Báo cáo nghiên cứu khoa học "Sứ mệnh của Báo chí trước yêu cầu mới Phò chính trừ tà "
lượt xem 8
download
Chưa bao giờ báo chí có sứ mệnh vẻ vang và nặng nề như hiện nay. Bởi vì báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư tưởng, có mục tiêu chung phục vụ công tác tư tưởng. Cùng với công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; là cơ sở để khẳng định, nâng cao vị trí tiên phong của Đảng ta...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Sứ mệnh của Báo chí trước yêu cầu mới Phò chính trừ tà "
- Sứ mệnh của Báo chí trước yêu cầu mới Phò chính trừ tà Chưa bao giờ báo chí có sứ mệnh vẻ vang và nặng nề như hiện nay. Bởi vì báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư tưởng, có mục tiêu chung phục vụ công tác tư tưởng. Cùng với công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; là cơ sở để khẳng định, nâng cao vị trí tiên phong của Đảng ta về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức. Chưa bao giờ báo chí có sứ mệnh vẻ vang và nặng nề như hiện nay. Bởi vì báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư tưởng, có mục tiêu chung phục vụ công tác tư tưởng. Cùng với công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; là cơ sở để khẳng định, nâng cao vị trí tiên phong của Đảng ta về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức. Báo chí đang đứng trước yêu cầu mới, phục vụ có hiệu quả cao nhất các mục tiêu lớn của cách mạng nước ta, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2020, về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đặc biệt, một yêu cầu vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt là báo chí góp phần đắc lực đáp ứng đòi hỏi mới của quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế sau 3 năm chúng ta là thành viên của WTO. Báo chí phải là vũ khí sắc bén bảo vệ trận địa tư tưởng chính trị, giữ vững bản sắc văn hóa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh của các trào lưu khuynh hướng tư tưởng văn hóa đồi trụy từ bên ngoài. Ở thời điểm bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, khi mà quá trình hội nhập ngày càng sâu và trực tiếp vào đời sống quốc tế với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất là Internet ngày càng phổ biến, Bloger (có thể hiểu báo cá nhân), báo chí vừa có cơ hội lớn để thả sức tác nghiệp nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức gay gắt hơn, quyết liệt hơn rất nhiều so với trước... Sự cọ xát, đấu tranh tư tưởng sẽ diễn ra hàng ngày. Các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng sẽ
- xâm nhập vào nước ta, tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của con người Việt Nam. Trên thế giới đã và đang xuất hiện những vấn đề mới về mặt lý luận như: các mô hình về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng xã hội dân chủ; phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh... cần được báo chí và công tác lý luận lý giải có sức thuyết phục. Nói tới báo chí là nói tới công tác của Đảng. Hiện nay, các thế lực thù địch đang tấn công Đảng cộng sản Việt Nam, trước hết và cơ bản là tấn công vào tư tưởng, lý luận và báo chí. Đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh tư tưởng hết sức gay gắt, quyết liệt, nhiều khó khăn, phức tạp. Mặt khác, Đảng lãnh đạo toàn diện công cuộc Đổi mới, có sứ mệnh đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, thì trước hết, Đảng phải thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển về lý luận. Qua hơn 20 năm đổi mới, không ít vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường, dân chủ hóa và mở cửa chưa được làm sáng tỏ. Công tác lý luận của Đảng còn chưa đủ sức làm sáng tỏ không ít vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tuy tình hình thế giới và trong nước hiện nay so với trước đây có nhiều đổi thay nhưng báo chí vẫn luôn luôn là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, do Đảng lãnh đạo, có nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục nhân dân, động viên tinh thần đoàn kết phấn đấu thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới, phục vụ sự nghiệp cách mạng, thực hiện một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, báo chí phải đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động và luận điệu chống phá công cuộc đổi mới. Như vậy, báo chí phải bảo đảm tính chiến đấu, như Bác Hồ đã dạy, cây bút trong tay các nhà báo là một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp“phò chính trừ tà”. Điều quan trọng nhất của báo chí hiện nay là củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần
- trong nhân dân. Thống nhất và đồng thuận phải trên cơ sở khoa học và tinh thần cách mạng, nên không phải chỉ viết một chiều ca ngợi những mặt tốt hay chỉ nêu những mặt tiêu cực. Nêu tốt hay xấu là phải chân thật. Chân thật là viết những điều “mắt thấy tai nghe” như kinh nghiệm viết báo của Bác. Nói cách khác, báo chí không thể và không được thoát ly khỏi thực tiễn; không được đứng ngoài cuộc sống; ngược lại, phải biến báo chí thành một mắt khâu quan trọng trong cả chuỗi vận động của đất nước, của thời đại. Báo chí phải mang hơi thở của cuộc sống, của công cuộc đổi mới, đó là cái ăn, cái mặc, nhà ở, học hành, chữa bệnh, an toàn thực phẩm, môi trường,v.v... những cái đó có giá trị đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân hơn những hội nghị hoành tráng bàn về công tác tư tưởng. Bác Hồ dạy rằng: Làm tư tưởng không phải làm ở hội nghị mà làm ở đời sống thực tiễn hàng ngày. Đó cũng là cách chuyển hóa lý trí thành tình cảm. Mà cái đích, hiệu quả của báo chí cần đạt được phải là tình cảm. Một khi nhân dân có tình yêu Đảng thì nguyện đi theo lý tưởng của Đảng, của cách mạng. Đó là con đường ngắn nhất để tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ta. Có một thực tế hiện nay là nhiều nơi họp hành, hội nghị, hội thảo bàn những vấn đề “nóng bỏng” của cuộc sống, nhưng cuộc sống vẫn là cuộc sống, hầu như không được hưởng “thành quả” của những hội nghị quy mô tầm cỡ quốc gia, quốc tế đó. Thế mới biết rằng báo chí phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng nhân dân, phải coi thực tiễn là cái gốc; cán bộ báo chí phải tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội để viết cho hay, cho thật, cho hùng hồn, mang hơi thở và khát vọng của quần chúng nhân dân. Những phóng sự điều tra, những con số và bức ảnh biết nói, những phát ngôn và hành động ấn tượng của báo chí... có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Làm được điều đó chính là tính tư tưởng, tính nhân dân, tính chiến đấu, tạo ra sự nhất trí tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong xã hội. Tuy nhiên, khi viết những điều mắt thấy tai nghe, tức là mặt tích cực và tiêu cực của cuộc sống đều phải có tính định hướng tư tưởng. Phê phán thẳng thắn,
- trung thực nhưng không phải là sự vùi dập, đánh đổ. Phê bình của báo chí phải là sự phê bình nghiêm chỉnh, có văn hóa. Phê phán cái xấu cũng phải hướng tới xây dựng cái tốt, tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Chê trúng và đúng cũng có tác dụng như khen. Khen cũng vậy. Không phải khen lấy được. Khen không đúng khiến người được khen cũng hổ người, khen quá hóa xấu. Để làm được những điều đó, mọi chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vô cùng quý báu cho những người làm báo hôm nay. Thí dụ: Trong việc “khen, chê” cũng phải có lập trường vững vàng trong vấn đề: ta, bạn, thù thì viết mới đúng. Hồ Chí Minh dạy: “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên không cần phải bịa đặt ra. Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn; chứ không phải để địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, t.7, tr.118). Nhiệm vụ “khen, chê” của báo chí không phải là mới. Cái mới giờ đây và cũng là yêu cầu cao của báo chí là những hoạt động đó phải “bám sát nhiệm vụ tư tưởng và nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả”. Hồ Chí Minh nhắc nhở chúng ta rằng “một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo”. “Dân chúng ham chuộng”, nhưng lại phải bám sát nhiệm vụ tư tưởng, tức là mọi hoạt động của báo chí phải đưa dân chúng đến mục đích chung là góp phần tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Trước yêu cầu mới, người làm báo phải có bản lĩnh, bút sắc, tâm sáng, lòng trong, biết trân trọng và đưa lên mặt báo những điều thiện, cái đẹp dù nhỏ nhất và dám phanh phui những cái ác, cái xấu dù nhỏ nhất. Sức hấp dẫn của báo chí trước yêu cầu mới là ở đây. Một mục tiêu, nhiệm vụ khác hiện nay của báo chí là mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
- Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng. Người làm báo cần nhận thức ngày càng sâu sắc hơn nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học quan trọng hàng đầu đưa tới thắng lợi của đổi mới. Muốn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải viết có chất lượng lý luận, chất lượng khoa học về những vấn đề nền tảng tư tưởng đó. Đây là vấn đề không dễ, vì chủ nghĩa Mác ra đời từ giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Lênin đầu thế kỷ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX đến cuối thập niên sáu mươi của thế kỷ XX. Người làm báo vừa làm công tác tư tưởng vừa làm công tác lý luận với ý nghĩa là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, phải có những hiểu biết sâu sắc những điều cốt tủy của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để viết cho độc giả thấy rằng tuy thế giới đã và đang đổi thay nhưng giá trị di sản Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không hề thay đổi, vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Một vấn đề trong tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay là một mặt tiếp tục đào sâu khẳng định giá trị các học thuyết đó trong lịch sử, mặt khác phải phân tích được, có chất lượng khoa học các di sản đó trong thời đại ngày nay. Thí dụ, nếu không làm rõ được những gì thuộc xu thế của thời đại ngày nay như: cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác phát triển vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đã có trong di sản Hồ Chí Minh thì báo chí chưa đảm bảo được tính tư tưởng, chưa hoàn thành nhiệm vụ “phò chính”. Báo chí cũng phải phân tích khoa học để thấy rằng đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm phát triển và chỉ có phát triển thì mới bảo vệ được. Bảo vệ và phát triển thuộc đặc điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng. Bởi vì Mác, Lênin, Hồ Chí Minh là những nhà khoa học - cách mạng lỗi lạc. Học thuyết của họ là học thuyết “mở”, học thuyết phát triển, chưa bao giờ là “xong xuôi hẳn”. Vì vậy, phải phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
- Minh và tư tưởng của họ cần phải được phát triển. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các nhà lý luận mà cũng là trách nhiệm của các nhà báo trước yêu cầu mới. Công cuộc đổi mới thành công nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh, bút sắc, tâm sáng, lòng trong của những người làm báo theo tinh thần “phò chính trừ tà”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn