Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TRIẾT LÝ THIỀN TÔNG - MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG ĐƯỢC CHUYỂN TẢI TRONG THƠ THIỀN THỜI ĐƯỜNG TỐNG TRUNG QUỐC VÀ THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10
lượt xem 20
download
Triết lý Thiền Tông là một nội dung hết sức quan trọng được thể hiện trong thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và thơ Thiền Việt Nam thời Lý Trần. Ở bài viết này chúng tôi trình bày hai vấn đề cơ bản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TRIẾT LÝ THIỀN TÔNG - MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG ĐƯỢC CHUYỂN TẢI TRONG THƠ THIỀN THỜI ĐƯỜNG TỐNG TRUNG QUỐC VÀ THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN"
- TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 TRIẾT LÝ THIỀN TÔNG - MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG ĐƯỢC CHUYỂN TẢI TRONG THƠ THIỀN THỜI ĐƯỜNG TỐNG TRUNG QUỐC VÀ THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN Trần Thị Thanh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Triết lý Thiền Tông là một nội dung hết sức quan trọng được thể hiện trong thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và thơ Thiền Việt Nam thời Lý Trần. Ở bài viết này chúng tôi trình bày hai vấn đề cơ bản: 1. Những vấn đề cơ bản của triết lý Thiền Tông 2. Cách chuyển tải triết lý Thiền Tông trong thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và thơ Thiền Việt Nam thời Lý Trần. nhằm làm rõ cách thể hiện những triết lý Thiền Tông trong thơ Thiền ở hai nước đã có một thời kỳ đồng văn và có sự ảnh hưởng về văn hóa qua lại lẫn nhau. Chuyển tải triết lý Thiền Tông là một nội dung hết sức quan trọng của thơ Thiền. Đây là cách truyền bá hệ thống giáo nghĩa. Phật giáo lấy Phật, Pháp, Tăng làm thành hệ thống truyền pháp, xây dựng đạo tràng, hình thành hoàn cảnh tu tập và đem lý nhập cùng hạnh nhập làm phương pháp tu tập. Phật giáo chú ý đến kinh điển để giải nghĩa, việc ngồi yên niệm Phật và nghiên cứu chỉ quán được coi trọng. Còn Thiền Tông phủ nhận lý nhập và hạnh nhập, mở ra muôn vàn phương tiện, lấy việc chỉ thẳng nhân tâm, bản thân không vướng vào ô nhiễm làm nền tảng. Cho nên, việc tự ngộ, tự chứng chính là phương pháp của Thiền Tông. Những người tu hành theo phái Thiền Tông nhiều khi đi qua suối nghe tiếng nước chảy, tiếng hòn sỏi chạm vào gốc cây đều có thể khai ngộ; thấy hoa đào bừng nở khi mùa xuân đến sau những ngày giá rét, thấy mặt trời nhô lên dãy núi mờ xa, đều có thể minh tâm; cũng có thể nghe tiếng hét, nhìn thấy cái nhướng mày chớp mắt, giơ phất tử, đưa tay vẽ vòng tròn, tham công án cũng ngộ đạo. Vì vậy, các bài thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và Việt Nam thời Lý Trần đều chuyển tải triết lý Thiền Tông. Những triết lý đó chính là những vấn đề Phật, chân như, vô minh, giải thoát, tịch diệt, hữu vô, sinh lão bệnh tử được chuyển tải ở trong thơ Thiền. 1. Những vấn đề cơ bản của triết lý Thiền Tông Triết lý Thiền tông là lời Đức Thế tôn diễn thuyết được tập hợp trong các bộ kinh điển về quy luật hằng thường, về lẽ sinh, trụ, dị, diệt... ở đời. Trong rất nhiều giáo lý của nhà Phật thì “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo” là những triết lý cơ
- bản ngay từ ngày đầu Phật giáo hình thành nhưng lại được phái Thiền Tông tiếp thu đầy đủ và thể hiện một cách uyên áo rồi ăn sâu vào đời sống nhân dân, gắn chặt với cuộc sống trần gian, nhiều lúc nó trở thành nguồn an ủi vỗ về về mặt tinh thần của con người. Tứ diệu đế bao gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Sách “Chỉ trì hội tập âm nghĩa” nói” “khổ” ở đây có nghĩa là thống não thường bức não bởi hoạn luỵ vô thường, nên gọi là khổ. Và nói rằng: Vô lượng chúng sinh có ba loại thân khổ là lão, bệnh, tử; ba loại tâm khổ tham, sân si; ba loại hậu thế khổ là đại ngục, súc sanh, ngạ quỉ. Nói tóm lại là có tam khổ, bát khổ. Nó chính là hoạn luỵ trong tam giới. Xét kỹ thì thấy sinh tử thực là khổ nên gọi là khổ đế. Tập đế: Tập có nghĩa là chiêu tụ, nếu tâm tương ứng với kết nghiệp thì đến thời vị lai thực năng chiêu tập khổ quả trong tam giới nên gọi là tập đế. Diệt đế: Diệt tức là t ịch diệt. Diệt có nghĩa là diệt vô. Kế nghiệp đã hết thì không còn sinh tử hoạn luỵ nên gọi là Diệt. Nếu tam giới nghiệp phiền não diệt, tức là diệt đế. Diệt đế tức như Niết Bàn. Nhân diệt nên quả diệt. Như vậy Niết Bàn thực chất là T ịch diệt. Đạo đế: Đạo có nghĩa là năng thông. Chính đạo và trợ đạo hỗ trợ cho nhau để đưa tới Niết bàn cho nên gọi là Đạo đế. Nói khác đi, Đạo đế chính là con đường đưa người tu hành đến cõi Niết Bàn - nơi chân như không sinh, không diệt. “Thập nhị nhân duyên” là nói về trình tự duyên khởi của chúng sinh trong ba đời và luân hồi trong sáu đường (lục đạo). Mười hai nhân duyên đó là: 1. Vô minh: là phiền não của thời quá khứ vô thuỷ 2. Hành: là nghiệp thiện ác gây ra dựa vào đời quá khứ. 3. Thức: một niệm nương vào nghiệp đời quá khứ mà chịu thụ thai vào đời hiện tại. 4. Danh sắc: là lúc giai đoạn bào thai dần dần có danh tướng. 5. Lục xứ: là sáu căn. Đây là giai đoạn sáu căn đầy đủ sắp xuất thai. 6. Xúc: là giai đoạn khoảng hai ba tuổi đối với sự vật chưa biết thế nào là sướng, thế nào là khổ, chỉ muốn tiếp xúc với vật. 7. Thụ: là thời kỳ khoảng 6, 7 tuổi trở đi, dần dần đối với sự vật đã biết phân biệt sướng khổ mà cảm thụ nó. 8. Ái: là giai đoạn lúc 14, 15 tuổi trở đi, lúc này nảy sinh đủ thứ ái dục rất mạnh mẽ. 9. Thủ: là giai đoạn lúc trưởng thành về sau. Ái dục thịnh sẽ đuổi theo cái cảnh để cầu lấy cái sở dục. 10. Hữu: Đó là giai đoạn nương theo phiền não. Ái thủ mà gây ra biết bao nghiệp, quyết định cái quả tương lai. 11. Sinh: là địa vị nương vào cái nghiệp hiện tại mà thị sinh ở đời vị lai.
- 12. Lão tử: là đại vị lão tử ở đời sau này. “Bát chính đạo” tức là đạo của bậc thánh giả gồm: 1. chính kiến; 2. chính t ư duy; 3. chính ngữ; 4. chính nghiệp; 5. chính mệnh; 6. chính tinh tiến; 7. chính niệm; 8. chính định. Đây chính là những con đường dẫn nhà tu hành đến sự đắc đạo. 2. Cách chuyển tải triết lý Thiền Tông trong thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và thơ Thiền Việt Nam thời Lý Trần. Từ những giáo lý cơ bản của triết lý Thiền Tông, các Thiền thi ở thời Đường Tống Trung Quốc và thời Lý Trần ở Việt Nam đã đưa những khái niệm của Phật giáo như: Pháp, Niết Bàn, chân như, sinh, lão, bệnh, tử, nghiệp, mê vọng, sắc, không, hữu, vô, phiền não, bồ đề, thân, tâm... vào trong thơ rất linh hoạt. Trong số những tác phẩm thi ca hay và đẹp của vườn Thiền, “Chứng đạo ca” là tác phẩm dài, chứa đựng sâu xa Thiền lý và nổi bật về giá trị văn chương. Tác giả của “Chứng đạo ca” (dài trên 1.800 chữ, làm theo thể Nhạc phủ) là Đại sư Huyền Giác - người Vĩnh Gia, Chiết Giang, Trung Quốc. Ông xuất gia từ thuở bé, đọc rộng Tam Tạng kinh điển, tinh thông pháp môn chỉ quán của tông Thiên Thai. “Chứng đạo ca” là một tác phẩm ở thời Đường có nội dung rất rộng, chuyển tải được giáo lý của đạo Phật, có kiến giải của Thiền, có yếu quyết cầu đạo, có lịch sử truyền thừa của Thiền Tông. Toàn bài ca là những kinh nghiệm triệt ngộ của bản thân nhà sư và đưa ra những lời khuyên răn đối với những người tu đạo. Đoạn đầu của bài ca viết: “Quân bất kiến: Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân Vô minh thực tính tức Phật tính Ảo hoá không thân tức pháp thân. Pháp thân giác liễu vô nhất vật Bản nguyên tự tính thiên chân Phật Ngũ ấm phù vân không khứ lai Tam độc thuỷ bào hư xuất một. Chứng thực tướng, vô nhân pháp Sát - na diệt khước A - tỳ nghiệp Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sinh Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.” (Huyền Giác - Chứng đạo ca) (Anh thấy chăng: Học thông Phật học bậc tu nhàn, Chẳng trừ vọng tưởng miễn cầu chân
- Thực tính vô minh tức tính Phật Thân không ảo hoá tức pháp thân. Pháp thân đã giác không một vật Nguồn Thiền chân Phật tự tánh còn Ngũ ấm: mây trôi qua lại lại Tam độc: bọt nước lúc còn không. Chứng được thực tướng, pháp nhân không Sát - na rũ sạch A - tỳ nghiệp Bằng đem lời vọng dối chúng sinh Rút lưỡi tự mình sa trần thế.) Trong đoạn thơ này, tác giả đã kiến giải những khái niệm “vọng t ưởng”, “vô minh”, “phật tính”, “pháp thân”, “tự tính”. Đó là những điều nằm trong triết lý của Phật giáo Thiền tông. Cách đưa triết lý đạo Phật vào thơ Thiền thật cao diệu. Tùy từng cảm hứng, tùy căn cơ của từng người mà cách chuyển tải triết lý Thiền vào thơ một cách khác nhau. Tô Đông Pha một nhà thơ Trung Quốc rất hâm mộ đạo Thiền lại t ìm thấy lời nói chân thật của Phật ở tiếng suối reo, pháp thân thanh tịnh của Phật chính là ở sắc núi. “Khê thanh tiện thị quảng trường thiệt Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân.” (Tô Đông Pha - Tặng Đông Lâm Trưởng lão) (Tiếng suối chính là Phật diệu âm Màu non hiện thì pháp thân tịnh.) “Quảng trường thiệt” tướng lưỡi dài rộng - chính là biểu tượng của Phật nên tác giả viết “khê thanh tiện thị quảng trường thiệt” nghĩa là tiếng suối reo chính là lời nói chân thật của Phật. Vậy, Phật chẳng ở đâu xa. Ở ngay chính cái g ì gần gũi ta nhất và chính Phật ở trong tâm ta. Lời nói của Phật dạy ta nghe văng vẳng như tiếng suối. Pháp thân của ngài hiển hiện như sắc núi xanh. Cách chuyển tải này rất là thơ nhưng cũng rất là Thiền. Thật đúng là “dĩ Thiền nhập thi”. Cũng như vậy, Vương Duy, nhà thi Phật nổi tiếng đời Đường, đã chuyển tải triết lý Thiền vào thơ thật tài tình. Cái qui luật luân hồi sinh tử của Phật giáo đã được ông đưa vào thơ. “Nhật nhật nhân không lão Niên niên xuân cánh qui.” (Vương Duy - Tống xuân từ) (Ngày ngày tuổi già đến Năm qua xuân lại về.)
- Đây chính là cảm thức Phật giáo với cái nhìn luân hồi. Cho nên sinh tử là chuyện đương nhiên không có gì phải lo lắng, hoảng sợ. “Sinh tử tại bát nghị Cùng đạt do nhất ngôn.” (Vương Duy - Ngụ ngôn nhị thủ) (Chuyện sống chết đều do bát mục Đạt hay cùng cũng chỉ một lời thôi.) Hay: “Dục tri trừ lão bệnh Duy hữu học vô sinh.” (Vương Duy - Thu dạ độc toạ) (Muốn biết trừ lão bệnh Chỉ có học vô sinh.) Sinh, lão, bệnh, tử là bốn giai đoạn của đời người phải trải qua. Nó nằm trong “ thập nhị nhân duyên”. Xét dưới quan điểm yên tịnh vĩnh hằng thì cuộc sống kinh nghiệm cá thể từ khi sinh đến khi chết chỉ là một giai đoạn trong vô vàn đoạn trên con đường đi tới Niết Bàn. Lẽ đời có thủy thì sẽ có chung, mà vô thuỷ thì sẽ vô chung nên “vô sinh” - đừng sinh ra thì sẽ chẳng bao giờ có “lão”, “bệnh” và “tử”. Đối với người bình thường hay u mê thì tồn tại ở cõi đời này là hoan lạc, còn Niết Bàn là nhạt nhẽo. Đối với các bậc thánh thì tồn tại là đau khổ, Niết Bàn là hoan lạc nên muốn “trừ lão bệnh” thì phải “học vô sinh”. Mục đích của thơ Thiền là phản ánh các triết lý của đạo Thiền và các bài học về cách tu thiền, cho nên đọc bất cứ bài thơ Thiền nào của Trung Quốc và Việt Nam chúng ta cũng bắt gặp chất Thiền, dù là phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo sự thống kê của nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng ở “Văn học Lý Trần nhìn từ thể loại” thì trong 148 đơn vị tác phẩm thơ Thiền đời Lý chỉ có 29 bài là những lời phát biểu trực tiếp các triết lý Thiền, còn 119 trường hợp thể hiện các triết lý Thiền thông qua các hình ảnh trong tự nhiên. Chúng ta bắt gặp quan niệm luân hồi của đạo Phật trong “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư. “Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai...” (Mãn Giác Thiền sư - Cáo tật thị chúng) (Xuân qua trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa nở Việc đời qua trước mắt Cái già đến trên đầu.)
- Đây là qui luật tất yếu, nó mang tính khách quan không ai cưỡng lại nổi. Tuy nhiên con người đừng có buồn đau trước những điều sinh, lão, bệnh, tử, vì: “Sinh lão bệnh tử, tự cổ thường nhiên” (Ni sư Diệu Nhân - Sinh lão bệnh tử). Sinh lão bệnh tử là chuyện thường nhiên từ xưa đến nay. Nó như quy luật của thiên nhiên, xuân đến thì trăm hoa nở, xuân đi thì trăm hoa rụng. Con người ta có sinh thì tất có tử, có tử thì tất có sinh, do vậy Thiền sư Vạn Trì đời Lý nói: “Hữu tử tất hữu sinh Hữu sinh tất hữu tử.” (Thiền sư Vạn Trì Bát - Hữu tử tất hữu sinh) (Có chết tất có sinh Có sinh tất có chết.) Quan niệm Phật giáo cho rằng, nghiệp sinh tử trong vũ trụ là vô thường, mau lẹ, giống như hạt sương trên đầu ngọn cỏ. “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.) (Thiền sư Vạn Hạnh - Thị đệ tử) (Thân như bóng chớp có rồi không. Cây cối xuân tươi thu não nùng. Nhậm vận thịnh suy đừng sợ hãi. Kia kìa ngọn cỏ hạt sương đông.) Sự vô thường, biến động là tất yếu trong cuộc sống của con người, nó cũng chính là tính tất yếu của pháp tướng trong quan niệm của đạo Phật. Tuy nhiên, người đời bị vô mình che lấp thì sẽ thấy sợ hãi, còn bậc tu hành đã đạt tới trình độ “nhậm vận” rồi thì sẽ biết trở về với tự tính, an nhiên nằm trong sự vận động của bản thể - một sự vận động vĩnh cửu trường tồn, trong đó cuộc đời của mỗi con người ngắn ngủi như ánh chớp, lúc có rồi lại không, sống và chết như mặc áo vào cởi áo ra “Sinh như trước sam. Tử như thoát khổ.” (Trần Thánh Tông - Sinh tử ) (Sống như mặc áo vào Chết như cởi áo ra.) Vì vậy chớ sợ hãi mà phải lạc quan yêu đời bởi vì cuộc sống là sự sinh sôi nảy nở, trong cái chết cái tàn lụi đã có sự ươm mầm của lẽ sống. “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” (Mãn Giác Thiền sư - Cáo tật thị chúng) (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
- Đêm qua xuân trước nở nhành mai.) Rất nhiều bài thơ Thiền trong văn học Lý Trần phát biểu quan niện sinh tử, sắc không, tâm pháp, hữu vô, chân tính. Thiền sư Từ Đạo Hạnh đời Trần khi mới xuất gia còn mang nặng cái tự ngã, ông đã gặp Thiền sư Kiều Trí Huyền để tham vấn chân tâm. “Cửu hỗn phàm trần vị thức kim Bất tri hà xứ vị chân tâm. Nguyện thuỳ chỉ đích khai phương tiện Liễu kiến như như đoạn khổ tầm.” (Từ Đạo Hạnh - Vấn Kiều Trí Huyền) (Phàm trần lăn lóc vàng thau lẫn Chân tâm chẳng biết ở nơi nào. Mong người chỉ đích mở phương tiện Để thấy “như như” đỡ khổ tìm.) Và Kiều Trí Huyền đã chỉ cho ông tới con đường chân tâm ngắn nhất. Đó là: “Cá trung mãn mục lộ Thiền tâm Hà sa cảnh thị Bồ đề đạo Nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm.” (Kiều Trí Huyền - Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn) (Trong mắt tràn đầy Thiền tâm lộ Hà sa cảnh ấy đạo Bồ đề Đừng nghĩ cõi Phật xa vạn dặm.) Như vậy bản thể, chân tâm đâu phải ở nơi xa trừu tượng nào, mà nó tràn đầy trong con mắt của nhân sinh. Nó trộn lẫn với trần tục như cát sông Hằng. Chỉ cần con người có cái tâm Thiền, khi giác ngộ thì bản thể thần diệu ấy t ưởng là hư không nhưng hàng ngày lại hiển hiện khoe bày khắp hằng hà sa thế giới. Khi con người giác ngộ là nhìn đúng chân tâm, thực tướng nên nhận thức được đúng qui luật của cuộc đời: “Thân như tường bích dĩ đồi thì Cử thế thông thông thục bất bi Nhược đạt tâm không vô sắc tướng Sắc không ẩn hiện nhậm suy di.” (Viên Chiếu - Tâm không) (Thân như tường vách có lúc suy Đời người vội vã ai chẳng bi Nếu đạt tâm không, sắc không nốt Sắc không ẩn hiện tự dời đi.) Đúng như Bách Trượng Hoài Hải Thiền sư đời Đường từng nói: “Tâm địa nhược không Tuệ nhật tự chiếu.” (Nếu tâm địa là không
- Mặt trời tuệ tự chiếu.) Khi tâm không thì ánh sáng tuệ chiếu rõ, lúc đó ta thấy “sắc”, “không” ẩn hiện mặc nó đổi dời, cũng như cái “có” và cái “không”, “cái hữu” và “cái vô” mà đạo Phật thường nhắc tới. Thiền sư Đạo Hạnh đã nói đến cái có và không ở trong bài “Hữu vô”: “Tác hữu trần sa hữu Vi không nhất thiết không Hữu không như thuỷ nguyệt Vật trước hữu không không.” (Đạo Hạnh - Hữu vô) (Làm có thì cát trần là có Làm không thì nhất thiết đều không Có không như trăng soi mặt nước Chớ bảo rằng có có lại không không.) Tìm đến sự tuyệt đối để phân biệt giữa cái có và cái không thì là nhị kiến. Phật giáo nói, mọi cái là vô thuỷ vô chung, pháp t ướng vô thường. “Vạn vật trong vũ trụ này cùng chung một bản thể. Cùng một bản thể mà lại biến hoá và biểu hiện dưới muôn vàn dạng thức khác nhau, những dạng thức ấy luôn biến động, luôn luôn thay đổi và được gọi là pháp tướng vô thường” [3,54]. Đúng vậy! sinh lão bệnh tử, sinh trụ dị diệt, thành trụ hoại không, không có g ì là tồn tại vĩnh viễn nó luôn thay đổi trong từng khoảnh khắc nên không là sắc và sắc cũng là không. “Sắc thị không, không tức sắc Không thị sắc, sắc tức không.” (Lê Thị Ỷ Lan - Sắc không) (Sắc là không, không tức sắc Không là sắc, sắc tức không.) Hay “Đoạn tri không hữu bất tương sai Sinh tử nguyên đồ nhất phái ba. Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt. Tân niên hoa phát cố niên hoa Tân sinh điều hốt chân phong chúc Cửu giới tuần hoàn thị nghi ma. Hoặc vấn như hà vi cảnh Ma-ha-bát-nhã Tát-bà-ha.” (Trần Tung - Đốn tỉnh) (Đoán biết hữu không chẳng xa nhau Sống chết vốn sinh cùng đợt sóng Trăng đêm qua là trăng đêm nay Hoa năm mới vốn hoa năm cũ
- Đuốc soi trước gió tựa tam sinh Miệng cối kiến bò ấy cửu giới Ai hỏi cứu cánh như hà vi Tát-bà-ha, Ma-ha-bát nhã.) Bài “Đốn tỉnh” - chợt tỉnh của Trần Tung đời Trần đã chuyển tải được khá nhiều triết lý đạo Thiền thông qua các t huật ngữ “hữu”, “vô”, “sinh”, “tử”, “tam sinh”, “cửu giới” và vòng luân hồi chuyển vận thông qua các hình ảnh trăng sáng đêm qua cũng là trăng của đêm nay; hoa nở năm mới cũng chính là hoa năm cũ; ba kiếp luân hồi của đời người (kiếp trước, kiếp này, kiếp sau) chỉ như ngọn đuốc trong gió; chín cảnh giới phân ra từ tam giới tuần hoàn như kiến bò trên miệng cối xay bột. Nói về chân và huyễn tác giả Lã Định Hương cũng có bài “Chân dữ huyễn”: “Bản lai vô xứ sở Xứ sở thị chân tông Chân tông như thị huyễn Huyễn hữu tức không không.” (Lã Định Hương - Chân dữ Huyễn) (Đạo vốn không xứ sở Xứ sở ấy chân tông Chân tông như là huyễn Huyễn hữu tức là không.) Tính triết lý, tính truyền giáo của thơ Thiền thời Đường Tống ở Trung Quốc và thời Lý Trần ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Quan niệm về sự luân hồi, về sắc không, về vô tướng, về hùng lực siêu phàm, về sự chuyển động từ cái nọ sang cái kia... đã được thể hiện trên cái nền cơ bản là sự trực cảm tâm linh vượt khỏi tầng không gian suy luận và nhận thức lý trí khiến cho thơ cũng chuyển tải được triết lý của phật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tùng Bách, Thơ Thiền Đường Tống, NXB Đồng Nai, 1999. 2. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Lý Trần nhìn từ thể loại, NXB Giáo dục, 1996. 3. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Văn học Việt Nam TKX - nửa đầu TK XVIII, NXB Giáo dục, Hà Nội (1998). 4. Dusetzteitaro Suzuki, Thiền Luận (Quyển thượng, quyển trung, quyển hạ), NXB TP. Hồ Chí Minh, 2001. 5. O.O.Rozewberg, Phật giáo những vấn đề triết học, Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản, Hà Nội, 1990. 6. Thơ văn Lý Trần (tập 1, tập 2, tập 3), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, 1978, 1989. 7. Đoàn Thị Thu Vân, Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XIV, Trung tâm nghiên cứu quốc học và Nhà xuất bản Văn học, 1996.
- THE PHILOSOPHY OF ZEN BUDDHISM – AN IMPORTANT CONTENT TRANSFERRED IN ZEN POETRY OF TANG AND CONG DYNASTIES OF CHINA AND THAT OF LY – TRAN DYNASTIES IN VIETNAM Tran Thi Thanh College of Sciences, Hue University SUMMARY The philosophy of Zen Buddhism is a very important content that is expressed in Zen poetry of Tang and Cong dynasties of China and that of Ly Tran dynasties of Vietnam. This research presents two basic issues: 1. Some basic issues of the philosophy of Zen Buddhism. 2. The transference of the philosophy of Zen Buddhism in Zen poetry of Tang and Cong dynasties of China and that of Ly Tran dynasties of Vietnam aims at clear expression of the philosophy of Zen Buddhism in Zen poetry of two countries that had the same culture and had mutual influence on culture.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chính sách “Một nước hai chế độ” trong quá trình đấu tranh thống nhất Đài Loan của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa."
12 p | 277 | 48
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢ NĂNG HẤP THỤ AMMONIA CỦA ZEOLITE TỰ NHIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU"
7 p | 211 | 37
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI PIETRAIN X (YORKSHIRE X MÓNG CÁI) ĐƯỢC NUÔI BẰNG NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ TRONG NÔNG HỘ Ở QUẢNG TRỊ"
8 p | 167 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở AN GIANG"
9 p | 173 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HI ỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG NUÔI ARTEMIA HUYỆN VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG"
13 p | 108 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI CÁ CHẠCH (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS) ĐƯỢC CHUYỂN GEN HORMONE SINH TRƯỞNG NGƯỜI"
8 p | 213 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH ÁP DỤNG CHO SẢN XUẤT NGÔ RAU Ở THỪA THIÊN HUẾ"
14 p | 154 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT CỦA VỊT BỐ MẸ CHERRY VELLEY SUPER MEAT 2 (CV.SM2) NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH"
11 p | 181 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢ NĂNG KI ỂM SOÁT SỰ PHÁT TRI ỂN CỦA TẢO TRONG BỂ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BẰNG BI ỆN PHÁP KẾT TỦA PHỐT-PHO"
10 p | 134 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MOLYBDENUM (MO) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ"
8 p | 150 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn