intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ THUỶ VÂN, HUYỆN HƯƠNG THUỶ, THỪA THIÊN HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

411
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát 219 người có độ tuổi từ 60-90 về tỷ lệ, mức độ THA và các yếu tố liên quan tới mức độ THA tại xã Thuỷ Vân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, tác giả ghi nhận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ THUỶ VÂN, HUYỆN HƯƠNG THUỶ, THỪA THIÊN HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ THUỶ VÂN, HUYỆN HƯƠNG THUỶ, THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Văn Ngoạn Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế TÓM TẮT Khảo sát 219 người có độ tuổi từ 60-90 về tỷ lệ, mức độ THA và các yếu tố liên quan tới mức độ THA tại xã Thuỷ Vân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, tác giả ghi nhận: 1. Tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi là 48,86%. - Mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại độ I là 39,25%, độ II là 35,51 %, độ III - là 25,24%. 2. Các yếu tố như thói quen trong cuộc sống, chỉ số BMI, tỷ lệ protein niệu (+) có liên quan tới mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi Các thói quen trong cuộc sống chiếm tỷ lệ tăng dần theo mức độ tăng huyết áp: - Ăn mặn: độ I (23,80%), độ II (31,57%), độ III (37,03%). + Uống rượu bia: độ I (30,95%), độ II (44,37%), độ III (51,55%). + Hút thuốc lá: độ I (26,19%), độ II (36,84%), độ III (48,14%). + Không hoạt động thể lực: độ I (21,42%), độ II (34,71%), độ III (55,55%). + Không tham gia hoạt động xã hội: độ I (24,42%), độ II (34,21%), độ III + (59,25%). Chỉ số BMI càng cao thì mức độ tăng huyết áp càng tăng: - BMI > 25 và
  2. người. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo các độ tuổi. Nam giới từ 55 tuổi và nữ giới từ 65 tuổi trở lên có khoảng 50% bị tăng huyết áp [7]. Tăng huyết áp gây biến chứng cho 62% bệnh lý mạch máu não và 49% bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nếu tổ chức tốt việc dự phòng và điều trị tăng huyết áp thì sẽ giảm 40% nguy cơ đột quỵ và 15 % nguy cơ nhồi máu cơ tim [9]. Hiện nay, thành phố Huế đã có nhiều đề tài nghiêu cứu dịch tễ về tăng huyết áp ở người cao tuổi có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như béo phì, thói quen ăn uống, sinh hoạt, protein niệu, nhưng chưa có nghiên cứu chính thức nào về tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thuỷ Vân, Hương Thuỷ. Để góp phần vào chiến lược chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi và đặc biệt là công tác quản lý, phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi tại cộng đồng các vùng nông thôn, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: 1. Khảo sát tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan như thói quen trong cuộc sống, chỉ số BMI, tỷ lệ protein niệu ở người cao tuổi có tăng huyết áp. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2. 1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi chọn tất cả những người từ 60-90 tuổi đang sinh sống tại xã Thuỷ Vân - Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế. 2. 2. Phương pháp nghiên cứu Loại nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, phân tích tại cộng đồng. - Tiêu chuNn chNn đoán: - + ChNn đoán THA (theo Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội THA quốc tế) thì: THA nếu HATT ≥ 140mmHg và / hoặc HATTr ≥ 90mmHg và/ hoặc đã sử dụng thuốc chống THA. + ChNn đoán mức độ THA (theo WHO/ ISH 2003) thì: THA độ I (HATT 140-159mmHg, HATTr 90-99mmHg), THA độ II (HATT 160-179mmHg, HATTr 100-109mmHg), THA độ III (HATT ≥ 180mmHg, HATTr 1≥ 10mmHg). + ChNn đoán béo phì (áp dụng cho người trưởng thành châu Á theo giáo trình Nội khoa và điều trị Trường Đại học Y Dược Huế) thì: Nguy cơ béo phì (BMI từ 23-24,9kg/m2), béo phì độ I (BMI từ 25-29,9kg/m2), Béo phì độ II (BMI ≥ 30 kg/m2). + Lượng muối dùng mỗi ngày cho người THA (theo tài liệu Quản lý Điều dưỡng Bộ Y tế 2004) thì: Lượng mối < 6g/ 24 giờ. 90
  3. Kỹ thuật thực hiện nghiên cứu: - + Xây dựng phiếu điều tra + Đo huyết áp [9] + Đo chiều cao, cân nặng và tính chỉ số BMI [4] + Định lượng protein niệu [8] Xử lý và phân tích số liệu: Theo chương trình phần mềm Epi Info 6.04. - III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp theo các độ tuổi Bảng 1: Tỷ lệ tăng huyết áp theo các độ tuổi Độ tuổi 60 - 74 tuổi 75 - 90 tuổi Chung THA n % n % n % Có THA 51 40,20 56 60,86 107 48,86 Không THA 76 59,83 36 39,14 112 51,14 Chung 127 57,99 92 42,01 219 100,00 Tỷ lệ THA chung ở người cao tuổi chiếm 48,86%. Trong đó, độ tuổi từ 75-90 tỷ lệ THA nhiều hơn 20,66% so với độ tuổi từ 60-74 với p
  4. Không hoạt động thể 9 21,42 13 34,21 15 55,55 lực Không tham gia hoạt 9 24,42 13 34,21 16 59,25 động xã hội Các thói quen trong cuộc sống có liên quan tới mức độ THA với p
  5. đối tượng này đã cho kết quả THA độ I là 35%, độ III là 24,54%. Nhiều thử nghiệm nghiên cứu ngẫu nhiên trên diện rộng đã chứng minh rằng nếu giảm độ THA thì sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong [7]. 4.2. Bàn về các yếu tố liên quan tới mức độ tăng huyết áp - Bàn về thói quen trong cuộc sống Qua nghiên cứu 107 người THA, chúng tôi thấy các thói quen trong cuộc sống có liên quan tới mức độ THA: + Về thói quen ăn mặn: Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ăn mặn càng cao thì tỷ lệ THA càng tăng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
  6. - Bàn về protein niệu (+) Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ THA càng cao thì tỷ lệ protein niệu (+) càng cao. THA độ I là 19,04 %; độ II là 26,31 %; độ III là 44,44%, tỷ lệ protein niệu chung là 28,03%. Như vậy, THA và các bệnh thận như: Viêm thận mạn, suy thận, lao thận... là một trong những yếu tố hình thành protein niệu, bởi vì THA gây biến chứng thận, làm xơ vữa động mạch thận sớm và nhanh, xơ hoá và tổn thương màng đáy cầu thận gây tình trạng suy thận dần dần, hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính. Đây là một vòng xoắn bệnh lý của hai nguyên nhân này. Do vậy mà kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Đoàn Dư Đạt và cộng sự về protein niệu (+) chiếm tỷ lệ chung ở người cao tuổi là 29,8% [3]. V. Kết luận Qua khảo sát 219 người cao tuổi có độ tuổi từ 60-90 tại xã Thuỷ Xuân, Huơng Thuỷ, Thừa Thiên Huế về tỷ lệ, mức độ tăng huyết áp, các yếu tố liên quan chúng tôi ghi nhận: 5.1. Tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi là 48,86%. - Mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Độ I là 39,25%, Độ II là 35,51 %, - Độ III là 25,24%. 5.2. Các yếu tố như thói quen trong cuộc sống, chỉ số BMI, tỷ lệ protein niệu (+) có liên quan tới mức độ tăng huyết áp ở người cao tuổi Các thói quen trong cuộc sống chiếm tỷ lệ tăng dẫn theo mức độ tăng huyết - áp: + Ăn mặn: độ I (23,80%), độ II (31,57%), độ III (37,03%). + Uống rượu bia: độ I (30,95%), độ II (44,37%), độ III (51,55%). + Hút thuốc lá: độ I (26,19%), độ II (36,84%), độ III (48,14%). + Không hoạt động thể lực: độ I (21,42%), độ II (34,71%), độ III (55,55%). + Không tham gia hoạt động xã hội: độ I (24,42%), độ II (34,21%), độ III (59,25%). Chỉ số BMI càng cao thì mức độ tăng huyết áp càng tăng - + BMI > 25 và
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy An, Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân tăng huyết áp, Tạp chí Tim mạch Việt Nam, (2005), 65-72. 2. Phạm Tử Dương, Bệnh tăng huyết áp, NXB Y học, 2005. 3. Đoàn Dư Đạt và cộng sự, Nhận xét các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và tổn thương cơ quan đích trong các bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa Tim mạch bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển, Uông Bí, Quảng Ninh, (2005), 514-524. 4. Giáo trình nội bệnh học và điều trị, Trường Đại học Y dược Huế, (2004), 14-23. 5. Lê Đức Hinh, Tai biến mạch máu não, Hướng dẫn ch n đoán và xử trí, NXB Y học. 6. Trần Văn Huy, Các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi tại Khánh Hoà, Tạp chí thông tin Y dược, (2001), 65-72. 7. Phạm Gia Khải, Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà Nội, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (1999), 22-24. 8. Phạm Khuê, Tăng huyết áp, Bách khoa toàn thư bệnh học, NXB Từ điển Bách khoa, tập 1 (2000), 265-268 9. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006-2010, Hội Tim mạch học Việt Nam, NXB Y học, (2006), 01-52. 10. Nguyễn Lân Việt, Áp dụng một số can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội, 2007. 11. Canoy, Dexter, Fat distribution, body mass index and blood pressure in 22.090 men and women in the norfolk cohort ot the european prospective investigation into cancer and nutrition study, Journal of Hypertension, 22(11), (2004), 207-2074. 12. Beilin, Lawrencej, Pudey, Ianb, Alcohol an hypertension, Hypertension, 47 (6), (2006), 1035-1038. 13. Kulkarnis. O’farreli, Stress and hypertension, WMJ 97 (11), (1998), 8-34. 14. Theodore A Kotchen, Salt in the year 2001, Council for high blood pressure newsletter, (2001), 9-10. 95
  8. THE REALITY OF HYPERTENSION AND IMPACT FACTORS OF ELDERLY IN THUY VAN COMMUNE, HUONG THUY DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Hoang Van Ngoan College of Medicine and Pharmacy, Hue University SUMMARY By studying the incidence, degree and some impact factors of hypertension on 219 subjects aged 60-90 in Thuy Van commune, Huong Thuy district, Thua Thien Hue province we concluded that: 1. The incidence and degree of hypertension of the elderly - The incidence of hypertension of the elderly was 48,86%. - The degree of hypertension of the elderly was: degree I: 39,25%, degree II: 35,51%, degree III: 25,24%. 2. Factors that related to hypertension of the elderly such as living habits, BMI index, positive urinary protein - The living habits increased depending on the degree of hypertension. Salty diets: degree I (23,80%), degree II (31,57%), degree III (37,03%). Drinking: degree I (30,95%), degree II (44,37%), degree III (51,55%). Smoking: degree I (26,19%), degree II (36,84), degree III (48,14%). Physical inactivity: degree I (21,42%), degree II (15,81%), degree III (45,15%). Social inactivity: degree I (21,42%), degree II (34,42%), degree III (59,25%). - The BMI index was as high as increasing degree of hypertension: BMI from 25-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2