Báo cáo nghiên cứu khoa học "Trao đổi về nghĩa của từ Sâm Thương "
lượt xem 6
download
Từ Sâm Thương được Ngữ văn 9 - tập I chú giải như sau: “Sâm Thương: chính là sao Kim, một hành tinh trong hệ mặt trời nhưng người xưa cho là 2 ngôi sao, một ngôi mọc ở phía đông, một ngôi ở phía tây, sao này mọc, sao kia lặn. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau” (Đầu trang 106 NV 9 Tập I - NXB GD, 2008). Qua đoạn chú giải trên, các Giáo sư biên soạn NV 9 Tập I muốn nhắc nhở thầy trò trong các trường phổ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Trao đổi về nghĩa của từ Sâm Thương "
- Trao đổi về nghĩa của từ Sâm Thương Từ Sâm Thương được Ngữ văn 9 - tập I chú giải như sau: “Sâm Thương: chính là sao Kim, một hành tinh trong hệ mặt trời nhưng người xưa cho là 2 ngôi sao, một ngôi mọc ở phía đông, một ngôi ở phía tây, sao này mọc, sao kia lặn. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau” (Đầu trang 106 NV 9 - Tập I - NXB GD, 2008). Qua đoạn chú giải trên, các Giáo sư biên soạn NV 9 - Tập I muốn nhắc nhở thầy trò trong các trường phổ thông nhớ chú ý để hiểu cho đúng rằng Sâm Thương là sao Kim, không phải “là 2 ngôi sao, một ngôi mọc ở phía đông, một ngôi ở phía tây, sao này mọc, sao kia lặn. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau”. Từ Sâm Thương được Ngữ văn 9 - tập I chú giải như sau: “Sâm Thương: chính là sao Kim, một hành tinh trong hệ mặt trời nhưng người xưa cho là 2 ngôi sao, một ngôi mọc ở phía đông, một ngôi ở phía tây, sao này mọc, sao kia lặn. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau” (Đầu trang 106 NV 9 - Tập I - NXB GD, 2008). Qua đoạn chú giải trên, các Giáo sư biên soạn NV 9 - Tập I muốn nhắc nhở thầy trò trong các trường phổ thông nhớ chú ý để hiểu cho đúng rằng Sâm Thương là sao Kim, không phải “là 2 ngôi sao, một ngôi mọc ở phía đông, một ngôi ở phía tây, sao này mọc, sao kia lặn. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau”. Như người xưa khắp cả nước ta, trong đó có nhà thơ thiên tài Nguyễn Du đã hiểu nhầm trong suốt mấy trăm năm nay. Nhưng theo các từ điển của Trung Quốc như từ điển tiếng Hán hiện đại in năm 1994, từ điển Từ Hải in năm 1989, từ điển Từ Nguyên in năm 1997 thì Sâm Thương là 2 ngôi sao. Sao Sâm là 1 trong 7 ngôi sao thuộc chòm sao Bạch Hổ. Sao Thương là 1 trong 7 ngôi sao thuộc chòm sao Thương Long. Sao Sâm luôn mọc ở phía Tây. Sao Thương luôn mọc ở phía Đông. Sao Sâm và sao Thương không bao giờ cùng xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời, lúc sao này mọc thì sao kia đã lặn và ngược lại. Vì vậy, người ta thường dùng hình ảnh Sâm Thương theo 2 nghĩa sau:
- 1, Bạn bè, anh em hoặc vợ chồng phải sống xa xôi cách trở, khó lòng gặp nhau hoặc không bao giờ gặp nhau (giống như sao Sâm và sao Thương). 2, Bạn bè, anh em hoặc vợ chồng bất hòa, lục đục nên ít khi gặp nhau hoặc không bao giờ gặp nhau (giống như sao Sâm và sao Thương). Từ Sâm Thương có trong đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán” ở trang 105 - NV 9 - Tập I, hai câu thơ đó như sau: Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân Nhiều người đã biết rằng “nhờ cậy uy linh” của Từ Hải, một cô thiếu nữ tài sắc và hiếu thảo tuyệt vời nhưng chẳng may đã phải hai lần quằn quại trong nhục nhã ê chề ở chốn lầu xanh như Thúy Kiều, bỗng nhiên may mắn trở thành một vị phu nhân, nên mới có điều kiện báo ân và báo oán một cách công khai, đàng hoàng giữa thanh thiên bạch nhật bằng lực lượng quân đội hùng hậu, vô cùng oai phong lẫm liệt. Trong giờ phút vinh quang chói lọi nhất của đời mình, Thúy Kiều oai vệ như một vị chánh án quân sự tối cao nhưng đã niềm nở, dịu dàng nói với Thúc Sinh - người chồng cũ của mình rằng: “Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân” Qua 2 câu này, Thúy Kiều muốn nói với Thúc Sinh như sau: chàng và thiếp trước kia đã từng là vợ chồng gắn bó keo sơn với nhau một dạo, nhưng tình nghĩa của đôi ta quá ngắn ngủi, không trọn vẹn, cuối cùng đã tan vỡ, phải chia tay nhau, mỗi người một ngả, cách biệt nghìn trùng như sao Sâm và sao Thương. Đó là do “vợ chàng quỷ quái tinh ma” gây ra. Bởi vậy, thiếp không bao giờ quên được tình cảm vô cùng mặn nồng, thắm thiết và thơ mộng mà chàng đã dành cho thiếp. Thiếp suốt đời ghi lòng tạc dạ, đâu dám vong ơn bội nghĩa. Qua phân tích và chứng minh như trên, chúng ta thấy cụ Nguyễn Du - một trong những nhà thơ thiên tài bậc nhất của dân tộc ta đã hiểu và sử dụng từ Sâm Thương đúng như các
- từ điển của Trung Quốc giải thích. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang đã giải thích từ Sâm Thương như sau: “Sâm Thương: chỉ sự cách biệt không gặp được nhau như sao Sâm và sao Thương ở 2 vị trí đối nhau, không khi nào xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời. Sâm: sao Sâm là chòm sao gồm 7 ngôi ở phía Tây, một trong nhị thập bát tú màu đỏ da cam (Betelgeusle hay Be'telgeusee). Lễ Ký: Mạnh Xuân chi nguyệt hôn Sâm trung = Tháng giêng, buổi tối sao Sâm mọc giữa bầu trời (Nguyệt lệnh). Thương: sao Thương tức là chòm sao Tâm, gồm 3 ngôi sao ở phía đông, nằm trong nhị thập bát tú (Antare) màu đỏ lửa. Lễ Ký: Quý hạ chi nguyệt hôn hỏa trung = Tháng 6, buổi tối sao Tâm ở chính giữa trời (Hỏa tức chỉ sao Tâm). Thơ Đỗ Phủ (Đường): Nhân sinh bất tương kiến, động như Sâm dữ Thương = Đời người ta không gặp được nhau, chuyển dời như sao Sâm sao Thương” (trang 183 - Truyện Kiều, NXB Hà Nội in lần thứ 20, 1999). Tôi cho rằng Giáo sư Nguyễn Thạch Giang giải thích như thế là rất đúng nhưng hơi rườm rà và có một vài chỗ làm cho độc giả khó hiểu. Nhiều độc giả cũng không hiểu “nhị thập bát tú” nghĩa là gì. Hai dẫn chứng của Lễ Ký cũng làm cho nhiều độc giả cảm thấy xa lạ và khó hiểu. Theo tôi, các từ điển của Trung Quốc giải thích như thế là rất ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu, dễ nhớ, giúp cho nhiều độc giả ở nước ta hiểu dễ dàng 2 câu thơ: Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân Ca dao ta cũng có những câu như sau: Đôi ta như thể Sâm Thương Xa xôi cách trở, nhớ thương cháy lòng Tuy rằng cách một dòng sông Mà như là cách biển Đông nghìn trùng Bao giờ ta được trùng phùng Giải bày tâm sự, thỏa lòng ước ao.
- Qua phân tích và chứng minh như trên, chúng ta thấy rằng nhà thơ thiên tài Nguyễn Du, Giáo sư Nguyễn Thạch Giang và các tác giả văn học dân gian xưa kia ở nước ta khi sáng tác ca dao đã hiểu và sử dụng từ Sâm Thương đúng như các từ điển Trung Quốc giải thích. Nếu hiểu Sâm Thương là sao Kim như các Giáo sư biên soạn NV 9 - Tập I thì 2 câu thơ trong truyện Kiều có thể đổi thành: “Sao Kim chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân” Sâm Thương và sao Kim đều là 4 tiếng có thanh bằng như nhau, do đó nếu thay Sâm Thương bằng sao Kim thì âm điệu của câu thơ vẫn không đổi. Mặt khác, Sâm Thương và Sao Kim đều là danh từ riêng, do đó thay Sâm Thương bằng Sao Kim thì kết cấu ngữ pháp của câu thơ vẫn không đổi. Thế mà cụ Nguyễn Du vẫn không viết: Sao Kim chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân Đó là vì nếu cụ Nguyễn Du viết như thế thì nội dung 2 câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa và khó hiểu. Nhiều người đã biết rằng một số câu Kiều đã gây tranh luận vì có 2 cách hiểu. Nhưng 2 câu thơ: “Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân” Thì từ xưa tới nay chỉ có một cách hiểu như tôi đã trình bày ở trên, chưa có cách hiểu thứ 2. Các Giáo sư biên soạn NV 9 - Tập I cho rằng Sâm Thương là Sao Kim thì tôi xin đề nghị các giáo sư nên viết bài công bố trên báo chí để giải thích ngắn gọn nội dung của 2 câu thơ: “Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”
- Đồng thời phân tích, chứng minh rằng người xưa hiểu Sâm Thương “là 2 ngôi sao, một ngôi sao mọc ở phía đông, một ngôi ở phía tây, sao này mọc, sao kia lặn. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau” là sai như thế nào để mọi người, nhất là thầy trò ở các trường phổ thông biết. Nếu các giáo sư làm được 2 điều trên thì chứng tỏ những người xưa trong đó có nhà thơ thiên tài Nguyễn Du đã hiểu và sử dụng từ Sâm Thương như thế là sai nghiêm trọng. Nhưng tôi thì vẫn cứ tin tưởng chắc chắn rằng nhà thơ thiên tài Nguyễn Du và nhiều người xưa kia ở nước ta không thể kém đến mức như thế. Tôi phân tích và chứng minh như trên cốt để góp phần giúp thầy trò ở các trường phổ thông hiểu đúng 2 câu thơ trong truyện Kiều và minh oan cho nhà thơ thiên tài Nguyễn Du - một trong 3 người Việt Nam được thế giới công nhận và tôn vinh là Danh nhân Văn hóa thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn