Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌM HIỂU VỀ ĐỀ NGỮ LIÊN NHÂN TRONG CÁC BÀI DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH -VIỆT"
lượt xem 6
download
Dựa trên kết quả khảo sát Đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính trị, trên cơ sở những hiểu biết giao văn hóa, dụng học, về chính trị, ngôn ngữ, bài viết đã phát hiện được những nét tương đồng và dị biệt hết sức thú vị về việc sử dụng Đề ngữ liên nhân trong những bài diễn văn chính trị giữa hai ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌM HIỂU VỀ ĐỀ NGỮ LIÊN NHÂN TRONG CÁC BÀI DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH -VIỆT"
- TÌM HIỂU VỀ ĐỀ NGỮ LIÊN NHÂN TRONG CÁC BÀI DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH -VIỆT AN INVESTIGATION INTO INTERPERSONAL THEME IN ENGLISH- VIETNAMESE POLITICAL SPEECHES PHAN VĂN HOÀ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng NGÔ THỊ THANH MAI HV Cao học khoá 2004-2007, Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh TÓM TẮT Dựa trên kết quả khảo sát Đề ngữ li ên nhân trong các bài diễn văn chính trị, trên cơ sở những hiểu biết giao văn hóa, dụng học, về chính trị, ngôn ngữ, bài viết đã phát hiện được những nét tương đồng và dị biệt hết sức thú vị về việc sử dụng Đề ngữ li ên nhân trong những bài di ễn văn chính trị giữa hai ngôn ngữ. ABSTRACT Based on the result of frequency occurrence of Interpersonal Theme in English-Vietnamese political speeches, then on the knowledge of cross-culture, pragmatics, politics as well as linguistics we found out interesting similarities as well as differences of the usage of Interpersonal Theme in English-Vietnamese political speeches. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Sự phân đoạn thực tại câu” (actual division of the sentence) hẳn không còn là thuật ngữ xa lạ với các nhà ngữ pháp học trong vài chục năm gần đây. Chính V.Mathesius và nhiều học giả khác thuộc trường phái ngôn ngữ học Praha đã khởi xướng “lí thuyết phân đoạn thực tại câu” nhằm tìm hi ểu ngôn ngữ trong sự hoạt động của nó. Theo Lý Toàn Thắng [7, 46], các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái này cho rằng cần phải phân biệt rạch ròi giữa cái gọi là thông tin về sự kiện nói chung (material information) thể hiện qua cấu trúc cú pháp-ngữ nghĩa của câu và thông tin về một phương diện của sự kiện, được người nói coi là quan trọng, là cần phải chú ý trong tình huống giao tiếp; thông tin này được gọi là thông tin thực tại (actual information) của câu và được thể hiện chủ yếu là nhờ trật tự và ngữ điệu. Song trật tự và ngữ điệu - 2 tiêu chí dùng đ ể phát hiện thông tin thực tại- không phải thuộc bình diện ngữ pháp nên l ẽ dĩ nhiên thông tin thực tại không trực tiếp đ ược thể hiện trong sự phân đoạn câu về mặt cú pháp. Vậy nên, nhất thiết phải có một sự phân đoạn nữa dành riêng cho loại thông tin này. Và sự phân đoạn đó được gọi là sự phân đoạn thực tại câu, tức câu được phân thành hai phần Đề ngữ (Theme,Topic) và Thuyết ngữ (Rheme, Comment). Trong đó, Đề ngữ là “cái đã biết” hay “thông tin cũ” còn Thuyết ngữ là “cái chưa biết” hay là “thông tin mới”. Sự phân biệt này đã đ ược các nhà nghiên cứu thuộc các thế hệ kế tiếp lĩnh hội trên nguyên tắc tiếp nhận và phát triển. Bởi lẽ khi đi vào phân tích hoạt động của ngôn ngữ, các học giả đ ã phát hiện còn có sự bất cập chẳng hạn “cái đã biết” có khi trùng với phần Đề, có khi lại trùng với phần Thuyết và ngược lại. Chính vì lẽ đó, dẫu Đề-Thuyết không phải là một thuật ngữ còn mới mẻ song các nhà ngôn ngữ thuộc các thế hệ khác nhau vẫn còn tiếp tục bàn luận nhằm đi đến một quan điểm thống nhất. Quả thật, “lí thuyết phân đoạn thực tại câu” của trường phái Praha đã thực sự là một bước đi tiên phong trong việc chuyển cách thức nghiên cứu ngôn ngữ trong sự tĩnh tại của nó sang việc nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động. Song nếu chỉ dừng lại ở cấp độ câu thì nhiệm vụ “nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động” của lí thuyết này chưa được giải quyết trọn vẹn. Chính vì lẽ đó, trong bài viết này chúng tôi vận dụng lí thuyết phân đoạn thực tại câu của M.A.K. Halliday để phân tích sự hoạt động của Đề ngữ ở bậc cao hơn - bậc diễn ngôn.
- Thật vậy, khi chuyển ra ngoài câu đ ể đến với diễn ngôn, vấn đề sử dụng Đề ngữ càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi vì người viết/nói phải sắp xếp tin theo cái đã cho, cái mới, và theo cả cái nổi bật mà người viết/nói muốn lấy làm Đề. Vậy lồng vào bên trong cái gọi là “nổi bật” ấy phải là hàm ý, là chủ đích của người viết/nói và thậm chí là ảnh hưởng của cả một nền văn hoá, ý thức hệ của một dân tộc…Chính tầm quan trọng cũng như sự hấp dẫn, những câu hỏi ẩn chứa cần đ ược giải đáp liên q uan đến sự lựa chọn Đề ngữ của diễn ngôn mà chúng tôi có tham vọng đi tìm lời giải đáp. Song trong khuôn khổ của một bài báo, chúng tôi chỉ tập trung vào “Tìm hiểu về Đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính trị Anh-Việt”. Sở dĩ diễn ngôn chính trị được lựa chọn làm cứ liệu khảo sát bởi lẽ đây là một loại diễn ngôn phức tạp nhưng hấp dẫn, ẩn chứa b ên trong mỗi một bài diễn văn là chiến thuật, là sách lược, là ảnh hưởng của cả một thể chế chính trị, của một nền văn hoá…Các chính trị gia muốn đạt được mục đích cá nhân cũng như của quốc gia phải thật sự thận trọng trong cách sắp xếp Đề ngữ sao cho nó thật sự là điểm nổi bật, thu hút được sự chú ý của người nghe; làm sao cho những “vệ tinh” thuyết ngữ phải quay xung quanh “mặt trời” đề ngữ, làm bật lên cái “ý muốn nói” của người diễn thuyết. 2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỀ NGỮ 2.1. Khái niệm Đề ngữ là một khái niệm thu hút được sự quan tâm của các học giả bởi lẽ sự ra đời của nó đã giải quyết được những vấn đề còn bất cập của các nhà ngữ pháp vốn lấy cấu trúc chủ-vị làm tiêu chí đánh giá và phân loại câu. Thống nhất ở cách nhìn về vị trí của Đề ngữ, các học giả như M.Halliday, R.Quirk, D.Nunan cùng chia sẻ một quan điểm rằng Đề là “thành tố đóng vai trò như là điểm xuất phát của thông điệp” [2:38], “đơn vị đầu tiên của một cú” [5:410], “thành tố khởi đầu trong mệnh đề” [3:71]. Tuy nhiên, Đề không đơn thuần là thành tố đứng đầu cú mà hơn nữa, xét một cách toàn cục, Đề là một thành tố trong một cấu trúc đặc biệt có chức năng tổ chức cú như là một thông điệp. Hay nói như David Nunan [3:71], Đề là thành tố mà xung quanh nó câu được tạo dựng nên, và là thành tố mà người viết/nói muốn làm cho nổi bật. Tóm lại, Đề là thành tố đóng vai trò như là điểm xuất phát của thông điệp, là phương tiện khai triển câu, là một thành t ố mà người viết/ nói muốn làm cho nổi bật; nó đóng vai trò như một cái khung, bối cảnh ngữ nghĩa cho việc diễn giải phần còn lại của thông điệp (phần Thuyết). 2.2 Phân loại Đề ngữ Đề ngữ có thể là Đề ngữ đơn (simple Theme) hoặc là Đề ngữ đa (multiple Theme). Đề ngữ đơn là loại Đề chỉ được thể hiện bằng một đơn vị- một cum danh từ, một cụm trạng từ hay một cú đoạn. Trong khi đó Đề ngữ đa cùng một lúc có thể là sự thể hiện của kinh nghiệm, trao đổi và thông điệp. Đề ngữ đa có thể cùng lúc chứa ít nhất là 2 trong 3 loại Đề -Đề ngữ ngôn bản ^ Đề ngữ liên nhân ^ Đề ngữ kinh nghiệm (và đây cũng chính là vị trí điển hình của các loại Đề trong cú). Theo cách phân loại của M.Halliday [2:54], các thành phần liên nhân, ngôn bản, kinh nghiệm của các loại Đề ngữ có thể đ ược tóm tắt như sau: Đề ngữ kinh nghiệm (chủ đề) gồm có (1) tham thể, (2) chu cảnh, (3) quá trình; Đề ngữ ngôn bản gồm: (1) liên từ (structural conjunctives) hoặc đại từ quan hệ (WH-relative)(*1 ), (2) phụ ngữ liên hợp (conjunctives), (3) kế tiếp (continuative); Đề ngữ liên nhân gồm: (1) hô ngữ (vocative), (2) tình thái phụ ngữ (Modal adjunct), (3) Đề ngữ đánh dấu thức: tác tử hữu định của động từ (Finite Verb), thành phần nghi vấn (WH-interogative) (*) và hình thức cầu khiến 'Let’s'. 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ DIỄN GIẢI Cách phân loại của Halliday về Đề ngữ kinh nghiệm, Đề ngữ ngôn bản và Đề ngữ liên nhân ở mục trên là cơ sở lý thuyết giúp chúng tôi tiến hành khảo sát. Để đạt tính đồng nhất, chúng tôi chỉ chọn 1 Các dấu (*) chỉ ra rằng các quan hệ từ và yếu tố nghi vấn bắt đầu bằng WH- cũng là một thành phần của chủ đề.
- những b ài diễn văn của các chính trị gia Việt Nam và Mỹ từ những năm 1900 trở lại đây. Hơn 20 bài diễn văn tiếng Việt và 25 bài di ễn văn tiếng Anh ngắn (từ 10 đến 20 phát ngôn), 25 bài diễn văn tiếng Việt và 30 diễn văn tiếng Anh có độ dài trung bình (từ 25 đến 100 phát ngôn), 25 bài di ễn văn tiếng Việt và 30 bài di ễn văn tiếng Anh dài (hơn 100 phát ngôn) được chúng tôi thu thập qua internet và sách báo, tạp chí. Song để thu được kết quả, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 20 bài diễn văn tiếng Anh (DVTA), 20 bài diễn văn tiếng Việt (DVTV) có độ dài trung bình để tiến hành khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của 3 loại Đề ngữ, dựa trên tỉ lệ phần trăm, rồi tiến hành sử dụng các hiểu biết về văn hoá, chính trị, về ngôn ngữ nhằm giải thích sự phân bố cũng như sự khác nhau về bản chất đó. Dưới đây là bức tranh toàn cảnh các loại Đề ngữ và tỉ lệ cụ thể của Đề ngữ liên nhân thông qua kết quả khảo sát của 20 bài DVCTV với 982 PN, 20 DVCTA với 883 PN. Bảng 1. Kết quả phân bố các loại Đề ngữ trong DVCTA Đề liên nhân Đề kinh nghiệm Đề ngôn bản (76.5%) (19.9%) (3.6%) Không Tình thái đánh dấu phụ ngữ Đánh dấu Liên từ Kế tiếp Hô gọi Từ để hỏi Hữu định 1955 195 556 4 34 29 27 10 (69.57%) (6.93%) (19.8%) (0.14%) (1.2%) (1.03%) (0.96%) (0.36%) Bảng 2. Kết quả phân bố các loại Đề ngữ trong DVCTV Đề liên nhân (6.96%) Đề kinh nghiệm (79.84%) Đề ngôn bản (13.2%) Không Tình thái Đánh dấu đánh dấu Liên từ Kế tiếp Hô gọi Từ để hỏi phụ ngữ Hãy 790 208 165 0 65 4 11 7 (63.2%) (16.64%) (13.2%) (0%) (5.2%) (0.32%) (0.88%) (0.56%) Đề ngữ liên nhân chiếm vị trí rất khiêm tốn cả trong DVCTA và DVCTV (3.6% và 6.96%). Đây là kết quả không mấy bất ngờ bởi lẽ DVCT là loại diễn ngôn ít hỗ tương, có tính tương tác thấp. Các di ễn giả chủ yếu “độc thoại” và bằng những nghệ thuật ngôn từ, giọng nói, ngoại hình, tầm quan trọng của đề tài …nhằm thu hút, lôi kéo người nghe. Song người nghe ở đây không hẳn “bị động” hoàn toàn mà ít nhiều có những tương tác, phản ứng như không tập trung, nói chuyện.. hay ngược lại. 3.1. Trong Đề ngữ liên nhân, thành phần hô g ọi trong DVCTV chiếm 5.2% so với 1.2% của DVCTA. Sự chênh lệch này là do các diễn giả Việt Nam trong lúc phát biểu rất hay giao lưu với người nghe bằng những hình thức thưa gửi trong khi diễn giả người Mỹ thường chỉ thực hiện thủ tục này lúc khởi đầu bài diễn thuyết. Một điều khá thú vị là trong cách thể hiện hô gọi, phần lớn DVCTV sử dụng hình thức trung tính như " Kính thưa các đồng chí", "Hỡi quân đội và nhân dân Việt Nam", "Thưa đồng bào và chiến sĩ cả n ước", "Thưa các quý vị đại biểu”…Trong khi đó Nguyễn Quang [4:151] lại cho rằng xã hội Việt Nam là một xã hội gia trưởng Nho giáo, một xã hội "trọng nam" nên yếu tố này ảnh hưởng đến cuộc sống nói chung và đời sống ngôn ngữ nói riêng (ví dụ: Thưa quí ông, quí bà; thưa các anh, các chị…). Song phải chăng do chức năng của loại hình diễn ngôn chính trị là lôi kéo người tham gia giao tiếp về phía mình, hành đ ộng theo mình nên chiến lược đồng nhóm luôn được tận dụng đến mức tối đa? Bên cạnh đó, những cách hô gọi đặc biệt trong các buổi lễ hay đại hội long trọng kiểu như "Kính thưa các bà mẹ Việt Nam anh hùng” trong các bài DVCTV cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này có th ể lý giải thông qua lịch sử của nước Việt Nam - một đất nước có những người mẹ, người vợ chịu nhiều hy sinh, mất mát qua bao cuộc kháng chiến quyết giành độc lập mới có thể cảm nhận hết được ý nghĩa của cách hô gọi này. Và chỉ qua kết quả khảo sát về ngôn ngữ, chúng ta nhận thấy rằng dư âm của chi ến tranh vẫn còn rất “tươi nguyên” đ ối với người dân Việt. Dẫu đang sống trong thời bình song trong những đại hội, đặc biệt là các dịp lễ lớn của dân tộc cách hô gọi theo kiểu “Thưa đồng bào và
- chiến sĩ cả nước” vẫn còn tồn tại. Với người dân Việt, mỗi một ngày lễ lớn của dân tộc thường gắn liền với một sự kiện chính trị, lịch sử…Và đồng b ào, chiến sĩ - hai lực lượng nòng cốt góp p hần tạo nên chiến thắng của nước Việt Nam - đã đi vào những lời hô gọi như là sự biết ơn, lòng tự hào của dân tộc đối với những người có công lớn trong những cuộc chiến thần thánh của Tổ quốc. Trong khi đó cách hô gọi trong DVCTA đa số lại có xu hướng "ladies first" như trong "Ladies and Gentlemen”. Đây có thể do chịu ảnh hưởng của phong cách "gallant" (chiều quí bà) và phong cách "Gentlemanly" (quân t ử phương Tây). Ngoài ra, hình thức hô gọi kiểu “ My fellow citizens”, “My fellow Americans” cũng xuất hiện trong DVCTA. Dường như yếu tố quyền lực tiềm ẩn đang chi phối các chính khách Mỹ khi họ sử dụng tính từ sở hữu “my”với một tập thể đông người. Hình thức sở hữu trên khác với kiểu hô gọi “Hỡi các anh bộ đội cụ Hồ” như trong một số DVCTV- kiểu sở hữu này lại là hình thức biểu hiện sự kính trọng, sự tự hào về một vĩ nhân của đất nước do nhân dân Việt Nam và một số nhà chính trị sử dụng chứ không phải do chính Hồ Chí Minh tự gán ghép cái quyền sở hữu ấy cho mình. Song bên cạnh đó “fellow” với ý nghĩa “cùng chí hướng” cũng gợi nên một sự thân hữu, một sự chia sẻ, một chiến lược đồng nhóm, một chất xúc tác làm mềm hóa yếu tố quyền lực. Một điều đặc biệt thú vị là ngay cả trong cách hô gọi, cái gọi là “chủ nghĩa cá nhân” hay “chủ nghĩa tập thể” cũng được thể hiện khá rõ. Trong DVCTV, các chính trị gia thường bắt đầu bằng “Kính thưa đại hội”, “Thưa đoàn chủ tịch”. Ngược lại, các chính trị gia Mỹ thể hiện thưa gọi bằng cách “Members of the Senate, and of the House of Representatives”, “Members of the Congress”. Theo Trần Ngọc Thêm [8, 107], khởi nguồn từ cuộc sống nông nghiệp, người Việt Nam luôn ý thức đ ược sức mạnh tập thể, cộng đồng, chính vì thế cái tôi bản ngã dường như bị mất đi, bị lu mờ giữa cái chung. Và rồi đ ược sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cái ý t hức được đóng góp, được xây dựng thành công một chủ nghĩa xã hội vững mạnh đã làm cho tính cá nhân, tính cạnh tranh không có nhiều đất phát triển. Chính vì lẽ đó, các chính trị gia Việt Nam đã gạt bỏ đi “cái tôi” nhỏ bé, chỉ chú trọng đến cái chung “đại hội”, “đoàn chủ tịch”. Trong khi đó, Levine và Adelman [4:213] lại cho rằng “một trong những nguyên tắc chủ đạo trong xã hội Mỹ là giá trị của chủ nghĩa cá nhân”. Cái tôi, cái riêng tư luôn được đề cao và chính sự coi trọng vai trò cá nhân nên đã dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh nhau một cách khốc liệt. Mặt khác, môi trường kinh tế Tư b ản chủ nghĩa với sự cạnh tranh nảy lửa cũng góp phần hình thành nên cái tôi, tính cá nhân chủ nghĩa rất mạnh mẽ. Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ cũng đ ều đề cao quyền tự do cá nhân, của con người và nền cộng hòa. Đây chính là cội nguồn của việc các diễn giả Mỹ phải đề cập chính các cá nhân -“Members”- trong tập thể ấy. 3.2. Một kết quả bất ngờ là các tình thái phụ ngữ (TTPN) làm chức năng Đề ngữ trong DVCTA và DVCTV cùng chiếm số lượng rất ít (0.36% và 0.56%). Điều này cho thấy rằng việc sử dụng Đề tình thái để thể hiện thái độ, sự đánh giá của diễn giả đối với một sự việc, một vấn đề ở phần Thuyết đều ít nhận được sự quan tâm của các chính trị gia. Nguyên nhân có thể do có quá nhiều sự lựa chọn Đề ngữ và các chính trị gia buộc lòng phải đưa các TTPN vào phần thuyết hoặc đôi khi dùng sự hỗ trợ của Thuyết tình thái, kiểu câu hoặc động từ tình thái… để tạo thêm sắc thái cho bài diễn văn của mình. Hãy xét trường hợp TTPN được đ ưa vào phần Thuyết trong cả DVCTV lẫn DVCTA: “Vì dân Việt Nam tin chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến này cũng thành công” (Hồ Chí Minh) “Tuy khí giới ta còn kém, kinh nghiệm ta còn ít, nh ưng lòng kiên quyết, chí hy sinh của t ướng sỹ ta đã lập những chiến công oanh liệt, vẻ vang có thể nói là kinh trời động đất.” (Hồ Chí Minh) “This is truly a national loss’ (Ronald Reagan) “In this difficult day, in this difficult time for the United States, it’s perhaps well to ask what kind of a nation we are and what direction we want to move in” (Robert F.Kennedy) Theo Cao Xuân Hạo [6:60], Đề tình thái có ý nghĩa khái quát là “Trong cái khuôn khổ hiểu biết và sự đánh giá của tôi về sự tình thì…”. Vậy phải chăng để cho các bài diễn văn mang sắc thái khách quan và không bị áp đặt bởi cái tôi chủ quan, như thể các chính khách đang đứng trên lập trường quan điểm của một quốc gia, của tập thể, hay chí ít cũng là của một Đảng phái chính trị nào
- đó nên các TTPN được đẩy về phần Thuyết? Ngoài ra, theo tính logic của tiêu điểm thông tin, phần Thuyết thường là phần cung cấp thông tin mới và vì vậy thái độ của diễn giả đối với sự tình, với vấn đề đang được trình bày là cái mới, là cái mà khán/thính gi ả chờ đợi. 3.3. Hình thức nghi vấn từ (WH-interrogative) chiếm vị trí rất nhỏ trong cả DVCTV và DVCTA (1.03% và 0.32%). Vì sao vậy? Sở dĩ như thế là vì di ễn ngôn chính trị là loại diễn ngôn có tương tác mặt đối mặt ít hỗ tương vì l ẽ diễn giả diễn thuyết và khán/thính giả nghe, lĩnh hội các ý tưởng là chủ yếu. Do vậy các hình thức hỏi ở đây hầu hết đều là câu hỏi tu từ - diễn giả đặt câu hỏi như một hình thức hướng người nghe về một vấn đề và không ai khác mà chính diễn giả phải tìm ra câu trả lời. Hãy xét ví dụ sau: “Kháng chiến toàn quốc đến hôm nay vừa đúng 6 tháng. Mà sức kháng chiến của ta càng mạnh. Sự thắng lợi của ta càng rõ ràng. Đó là vì sao?” (Hồ Chí Minh) Trả lời cho câu hỏi này, Hồ Chí Minh tiếp tục với những lí do sau: (1) vì kháng chiến của ta là chính nghĩa; (2) vì đồng bào ta đại đoàn kết; (3) vì tướng sĩ ta dũng cảm; (4) vì chiến lược ta đúng; (5) vì ta nhiều bè bạn. Và một ví dụ khác trong DVCTA: “When will you be satisfied? We can never be satisfied as long as the Negro is the victim of the unspeakable horrors of police brutality. We can never be satisfied as long as our bodies, heavy with the fatigue of travel, cannot gain lodging in the motels of the highways and the hotels of the cities…No, no, we are not satisfied, and we will not be satisfied until justice rolls down like waters and rightenousness like a mighty stream.” (Martin Lurther King) Chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cả DVCTV và DVCTA, song quả thật sức nặng của câu hỏi tu từ vượt quá sự mong đợi. Nó đóng vai trò như một người dẫn đường, một nghệ thuật lập luận với tính logic cao giúp các ý tưởng liên kết một cách tự nhiên, không gượng ép nhằm mục đích tạo tính mạch lạc, khúc chiết cho diễn ngôn. 3.4. Hình thức hữu định cũng chiếm số lượng nhỏ (0.96%) trong DVCTA (điều này không th ể tính đến trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt). Và Let’s dường như là sự ưu tiên hàng đầu của các chính trị gia Mỹ khi sử dụng hình thức này. Hãy xét những ví dụ sau: “Let us dedicate ourselves to what the Greeks wrote so many years ago:to tame the savegeness of man and make gentle the life of this world.” (Robert F.Kennedy) “So let us begin a new- remembering on both sides that civility is not a sign of weakness, and sincerity is always subject to proof”. (John. F Kennedy) Mặc dầu DVCTV không có hình thức hữu định “Let’s” như trong DVCTA song sự xuất hiện của từ “hãy” như một sự “đền bù” hi ệu quả, đã làm cho lòng người phấn chấn, rồi cảm giác muốn được nhập cuộc, được hành động như có một nguồn nội lực mới đang hoà tan vào huyết quản : “Hãy truyền cho từng người niềm đam mê và hoài bão để biến những ước mơ của cả dân tộc thành hiện thực trong một tương lai gần.” (Trần Đức Lương) “Hãy nén đau thương, anh dũng phấn đấu, hăng hái vươn lên, đạp bằng mọi trở lực, chông gai, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, thực hiện lời thề danh dự trong giờ phút vĩnh biệt thiêng liêng này.” (Lê Duẩn) “Let’s”, “Hãy” như một lời thúc giục, kêu gọi người nghe suy nghĩ, hành động như thông điệp mà diễn giả đang trình bày. Rõ ràng đây là mục đích tối thượng của diễn văn chính trị nói chung. Song điều đáng ngạc nhiên là chúng ít được tận dụng trong cả DVCTV và DVCTA. Có thể các chính trị gia không muốn hô hào suông mà muốn thông qua những lập luận sắc bén, logic của mình đ ể gián tiếp lôi kéo, thuyết phục người nghe. Và chỉ khi nào thật sự cần thiết thì lối hô hào như thế mới đ ược tận dụng và lẽ dĩ nhiên sẽ phát huy hết thế mạnh của mình.
- 4. KẾT LUẬN Qua phân tích và diễn giải, ta nhận thấy sự uyển chuyển linh hoạt trong việc lựa chọn Đề ngữ liên nhân đã tạo nên sức lôi cuốn đặc biệt cho các bài diễn văn chính trị. Dù Đông hay Tây, những “tảng băng chìm” này cũng đều cần có công cụ soi sáng - đó chính là những kiến thức về văn hoá, dụng học, kiến thức về thể chế chính trị, về ngôn ngữ. Bài viết của chúng tôi, “Tìm hiểu về Đề ngữ liên nhân trong các bài chính trị Anh-Việt” cũng không nằm ngoài mục đích tìm hi ểu ý đồ về mặt dụng học, văn hóa, chính trị… của các chính trị gia Mỹ và Việt Nam khi sử dụng Đề ngữ trong các bài diễn văn. Song đây mới chỉ là bước đầu trong việc bóc tách nghiên cứu độc lập một loại Đề ngữ liên nhân và vì vậy, hai mảng còn bỏ ngỏ - Đề ngữ ngôn bản và Đề ngữ kinh nghiệm - là hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi. Và trên những diễn giải đã thu được, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp cho việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là những giờ dạy và học nói. Bài viết còn có thể mang lại lợi ích cho người học trong các buổi trình bày trên lớp - một hoạt động rất thiết thực, bổ ích mà phương pháp lấy người học làm trung tâm rất chú trọng. Bên cạnh đó, những kết quả đạt được cũng có thể áp dụng vào công tác dịch thuật nói chung và dịch các văn bản về chính trị nói riêng. Xét ở một bình diện có ý nghĩa hơn, bài viết còn tham vọng được góp một tiếng nói vào xu hướng toàn cầu hoá mà trong đó chúng ta - những thực thể xã hội - dù muốn hay không đều phải mở cửa, cọ xát, đó n những “làn gió” chính trị mới. Và hơn ai hết, những nhà chính trị hẳn là những người có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề này nhằm gọt giũa những bài diễn văn của mình sao cho thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, phù hợp với các đối tượng khán/ thính giả không chỉ trong phạm vi của một đất nước mà cả trên khắp địa cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brown &Yule (1983), Discourse analysis, Cambridge University Press. [2] M.A.K Halliday (1985), An Introduction to Functional Grammar, Edward Arnold. David Nunan (1999), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb ĐHQG Hà Nội. [3] Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và Giao tiếp giao văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội. [4] [5] Quirk & Greenbaum (1973), A university Grammar of English, Longman. Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm và Cao Xuân Hạo (1999), Ngữ pháp [6] chức năng tiếng Việt Quyển I, Nxb GD. Lý Toàn Thắng (1981), Lý thuyết phân đoạn thực tại câu, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr.46-47. [7] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD. [8] Lê Duẩn, Chủ tịch Hồ Chí Minh-lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Nxb Sự thật, 1986. [9] Phạm Văn Đồng , 35 năm chiến đấu kiên cường và thắng lợi vẻ vang, Nxb Sự thật, 1986. [10] Võ Nguyên Giáp, Những bài viết và nói chọn lọc thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, [11] 2001. Hồ Chí Minh tuyển tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, 2002. [12] [13] Tedford, T., Public speaking in a free society, Mc Graw-Hill Inc., 1991. [14] http://www.americanrhetoric.com/top100speechesall.html [15] http://usinfo.state.gov/usa/infousa/facts/speeches.htm [16] dangcongsan@cpv.org.vn [17] http://www.mofa.gov.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 313 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 350 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn