Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỂ HIỆN BIẾN TỐ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"
lượt xem 15
download
Bài viết điều tra thực trạng phát âm các biến tố âm cuối trong Anh ngữ của sinh viên khoa tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Với kết quả khảo sát, bài báo đưa ra một số giải pháp để chữa lỗi và nâng cao khả năng phát âm của sinh viên nói chung, khả năng thể hiện các biến tố âm cuối trong ngữ lưu giao tiếp nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỂ HIỆN BIẾN TỐ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP"
- THỂ HIỆN BIẾN TỐ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP AN INVESTIGATION INTO THE PRONUNCIATION OF INFLECTIONAL ENDINGS IN ENGLISH BY STUDENTS OF COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES - UNIVERSITY OF DANANG – PROBLEMS AND SOLUTIONS NGUYỄN THỊ THANH THANH Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết điều tra thực trạng phát âm các biến tố âm cuối trong Anh ngữ của sinh vi ên khoa ti ếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Với kết quả khảo sát, bài báo đưa ra một số giải pháp để chữa lỗi và nâng cao khả năng phát âm của sinh vi ên nói chung, khả năng thể hiện các biến tố âm cuối trong ngữ lưu giao tiếp nói ri êng. ABSTRACT This article investigates the pronunciation of English inflectional endings by Vietnamese students at College of Foreign languages, University of Danang. The findings show some problems encountered by the students when they pronounce these endings. The study also suggests some solutions to help students improve their pronunciation in general, and their pronunciation of inflectional ending in spoken discourse in particular. 1. Đặt vấn đề Trong giao tiếp k hẩu ngữ, việc truyền đạt và nhận hiểu ý tưởng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chúng ta mắc quá nhiều lỗi ngữ âm cho dù ý nghĩa truyền đạt đã đạt đến độ ho àn chỉnh. Ngữ âm đóng một vai trò quan trọng giúp người khác hiểu ta muốn nói gì và ngược lại (Brazil, 1994). Trong nhiều trường hợp, việc phát âm sai âm cuối tiếng Anh, đặc biệt là những biến tố âm cuối có thể gây ra nhầm lẫn và cản trở giao tiếp. Hơn nữa, tiếng Anh giao tiếp là sản phẩm của những chuỗi lời nói gắn kết nhau cho nên chỉ phát âm chuẩn, rõ những âm cuối trên chưa hẳn đã mang lại hiệu quả cho giao tiếp (Celce-Mucia, Briton & Goodwin, 1996). Vì vậy, khả năng kết nối thành công giữa các từ trong phát ngôn là vô cùng quan trọng. Mặc dù đã đư ợc trang bị khá đầy đủ kiến thức về âm cuối ngữ pháp tiếng Anh và đã được học về Ngữ âm học và Âm vị học tiếng Anh, sinh viên năm III khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thể hiện những âm này trong phát ngôn. Trong khi đó, thực trạng dạy và học ngữ âm ở trường tạo rất ít cơ hội cho sinh viên thực hành k ỹ năng này và bộ môn này cũng chưa được kết hợp nhuần nhuyễn để trở thành một bộ phận trong giờ học của các môn khác. Vấn đề này chắc chắn sẽ gây cản trở việc đạt được khả năng phát âm tốt để giao tiếp thành công. Với t ình hình như vậy, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đòi hỏi giáo viên phải chú ý hơn nữa về vấn đề này. Là một giảng viên tiếng Anh, tôi viết bài này nhằm khảo sát những vấn đề mà sinh viên gặp phải khi thể hiện biến tố âm cuối tiếng Anh trong phát ngôn, đồng thời đề xuất một số giải pháp g iúp sinh viên vượt qua những khó khăn trên.
- 2. Tổng quan về biến tố âm cuối và nhiệm vụ của đề tài Avery & Ehrlich (1995) đ ịnh nghĩa biến tố âm cuối tiếng Anh hay âm cuối ngữ pháp tiếng Anh là những tiếp vĩ ngữ đóng vai trò thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, miêu tả những khái niệm như "thì", "số", "sở hữu" …. Trên thực tế, biến tố âm cuối xuất hiện rất nhiều ở các thể tường thuật trong ngôn ngữ hằng ngày. Tuy nhiên, đôi khi khó mà nhận biết được dấu hiệu các âm cuối trong ngữ lưu giao tiếp bởi nó luôn nấp dưới dạng nối âm giữa các từ, đặc biệt khi từ theo sau lại là một nguyên âm. Chính những trường hợp mơ hồ về ngữ âm như “I introduced Amanda to her” và “I introduce Tamanda to her” lại dễ gây ra những nhầm lẫn về ngữ nghĩa trong giao tiếp. Đề tài chỉ giới hạn ở việc khảo sát cách phát âm những biến tố âm cuối /s/, /z/, / iz/, /t/, /d/, /id/ trong giao tiếp khẩu ngữ. Bài báo chỉ tập trung vào nghiên cứu đối tượng sinh viên năm III Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. 3. Sơ lược về so sánh đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt 3.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh theo quan điểm phát âm tự nhiên theo ngữ lưu (Pronunciation) và phát âm tách bạch từng từ (Enunciation) Trong ngữ lưu giao tiếp tiếng Anh, cấu trúc âm tiết của từ, đặc biệt là âm cuối không còn chặt chẽ mà trở nên lỏng lẻo và có khuynh hướng bứt ra khỏi âm tiết trước để trở thành âm đầu của âm tiết sau. Song, "sự rụng âm cuối" này diễn ra là để bảo đảm khẩu ngữ giao tiếp tự nhiên, dễ hiểu và là cách phát âm của người bản ngữ. Hiện tượng này cũng có thể được lý giải rõ hơn qua việc phân tích cấu trúc âm tiết của hai từ "an apple" [@n &pl] (Hình 3.1) Hình 3.1. Sự chuyển đổi bên trong cấu trúc âm tiết 1trong chuỗi liên âm giao tiếp
- Điểm khác biệt này giữa hai ngôn ngữ là rào cản đối với sinh viên Việt trong việc thể hiện các yếu tố nối trong ngữ lưu tiếng Anh. 3.2. So sánh đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt về phương diện hình thái và ngữ âm Thực tiễn dạy và học tiếng đã có nhiều báo cáo, nghiên cứu về lỗi phát âm âm cuối. Hoá ra rằng nguyên nhân chính không phải khi nào cũng là nỗ lực phát âm những âm không có trong tiếng mẹ đẻ của người hoc mà ở sự khác nhau cơ bản về đặc điểm và tính chất của tiếng Anh và tiếng Việt. Xét về mặt loại hình, cấu trúc ngữ âm của từ, tiếng Việt là một ngôn ngữ đ ơn lập, phân tích tính (isolated/ analytic language), trong khi tiếng Anh lại là ngôn ngữ vừa tổng hợp tính vừa phân tích tính với đặc trưng đa âm tiết (synthetic language) (GNU Free Documentation License, 14/2/2006). Tiếng Việt hầu như không có phụ tố, tiền tố và nhiều từ trong tiếng Việt chỉ chứa một hình vị trong khi từ tiếng Anh được cấu tạo bởi một gốc và rất nhiều hình vị. Từ tiếng Việt thường không có dấu hiệu biến cách để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà lại được thể hiện thông qua vị trí sắp xếp các từ trong câu hay các tiểu từ: “đã” (thể hiện thì quá khứ), “đang ” (thể hiện một hành động đang diễn ra), hay “những ”, “một vài” (chỉ danh từ số nhiều). Khác với tiếng Việt, vị trí các từ trong câu thường ít quan trọng trong Anh ngữ bởi mỗi từ tiếng Anh đã bao hàm ý nghĩa riêng của nó. Vì thế nếu ngư ời Việt nói “những quyển sách”, ngư ời Anh chỉ dùng một từ duy nhất để thể hiện ý nghĩa số nhiều “books”. 4. Thực trạng phát âm biến tố âm cuối tiếng Anh của sinh viên 4.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Lo ại hình nghiên cứu được tiến hành là phương pháp mô t ả định tính và đ ịnh lượng dựa trên phân tích tương phản hay so sánh đối chiếu tiên đoán. Thông tin được thu thập từ phiếu điều t ra và thu âm trực tiếp 20 sinh viên năm III khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng ở trình độ học tập khác nhau. Phần này gồm: (a) Thông tin về thái độ học tập bộ môn luyện âm t iếng Anh. (b) Thông tin về việc thể hiện âm cuối tiếng Anh được phân bố từ cấp độ từ riêng lẻ đến cấp độ câu, và nói tự do theo đề tài. Việc xử lý thông tin đi theo hai hư ớng phát âm (production) và tri nhận (perception) dựa vào phát âm chuẩn của ngư ời bản ngữ, sóng phân tích phổ của phần mềm hỗ trợ "Goldwave" và các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể người nghiên cứu đặt ra. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên thường gặp khó khăn trong việc nghe và hiểu chuỗi liên âm có các biến tố âm cuối tiếng Anh trong ngữ lưu giao tiếp - Sinh viên thường gặp khó khăn và mắc lỗi phát âm khi thể hiện biến tố âm cuối tiếng Anh trong ngữ lưu giao tiếp 4.3. Kết quả nghiên cứu - Nhìn chung, sinh viên đạt kết quả khả quan khi phát âm biến tố âm cuối tiếng Anh ở cấp độ từ. Ngược lại, họ lại mắc khá nhiều lỗi phát âm và lỗi thể hiện biến tố âm cuối; đặc biệt, sinh viên có khuynh hướng phát âm tách bạch từng âm ho ặc từng từ, hoặc có nối âm nhưng không tự nhiên khi thể hiện biến tố âm cuối ở cấp độ câu đánh giá trên phương diện nối âm t ự nhiên, dễ hiểu. So sánh cách phát âm của sinh viên và người bản ngữ, ta có thể thấy rõ những lỗi phát âm này (Hình 4.1)
- Thể hiện của sinh viên: Sự nối âm He begs us to forgive him Thể hiện của người bản ngữ Sự nối âm He begs us to forgive him Hình 4.1 Sóng âm của sinh viên và người bản ngữ khi thể hiện biến tố âm cuối ở cấp độ câu Tần số xuất hiện của các lỗi ngữ âm và cách thể hiện sai các yếu tố nối lại càng cao, t ỉ lệ thuận với lần thu âm thứ 3 - thể hiện biến tố âm cuối trong chuỗi liên âm qua hình thức nói tự do (Free talk). Kết quả thu được về phương diện tri nhận (perception) ủng hộ giả thuyết ban đầu cho rằng sinh viên gặp nhiều khó khăn k hi nghe và hiểu chuỗi liên âm có các biến tố âm cuối tiếng Anh trong ngữ lưu giao tiếp. - Nguyên nhân những hạn chế của sinh viên trên cả hai phương diện phát âm và tri nhận xuất phát từ các yếu tố chủ quan lẫn khách q uan. Nhưng suy cho cùng ý thức học tập, rèn luyện ngữ âm của sinh viên cũng như những hạn chế về sửa lỗi chính là nguyên nhân sâu xa cho những kết quả chưa như mong đợi. 5. Một số đề xuất khắc phục các lỗi phát âm của sinh viên nói chung và biến tố âm cuối tiếng Anh nói riêng 5.1. Giúp sinh viên ý thức đ ược sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt và vai trò của việc nói chính xác và nói lưu loát Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, sinh viên mắc khá nhiều lỗi phát âm. Vì vậy, cần giúp sinh viên nâng cao được ý thức về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Nếu không được xây dựng ý thức về sự khác biệt trên ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học thì những lỗi ngữ âm hình thành do thói quen và sự áp dụng sai lệch các quy luật cố hữu của tiếng mẹ đẻ của sinh viên sẽ rất khó khắc phục trong các giai đoạn sau của quá trình học. Đồng thời, kết quả phiếu điều tra cho thấy một số sinh viên đã quan niệm sai khi ch ỉ chú trọng phát âm rõ từng từ tiếng Anh mà không cần phải nối âm. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả đối với một môi trường giao tiếp hẹp, với người nghe tr ình độ Anh ngữ còn hạn chế, đó là chưa kể nó sẽ gây ra những khó chịu nhất định cho ngư ời nghe, đặc biệt khi ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày cần có sự nối âm để dễ hiểu, dễ gia công. Chính khía cạnh âm vị học siêu
- đo ạn tính này mới làm cho phát ngôn của người nói tiến đến độ chuẩn, gần với cách phát âm của người bản ngữ. 5.3. Kết hợp dạy ngữ âm với các bộ môn khác Những giờ học ngữ âm tập trung sẽ gây cho người học cảm giác chán nản bởi tính chất khô khan của môn học này. Ngược lại, những bài luyện ngữ âm rải rác lại không đủ sức để xây dựng khả năng phát âm tốt cho người học. Vì vậy, nên chăng bộ môn này sẽ hiệu quả hơn nếu được kết hợp trong tiến trình dạy của những môn học khác thông qua các hình thức sửa lỗi phát âm, phản hồi của giáo viên. Bằng cách này, sinh viên sẽ tập trung vào cách phát âm của một từ, một cụm từ nào đó trong đối thoại tự nhiên và tự lấp đầy kinh nghiệm của mình. Đây cũng là cách dạy và học mang tính hỗ trợ tương hỗ đồng thời giúp sinh viên vừa phát triển k ỹ năng nghe và nói. 5.4. Tổ chức các hoạt động thích hợp phát huy khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá của sinh viên (self-monitoring and evaluating) Đôi khi sinh viên không thể cứ trông đợi hoàn toàn vào thông tin phản hồi và sửa lỗi của giáo viên. Giáo viên nên hình thành cho sinh viên khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá khả năng và độ chuẩn phát âm của mình. Giáo viên sẽ đồng hành với sinh viên trong những giai đo ạn đầu của quá trình tập luyện và để họ tự lập ho àn thành yêu cầu đặt ra trong các giai đo ạn sau của quá trình. Bằng cách sử dụng máy và băng cassette, giáo viên hướng dẫn sinh viên thu âm những bài nói, bài thảo luận, bài hội thoại của bản thân hoặc thực hiện cùng với bạn. Vào cuối các hoạt động, giáo viên cho sinh viên nghe lại và tự đánh giá khẩu ngữ giao tiếp của mình trên phương diện phát âm chuẩn, lưu loát. Đây là cách phản hồi hiệu quả khi sinh viên có thể "nghe lại chính mình", và học từ những lỗi sai của mình. 5.5. Tạo hứng thú học tập bằng cách thiết kế các bài tập ngữ âm trên giao diện hình ảnh hiện đại, ấn tượng của phần mềm chương trình hỗ trợ Hot Potatoes Phần mềm chương tr ình Hot Potatoes cho phép thiết kế các bài tập ngữ âm với nhiều thể loại khác nhau (Hình 5.1), ví dụ như dạng bài tập Matching, Cloze, Quiz, Crossword, … Với phần mềm này, tôi mạnh dạn thiết kế một trang web với đầy đủ các bài tập ngữ âm không chỉ dành cho sinh viên mà bất kỳ ai muốn cải thiện khả năng phát âm và khả năng thể hiện biến tố âm cuối tiếng Anh. Người học có thể "online" học tại nhà hay bất kỳ địa điểm nối mạng Internet nào. Thêm vào đó, người học sẽ thật sự có những giờ học thật thú vị ngồi bên màn hình vi tính ứ ng dụng công nghệ vào quá trình học tiếng của mình. Hình 5.1. Hình chụp phần mềm chương trình hỗ trợ thiết kế bài tập Hot Potatoes
- 6. K ết luận Với mong muốn đề ra những giải pháp có thể góp phần khắc phục lỗi phát âm của sinh viên, bài báo đã góp phần tạo thêm một cái nhìn về dạy học, hướng tới cách học chủ động chứ không phải bị động và lấy sinh viên làm trung tâm chứ không phải giáo viên làm trung tâm. Tác động tự kiểm tra tự đánh giá, và t ự học với ứng dụng công nghệ sẽ giúp sinh viên phát huy được tính chủ động trong học tập, mà cụ thể là bộ môn ngữ âm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Avery, P. & Ehrlich, S. (1995). Teaching American English Pronunciation. Oxford University Press. [2] Baker, A. (1992). Ship or Sheep? An intermediate pronunciation course. Cambridge University Press. [3] Brazil, D. (1994). Pronunciation for Advanced Learners of English. Cambridge University Press. [4] Brown, G. & Yule, G. (1989). Teaching the spoken language - An approach based on the analysis of conversational English. Cambridge University Press. [5] Celce-Mucia, M., Briton, D. M., & Goodwin, J. M. (1996). Teaching Pronunciation: A reference for Teachers of English to Speakers of Other Languages. Cambridge University Press. [6] GNU Free Documentation License (2006, February 8). Vietnamese Language. Retrieved February 14, 2006 from the World Wide Web: http://en.wikipedia.org/wiki/Vienamese languge [7] Hewings, M. (1993). Pronunciation Task. Cambridge University Press.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 315 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn