intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỂ NGHIỆM CÁC NĂNG LỰC GIAO TIẾP - ĐỌC, VIẾT VÀ CHUYỂN DỊCH NGỮ NGHĨA CÁC BẢN TIN TỪ GÓC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG – KINH NGHIỆM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

112
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thực tế, con người tiếp cận các văn bản báo chí, đặc biệt là các bản tin, với nhiều mục đích khác nhau. Theo Halliday [7:xvi], dù mục tiêu cuối cùng là gì, việc phân tích một văn bản trên bình diện ngữ pháp là bước đầu tiên. Ngữ pháp chức năng do Halliday phát triển mở ra tiềm năng lý giải hoạt động của ngôn ngữ bằng hệ thống các lựa chọn. Vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỂ NGHIỆM CÁC NĂNG LỰC GIAO TIẾP - ĐỌC, VIẾT VÀ CHUYỂN DỊCH NGỮ NGHĨA CÁC BẢN TIN TỪ GÓC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG – KINH NGHIỆM"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 THỂ NGHIỆM CÁC NĂNG LỰC GIAO TIẾP - ĐỌC, VIẾT VÀ CHUYỂN DỊCH NGỮ NGHĨA CÁC BẢN TIN TỪ GÓC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG – KINH NGHIỆM INTERPRETATION OF COMMUNICATIVE COMPETENCE - READING, WRITING AND TRANSLATING NEWS IN LIGHT OF FUNCTIONAL – EXPERIMENTIALGRAMMAR Phan Văn Hòa Phan Thị Thủy Tiên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng HV Cao học, ĐH Đà Nẵng TÓM TẮT Trong thực tế, con người tiếp cận các văn bản báo chí, đặc biệt là các bản tin, với nhiều mục đích khác nhau. Theo Halliday [7:xvi], dù mục tiêu cuối cùng là gì, việc phân tích một văn bản trên bình diện ngữ pháp là bước đầu tiên. Ngữ pháp chức năng do Halliday phát triển mở ra tiềm năng lý giải hoạt động của ngôn ngữ bằng hệ thống các lựa chọn. Vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, với phạm vi giới hạn trong siêu chức năng kinh nghiệm, bài viết đưa ra cách nhìn ngữ pháp chức năng - kinh nghiệm về việc đọc, viết và dịch các bản tin. Cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược về ngữ pháp chức năng - kinh nghiệm theo quan điểm của Halliday [7] và H.V.Vân [8]. Tiếp theo, chúng tôi sẽ nêu lên bản chất của việc đọc, viết, dịch các bản tin và một số gợi ý trong từng công việc theo quan điểm ngữ pháp chức năng - kinh nghiệm. ABSTRACT In reality, peope approach journalism texts, especially pieces of news with various purposes. According to Halliday [7:xvi], “whatever the ultimate goal that is envisaged, the actual analysis of a text in grammatical term is the first step”. Functional Grammar developed by Halliday has opened the potential for interpreting the operation of language through a system of choices. Applying Halliday’s functional grammatical perspective within the scope of experiential metafunction, the paper proposes a functional view on the tasks of reading, writing and translating news. Specifically, we will present an overview on functional-experiential grammar based on Halliday [7] and H.V.Vân [8]. Next, we will point out the nature of reading, writing and translating and some suggestions in each task upon a functional-experiential grammatical view. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng khác như báo hình, báo nói, báo in, báo chí điện tử thực sự là phương tiện nhận biết tri thức và nhận thức thực tiễn, phương tiện phổ biến và lưu giữ những thành tựu kinh nghiệm và văn hoá, khoa học của loài người, của quốc gia và dân tộc một cách hiện đại, hệ thống và đầy đủ [11:7]. Trong thực tế, người ta tiếp cận các văn bản báo chí, đặc biệt là các bản tin, với nhiều mục đích khác nhau. Các độc giả đọc tin để cập nhật thông tin, các phóng viên nhà báo cố gắng viết những bản tin hoàn hảo, còn các dịch giả lại tìm ra cách dịch hợp lý, hiệu quả. Theo Halliday [7:xvi], dù mục tiêu cuối cùng là gì, việc phân tích một văn bản trên bình diện ngữ pháp là bước đầu tiên (“Whatever the ultimate goal that is 99
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 envisaged, the actual analysis of a text in grammatical term is the first step”). Bình diện ngữ pháp được đề cập đến ở đây là ngữ pháp chức năng hệ thống do chính Halliday phát triển. Theo ngữ pháp chức năng hệ thống [7], ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở ba siêu chức năng: liên nhân, tư tưởng – gồm kinh nghiệm và logic, và ngôn bản. Cả 3 siêu chức năng của ngôn ngữ được phản ánh trong một văn bản, và một khảo sát hoàn hảo phải bao gồm cả ba khía cạnh. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào một thành phần của siêu chức năng tư tưởng, chức năng kinh nghiệm. Nhằm mục đích minh hoạ cho tiềm năng lý giải hoạt động ngôn ngữ của ngữ pháp chức năng hệ thống, bài viết sẽ trình bày bản chất và một số gợi ý cho việc đọc, viết và dịch các bản tin từ góc nhìn ngữ pháp kinh nghiệm. 2. Sơ lược ngữ pháp chức năng kinh nghiệm Theo Halliday [7:106], ngôn ngữ là phương tiện giúp người ta có thể xây dựng được bức tranh tinh thần về thực tế, hiểu được những gì đang xảy ra xung quanh họ và trong thế giới nội tâm của họ. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của chúng ta về kinh nghiệm là nó gồm những cái “đang diễn ra” – sự kiện, hành động, cảm giác, ý nghĩa, tồn tại và đang trở thành. Hệ thống ngữ pháp qua đó phương thức phản ánh kinh nghiệm được thể hiện là hệ thống chuyển tác; hệ thống này phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu quá trình, mỗi quá trình bao gồm 3 thành phần: Quá trình, Tham thể và Chu cảnh. H.V.Vân [8:181] khẳng định rằng khung lý thuyết này phổ quát cho mọi ngôn ngữ. vật chất hành động hành vi Kiểu quá trình tinh thần phóng chiếu phát ngôn quan hệ tồn tại hiện hữu Hình 1. Hệ thống các kiểu quá trình [8:200] Ngữ pháp kinh nghiệm đã được Halliday [7] và H.V.Vân [8] nghiên cứu rất chi tiết trong cú tiếng Anh và tiếng Việt. Sau đây là một số ví dụ về cách thể hiện kinh nghiệm trong cú: Bác sĩ trở về the through the Khoa lazily lúc 6 giờ. tourist bush. chased The lion CC: Phong CC: Định vị: CC: Định QT: Vật cách: vị: Hành thể Đích thể Không gian chất Chất lượng Thời gian [7:109] , [8:183] Bảng 1. Ví dụ về cách thể hiện kinh nghiệm trong cú (Chú thích: CC: Chu cảnh, QT: Quá trình) 100
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 3. Đọc, viết và dịch các bản tin từ góc nhìn ngữ pháp kinh nghiệm 3.1. Đọc Đọc tin là cách nhanh hơn để có được kiến thức về các sự tình so với tự quan sát. Người đọc sẽ phải phân tích các yếu tố kinh nghiệm để nhận thức ý nghĩa kinh nghiệm được mã hóa. Tuy nhiên, vì người đọc chỉ tiếp nhận và giải mã ngôn ngữ thay vì trực tiếp chứng kiến, đôi khi kinh nghiệm nhận được có thể sai lệch hoặc chưa đầy đủ. Để tránh điều này, người đọc phải có sự liên hệ với bối cảnh văn hóa và tình huống trong đó sự việc xảy ra. Ví dụ, khi đọc một mẩu tin, người đọc sẽ phân tích cấu trúc chuyển tác hay ngữ pháp kinh nghiệm với các lựa chọn cụ thể như sau: Tạ i các cơ sở thờ tự mà đoàn đến thăm, CC: Định vị: Địa điểm - Mục đích Hành thể QT: Vật chất CC: Nguyên nhân: - Cương vực QT: Vật chất sau khi ân cần th ă m h ỏ i tình hình đời sống và việc chuẩn bị Tết của Phật tử địa phương, CC:Định vị:Thời gian CC: Phong cách: Chất lượng QT: Phát ngôn Ngôn thể ông Lê Hữu Lộc chúc các chức sắc và tín đồ Phật giáo bước vào năm mới Phát ngôn thể QT: Phát ngôn Tiếp ngôn thể - Hành thể CC: Định vị: Thời gian gặt hái được nhiều thành tựu mới trên con đường tu học,hoạt động Phật sự.// QT: Vật chất Đích thể CC: Định vị: Địa điểm [14] Bảng 2. Ví dụ về phân tích kinh nghiệm trong tin Việt Từ phân tích ngữ pháp, người đọc sẽ hiểu được ý nghĩa kinh nghiệm về sự tình “Ông Lê Hữu Lộc chúc Tết”, với các thực thể chính tham gia vào sự kiện bao gồm ông Lê Hữu Lộc, các chức sắc và tín đồ Phật giáo. Trong đó, ông Lê Hữu Lộc là chủ thể của phát ngôn, các chức sắc và tín đồ Phật giáo là tiếp ngôn thể của hành động chúc và là chủ thể của hành động gặt hái được nhiều thành tựu mới. Nếu phân tích sâu hơn, người đọc sẽ hiểu thêm về thông tin bổ sung hay các yếu tố chu cảnh Định vị Địa điểm và Thời gian. Để có bức tranh kinh nghiệm toàn cảnh, người đọc cần liên hệ với các hành 101
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 động, bối cảnh xã hội liên quan như: Ông Lê Hữu Lộc là Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định; Ông đã phát biểu trong dịp đến thăm và chúc Tết các chức sắc Phật giáo trong tỉnh. 3.2. Viết Viết tin, về bản chất, là quá trình thể hiện kinh nghiệm bằng ngôn ngữ. Nói cách khác, nó là quá trình mã hóa ý nghĩa kinh nghiệm. Trong một ngôn cảnh nhất định, người viết hình thành kinh nghiệm về một sự tình, có thể bằng cách quan sát, nghe, hay xem. Sau đó, anh ta hiện thực hoá ý nghĩa của nó thông qua lựa chọn một hình thể cấu trúc phù hợp trong ngôn ngữ: một quá trình nhất định. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của bản tin là liệu nó có thực sự phản ánh chân thực toàn bộ hình ảnh của một sự tình. Điều này về cơ bản bao gồm những người và vật liên quan, hành động, hành vi, lời nói, đôi khi bao gồm cả những ý tưởng, và mối quan hệ giữa những thực thể này trong không gian và thời gian nhất định. Vì vậy, một Chu cảnh Định vị (Không gian và Thời gian) không thể bỏ qua, và quá trình vật chất có tiềm năng lớn nhất để thể hiện kinh nghiệm bên ngoài có thể được sử dụng phổ biến nhất. Khi sử dụng quá trình tinh thần, người viết cần chú ý về tính khách quan của bản tin, đảm bảo nó không phải là suy nghĩ chủ quan của người viết. Trong khi quá trình tinh thần mang tính chủ quan, quá trình phát ngôn lại tỏ ra khách quan và hữu ích. Nó hoạt động tích cực với tư cách chỉ rõ nguồn trích dẫn là ý kiến hay lời nói của những nhân vật nổi tiếng. Hơn nữa, nó mang đến cho độc giả cảm giác rằng người viết đã tận mắt chứng kiến rõ đầu đuôi sự tình câu chuyện. Điều này làm tăng độ tin cậy của mẩu kinh nghiệm được trình bày. Chúng ta hãy xem xét quá trình phát ngôn sau: “Nhân dân TP đang kỳ vọng và đòi hỏi chúng ta”// - ông Triết nói. [15] Nếu như chúng ta thay quá trình phát ngôn nói bằng quá trình tinh thần, ví dụ như nghĩ hay hiểu thì sẽ làm mất đi tính khách quan của bản tin. Ngoài ra, cùng một sự tình, sẽ mở ra nhiều cách thể hiện bằng sự lựa chọn các quá trình khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của người viết. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau: 102
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Hà Nội, Thứ ba Quá trình quan hệ Quá trình vật chất (relational process) (material process) Hành động Sự kiện xảy ra Đồng nhất Quy gán (acting) (happening) (identifying) (attributive) - Cuộc họp Quốc hội - Ngày họp Quốc - Cuộc họp Quốc hội - Quốc hội đã họp ở Hà Nội là vào ngày hội ở Hà Nội là thứ đã diễn ra vào ngày vào ngày thứ ba ở thứ ba vừa qua. ba vừa qua. thứ ba ở Hà Nội. Hà Nội. - The meeting of the - The day of the - The meeting of the - The Congress Congress in Hanoi Congress’s meeting in Congress occurs on met on Tuesday in was on Tuesday. Hanoi was Tuesday. Tuesday in Hanoi. Hanoi. Hình 2. Ví dụ về sự lựa chọn các quá trình khác nhau Như vậy, với sự tình các thành viên của Quốc hội đã họp vào thứ ba tại Hà Nội, chúng ta có thể hiện thực hoá ý nghĩa kinh nghiệm bằng một quá trình vật chất hoặc quan hệ. Nếu quá trình vật chất được chọn, 2 lựa chọn nhỏ hơn sẽ mở ra. (1) Quá trình hành động. Với lựa chọn này, điểm nhấn mạnh là hành động họp của các thành viên trong Quốc hội. (2) Sự kiện xảy ra. Người đọc sẽ nhận diện hình ảnh của một sự kiện, chứ không phải là hành động của bất kì ai. Trong cả hai lựa chọn này, thông tin về thời gian và không gian mang tính bổ sung. Nếu quá trình quan hệ được chọn, 2 lựa chọn khác sẽ tiếp tục được mở ra. (1) Quá trình quy gán – chu cảnh. Độc giả sẽ chú ý đến một sự kiện quan trọng cùng thời gian địa điểm của nó. Ở đây, thời gian và địa điểm cũng là thông tin chính. (2) Quá trình đồng nhất – chu cảnh. Với lựa chọn này, người viết muốn nhấn mạnh thông tin về thời gian của sự kiện. 3.3. Dịch Dịch tin không phải là một công việc trực tiếp đi thẳng từ ngôn ngữ nguồn đến 103
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 ngôn ngữ đích; quá trình này có một giai đoạn chuyển tiếp. Ngôn ngữ mang tính võ đoán và chỉ là mã hoá của ý nghĩa, vì thế sự liên hệ giữa hai ngôn ngữ được tạo ra thông qua thế giới thực của các sự tình. Quá trình dịch đi từ các mã ngôn ngữ đến đầu óc người dịch, sau đó chúng sẽ được liên hệ với thế giới để trở thành kinh nghiệm của anh ta và rồi chuyển sang ngôn ngữ đích dưới dạng các mã ngôn ngữ khác. Nói đơn giản hơn, quá trình dịch là sự kết hợp của việc đọc và viết. Vì vậy, để dịch các bản tin từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, người dịch đầu tiên phải hiểu rõ ý nghĩa kinh nghiệm được mã hóa trong ngôn ngữ gốc. Từ những kinh nghiệm được hình thành trong đầu mình, người dịch lại thể hiện kinh nghiệm đó trong ngôn ngữ đích. Một bản dịch hiệu quả cần phải chuyển tải đầy đủ ý nghĩa kinh nghiệm với cấu trúc ngôn từ giống hoặc khác trong ngôn ngữ nguồn, tuỳ lựa chọn và mục đích của người dịch. tiếp nhận và giải mã mã hoá ý nghĩa kinh nghiệm kinh nghiệm trong ngôn ngữ nguồn trong ngôn ngữ đích Hình 3. Mô hình tóm tắt quá trình dịch Ví dụ, trong quá trình dịch, đầu tiên người dịch sẽ đọc hay giải mã ý nghĩa kinh nghiệm trong ngôn ngữ nguồn thông qua phân tích các yếu tố kinh nghiệm như trong bảng 3: “Whatever occurs,/ I think / it is CC: Nhượng bộ Cảm thể QT: tinh thần Đương- QT: Quan hệ: Định tính Hành thể QT: Vật chất imperative that you do not overreact,”// he said.// Thuộc tính -thể Phát ngôn thể QT: Phát ngôn Hành thể QT: Vật chất [13] Bảng 3. Ví dụ về phân tích kinh nghiệm trong tin Anh Sau đó, người dịch lại mã hoá kinh nghiệm trong ngôn ngữ đích, có thể bằng sự lựa chọn cấu trúc ngôn từ tương ứng như “Cho dù điều gì xảy ra, tôi nghĩ, điều cần thiết là quý vị không nên phản ứng thái quá, ông ta nói”; hoặc không tương ứng - thay quá trình quan hệ bằng quá trình tinh thần - như “Tôi nghĩ cho dù điều gì xảy ra, quý vị cũng không cần phải phản ứng thái quá, ông ta nói.” 4. Kết luận Để kết thúc bài viết, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không phải chỉ khi được trang bị kiến thức về ngữ pháp chức năng, người ta mới có thể đọc, viết hay dịch các 104
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 bản tin. Tuy nhiên, không có ngữ pháp chức năng, chúng ta chỉ sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mà không có nhận thức về cách hành chức của ngôn ngữ trong việc thể hiện kinh nghiệm, truyền tải kinh nghiệm từ văn bản đến đầu óc con người, từ thế giới hoặc từ một ngôn ngữ khác đến ngôn ngữ đích. Tóm lại, ngữ pháp chức năng mang đến cho con người cách phân tích và lý giải tất cả mọi công việc liên quan đến ngôn ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Butt, D. et al (2000). Using Functional Grammar: An Explorer’s Guide. Sydney: Macquarie University [2] Diệp Quang Ban (2005). Ngữ pháp Tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Giáo Dục [3] Diệp Quang Ban (2006). Ngữ pháp Tiếng Việt tập hai. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục [4] Diệp Quang Ban (2007). Giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt theo định hướng ngữ pháp chức năng, Tập hai: Phần câu. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục [5] Eggins, S. (1994). An introduction to Systemic Functional Linguistics. London and New York: Continuum [6] Ferguson, Donald L. & Patten, Jim (1993). Journalism today. Lincolnwood: National Textbook Company [7] Halliday, M.A.K. (1994). An introduction to Functional Grammar. Second edition. London: Edward Arnold [8] Hoàng Văn Vân (2002). Ngữ pháp kinh nghiệm của cú Tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội [9] Lull, J. (2000). Media, Communication, Culture. Cambridge: Polity Press [10] Martin, J.R.; Matthiessen, Christian M.I.M. & Painter, Clare (1997). Working with Functional Grammar. London: Arnold [11] Nguyễn Trọng Báu (2002). Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí. Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội [12] Thompson, Geoff (1996). Introducing Functional Grammar. London: Arnold TÀI LIỆU TRÍCH DẪN [13] The Associated Press. Senators Say Ethics Beyond Lobbying Reform. http://www.nytimes.com/aponline/national/AP-Congress-Lobbying.html?_r=1 [14] Viết Thọ. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lê Hữu Lộc thăm và chúc Tết các chức sắc Phật giáo. http://www.baobinhdinh.com.vn/chinhtri-xahoi/2006/1/21850/ [15] Đoan Trang. Bế mạc đại hội Đảng bộ TP.HCM lần VIII. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=20333&ChannelID=3 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2