THỌ QUANG – QUẬN SƠN TRÀ – TP ĐÀ NẴNG"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6
lượt xem 9
download
Hiện nay, phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu mà các quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực để đạt được. Tuy nhiên việc đo lường sự phát triển bền vững đang còn là một vấn đề mới mẻ đang được đặt ra. Bài báo này sử dụng phương pháp kiến tạo các chỉ số LSI và BSI dựa trên các tiêu chí phản ánh được đặc điểm kinh tế - xã hội riêng và những đặc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIẾN TẠO CHỈ SỐ BSI VÀ LSI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Ở PHƯỜNG THỌ QUANG – QUẬN SƠN TRÀ – TP ĐÀ NẴNG"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIẾN TẠO CHỈ SỐ BSI VÀ LSI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Ở PHƯỜNG THỌ QUANG – QUẬN SƠN TRÀ – TP ĐÀ NẴNG USING THE BSI AND LSI INDEX BUILDING METHOD TO ASSESS THE SUSTAINABILITY LEVEL OF DEVELOPMENT IN THO QUANG WARD – SON TRA DISTRICT – DA NANG CITY Phùng Khánh Chuyên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Hiện nay, phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu mà các quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực để đạt được. Tuy nhiên việc đo lường sự phát triển bền vững đang còn là một vấn đề mới mẻ đang được đặt ra. Bài báo này sử dụng phương pháp kiến tạo các chỉ số LSI và BSI dựa trên các tiêu chí phản ánh được đặc điểm kinh tế - xã hội riêng và những đặc điểm môi trường nhạy cảm của địa phương nghiên cứu (phường Thọ Quang – quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng) để đánh giá nhanh mức độ bền vững của sự phát triển tại đó. Kết quả cho thấy sự phát triển của phường Thọ Quang ở mức bền vững khi sử dụng chỉ số LSI trong khi đạt mức khá bền vững khi sử dụng chỉ số BSI. Sự khác biệt trong đặc trưng của 2 chỉ số đã dẫn đến sự sai khác của kết quả đánh giá. ABSTRACT Nowadays, sustainable development is an inevitable tendency which all the nations worldwide are striving to attain. However, the measure of sustainable development is a novel concern. This paper presents the use of the BSI and LSI index building method based on socio- economic criteria and highly discerned environmental specifications of the investigated locality (Tho Quang ward – Son Tra district – Da Nang city) in order to assess its sustainabe levels of development. The result shows that Tho Quang’s developments can reach a sustainable level when it uses the LSI index and a relatively sustainable level when it uses the BSI index. This is caused by the dissimilarities in the special features between the LSI and BSI indexes. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển của thế giới, của quốc gia cũng như của vùng, địa phương muốn đạt đến bền vững cần phải được xem xét với sự lồng ghép hài hòa ba mục tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó phát triển bền vững ở quy mô địa phương sẽ là nền tảng để thực hiện phát triển bền vững cấp quốc gia. Có nhiều phương pháp được tìm ra để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, trong đó phương pháp kiến tạo chỉ số LSI và BSI cho phép đánh giá nhanh tính bền vững của 1
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 sự phát triển và đo độ an toàn môi trường của địa phương. Đà Nẵng là một thành phố đang tăng trưởng nhanh chóng và phường Thọ Quang thuộc thành phố Đà Nẵng là một phường ven biển với địa bàn rộng, dân số đông với nhiều thế mạnh kinh tế, được đánh giá là phường có vị trí chiến lược của quận Sơn Trà. Vì vậy việc đánh giá mức độ bền vững của phường là điều cần thiết để có chiến lược phát triển lâu dài theo định hướng chung của cả nước. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Sử dụng 2 chỉ số LSI và BSI để đánh giá nhanh mức độ bền vững của sự phát triển phường Thọ Quang – thành phố Đà Nẵng. Nội dung nghiên cứu: Phân tích hệ thống nghiên cứu để xác định các chỉ thị đơn của chỉ số LSI và BSI. Xác định trọng số ưu tiên đối với các chỉ thị của LSI. Tính toán giá trị các chỉ số LSI và BSI Đánh giá mức độ bền vững của hệ thống nghiên cứu trên cơ sở giá trị của LSI và BSI. So sánh 2 phương pháp. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp đánh giá nhanh môi trường: Bao gồm các kỹ thuật: thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp, phỏng vấn bán chính thức, phương pháp quan sát trực tiếp Phương pháp xác định trọng số ưu tiên bằng ma trận trực tiếp - Bước 1: Xây dựng ma trận bình chọn - Bước 2: Tính toán số điểm (qij) của mỗi bậc ưu tiên j của mỗi tiêu chí i:qij = mij x wij - Bước 3: Tính tổng số điểm Qi mà tiêu chí i đạt được ở tất cả các bậc bình chọn: - Bước 4: Tính tổng số điểm W của cả hệ thống, tức là của mọi tiêu chí đạt được ở tất cả các bậc ưu tiên: - Bước 5: Xác định trọng số Ci của mỗi chỉ thị bằng cách cho W= 100% (1,0): Ci = Qi/W. Ci có giá trị trong khoảng từ 0,0 – 1,0 và chính là tỷ lệ giữa điểm số bình chọn của chuyên gia cho chỉ thị Ii ở tất cả các bậc ưu tiên. Phương pháp đánh giá mức độ bền vững dựa trên chỉ số LSI và BSI: * Chỉ số LSI (Local Sustainability Index) (Nath & Talay, 1998): Trong nghiên cứu này lựa chọn 5 chỉ thị đơn tương đương với trọng số khác nhau dựa trên cơ sở phân 2
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 tích đặc trưng của hệ thống địa phương nghiên cứu và khả năng thu thập giá trị của chỉ thị trên thực tế. Với Ci : trọng số của mỗi chỉ thị (*) Ii : giá trị của mỗi chỉ thị * Chỉ số BSI (Barometer of Sustainability Index): thành lập dựa trên thang đo BS: bao gồm 2 mảng chính là mảng phúc lợi xã hội- nhân văn (H) và mảng phúc lợi sinh thái – tự nhiên (E) với mỗi mảng gồm 5 chỉ thị đơn có trọng số ngang nhau. Giá trị tổng hợp của từng mảng phúc lợi được biểu diễn trên đồ thị, kết quả chia thành 5 vùng : bền vững, khá bền vững, trung bình, kém bền vững, không bền vững. Chỉ số BSI đã tích hợp giá trị hai mảng phúc lợi xã hội – nhân văn và sinh thái – môi trường, được tính toán theo công thức sau: ; ; k: hệ số cân bằng mảng k= Ie / Ih nếu Ie< Ih k=Ih / Ie nếu Ie > Ih 4. Kết quả nghiên cứu và bình luận Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1. biểu diễn các tiêu chí và chỉ thị đơn tương đương đã được lựa chọn phù hợp với những đặc trưng của địa điểm nghiên cứu cũng như trọng số và giá trị của từng chỉ thị đơn trong chỉ số LSI. Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả lựa chọn các tiêu chí và chỉ thị, trọng số và giá trị của chỉ thị trong LSI Tiêu chí Chỉ thị Trọng số Giá trị 1. Tiêu chí về an ninh, trật Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp. 0,161 0,147315 tự xã hội 2. Tiêu chí về sức khoẻ Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị suy dinh 0,198 0,179982 cộng đồng dưỡng. 3. Tiêu chí về cấp nước sạch Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch. 0,240 0,204000 4. Tiêu chí về chất lượng Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh nhiễm khuẩn 0,180 0,163746 môi trường không khí hô hấp cấp (ARI). 5. Tiêu chí về vệ sinh môi Tỷ lệ rác thải được thu gom. 0,231 0,173250 trường Tổng 1,0 0,868593 Tính toán chỉ số LSI theo công thức (*), LSI = 0,868593 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Bảng 3.2. Cơ sở đánh giá Stt Giá trị LSI Kết quả 0.0 ÷ < 0.20 Không bền vững 1 0.20 ÷ < 0.40 Kém bền vững 2 0.40 ÷ < 0.60 Trung bình 3 0.60 ÷ < 0.80 Khá bền vững 4 0.80 ÷ < 1.0 Bền vững 5 Như vậy, kết quả đạt được của chỉ số LSI ở địa bàn nghiên cứu là 0,868593. So sánh với bảng Cơ sở đánh giá trên có thể thấy sự phát triển của phường Thọ Quang ở mức bền vững. Kết quả tổng hợp các chỉ thị tương đương được lựa chọn, trọng số và giá trị thực tế của các chỉ thị thuộc hai mảng phúc lợi thuộc thang đo BS được biểu diễn ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả lựa chọn chỉ thị , trọng số và giá trị của thang đo BS C hỉ Phúc lợi xã hội - Giá trị Trọng số Chỉ thị Phúc lợi sinh thái Giá trị Trọng số t hị nhân văn Tỷ lệ diện tích đất H1 Tỷ lệ dân số có bảo 0,95000 E1 20 không bị suy giảm 0,99971 20 hiểm y tế chất lượng Tỷ lệ lao động có Tỷ lệ dân số được sử H2 E2 việc làm/Tỷ lệ số 0,89660 20 0,85000 20 dụng nước sạch. hộ không nghèo Tỷ lệ lao động kỹ Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi H3 E3 0,71500 20 0,90900 20 thuật không bị ARI Tỷ lệ trẻ vị thành Tỷ lệ động thực vật H4 E4 niên không phạm 0,91500 20 hoang dại được bảo 0,30400 20 pháp tồn Tỷ lệ cán bộ nữ so Tỷ lệ diện tích đất H5 E5 0,27700 20 0,82992 20 với cán bộ nam. được sử dụng Giá trị Ih 77,8524 Giá trị Ie 75,0700 Kết quả biểu diễn hai mảng phúc lợi xã hội – nhân văn và phúc lợi sinh thái – tự nhiên được trình bày ở hình 3.1. Qua đó có thể thấy hệ thống nằm trong vùng phát triển khá bền vững. Giá trị chỉ số BSI = 0,747, đối chiếu với bảng 3.2 thì giá trị này cũng cho thấy sự phát triển của phường là đạt mức khá bền vững. Như vậy, có thể thấy sử dụng hai chỉ số 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 khác nhau để đánh giá đã cho ra kết quả có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu đánh giá mức độ phát triển bền vững của thị trấn Mậu A, Văn Yên , Yên Bái (2005) của Nguyễn Thị Hằng Nga. Hình 3.1. Biểu diễn hai mảng phúc lợi xã hội – nhân văn và sinh thái – tự nhiên So sánh các đặc trưng của hai chỉ số LSI và BSI ta có thể thấy có một vài khác biệt cơ bản đã dẫn đến sự sai khác tuy không nhiều về kết quả tính toán giá trị của hai chỉ số trên, được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Sai khác giữa chỉ số BSI và LSI Chỉ số LSI Chỉ số BSI Đơn giản, dễ làm, dễ tính toán. Chi phí ít hơn Khắt khe và kỹ lưỡng hơn. Chi phí nhiều hơn Lồng ghép các yếu tố sinh thái và kinh tế, xã Xét đến sự cân bằng giữa phúc lợi sinh thái tự hội nhân văn nhiên và phúc lợi xã hội nhân văn Không thấy được chênh lệch giữa 2 mảng Có thể thấy được sự chênh lệch giữa hai mảng phúc lợi phúc lợi Có quan tâm ưu tiên một vài chỉ thị Mức độ quan tâm các chỉ thị như nhau Như vậy, chỉ số BSI thể hiện nhiều ưu điểm hơn trong đánh giá phát triển bền vững so với chỉ số LSI. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận - Nghiên cứu đã xây dựng chỉ số BSI và LSI với những chỉ thị đơn được lựa chọn phù hợp với những đặc trưng của vùng nghiên cứu. - Giá trị của chỉ số LSI phản ánh sự phát triển của phường Thọ Quang là bền vững trong khi chỉ số BSI thể hiện sự phát triển ở mức độ khá bền vững. Sự sai khác này do đặc trưng của hai chỉ số, chỉ số BSI đòi hỏi phải có sự đầu tư nhiều hơn, bao 5
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 gồm nhiều chỉ thị hơn nên chặt chẽ hơn trong việc đánh giá. 5.2. Kiến nghị - Sử dụng chỉ số LSI và BSI là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kinh phí nên có thể ứng dụng để đánh giá nhanh sự phát triển bền vững của các phường, quận khác tại TP Đà Nẵng cũng như các ngành hay đánh giá toàn thành phố. - Có thể dựa vào điều kiện thực tế của địa phương để lựa chọn chỉ số đánh giá sao cho phù hợp và thuận lợi. Nếu điều kiện khó khăn, có thể chọn chỉ số LSI đơn giản, rẻ tiền và nhanh, nếu điều kiện tốt hơn có thể chọn chỉ số BSI để đánh giá. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thạc Cán, Tổng quan về phương pháp luận và quy trình xây dựng chỉ thị môi trường, Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hà Nội, 2005. [2] Lưu Đức Hải, Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững ở Việt Nam, Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ xây dựng, Hà Nội, 2006. [3] Nguyễn Đình Hòe, Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2002. [4] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số đánh giá tính bền vững của nuôi trồng thủy sản ven biển, Viện Kinh kế và Quy hoạch Thủy sản, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2002. [5] Nguyễn Thị Hằng Nga, Đánh giá mức độ phát triển bền vững của thị trấn Mậu A – Văn Yên – Yên Bái, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2005. [6] Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ, Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam, Viện Chiến lược và phát triển, Hà Nội, 2002. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 314 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn