intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học "Thấy gì về giáo dục "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thấy một cách đặt tên trường rất có ý nghĩa cho dù có mô phỏng trường Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku) của Nhật Bản do Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa YuKichi: 1835-1901) thành lập từ năm 1858. Đây là một sự mô phỏng có nâng cao. Bởi với tên trường Khánh Ứng Nghĩa Thục thì “Khánh Ứng” để ghi nhớ tên triều đại nước chính thể Minh Trị duy tân (1865).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Thấy gì về giáo dục "

  1. Thấy gì về giáo dục Thấy một cách đặt tên trường rất có ý nghĩa cho dù có mô phỏng trường Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku) của Nhật Bản do Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa YuKichi: 1835-1901) thành lập từ năm 1858. Đây là một sự mô phỏng có nâng cao. Bởi với tên trường Khánh Ứng Nghĩa Thục thì “Khánh Ứng” để ghi nhớ tên triều đại nước chính thể Minh Trị duy tân (1865). Còn Đông Kinh Nghĩa Thục thì “Đông Kinh” vốn là Thăng Long, Đông Đô ngày trước, Hà Nội về sau: kinh đô, thủ đô lâu đời nhất (hẳn còn là tương lai vĩnh viễn), đất ngàn năm tiêu biểu nhất của Tổ quốc Việt Nam. Như thế là ở đây, nhà trường muốn tìm điểm tựa vững bền ở Tổ quốc, ở dân tộc, chứ không ở một vương triều. 1. Thấy một cách đặt tên trường rất có ý nghĩa cho dù có mô phỏng trường Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku) của Nhật Bản do Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa YuKichi: 1835-1901) thành lập từ năm 1858. Đây là một sự mô phỏng có nâng cao. Bởi với tên trường Khánh Ứng Nghĩa Thục thì “Khánh Ứng” để ghi nhớ tên triều đại nước chính thể Minh Trị duy tân (1865). Còn Đông Kinh Nghĩa Thục thì “Đông Kinh” vốn là Thăng Long, Đông Đô ngày trước, Hà Nội về sau: kinh đô, thủ đô lâu đời nhất (hẳn còn là tương lai vĩnh viễn), đất ngàn năm tiêu biểu nhất của Tổ quốc Việt Nam. Như thế là ở đây, nhà trường muốn tìm điểm tựa vững bền ở Tổ quốc, ở dân tộc, chứ không ở một vương triều. Rồi nữa, với hai chữ “nghĩa thục” đúng là mô phỏng hoàn toàn nhưng lại phù hợp với điều cốt lõi nhất trong đạo lý Việt Nam là chữ “Nghĩa”. Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận: Ở Việt Nam ta chữ “Nghĩa” là cao nhất - cao hơn chữ “Trung”, chữ “Hiếu”. Cách đặt tên trường Đông Kinh Nghĩa Thục là theo truyền thống “ngôn chí” mà ngôn chí với một nội dung cao cả như thế. Từ đó, chúng ta sẽ nghĩ gì về tên các trường học hiện nay có trên đất nước hôm nay? Đã thấy có tên các trường là Hùng Vương, Văn Lang, Thăng Long, Đông Đô,… nhưng sao không thấy đâu có thêm hai chữ “nghĩa thục” kèm theo. Chưa nói là có trường mang tên Đông Đô mà giám hiệu lại có hai vị phải ra tòa. Nếu có hai chữ kèm theo thì lại chỉ là “tư thục”. Chả lẽ ở đây,
  2. sự khác nhau về ngôn từ chỉ đơn thuần là chuyện hình thức. Chắc chắn là không. Bởi đây là chuyện nội dung trăm phần trăm. Nội dung không chỉ là chuyện miễn học phí cho người học mà quan trọng hơn là đạo lý thiêng liêng của dân tộc mà giáo dục phải thực hiện. Hôm nay, đất nước đang sôi nổi tiến hành công cuộc xã hội hóa giáo dục. Việc mở mang trường học, dù ít dù nhiều đều liên quan đến quy luật kinh tế thị trường. Điều đó, không thể khác. Chỉ mong sao có được nhiều vị đứng ra mở trường nhớ đến hai chữ “nghĩa thục” trong cái tên trường Đông Kinh Nghĩa Thục để con dân, đặc biệt là con dân nghèo khó được nhờ, mà đất nước cũng được nhờ. Riêng với thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Hà Nội nơi đã từng có trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hôm nay đang muốn nâng học phí lên 3-5 lần thì xin hãy nhớ cho là vào năm 1907 trên đất nước ta có tên trường học là Đông Kinh Nghĩa Thục trước khi nghĩ rằng ở nước Thái Lan không phải là xã hội chủ nghĩa thì lại miễn học phí cả 12 năm học và hiện đang bàn chuyện miễn học phí nốt ở bậc đại học. 2.Thấy một mục tiêu giáo dục cao cả, tối ưu so với yêu cầu của thời đại. Mục tiêu giáo dục vốn là vấn đề cốt tử đầu tiên được đặt ra để xem xét khi đánh giá một nền giáo dục. Vậy với trường Đông Kinh Nghĩa Thục, mục tiêu giáo dục là gì? Đó là nâng cao dân trí, mở mang thực nghiệp, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nói thế là đúng nhưng phải nói thêm: Mục tiêu cuối cùng về giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục chính là cứu nước, giành độc lập dân tộc và xây dựng cho đất nước một nhân sinh quan mới, một nền văn hóa mới, đưa đất nước lên cõi văn minh cùng thế giới. Trở lại dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX sẽ thấy rõ điều đó. Thực dân Pháp xâm lược. Dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu Cần Vương đã anh dũng, kiên cường vũ trang chống Pháp. Nhưng rốt cục chỉ thất bại. Bởi lẽ bài học truyền thống chống ngoại xâm thắng lợi đến đây đã không hiệu lực. Bởi tương quan lực lượng giữa kẻ xâm lược và kẻ bị xâm lược thời nay đã khác trước. Kẻ thù là nước tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển có nền khoa học kỹ thuật hiện đại, văn minh hiện đại. Còn ta là nước phong kiến nông nghiệp nghèo
  3. nàn lạc hậu. Kẻ thù xâm lược nước ta ở trong cái thế phương Tây áp đảo phương Đông. Ta bị xâm lược ở trong cái thế phương Đông bị phương Tây áp đảo. Trong tình thế mới đó, bài toán cứu nước muốn thắng lợi phải là gì? Rõ ràng là phải duy tân, phải làm cho dân giàu lên, nước mạnh lên theo con đường hiện đại, mới mong thắng lợi. Cuối thế kỷ XIX, mầm mống duy tân đã xuất hiện nhưng bị thui chột trước sự khắc nghiệt của lịch sử. Sang đầu thế kỷ XX, với vai trò của một lớp chí sĩ mới thức thời, cho nên bên cạnh con đường cứu nước bằng vũ trang bạo động từng được mệnh danh là “ám xã”, con đường duy tân cứu nước thuộc phái “minh xã” lại trỗi dậy trong tư thế mới, sôi động hơn, bề thế hơn nhiều so với trước, mặc dù vẫn thất bại trước uy lực của kẻ thù. Nó thất bại nhưng âm vang lịch sử của nó thì còn mãi với non sông đất nước. Sự ra đời của trường Đông Kinh Nghĩa Thục với mục tiêu giáo dục của nó là sản phẩm cao đẹp, tối ưu của đường lối cứu nước thuộc phái “minh xã” đó. Từ vấn đề mục tiêu giáo dục của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ta nghĩ gì về vấn đề mục tiêu của nền giáo dục hiện thời của đất nước? Phải chăng có thể nói rằng: ở thời Đông Kinh Nghĩa Thục, do điều kiện lịch sử còn đơn giản nên đã có sự tương xứng giữa mục tiêu giáo dục của nhà trường với yêu cầu của lịch sử. Còn nay, do điều kiện lịch sử đó phong phú hơn gấp bội và cũng phức tạp hơn gấp bội cho nên dễ có sự bất cập trong việc xác định mục tiêu của nền giáo dục so với yêu cầu của thời đại. Nói thế, chính là muốn kiến nghị với các nhà lãnh đạo đất nước, các vị trực tiếp điều hành sự nghiệp giáo dục nước nhà hãy quan tâm sâu sắc hơn nữa, nhận thức khoa học cao hơn nữa về mục tiêu của nền giáo dục hiện thời còn ít nhiều bất cập đấy. 3. Thấy một nền tảng tư tưởng - văn hóa vững chãi và tiên tiến của giáo dục Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở đây, cũng lại có vấn đề là khi xem xét, đánh giá bất cứ một nền giáo dục nào, một nội dung giáo dục nào, không thể không xem xét nền tảng - tư tưởng văn hóa của nó là gì bằng sự nhận chân của khoa học xã hội và nhân văn khách quan, sâu sắc? Với giáo dục trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nền
  4. tảng tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước đã chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù dân chủ tư sản đã đành, mà còn một trào lưu tư tưởng có ý nghĩa cách mạng chưa từng có trong lịch sử tư tưởng của dân tộc. Trong trào lưu tư tưởng này, nhờ có sự đón nhận của những luồng tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của thế giới, mà từ đó có sự ly khai khá rõ về ý thức hệ phong kiến. Ở đây, đã diễn ra một cuộc hôn phối rất đẹp giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với tư tưởng dân chủ tư sản có độ tinh khiết, có giá trị vĩnh hằng trong thời kỳ giai cấp tư sản phương Tây còn có vai trò cách mạng chân chính. Trào lưu tư tưởng này cũng gắn liền với trào lưu văn hóa của dân tộc đang có sự chuyển biến về phạm trù văn hóa phong kiến mang tính chất văn hóa khu vực sang phạm trù văn hóa tư sản mang tính chất toàn cầu, tuy rất phức tạp do hoàn cảnh đất nước bị phụ thuộc ngoại bang nhưng đã có màng lọc khá hiệu nghiệm là lập trường dân tộc vững chãi của những người Việt Nam ưu tú. Phong trào đọc Tân thư diễn ra khá sôi nổi trên đất nước ta những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã mở ra những chân trời mới với nhiều người Việt Nam thông minh, giàu trí tuệ. Nó như những cơn gió lành thổi vào nước ta mặc dù đang phải chịu thân phận nô lệ ngoại bang. Từ phong trào đón đọc tân thư nồng nhiệt này mà những Lư Thoa (J. Rousseau), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Đạt Nhĩ Văn (Darwin), Tư Tân Đắc (Herbert Spencer), Bí Đắc (Bismark), Kha Luân Bố (Christophe Colomb), Hoa Thịnh Đốn (Washington),… tít tận bên trời Âu Mỹ đã đến Việt Nam gây xúc động mới, nhận thức trên nhiều phương diện: chính trị, văn hóa, xã hội, quan niệm và đạo đức nhân sinh. Nền tảng tư tưởng - văn hóa vững chãi và tiên tiến của trường Đông Kinh Nghĩa Thục là như thế. Đó là điều cần nhận thức đầy đủ khi nói đến giáo dục của trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Và từ chuyện này của trường Đông Kinh Nghĩa Thục cách đây 100 năm, chúng ta nghĩ gì đối với nền giáo dục hiện thời của đất nước. Vấn đề thật là lý thú, giàu ý nghĩa nhưng lại rất khó. Xin nhường lại sự suy nghĩ cho những ai có trách nhiệm với nền giáo dục hiện thời của đất nước.
  5. 4. Thấy một mô hình trường học có sức mạnh tổng hợp cao độ không dễ gì có. Ở đây, dưới sự lãnh đạo của vị thục trưởng, có 4 ban: giáo vụ, tài chính, tu thư và cổ động. Hai ban trên là chuyện thông thường. Hai ban sau là chuyện đặc biệt. Bởi dưới thời đại phong kiến trước đó, các trường học, kể cả trường Quốc Tử Giám là trường học sáng giá nhất, làm gì có Ban tu thư, một khi tài liệu giảng dạy và học tập là sách kinh điển của Nho gia được truyền đời. Sau này, trừ các trường đại học thì có chuyện tự viết giáo trình để dạy, còn với toàn bộ nền giáo dục, từ tiểu học đến phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, việc tu thư đã có bộ phận chuyên trách lo liệu, không thuộc phạm vi nhà trường. Riêng về Ban cổ động mà trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã có thì quả là xưa nay chưa có trường học nào có, kể cả các trường đại học. Chuyện trường này trường khác có giới thiệu mình trên báo chí và cơ quan truyền thông đại chúng chưa thể coi là việc làm như Ban cổ động của trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã làm. Với trường Đông Kinh Nghĩa Thục, do có Ban cổ động mà ngoài ngôi trường chính đặt tại nhà số 4 và số 10 Hàng Đào - Hà Nội, còn có nhiều chi nhánh nghĩa thục ở các tỉnh. Tại Hà Đông, thuộc huyện Hoài Đức có chi nhánh Thôn Canh (Xuân Phương ngày nay), Tây Mỗ; thuộc huyện Đan Phượng có chi nhánh Tân Hội; thuộc huyện Từ Liêm (trước vẫn thuộc Hà Đông) có chi nhánh Chèm. Một số địa phương thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng có chi nhánh nghĩa thục. Công việc cổ động của trường Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ bó hẹp vào việc mở trường mà còn liên quan đến việc thành lập các thương quán, thương điểm như Triêu Dương thương quán ở Vinh (Nghệ An), công ty Phượng Lâu ở Thanh Hóa, hiệu buôn Phúc Lợi Tế ở Phú Yên, cửa hàng Đông Động ở thị trấn Đông Hưng và cửa hàng chợ Mới ở xã Quảng Lịch, huyện Kiến Xương trong tỉnh Thái Bình… Chính từ kết quả cổ động này trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã trở thành phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục có ảnh hưởng lan rộng hầu khắp cả nước không chỉ trong thời gian nó tồn tại (từ tháng 3 đến tháng 12/1907) mà cả sau khi nó bị giải tán, được sử sách tôn vinh là một phong trào sáng giá của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỷ XX. Riêng từ góc nhìn giáo dục thì ở
  6. đây đã có một bài học vô cùng lớn lao cho hôm nay và mai sau. Đó là bài học gắn nhà trường với cuộc sống đất nước ở đủ mọi phương diện: chính trị, văn hóa, xã hội, kể cả kinh tế. 5. Thấy một sự quán triệt mục tiêu giáo dục bằng những quan điểm, những nội dung giáo dục mang phẩm chất cách mạng và hiện đại. 5.1. Quan niệm về hai nền văn minh “tĩnh” và “động” khác nhau. Theo Đông Kinh Nghĩa Thục, Việt Nam ta là thuộc văn minh “tĩnh”. Phương Tây là thuộc văn minh “động”. Các cụ rất tự hào về nền văn minh “tĩnh” của dân tộc: “Nước Đại Nam ta vốn là một nước văn minh lớn… Trải các triều đại, vua thánh, tôi hiền, cùng nhau làm cho thịnh vượng lên, rực rỡ thêm, to tát ra… ta được các nước trong và ngoài đều khen là nước thanh danh, văn vật. Cái đó đã đành rồi” (Văn minh tân học sách). Nhưng rồi lại đau xót trước hiện tình bi đát, yếu kém của đất nước cũng từ nền văn minh “tĩnh” đó, trong khi so sánh với nền văn minh “động” của phương Tây: “Nhưng nay thì sao? Của báu núi rừng, quyền lợi đó ta không được nắm… Người ta đương cạnh tranh về nghề nông đấy! Còn ta thì vẫn như cũ… Người ta đương cạnh tranh về nghề buôn đấy! Còn ta thì vẫn như cũ… Kìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đồ thư, đánh chữ, số - tướng, địa lý phù thủy, ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, thì chả kể làm gì. Nhưng hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý, được cái tiếng quèn, đã vội khủng khỉnh ta đây là kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo, ngày ngày khoe câu văn hay, khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết thảy học mới văn minh! Hạng kém thua nữa thì chỉ nghe có vấn đề thăng quan lên bậc mấy, cất nhắc mấy người, chứ không biết đến vấn đề nào khác!... Ôi! Nếu không biết đến sách báo mới thì thôi, chứ đã biết đến mà lại bưng bít che lấp đi, làm cho không nghe, không thấy chuyện gì, để tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thế, thật nên lấy làm đau đớn! Nghĩ lại văn minh nước ta là có cái đặc tính luôn luôn “tĩnh” như
  7. vậy. Văn minh Âu Châu thì có tính luôn luôn “động” mãi như kia” (Tài liệu đã dẫn). Có thể nói không sợ sai rằng, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, chưa bao giờ, kể cả hiện nay, đã có một thái độ đánh giá, một nội dung tự phê dân tộc một cách tỉnh táo, khách quan và cần thiết như Đông Kinh Nghĩa Thục đã có đó. Trong sáng tác thơ văn của Đông Kinh Nghĩa Thục, một cảm hứng phê phán, đả kích quyết liệt đã dành cho loại người trí thức mà vô tích sự, mà đang là lực cản của dân tộc trên đường đi tới. Đó là bọn hủ nho, là các ông thầy đồ hủ: Tiếc thay thói hủ giữ bền Khác nào như mọt nghiến bên mình người Đau thay thói hủ giữ hoài Những là lầm lỡ cả đời người ta Khỏi làng mắt chửa thấy xa Lại toan mai mỉa hai nhà Khang, Lương(1) Ở nhà chân chửa ra đường Lại toan ngang dọc bốn phương giang hồ. Hỏi: “Ông tu những đường mô?” Ông rằng: “Tu những làng Nho đã thừa” Hỏi: “Ông mộ những gì ư?” Ông rằng: “Mộ những người xưa là thầy…” (Cáo hủ lậu văn) Sự nghiệp giáo dục của trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã bắt đầu từ sự nhận chân về tình hình đất nước, tình hình giáo dục của nước nhà như thế. Thiết tưởng đây vẫn là bài học cho những ai quan tâm đến nền giáo dục hiện thời để đừng có tình trạng ít nhiều là u u minh minh, tự đánh lừa mình bằng những thành tích ảo.
  8. 5.2. Vừa trực tiếp, vừa liên quan đến giáo dục, Đông Kinh Nghĩa Thục trong cương lĩnh “Văn minh tân học sách” của mình đã nêu lên 6 điều khoản cơ bản: - Một là dùng văn tự nước nhà. Ở đây là chữ quốc ngữ tuy là do các cổ đạo phương Tây sáng chế ra nhưng trở thành chữ viết quốc ngữ của nước ta. Phải nói rằng đây là một chủ trương tỉnh táo và hợp lý, có nhãn quan văn hóa của Đông Kinh Nghĩa Thục. Bởi như mọi người đã biết: trước đó, dù chữ quốc ngữ đã có mặt từ thế kỷ 17 nhưng người Việt Nam, không phải ai cũng công nhận. Điển hình như cụ Đồ Chiểu thì đã không cho con học chữ quốc ngữ vì cụ cho là chữ của ngoại bang. Nhưng đến Đông Kinh Nghĩa Thục thì sự chấp nhận chữ viết quốc ngữ đã không còn là vấn đề tranh cãi. Đặc biệt, Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương dùng chữ quốc ngữ là với động cơ phổ cập hóa nền giáo dục để nâng cao dân trí. Đúng như các cụ đã nói: “Đó thực là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy” (Tài liệu đã dẫn). - Hai là hiệu đính sách vở: Theo quan niệm của Đông Kinh Nghĩa Thục, dân tộc ta đã có không biết bao nhiêu là thư tịch “đủ để cung cấp tài liệu về sơn xuyên, phong tục, văn vật, điển chương và để cho người sau mượn đó làm gương nữa. Vậy mà người mình, một khi đi học là đọc ngay sách tàu, bỏ sách nước ta không nhìn đến! “Tịch Đàm vong tổ”(2) thật đáng thương thay!” (Tài liệu đã dẫn). Trước tình trạng đó, Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương “đặt ra một tòa soạn sách” để “hiệu đính”, để xem “pho nào nên đọc, pho nào không nên, đặt thành cái chương trình học để học theo từng cấp mà học cho hết… những lời hay nết tốt của các hiền triết Đông Tây xưa, phàm những điều có ích cho nhân tâm thế đạo, đều nên trích lấy đại yếu, viết thành một tập, rồi lại dịch ra quốc ngữ để làm độc bản cho lớp sơ học. Kinh truyện thì chỉ chọn lấy chính văn(3)… lấy Nam sử làm phần chính rồi dịch nghĩa ra. Lại thêm vào đấy những bản đồ vẽ làng nước, đường sá, đinh điền để bổ sung vào. Sử Tàu thì chỉ đọc qua cho biết đại lược. Sử Tây thì … cần phải bỏ bớt những chỗ rườm rà để cho người đọc dễ hiểu là được rồi”. Việc
  9. xác định nội dung sách giáo khoa như Đông Kinh Nghĩa Thục đã có quả là hợp lý, tối ưu so với yêu cầu của thời đại bây giờ. - Ba là sửa đổi phép thi: Một trong những biểu hiện kém cỏi, bất lợi của nền giáo dục cũ mà Đông Kinh Nghĩa Thục lên án gay gắt là chuyện thi cử ở tình trạng “mượn văn chương nông cạn để dò xem thực học”, “muốn dò sự ghi nhớ của một người để xét nghiệm chân tài”. Cho nên dứt khoát phải sửa đổi. Cụ thể là bỏ hết các môn thi: Kinh nghĩa, phú, thơ, chiếu, biểu… Tạm giữ lại hai môn thi: luận và sách trong khi chưa thể thi theo các khoa chuyên môn như của Thái Tông. “Lấy kinh truyện và ba sử (sử Nam, sử Tàu, sử Thái Tây) đặt để mà hỏi, cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ, để cho cái mà học sinh đọc và thi không trái ngược với công việc thực tế họ phải làm. Như thế thì cũng đã là tàm tạm đúng vậy”. Những ý kiến của Đông Kinh Nghĩa Thục về việc sửa đổi phép thi cứ cách đây 100 năm nhưng xem ra vẫn rất đáng cho Cục khảo thí của Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm nay tham khảo. Nói thế chắc không thừa. - Bốn là cổ vũ nhân tài: Chịu ảnh hưởng của quan điểm “Dục khai dân trí, tiên khai thân trí” (muốn mở trí dân, trước hết phải mở trí phái thân sĩ) của nhóm cải cách duy tân Khang Hữu Vi (Trung Quốc), Đông Kinh Nghĩa Thục ra sức cổ vũ nhân tài bằng cách làm sao xoay chuyển được “các viên thừa biện, hành tẩu, hậu bổ, huấn đạo, giáo thụ, các ông tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài và các cậu tôn sinh, ấm sinh, học sinh”… trở thành những trí thức mới, xứng đáng là nhân tài cho đất nước. Đây là một cách đặt vấn đề rất thực tế. Dĩ nhiên, để xoay chuyển được lớp người cựu học sang tân học còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề, không dễ chút nào, nhưng quyết tâm và có sáng tạo thì không phải không làm được. Chính các nhà nho giáo dục Đông Kinh Nghĩa Thục chẳng đã là những bằng chứng hùng hồn của sự chuyển đổi này sao. - Năm là chấn hưng công nghệ: Xuất phát từ quan điểm học là để sống, “công nghệ là rất quan hệ với quốc gia”, Đông Kinh Nghĩa Thục đã nói đến tình
  10. trạng kém cỏi của nước nhà về công nghệ. Từ đó chủ trương chấn hưng công nghệ bằng cách “đón thầy giỏi, mua đồ mẫu, chọn người khéo tay, nhanh trí khôn để cho vào học, rồi triều đình thường thường săn sóc mà dạy dỗ họ. Lại hạ lệnh - khắp nước hễ ai học được kiểu mới, chế được đồ mới, thì theo lối Âu Châu cấp cho bằng khen làm lưu chiểu, thưởng cho phẩm hàm để ngợi khen họ, cấp cho lương bổng để khen thưởng họ, cho giữ quyền sáng tạo để bảo vệ quyền lợi của họ. Những ai giỏi về các khoa cách trí, khí học, hóa học, thì làm cho họ được vẻ vang sang trọng hơn cả những người đỗ đại khoa” (Tài liệu đã dẫn). Nói quan điểm, chủ trương giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục mang tính cách mạng và hiện đại chính là căn cứ từ những nội dung như thế. Ở phương diện này, Đông Kinh Nghĩa Thục là kẻ đi đầu cho những gì đất nước hôm nay đang làm. Nói thế hẳn cũng không sai. - Sáu là mở tòa báo: Đây cũng là một điểm son của các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục một khi đã biết đến vai trò vô cùng lớn lao của báo chí đối với cuộc sống xã hội. Các cụ nắm tình hình báo chí trên thế giới rất cụ thể: Pháp có hơn 1.230 báo quán, Anh có hơn 2.180 báo quán, Nga có hơn 430 báo quán, Mỹ có hơn 14.150 báo quán… Dân trí sở dĩ được mở mang là chính nhờ đó. Trong khi ở nước ta, thời đó chỉ Sài Gòn và Hải Phòng có vài tờ báo. Với các cụ Đông Kinh Nghĩa Thục, không sốt ruột sao được. Theo các cụ “Ở kinh đô ta cũng nên đặt một tòa báo, nửa viết bằng chữ quốc ngữ, nửa viết bằng chữ Hán”, để “bao nhiêu phép tốt, ý hay, ngôn khéo của Âu Mỹ cũng là những việc xưa nay ở nước ta hoặc những lời và việc tìm được trong sách và đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc có những bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận bài thơ, hoặc có người đặc biệt trong đám nhân tài, hoặc có kỹ thuật mới có ích lợi cho nước nhà và do giỏi công nghệ mới tìm ra thì đăng hết lên để cho đồng nhân cùng biết. Giá báo thì tính rẻ và cứ theo ngày đã định, gửi cho các quan lại lớn nhỏ trong ngoài, và các thôn, các xã mỗi nơi một tờ. Trong dân gian nếu có ai bỏ tiền ra mua riêng thì có
  11. thưởng… cái lợi thu được đã đủ chi tiêu về việc nhà báo, mà nhờ báo chương rồi sẽ phá tan được cái giới câu nệ, tối tăm” (Tài liệu đã dẫn). Ở nước ta, dưới thời phong kiến chưa có báo chí. Chỉ đến khi thực dân Pháp đến chiếm đóng, mới có báo chí. Tờ báo đầu tiên có mặt vào năm 1865 là Gia Định báo. Sang đầu thế kỷ XX, thì báo chí từng bước phát triển nhanh chóng. Đủ các loại báo với động cơ rất đa dạng. Nhưng hẳn là không đâu có động cơ mở mang báo chí như Đông Kinh Nghĩa Thục và những nhà cách mạng khác từ thế hệ Phan Bội Châu, đến thế hệ Hồ Chí Minh đã có: báo chỉ vì lợi ích của Tổ quốc, nhân dân trước khi vị kế sinh nhai, hay vị điều gì khác. 6. Cuối cùng, thấy một tập thể giảng viên có phẩm giá vô tiền khoáng hậu trong phạm vi nhà giáo Việt Nam. Trong lịch sử, đã có những Chu Văn An, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Đức Đạt, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Thức Tự… thời trước, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh… thời sau sáng danh sư biểu của muôn đời. Nhưng điều đang nói ở đây không phải là chuyện cá nhân mà chuyện tập thể. Mà Đông Kinh Nghĩa Thục là một hiện tượng hiếm lạ. Tiêu biểu cho tập thể giảng viên của Đông Kinh Nghĩa Thục là vị Thục trưởng Lương Văn Can (1854 - 1924), thứ đến là vị giám học Nguyễn Quyền (1869 - 1941). Còn đội ngũ thì gồm: Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Phan Lãng, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Cầu, Bùi Liêm, Nguyễn Quang Đoan (con Nguyễn Quang Bích), Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn… Phan Châu Trinh, Ngô Đ ức Kế tuy không là thành viên trực tiếp nhưng cũng từng lui tới giảng bài, đặc biệt là Phan Châu Trinh. Còn Phan Bội Châu, tuy thuộc khuynh hướng “ám xã”, hoạt động ở nước ngoài nhưng quan hệ với trường Đông Kinh Nghĩa Thục cũng không kém phần quan trọng. Tác phẩm của cụ là Hải ngoại huyết thư đã được Lê Đại của Đông Kinh Nghĩa Thục diễn nôm để phổ biến. Việt Nam vọng quốc sử được Đông Kinh Nghĩa Thục in làm tài liệu giáo khoa với tên sách được đổi thành Đại Nam văn minh khởi điểm sử. Nguyễn Thượng Hiền nữa. Dù Đông Du nhưng tác phẩ m Hợp quần doanh sinh thuyết của cụ vẫn được Đông Kinh Nghĩa Thục dùng làm tài
  12. liệu học tập. Rõ ràng tập thể giảng viên của Đông Kinh Nghĩa Thục là những trí thức ưu tú, tinh hoa nhất của đất nước thời đó. Số đông trong họ vốn là những nho sĩ từng ra vào cửa Khổng sân Trình, có khoa bảng cử tú hẳn hoi. Nhưng họ khác lớp chí sĩ nho gia trước đó ở chỗ đã đón nhận được những luồng tư tưởng mới, tri thức mới rất tiến bộ của thế giới. Trong số họ, cũng có người là Tây học. Tiêu biểu là Nguyễn Văn Vĩnh, về sau đã bị hiểu lầm nhưng nay đã được chiêu thuyết bởi có tài liệu cho biết, chính ông là người trực tiếp đi xin giấy phép thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tập thể giảng viên Đông Kinh Nghĩa Thục đã có mặt với lịch sử dân tộc không chỉ với tư cách những nhà giáo mà cao hơn còn là những nhà ái quốc lớn, những nhà tư tưởng, những nhà văn hóa, những nhà cách mạng hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cứu nước dù không thành. Sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị giải tán, hầu hết các giảng viên đã bị bắt, đày đi Côn Đảo, có người đến 16 năm (Dương Bá Trạc). Ra tù, hầu hết còn bị an trí đến gần trọn đời. Dù vậy, hầu hết vẫn nêu cao phẩm giá, vẫn là ánh trăng sáng vằng vặc giữa trời Nam, nêu gương sáng với nhân dân, với con cháu trong gia đình. Trường hợp vị Thục trưởng Lương Văn Can là tiêu biểu. Cha thất bại, bị đầy Côn Đảo 7 năm rồi lại bị đày biệt xứ sang Phnompenh (Campuchia), hai con là Lương Ngọc Quyến và Lương Nhị Khanh vẫn tiếp tục chống Pháp, riêng Lương Ngọc Quyến bị bắt giam ở Thái Nguyên, đã cùng Đội Cấn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1916. Cho nên, nói: tập thể giảng viên của trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một hiện tượng có phẩm giá vô tiền khoáng hậu trong lịch sử giáo dục Việt Nam xưa nay, không phải là điều quá đáng. Yên Hòa thư trai Mạnh Hạ, Đinh Hợi. CHÚ THÍCH: (*) Nhân kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục; Tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô, Hà Nội
  13. (1) Khang Hữu Vi, Lương Khải siêu: hai nhà cải cách duy tân nổi tiếng của Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từng có ảnh hưởng lớn tới phong trào Duy tân ở Việt Nam. (2) Tịch Đàm làm tôi nhà Tấn, khi vào yết kiến vua nhà Chu. Vua hỏi về điển cố nhà Tần. Tịch Đàm không trả lời được. Vua nói: “Tịch Đàm vong tổ” (quên tổ). (3) Những lời chính của thánh hiền, chép theo nguyên văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1