intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “Lịch sử nước ta” "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước và con người Việt Nam đã sinh tụ trên một vùng đất hiểm yếu cả về địa lý, thủy văn với khí hậu khắc nghiệt miền nhiệt đới gió mùa, kiếm sống bằng nghề lúa nước và đánh cá cổ truyền của người Lạc Việt, gắn với nghề săn bắn, trồng tỉa của người Âu Việt, tất cả đều đòi hỏi tính cộng đồng nghiêm ngặt. Đất nước và con người Việt Nam đã sinh tụ trên một vùng đất hiểm yếu cả về địa lý, thủy văn với khí hậu khắc nghiệt miền nhiệt đới gió mùa,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “Lịch sử nước ta” "

  1. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “Lịch sử nước ta” Đất nước và con người Việt Nam đã sinh tụ trên một vùng đất hiểm yếu cả về địa lý, thủy văn với khí hậu khắc nghiệt miền nhiệt đới gió mùa, kiếm sống bằng nghề lúa nước và đánh cá cổ truyền của người Lạc Việt, gắn với nghề săn bắn, trồng tỉa của người Âu Việt, tất cả đều đòi hỏi tính cộng đồng nghiêm ngặt. Đất nước và con người Việt Nam đã sinh tụ trên một vùng đất hiểm yếu cả về địa lý, thủy văn với khí hậu khắc nghiệt miền nhiệt đới gió mùa, kiếm sống bằng nghề lúa nước và đánh cá cổ truyền của người Lạc Việt, gắn với nghề săn bắn, trồng tỉa của người Âu Việt, tất cả đều đòi hỏi tính cộng đồng nghiêm ngặt. Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hoàn cảnh trăm công ngàn việc, ngay sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941) quyết định đường lối giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh, đã để công viết bài diễn ca “Lịch sử nước ta”, dài 208 dòng kể từ thời Hồng Bàng đến cảnh mất nước dưới triều nhà Nguyễn. Tác phẩm đã nêu bật từng tấm gương yêu nước qua các triều đại, mở đầu bằng luận điểm: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường quốc sách nước nhà Việt Nam”. Chính vì, theo phương pháp luận Hồ Chí Minh, sức mạnh của một dân tộc tiề m ẩn trong lịch sử của chính dân tộc ấy, muốn “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, thì phải chứng minh sức mạnh ấy không phải đi tìm ở đâu xa mà nó nằm ngay trong chính “nội lực” của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh ấy phải khơi dậy từ chiều sâu văn hóa Việt Nam, từ cái “gen di truyền” của bản lĩnh Việt Nam. Bản lĩnh Việt Nam, đó là đặc tính tự quyết định một cách độc lập mọi thái độ và hành động của mình trước sự biến thiên của lịch sử, biến động của đất nước và dân tộc, không vì một áp lực nào từ bên ngoài mà thay đổi quan điểm.
  2. Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm đã quá đủ để chứng minh rằng: Tất cả các cuộc can thiệp từ bên ngoài do những kẻ lạc loài “cõng rắn cắn gà nhà”, những “duy vật” do những phần tử mất gốc “du nhập” vào “cơ thể” Việt Nam, nếu không sớm loại trừ, đều dẫn đến căn bệnh trầm kha của họa nô dịch, phải chữa trị dài ngày mới khỏi. Đó là hàng ngàn năm “đô hộ phủ” của phong kiến phương Bắc, hàng trăm năm làm thuộc địa đế quốc phương Tây. Nhưng rút cục thì bản lĩnh Việt Nam, dựa vào khả năng quy tụ và vận dụng nội lực kỳ diệu, lại làm được những điều tưởng chừng không có cách gì làm nổi. Suốt một thiên niên kỷ bị Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam “Mất nước mà không mất làng, mất đất mà không mất dân” để cuối cùng, khi đã tích lũy được đầy đủ lực lượng “Gặp thời thế thì mất lại biến thành còn”; trỗi dậy từ nước Vạn Xuân thời Lý Nam Đế, thu giang sơn về một mối dưới triều Ngô, Đinh, Tiền, Lê. Mở ra một kỷ nguyên Đại Việt huy hoàng khẳng định nền độc lập không lay chuyển của “Nam quốc sơn hà” dưới triều Lý, Trần, hậu Lê và Nguyễn, đã buộc đội quân xâm lược các triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh phải nếm mùi thảm bại. Lịch sử vốn là một dòng chảy không bao giờ đứt đoạn, như một dòng sông chuyển tải nước và cát sỏi, lịch sử cuốn trong lòng nó số mệnh những con người, những dân tộc, vận mệnh của cả loài người. Đối với mỗi con người, mỗi dân tộc, nó như từ bên ngoài đem lại nhưng kỳ thực là do từng con người góp sức tạo thành. Nó như được tạo hình từ cái khuôn đúc sẵn nhưng kỳ thực có thể xuất hiện theo dạng này hay theo dạng khác, do chính những con người vừa gánh chịu nó vừa chung tay nhào nặn ra nó. Lịch sử là cái không thể làm lại được, cũng là cái không thể xóa bỏ được. Dõi theo cuộc đời hoạt động, những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh với từng tình huống chiến lược cách mạng Việt Nam, người ta phát hiện ở Bác một năng khiếu hấp thu và cảm thụ rất lớn đối với những điều kiện tốt đẹp và tiến bộ, không câu nệ xuất xứ và thời đại. Và một năng lực quy tụ và sàng lọc hiếm có để lựa chọn và sáng tạo ra những cái tối ưu phục vụ đắc lực nhất cho sự nghiệp giải
  3. phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng loài người. Từ đó toát lên nhân cách lớn của một nền văn hóa “Không phải văn hóa châu Âu mà văn hóa tương lai”. Trong thời đại độc lập dân tộc gắn với liền với chủ nghĩa xã hội, việc đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tìm hiểu “Lịch sử nước nhà” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điều cực kỳ quan trọng. Giữa tập “Lịch sử nước ta” viết năm 1941 và bản “Tuyên ngôn độc lập” viết năm 1945 có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, biện chứng, đó là độc lập, tự do. Do điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy, điều ghi nhận ở đây là tập diễn ca “Lịch sử nước ta” đã ra đời đúng lúc và nhanh chóng được truyền bá như một bản tuyên ngôn của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ giải phóng dân tộc, chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Bản tuyên ngôn lấy lịch sử dân tộc làm chứng tích, lấy thể văn vần lục bát làm hình thức diễn đạt cho dễ nhớ, dễ lưu truyền, tận dụng ngôn ngữ dân gian để mọi người, mọi trình độ đều hiểu rõ và hiểu đúng. Ở đây, lịch sử không phải là mục đích mà nó được sử dụng là phương pháp và phương tiện để đạt tới mục đích. Phương pháp xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lấy chứng tích và quy luật của quá khứ để phân tích hiện tại và dự báo tương lai. Phương pháp ấy được đổ móng một cách chắc chắn ngay từ cách vào đề: Dân ta phải biết sử ta! Chân lý ấy được diễn đạt ngắn gọn trong câu mở đầu chỉ với 6 chữ, như một bàn tay vẫy gọi không thể không đi theo; một chỉ lệnh mà tim óc không thể cưỡng lại; một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mê muội; một lời khiển trách đối với những kẻ vong bản, vong quốc, là người Việt mà không am tường sử Việt, vẫn còn lải nhải đọc Kinh niệm Phật: Tổ tiên chúng ta là người Gôloa, hiểu rõ sự tích bà Gian Đa hơn sự tích Bà Trưng, Bà Triệu, có thể nói vanh vách về tài cán của quan Nhiếp chính Risơliơ nhưng không biết một chút gì về công đức của Thái úy
  4. Tô Hiến Thành; đi du học về nước, họ giả vờ quên tiếng mẹ đẻ, để cất lên một câu tiếng Pháp: “Tôi kinh ngạc thấy mình là người Aanmít”. Đây là một chân lý in đậm tinh thần dân tộc, không một chút bài ngoại và đố kỵ, giản dị như khí trời, nước uống nhưng vững chắc như một khối đá tảng, khiêm nhường nhưng thách đố: Những ai không quan tâm lịch sử nước nhà. Mà dân ta phải biết sử ta! Hãy tìm hiểu lịch sử của dân tộc, cha ông cho tường tận để rút ra bài học ứng xử trước thời cuộc éo le, như người xưa thường nói “Xã tắc hưng vong, thất phu hữu trách”! Phương pháp dùng lịch sử để thức tỉnh đồng bào đã được sử dụng khá thành công trong “Chiêu hồn nước” của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục và trong nhạc phẩm “Gọi đàn” của phong trào học sinh, sinh viên trước Cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Còn tác phẩm “Lịch sử nước ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ về các giới, về các lứa tuổi, nhằm đánh thức và liên kết trăm họ đúng như những đối tượng được nhắc lại trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” sau đó 5 năm “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc…”. Ngay 6 câu mở đầu về đời Hồng Bàng, nước Văn Lang, Nguyễn Ái Quốc đã nhắc ngay sự tích Phù Đổng, không phải với giọng văn huyền thoại, linh thiêng mà với ngôn ngữ đời thường dân dã: Thiếu niên ta rất vẻ vang Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời Đến đời nhà Trần, vẫn với ngôn ngữ ấy, Người viết: Quang Toản (Quốc Toản) là trẻ có tài Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền Mấy lần đánh thắng quân Nguyên
  5. Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung Thật là một đấng anh hùng Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo Về các giới, Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng nêu gương các liệt nữ. Sau 10 câu viết về sự tích Bà Trưng, Bà Triệu, điểm qua các triều đại khác, đến thời Nguyễn Huệ, Người đã viết 4 câu trong tổng số 10 câu về Bùi Thị Xuân: Tướng Tây Sơn có một bà Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân Tay bà thống đốc ba quân Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là Cách dẫn dắt từ những định đề: “Phụ nữ ta chẳng tầm thường... thiếu niên ta rất vẻ vang... trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo...'', “dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang…”, đến cách phân tích “Người chúng ít, người mình đông” rồi đến những chỉ dẫn : Bất kỳ nam nữ, giầu nghèo, Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn. Người giúp sức, kẻ giúp tiền Cùng nhau giành lấy chủ quyền nước ta... Cho thấy quan điểm động viên toàn dân, khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân... đã được Nguyễn Ái Quốc đề xuất và chỉ đạo từ năm 1941. Điểm lại toàn bộ 208 dòng trong “Lịch sử nước ta” của Nguyễn Ái Quốc, ta thấy một văn phong lạc quan, khẳng định mang tính hướng dẫn như của một người thầy đứng giữa đám học trò lớn được tin yêu, chứ không phải đứng trên bục giảng. Nguyễn Ái Quốc phân tích, lý giải chứ không chất vấn; nhắc nhở chứ không trách cứ; dìu dắt chứ không buông lơi. Với trí tuệ và tầm nhìn của một chiến sỹ quốc tế
  6. lỗi lạc, Người đã nắm chắc đáp số của bài toán và mối quan hệ tác động của nó tới cách mạng Việt Nam. Bằng phương pháp dự báo mà không lý giải, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “1945, Việt Nam độc lập”. Cũng có nghĩa là đến năm đó, bọn phát xít sẽ thất bại. Là người dẫn dắt quần chúng, Nguyễn Ái Quốc không hướng dẫn chung chung mà Người dành hẳn phần cuối của tập sách để hướng dẫn hành động. Kết thúc phần diễn ca, Nguyễn Ái Quốc tóm tắt thành điều cốt lõi : Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh! Có thể nói, khẩu hiệu chỉ đạo chiến lược nổi tiếng được coi là bí quyết thắng lợi, in đậm dấu ấn Hố Chí Minh "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" đã được đúc rút ra từ những năm tháng đó. Rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc sử dụng lịch sử vào việc vận động phong trào cách mạng một cách nhuần nhuyễn, có hiệu quả. Nhằm mục đích kêu gọi đồng bào gia nhập "Đồng minh giành độc lập", tác phẩm "Lịch sử nước ta" của Nguyễn Ái Quốc không tuân theo chế định nào "thuật nhi bất tác'' của các sử gia thời xưa, cũng chẳng cần thêm một tư liệu gì khảo cứu cho các nhà viết sử đời sau. Nhưng, lấy lịch sử để thức tỉnh đồng bào trong thời kỳ dân ta còn bị đế quốc thực dân thống trị thì đây là một mô thức bậc thầy. Nguyễn Ái Quốc đã dựng dậy toàn bộ lịch sử ông cha, đưa truyền thuyết lên hàng hiện thực, vừa chứng minh, vừa huy động cả kho báu vô tận, cái tảng sâu dầy ấy vào cuộc đấu tranh "Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Qua đó, thu hút hàng triệu con người đang bị nô dịch, quy tụ trong ngôi nhà chung của dân tộc. Và chỉ tập "gia phả" truyền đời ấy, từng con người mới thấy lại chính mình, bởi nhìn ra sức mạnh của giòng, giống mình, gương mặt của đồng bào mình, mới đủ lòng tin bước vào trận tuyến. Với Nguyễn Ái Quốc, để động viên quy tụ được sức mạnh Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nhằm định hướng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vào thời điểm cần thiết - Một dự báo sâu sắc, dự liệu sáng suốt về
  7. thời cuộc khi còn đen tối, tin chắc vào cuộc đấu tranh dành độc lập tự do những dân tộc, những con người - Một lời kêu gọi đoàn kết và chỉ dẫn cho quần chúng con đường vươn tới. Chỉ tính riêng cái mắt xích trí tuệ mang tầm lãnh tụ cô đọng trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" và những diễn biến của thời cuộc đúng như dự báo vào những năm sau đó, chỉ chừng ấy trí tuệ, chừng ấy công đã đủ đặt một con người lên hàng nhân vật lịch sử, khai phá một kỷ nguyên, mở ra một thời đại mới mà bất cứ một mưu đồ phủ nhận nào cũng không thể xuyên tạc nổi./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0