Báo cáo nghiên cứu khoa học " Từ những đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - Suy nghĩ về giáo dục hiện nay"
lượt xem 24
download
Trong 58 bản điều trần mà Linh mục Trương Bá Cần đã tập hợp dịch và in trong cuốn Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo (Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tái bản 2002), Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị cải cách đất nước trên hầu khắp các lĩnh vực: kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính); văn hoá (giáo dục, ngôn ngữ); xã hội (cải thiện đời sống); chính trị - quân sự (nội trị, ngoại giao, quốc phòng). ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Từ những đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - Suy nghĩ về giáo dục hiện nay"
- Từ những đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - Suy nghĩ về giáo dục hiện nay Trong 58 bản điều trần mà Linh mục Trương Bá Cần đã tập hợp dịch và in trong cuốn Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo (Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tái bản 2002), Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị cải cách đất nước trên hầu khắp các lĩnh vực: kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính); văn hoá (giáo dục, ngôn ngữ); xã hội (cải thiện đời sống); chính trị - quân sự (nội trị, ngoại giao, quốc phòng). Bài viết này xin bày tỏ một số suy nghĩ nhân đọc về các đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ được ông trình bày qua 2 bản điều trần: Di thảo số 18: Về việc học thực dụng ngày 1/9/1866 và Di thảo số 27: Tế cấp bát điều (Tám điều cần làm gấp) ngày 15/11/1867, chủ yếu là Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) sống một cuộc đời ngắn ngủi trong bối cảnh lịch sử đầy sóng gió. Lúc ông đến tuổi trưởng thành cũng là lúc đất nước phải đối mặt với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp - một kẻ thù đến từ phía trời Tây xa xôi, lại hơn ta cả một giai đoạn phát triển xét từ kết cấu kinh tế đến tổ chức xã hội, từ những ưu thế quân sự, chính trị đến những thành tựu văn hoá, tư tưởng. Trong khi nước Pháp đang ở thời kỳ phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất thì nước ta dưới triều Nguyễn vẫn đang im lìm trong đêm trường phong kiến chuyên chế phương Đông với hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời, với nền giáo dục khoa cử Tống Nho giáo điều, bảo thủ. Các bộ sách Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử… từ thuở xa xưa vẫn là sách gối đầu giường của trí thức Nho sĩ - tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Trước Nguyễn Trường Tộ, ở nước ta có Hồ Quý Ly (1336-?) và Lê Quý Đôn (1726-1784) đã từng phê phán lối giáo dục khoa cử Tống Nho phù phiếm, không liên quan tới cuộc sống. Lê Quý Đôn đã có dịp tiếp xúc với một ít sách vở phương Tây qua bản dịch Hán văn và cho rằng kiến thức ở các sách đó “sâu sắc và mới lạ vô cùng… có nhiều điều tiên nho ta chưa tìm ra, nói ra được” (Vân Đài loại ngữ -
- chương Lý khí)(1). Trong Kiến văn tiểu lục, quyển 2 Thể lệ thượng, mục Khoa cử, Lê Quý Đôn lại viết: “…đặt ra khoa cử, tuy có thi từ, phú, sách, luận, thể thì văn hoa, thể thì chất thực, thể chế khác nhau, nhưng tóm lại chỉ là dùng lời nói suông để chọn người, mà người ta cũng dùng lời nói suông để ứng đối lại, thực ra thì đến khi thi thố ra việc làm vẫn không phải những điều ấy. Vả chăng căn cứ vào văn chương trong mấy bài thi nơi trường ốc, chỉ biết sơ lược, đại khái, làm gì mà có thể xem xét hết được nhân tài?”(2). Đáng tiếc tiếng nói của Hồ Quý Ly, Lê Quý Đôn thật lẻ loi, cơ hồ không có lời đáp lại. Phải đến nửa sau thế kỷ XIX, khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ lần lượt mất vào tay thực dân Pháp, khi nền giáo dục khoa cử Nho học và hệ tư tưởng Nho giáo tỏ ra hoàn toàn bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử thì mới có một loạt các bản điều trần gửi đến triều đình Huế xin đổi mới đất nước, trong đó có những tiếng nói phê phán mạnh mẽ nền giáo dục giáo điều. Vượt lên trên tất cả là các bản điều trần phong phú, táo bạo và hết sức mới mẻ của Nguyễn Trường Tộ. Từ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục “học tập bồi dưỡng nhân tài tức là con đường rộng lớn để đi đến giàu mạnh” (Về cái học thực dụng), “không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục sẽ ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng” (Tế cấp bát điều), Nguyễn Trường Tộ đã phê phán nền giáo dục Tống Nho hiện hành mạnh mẽ. Trước hết là phê phán quan niệm xưa hơn nay. Trong Tế cấp bát điều có đoạn: “…người đời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay đổi dời ra sao, cứ ca tụng thời xưa, cho rằng đời sau không thể bằng được. Làm gì họ cũng muốn đi ngược theo xưa…”. Lập luận của ông thật rõ ràng “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra vào thời đại nào thì cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa. Rồi dần dần thời thế đổi dời làm sao có thể chỉ mỗi ôm giữ phép xưa mãi được. Người xưa làm cung tên để đánh giặc, sử dụng giỏi có thể thắng. Nhưng nay đem địch với đại pháo thì
- cung tên chỉ là trò chơi con nít mà thôi. Cho dẫu có tài bắn hay cũng khó tránh thua bại”. Tiếp đó ông chỉ trích lối học không đi đôi với thực hành, “…Ngày nay, chúng ta lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú, lớn lên ra làm quan thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ học nào là Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ thì học nào là thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi hết rồi), lớn lên ra làm quan thì phải dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn…”. Cuối cùng, Nguyễn Trường Tộ đòi hỏi thay thế nền giáo dục đó bằng một nền giáo dục thiết thực. Lời lẽ của ông thật thiết tha: “Nếu để công phu trau dồi văn hay, chữ tốt đó mà học những công việc hiện tại như học trận đồ binh pháp, học xây thành giữ nước, học cách bắn đại bác… cũng có thể chống được giặc vậy. Nếu để công lao trong mấy mươi năm đọc thuộc lòng những tên người, tên xứ, những chính sự trong sách, nghĩa lý lộn xộn của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống, Nguyên thuở trước mà học những công việc hiện tại như học việc binh, việc hình, luật lệ, tài chính, kiến trúc, canh cửi, cấy cày và các cái mới lạ khác mới có thể làm cho nước mạnh, dân giàu được” (Tế cấp bát điều). Như vậy, nếu phê phán của Hồ Quý Ly, Lê Quý Đôn chỉ mới là những hành động cải lương nhằm làm cho giáo dục, khoa cử Nho học phù hợp hơn với nhu cầu thực tế đương thời, thì phê phán của Nguyễn Trường Tộ là sự phê phán quyết liệt, nhằm xoá bỏ hẳn nền giáo dục đó, thay vào đó bằng một nền giáo dục mới hiện đại theo kiểu phương Tây. Hay nói theo cách nói của ông là một nền giáo dục có “việc học thực dụng”. Đáng tiếc là những phê phán đúng đắn như thế cùng với các đề nghị cải cách thiết thực khác của ông đều không được triều đình chấp nhận và nhanh chóng bị chìm vào quên lãng sau khi ông qua đời. Phải đến ba thập kỷ sau, tư tưởng cải cách của ông mới đơm hoa, kết trái trong phong trào Duy Tân do hai nhà
- chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đề xướng, mở đầu cho trào lưu cách mạng dân tộc, dân chủ tư sản ở nước ta đầu thế kỷ XX. Các đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ theo lối phương Tây hiện đại như đặt các khoa nông chính, thiên văn, địa lý, địa chất, đặt các khoa cơ xảo, toán học, pháp luật, chính trị… thì hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đã thực hiện được. Riêng việc học ngoại ngữ còn nhiều điều đáng bàn. Nguyễn Trường Tộ đề nghị dạy các thứ tiếng: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Java, Cao Miên, Lào. Thế mà, có lúc ta chỉ dạy mỗi tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, có lúc lại chỉ tập trung chủ yếu vào tiếng Anh mà không biết rằng mỗi ngoại ngữ đều có ưu thế riêng và thích hợp với một số lĩnh vực chuyên môn nhất định. Ví dụ các ngành khoa học xã hội nhân văn, nhất là lịch sử đòi hỏi người nghiên cứu phải biết tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và thông thạo Hán Nôm. Ngày xưa, Nguyễn Trường Tộ than thở: “…xưa nay trên thế giới chưa có một nước nào có nền học thuật như vậy. Quả thực lạ đời” (Tế cấp bát điều). Ngày nay, hẳn con cháu ông không ai muốn phải lặp lại lời than đau lòng ấy! Nguyễn Trường Tộ nói học để hành. Khổng Tử chẳng đã từng dạy: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (Luận ngữ, Học nhi), nghĩa là: Học và tùy lúc cũng tập làm nữa, há chẳng vui sao! Ngay La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - một vị Tống Nho bảo thủ mà cũng đã từng dâng tấu lên vua Quang Trung năm 1791: “Học cho rộng rồi ước lược cho gọn, theo điều học biết mà làm. Hoạ may nhân tài mới có thể thành tựu, nhà nước nhờ đó mà yên”(3). Nhìn lại thực tại, lâu nay học sinh, sinh viên của ta đa số chỉ lo học để thi. Mà thi cử hiện nay thật nặng nề. Có quá nhiều kỳ thi mà lại chủ yếu là kiểm tra trí nhớ, sao chép bài mẫu, lại thiếu nghiêm túc. Báo chí đã nhiều lần phản ánh thực tế thi cử hiện nay hạn chế học trò bằng các bài văn mẫu. Giữa thời đại toàn cầu hoá và kinh tế tri thức vẫn còn tái diễn cảnh “lều chõng” thời trung cổ. Thực học hay lối học phù phiếm, học để biết, để làm, để trở thành người hữu ích cho xã hội hay học để có
- bằng cấp, học vị, từ đó có địa vị cao trong xã hội…, tất cả bộc lộ rõ ràng ở các mùa thi. Trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng cả một bộ máy kềnh càng để nghiên cứu cách tổ chức thi, ra đề thi, thanh tra thi, mỗi năm một kiểu. Dưới thì cả nhà, cả họ, cả làng đi thi…, rồi thì các sách luyện thi, các lò luyện thi, các lớp học thêm, dạy thêm, các kỳ thi thử, các máy photocopy thi nhau hoạt động. Ba chung rồi đến hai chung, tự luận rồi trắc nghiệm… mà vẫn không thấy chất lượng giáo dục đi lên. Đó là chưa kể gần chục năm trời tồn tại cách thi hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học trò - cách thi dựa theo bộ đề có sẵn (và tất nhiên có sẵn sách hướng dẫn giải bày la liệt ở các hiệu sách!). Sau nhiều năm ta mới bỏ được kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, thi vào Trung học cơ sở, bỏ bớt các kỳ thi chọn học sinh giỏi. Hiện nay còn 2 kỳ thi tốn kém là thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi tuyển sinh Đại học dự kiến nhập làm một từ năm học 2009-2010 dù mới tiến bộ nửa vời nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Thực tế chừng nào mà xã hội còn quá coi trọng các kỳ thi, quá coi trọng bằng cấp mà không căn cứ vào năng lực thực tế, không coi trọng thực học, chừng đó còn có các dịch vụ ăn theo ở mọi nơi, mọi cấp học như kỹ nghệ “phao” thi, thi thuê, viết luận văn, luận án thuê, làm bằng giả, học giả nhưng bằng thật. Nhớ lại, Nguyễn Trường Tộ không có bằng cấp gì, luôn tự nhận mình thân phận hèn mọn, nhưng luôn luôn chăm chỉ học tập với mục đích thật trong sáng, cao đẹp. Trong bài trần tình ngày 13/5/1863, ông viết: “Về việc học, không môn nào tôi không để ý tới: cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là để ý nghiên cứu về sự thế dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ. Thường những người học được như vậy thường hay dùng đó làm phương tiện để cầu vinh, để tiến thân, còn tôi thì dùng để đền đáp lại cái mà trời đã cho tôi học được, chứ không mong kiếm chác một đồng tiền nào…”.
- Nhờ quá trình tự học không ngừng, nhất là thời gian chu du ở các nước từ Trung Quốc đến Singapore, Italia, Pháp, Nguyễn Trường Tộ đã có một gia tài đó là tri thức bách khoa. Trong khi nhiều vị tiến sĩ Hán học thời bấy giờ nay chỉ còn để lại cho đời được cái tên trên bia đá thì con người “hèn mọn” đó đã làm được bao việc có ích cho quê hương, đất nước. Ngoài các bản điều trần trình bày những cải cách toàn diện đi trước thời đại, ông còn thiết kế xây dựng toà nhà nguyện của các dòng tu nữ ở Sài Gòn năm 1862-1863, thiết kế xây dựng 4 ngôi nhà trong giáo khu Xã Đoài vào các năm 1864,1866. Đó là các công trình kiến trúc đầu tiên theo kiểu châu Âu ở Việt Nam giữa thế kỷ XIX. Cũng vào khoảng năm 1868 khi ở quê nhà, ông còn giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Tá Viêm đào kênh Sắt (tức kênh Gai) - một công trình trước đó Hồ Quý Ly dự định làm mà chưa thực hiện được. Ngoài ra, ông còn vận động dân chúng ở xã Xuân Mỹ - quê hương vợ ông (nay là xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc) cùng nhau dời làng từ trong núi đầy lam chướng ra nơi thoáng đãng để thuận lợi canh tác. Một số nhà nghiên cứu đã nhận xét: Nguyễn Trường Tộ là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu lịch sử nước ta với tư cách là một bộ phận của lịch sử thế giới, “xem xét quá trình phát triển của cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trong toàn bộ quá trình lịch sử tiến hoá của loài người”(4). Trong 58 bản di thảo mà Linh mục Trương Bá Cần đã sưu tầm và dịch, 35 Di thảo có nói về quan hệ giữa Việt Nam và thế giới(5). Cần chú ý thêm: Trong khi tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây, Nguyễn Trường Tộ không quên lưu ý phải giữ gìn cái hay, cái đẹp mà ta có. Trong Di thảo số 18 “Về việc học thực dụng” có đoạn: “Những điều tôi trình bày ở đây không phải là muốn bỏ hết cái cũ mà mưu cầu cái mới. Nhưng phải lấy cái hay của mình có sẵn, còn phải gồm cái hay của thiên hạ mới sáng tạo ra. Như thế, những cái mới của thiên hạ có mình cũng có và những cái mới mình sẵn có thì thiên hạ không có. Lấy hai điều biết mà địch lại một điều biết… Như thế ai dám khinh rẻ nước mình?”.
- Trong Di thảo số 27 “Tế cấp bát điều”, Nguyễn Trường Tộ viết: “Tôi thấy lương bổng các quan lục bộ đại thần của ta, tất cả các khoản trong một năm không bằng hai ngày rưỡi lương của vị nguyên soái nước Pháp. Và một ngày lương của quan Tổng đốc nước Anh bằng một năm lương của quan đại thần ta. Cho nên người Tây họ bảo rằng: “Các quan nước Nam, trừ những người tham ô quá, còn bao nhiêu người khác được của người ta bằng lòng cho sau khi xong việc, thì cũng không nên trách. Vì có đủ ăn, đủ mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục…”. Thế nhưng hiện nay, mức lương trả cho giáo viên còn thấp, với lý do ngân sách nhà nước eo hẹp, dẫn đến tình trạng dạy thêm, làm thêm, quà biếu… Cách hiểu giáo dục nhiều lúc còn nặng cảm tính, khi thì nhấn mạnh 1 chiều “học sinh là trung tâm” phủ nhận vai trò then chốt của người thầy, khi khác lại đưa chương trình sách giáo khoa lên địa vị thượng đẳng nên chương trình, sách giáo khoa thay đổi liên tục. Ở cấp phổ thông thì chương trình cải cách, chương trình phân ban, chuyên ban, kiểu cũ rồi kiểu mới. Ở bậc đại học thì chương trình đào tạo 2 giai đoạn: đào tạo theo học phần, học trình, bây giờ mới đào tạo theo tín chỉ. Trả lương cho giáo viên thì quá thấp, mà ngân sách chi cho cán bộ cấp Bộ đi tham quan, “học tập” kinh nghiệm của nước ngoài và chi cho cán bộ quản lý giáo dục, cho các giáo sư biên soạn chương trình, sách giáo khoa thì ngốn hết hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước! Trong bài báo Học giả, bằng thật (Văn hoá Nghệ An, số 114 ra ngày 10/12/2007), tác giả Hà Văn nhắc đến chuyện “bằng cấp thời nay mua rẻ như mua rau” mà báo Tuổi trẻ ra ngày 5/11/2007 đưa tin. Hà Văn viết: “…một vị Thứ trưởng đã nói rằng có đến 1/3 tiến sỹ không đảm bảo chất lượng. “Không đảm bảo chất lượng” là 1 uyển ngữ của mê cung đánh tráo khái niệm, thực ra là “tiến sỹ giấy”, “…kế hoạch dài hạn trước mắt” của Bộ Giáo dục và Đào tạo là ít năm nữa sẽ có 2 vạn tiến sỹ. Tiến sỹ xem ra đào tạo quá dễ. Ai đảm bảo chất lượng “thế hệ tiến sỹ mới” sẽ… không làm cho xã hội giật mình giống như chuyện mà báo Tuổi trẻ đã nêu?”. Cứ
- tình trạng này thì không biết rồi giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu trong thời đại hội nhập này? Vấn đề đặt ra là cán bộ quản lý các cấp phải dũng cảm nhận sai lầm để sửa chữa. Xin mượn một đoạn trong “Tế cấp bát điều” của Nguyễn Trường Tộ bàn về trí thức để kết thúc bài viết này: “Phàm kẻ có trí trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lui dĩ vãng mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi riêng mình, mà lo lợi ích chung cho đất nước. Thế mới gọi là trí. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầm mà nay phải sửa đổi công việc thì sẽ bị người ta chê cười nên xấu hổ không làm, thế thì không biết chính vì không chịu thay đổi chủ trương mới phải cam chịu sai lầm. Như thế có đáng thẹn không?”./.
- Chú thích (1) Lê Quý Đôn (2006), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa Ngh ệ thuật, tr.74. (2) Lê Quý Đôn (1977), Tập 2, Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, tr.93. (3) Dẫn theo: Hoàng Xuân Hãn (2003), Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa h ọc xã hội, tr.592. (4) Hoàng Văn Lân (1999): Ý thức dân tộc trong hệ thống tư tưởng Nguyễn Trường Tộ in trong cuốn Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, tr.94. (5) Xem thêm: Hồ Lê (2000): Trí tuệ và nhân cách Nguy ễn Trường Tộ in trong cuốn Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước, Nxb Đà Nẵng, tr.196. Hồ Sĩ Hùy “Phàm kẻ có trí trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lui dĩ vãng mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đế n bảo toàn tên tuổi riêng mình, mà lo lợi ích chung cho đất nước. Thế mới gọi là trí. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầ m mà nay phải sửa đổi công việc thì sẽ bị người ta chê cười nên xấu hổ không làm, thế thì không biết
- chính vì không chịu thay đổi chủ trương mới phải cam chịu sai lầm. Như thế có đáng thẹn không?”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn