Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH"
lượt xem 24
download
Tiếng Anh chuyên ngành hiện nay đang được giảng dạy tại các trường thành viên của Ðại học Ðà nẵng và đã phần nào thoả mãn sở thích và nhu cầu của sinh viên ở các trường. Tuy nhiên, giáo viên mới dạy tiếng Anh chuyên ngành cũng gặp một số trở ngại khi dạy và biên.soạn giáo trình. Bài viết đề cập đến một số khó khăn và giải pháp khắc phục nhằm động viên các giáo viên mới làm quen với lĩnh vực ngôn ngữ khoa học có thể tham gia tích cực vào công tác giảng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH"
- TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH INVESTIGATING INITIAL PROBLEMS IN TEACHING ENCOUNTERD BY NOVICE ESP TEACHERS TRẦN THỊ THUỲ HƯƠNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Tiếng Anh chuyên ngành hiện nay đang được giảng dạy tại các trường thành viên của Ðại học Ðà nẵng v à đã phần nào thoả mãn sở thích và nhu cầu của sinh viên ở các trường. Tuy nhiên, giáo viên mới dạy tiếng Anh chuyên ngành cũng gặp một số trở ngại khi dạy v à biên.soạn giáo trình. Bài viết đề cập đến một số khó khăn v à giải pháp khắc phục nhằm động viên các giáo viên mới làm quen với lĩnh vực ngôn ngữ khoa học có thể tham gia tích cực vào công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. ABSTRACT ESP is being taught in all college members of Danang University and it has partly met the students’ interest and needs. However, ESP teachers have difficulties in teaching and designing teaching materials. The article aims to identify some problems likely encountered by novice ESP teachers and offers some tentative solutions to overcome them to encourage teachers who have just been involved in ESP teaching to take part in teaching and preparing teaching materials. 1. Ðặt vấn đề Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của cán bộ khoa học kỹ thuật và sinh viên các trường đại học, một bộ phận giáo viên được đào tạo để dạy tiếng Anh thông dụng hàng ngày phải chuyển sang dạy tiếng Anh chuyên ngành với những kiến thức ít ỏi về chuyên ngành đó. Do đó, người dạy cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng và lo lắng khi lần đầu làm quen với một lĩnh vực hoàn toàn mới. Là một giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành, chúng ta cần phải quan tâm đến việc phân tích nhu cầu của người học, thiết kế chương trình, viết hoặc biên tập tài liệu và đánh giá giáo trình sau khi dạy thử. Tất cả giáo viên khi mới dạy tiếng Anh chuyên ngành đều phải tham gia vào một lĩnh vực mới. Từ các hội thảo khoa học ở cấp độ khoa về phương pháp dạy tiếng Anh chuyên ngành, các buổi trao đổi chuyên môn trong tổ bộ môn, tham gia dự giờ của các đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành xây dựng và ngành điện, chúng tôi nhận ra một số những khó khăn mà những giáo viên mới dạy tiếng Anh chuyên ngành thường gặp. Bài viết này nhằm giới thiệu những khó khăn ban đầu và đề xuất một số giải pháp để khắc phục. Cụ thể chúng tôi sẽ đề cập đến những khó khăn sau: - Thiếu kiến thức cơ bản về chuyên ngành sinh viên đang theo học, do đó giáo viên phải đương đầu với những lĩnh vực kiến thức hoàn toàn mới. - Giáo viên phải thay đổi môi trường giảng dạy từ tiếng Anh thông dụng sang tiếng Anh chuyên ngành.
- 2. Những khó khăn và giải pháp 2.1. Ðương đầu với những kiến thức mới Theo khảo sát thăm dò ở 14 giáo viên mới bắt đầu làm quen với mảng tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật như điện, điện tử, tin học, cơ khí thì 70% cho rằng họ phải dạy những văn bản có những nội dung mà bản thân họ chỉ biết được chút ít hoặc có thể hoàn toàn không biết. Do đó, khi nhận giảng dạy một lĩnh vực chuyên ngành mới, đa số giáo viên có cảm giác lo lắng về khả năng hiểu biết của mình về chuyên ngành đó. Với kiến thức quá ít ỏi về chuyên ngành, người dạy lo lắng về việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành như thế nào cho chính xác. Việc đoán nghĩa của từ ở một văn bản khoa học kỹ thuật thường khó khăn đối với một số giáo viên. Vì vậy người dạy trước hết phải dựa vào tự điển chuyên ngành để lựa chọn một nghĩa từ đúng nhất theo nội dung của văn bản. Tuy nhiên, không phải mọi thuật ngữ chuyên ngành đều xuất hiên trong từ điển. Ví dụ từ “hair” trong câu “They used to spread the plaster with hair over the laths and when it hardened, it held the laths firmly in place” thì chúng tôi không tìm được nghĩa của từ “hair” theo thuật ngữ chuyên ngành xây dựng.. Dựa vào nghĩa của câu và nghĩa của từ hardened (bị cứng) thì chúng tôi với ý kiến chủ quan đã tạm dịch từ “hair” là “chất sợi ” với công dụng tăng thêm độ cứng cho vữa hồ (plaster) Sự đương đầu với những kiến thức mới của giáo viên dạy ESP nằm trong ba câu hỏi mà Tom Hutchinson (1987) đặt ra cho chúng tôi: Nội dung của tài liệu ESP có cần thiết chuyên sâu hay không? Tại sao có nhiều giáo viên dạy ESP thấy khó hiểu về những vấn đề chuyên ngành? Giáo viên ESP cần có loại kiến thức gì? ' a. Nội dung tài liệu ESP có cần thiết chuyên sâu hay không? Tài liệu tiếng Anh chuyên ngành có thể khác với tài liệu tiếng Anh thông dụng ở chỗ là nó có nhiều thuật ngữ chuyên ngành hơn nhưng những thuật ngữ này đều được sử dụng phổ biến nên đố i với người dạy cũng như người học thì đây chỉ là những khó khăn không lớn. Qua những giáo trình tiếng Anh chuyên ngành mà chúng tôi lựa chọn để dạy, tôi nhận thấy về cấu trúc diễn ngôn cũng như ngữ pháp câu trong tài liệu tiếng Anh chuyên ngành dường như cũng tương đối dễ hơn so với tài liệu tiếng Anh thông dụng. Vấn đề khó khăn để hiểu được một văn bản chuyên ngành là ở chỗ kiến thức về chuyên ngành đó chứ không phải kiến thức về ngôn ngữ. Ví dụ như trong đoạn trích dẫn sau đây ở một văn bản miêu tả hoạt động của một máy phát điện “The rotor is magnetized and as it spins round, electricity is generated in the stator windings through the process of electromagnetic induction. The electric current is fed to the output terminals or sockets.”, thì cấu trúc bị động thì hiện tại đơn “is generated” hoặc “is fed” là một cấu trúc quen thuộc đối với người học và những từ như magnetized (bị nhiễm từ), electromagnetic induction (cảm ứng điện từ) là những khái niệm không xa lạ đối với người day cũng như người học vì đó là những khái niệm cơ bản thuộc chuyên ngành về điện. Hoặc trong một văn bản đề cập đến một số trở ngại khi xây đập là hiện tượng rò rỉ (seepage) và hiện tượng nước nhảy (hydraulic jump) thì chúng tôi hoàn toàn mơ hồ về khái niệm nước nhảy này mặc dầu trong văn bản có giải thích. Do đó, khi lựa chọn những văn bản chuyên ngành để dạy, theo tôi giáo viên nên chọn những tài liệu không quá chuyên sâu. Chúng ta nên tìm chọn những tài liệu dễ hiêu, đơn giản
- và bao gồm những kiến thức cơ bản để người học trong quá trình học có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và tự mình nỗ lực tích cực học tiếng Anh chuyên ngành. b. Tại sao có nhiều giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành thấy khó khăn khi muốn hiểu được chủ đề của tiếng Anh chuyên ngành? Ða số các giáo viên dạy t iếng Anh thông dụng khi chuyển sang dạy ESP thường cảm thấy lo lắng. Sỡ dĩ có những lo lắng này vì: - Trong quá trình được đào tạo ngoại ngữ, giáo viên chỉ được dạy về những lĩnh vực thuộc xã hội nhân văn. Những kiến thức về lĩnh vực khoa học tự nhiên dường như chỉ được học một ít hoặc thậm chí không bao giờ được học. Khi chúng tôi chọn bài Foundations trong sách Foundation Design and Construction.(4) để dạy cho chuyên ngành xây dựng thì kiến thức ít ỏi của chúng tôi về móng là nó được làm bắng đá và bê tông và chức năng của nó là để đỡ trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà. Được sự giúp đỡ của một số giáo viên chuyên ngành xây dựng và trong quá trình chuẩn bị giáo trình, chúng tôi được trang bị thêm về các loại móng như móng bè (raft foundation), móng dải (strip foundation), móng độc lập (independent foundation), v.v… và mỗi loại móng được sử dụng ở các điều kiện khác nhau. - Nhìn chung, nhiều giáo viên mới làm quen với tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật cho rằng khoa học và kỹ thuật là những lĩnh vực buồn tẻ, phức tạp, khó hiểu. Lý do này có thể dẫn đến một số hạn chế trong giảng dạy như trước khi dạy một văn bản thì giáo viên bỏ qua phần hoạt động trước khi đọc (Pre –reading) để học sinh có thể nắm được ý chính của văn bản. hoặc khi giáo viên muốn chuẩn bị những câu hỏi cho học sinh thảo luận thì không tự tin vào kiến thức của mình về chuyên ngành đó. Do đó, những giáo viên dạy lâu năm và có kinh nghiệm về ESP cần giúp đỡ, động viên cho những giáo viên mới làm quen với tiếng Anh chuyên ngành bằng cách giúp họ xoá đi nỗi lo lắng và sự không mê say đối với ESP, giúp họ có thêm tài liệu và giúp họ biêt được rằng những đề tài chuyên ngành không khó hiểu và có thể rất thú vị. Và vấn đề quan trọng nhất là cần giúp đỡ họ nhận thức rằng họ phải tự trang bị cho mình nhiều kiến thức cần thiết để hiểu được các vấn đề của môn học. c. Giáo viên dạy ESP cần có những kiến thức gì? Theo Tom Hutchinson, giáo viên dạy ESP không nhất thiết phải nắm vững về những kiến thức của môn chuyên ngành mà họ chỉ cần có ba yêu cầu sau: - Cần có thái độ tích cực đối với nội dung tiếng Anh chuyên ngành. - Cần có những kiến thức về những nguyên tắc cơ bản của môn chuyên ngành. - Cần có nhận thức về việc mình đã biết được bao nhiêu kiến thức. Nói tóm lại, người dạy cần đặt ra cho mình những câu hỏi khi tiếp xúc với chuyên ngành mới mà mình sắp dạy. Ví dụ: Khi đứng trước một cái máy, người dạy không nhất thiết phải biết nó hoạt động như thế nào mà nên đặt ra câu hỏi: + Máy này dùng để làm gì? + Bộ phận này được gọi là gì? ' + Tại sao nó làm việc đó? + Tại sao nó không làm việc đó? Vì vậy người dạy lúc này cũng được xem như là một học sinh đang quan tâm đến các vấn đề của môn học.
- Ðiểm cuối cùng cần chú ý là cùng với nhu cầu của người học, kiến thức của người dạy về vấn đề của môn học sẽ được nâng cao nhờ vào quá trình giảng dạy tài liệu và trò chuyện cùng với học sinh. Tóm lại, nếu như có sự trao đổi trực tiếp giữa người dạy và người học trong lớp học thì cơ bản sẽ có một sự hỗ trợ tích cực giữa thầy và trò nhăm nâng cao thêm kiến thức phổ biến và sự say mê môn học của cả người dạy lẫn người học.Sự tương tác giữa thầy và trò làm cho hai bên đều được hưởng lợi từ nhau. Người học được trang bị kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành, còn người dạy, ngoài những hiểu biết về chuyên ngành mà mình đảm nhận còn có thể được bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành từ học sinh.. Thế nhưng trách nhiệm của người dạy ESP khi t ìm tài liệu để giảng dạy phải tính đến kiến thức mình đang có cùng với sự nỗ lực để tự giúp mình nắm được những kiến thức cơ bản về ngành học. Và điều quan trọng nhất là cần xoá bỏ đi những khó khăn của kiến thức chuyên ngành và xây dựng cho mình một sự tự tin khi tiếp xúc với những thuật ngữ của nó. 2.2. Thay đổi môi trường giảng dạy tiếng Anh Từ một giáo viên giảng dạy tiếng Anh thông dụng chuyển sang giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, người dạy ban đầu cảm nhận mình mất nhiều thời gian hơn cho việc tích luỹ kiến thức chuyên ngành, t ích luỹ vốn từ vựng. Vì vậy, họ thường cảm thấy bị áp lực trước trách nhiệm mới này. Trong một số trường hợp, giáo viên chuyên ngành được xem như là người dạy có trách nhiệm rất lớn đối với người học vì họ là những người phải phối hợp cùng với các khoa chuyên ngành chuẩn bị tài liệu, chương trình (syllabus), thiết kế và phân tích nhu cầu của người học. Ðể có thể làm được việc này, người dạy thấy rằng mình cần cộng tác với những giáo viên dạy bộ môn chuyên ngành. Tuy nhiên, sự cộng tác này không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận lợi. Hiệu quả của sự hợp tác này tuỳ thuộc chủ yếu vào việc nắm lấy vấn đề của cả hai phía nhưng thông thường người dạy tiếng Anh chuyên ngành nên cố gắng dành được sự giúp đỡ của các giáo viên dạy môn chuyên ngành bằng cách chọn lọc những vấn đề cơ bản và cần thiết để bàn luận. Chúng ta nên chọn những giáo viên có nhiều kiến thức tốt và có sự thông cảm với tiếng Anh chuyên ngành bởi vì họ có thể giúp chúng ta nắm được những mục tiêu cơ bản của người học, đồng thời chúng ta có thể làm cho các giáo viên này ý thức nhiều hơn về những khó khăn ngôn ngữ mà người học và người dạy ESP gặp phải. 2.3. Tìm hiểu nhu cầu người học và khích lệ thái độ học tập tích cực của người học Theo phương châm lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy - học, tìm hiểu nhu cầu của người học là công việc mà người dạy nói chung và giáo viên dạy ESP cần nên làm để thay đổi, điều chỉnh và bổ sung tài liệu học tập, thay đổi cách dạy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công việc giảng dạy. Người học tiếng Anh với những mục đích đặc biệt là học tiếng Anh chuyên ngành chắc chắn sẽ hứng thú hơn trong khi học với những tài liệu được biên soạn trên cơ sở của một văn bản khoa học có những yếu tố diễn ngôn, cú pháp quen thuộc với người học. Vì vậy để khích lệ thái độ tích cực học tập của người học, người dạy ESP nên tránh những tài liệu có kiến thức chuyên sâu, khó hiểu. Mặt khác, để giúp cho học sinh có ý thức về tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành, người dạy nên động viên, khuyến khích học sinh tự tìm những tài liệu có liên quan đến chuyên ngành họ đang học và phân nhóm theo chủ đề để tự họ hiểu được nội dung của tài liệu bằng cách dịch được văn bản đó.
- 3. Kết luận Với những đặc điểm riêng của giáo viên ESP cùng với tinh thần trách nhiệm cao, người dạy sẵn sàng tham gia vào mảnh đất của tiếng Anh chuyên ngành và dần dần khắc phục được những khó khăn. Cùng một lúc, người dạy vừa lĩnh hội được kiến thức tiếng Anh chuyên ngành vừa mở rộng tầm hiếu biết của mình về thế giới xung quanh. Trong quá trình giảng dạy ESP, người dạy nên luôn chú trọng đến người học để phân tích nhu cầu và khả năng của người học. Từ đó, người dạy sẽ tạo ra một chương trình học phù hợp và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Như vậy người dạy phải chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ, đến kỹ năng và thái độ học tập của người học. Tóm lại, với tất cả sự nhiệt tình của người dạy tiếng Anh chuyên ngành cùng với những tài liệu được thiết kế với ngôn ngữ phổ biến, dễ hiểu, chắc chắn tiếng Anh chuyên ngành sẽ hấp dẫn người học lẫn người dạy và hy vọng rằng tiếng Anh chuyên ngành không còn là một lĩnh vực buồn tẻ và nhàm chán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [ 1] Hutchinson, T., English for specific purposes, Cambridge University Press, 1987. [ 2] Master, P., Responses to English for specific purposes, 1990. Phan Tứ Phùng, Tiếng Anh khoa học, Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1993. [ 3] [ 4] Tomlinson, M. J., Foundations Design and Contruction, 1980.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn