Báo cáo nghiên cứu khoa học: TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
lượt xem 7
download
TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Hà Viết Hải Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế I. MỞ ĐẦU Trước đây, phương pháp dạy học chương trình hóa được đề cập khá nhiều và cũng đã có khá nhiều người cố gắng áp dụng nó. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm về mặt lý thuyết, phương pháp này đặt ra một số vấn đề khó khăn khi sử dụng nên nó không được dùng nhiều trong thực tế và dần dần bị lãng quên. Cùng với sự ứng dụng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
- TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Hà Viết Hải Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế I. MỞ ĐẦU Trước đây, phương pháp dạy học chương trình hóa được đề cập khá nhiều và cũng đã có khá nhiều người cố gắng áp dụng nó. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm về mặt lý thuyết, phương pháp này đặt ra một số vấn đề khó khăn khi sử dụng nên nó không được dùng nhiều trong thực tế và dần dần bị lãng quên. Cùng với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi máy tính vào cuộc sống nói chung và vào công việc giảng dạy, học tập nói riêng, một phương pháp học tập mới được ra đời và hiện đang được sử dụng nhiều hơn là phương pháp học chương trình hóa, với dạng thể hiện thường gặp nhất là các trang web tự học. Bài viết này trình bày nhận xét của tác giả về hai phương pháp dạy và học nói trên cũng như mối liên quan giữa chúng cùng với phần phân tích lý do tại sao bài giảng chương trình hóa thường được biên soạn ở dạng trang web. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Theo phương pháp này, một bài học lớn được chia thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là một liều kiến thức. Giáo viên tổ chức và điều khiển lớp học không theo kiểu đồng nhất đối với tất cả học sinh như trong lớp học bình thường mà cá biệt hóa cho từng học sinh. Mỗi học sinh, sau khi học xong một liều kiến thức thì ngay lập tức được kiểm tra và diễn tiến học tập tiếp theo của người này xảy ra thế nào tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của mình. Nếu kết quả kiểm tra là 35
- tốt thì tiếp tục học liều kiến thức tiếp theo, nếu kém thì phải quay lại học liều kiến thức vừa học, thậm chí có trường hợp phải học lại những kiến thức bổ sung. Phương pháp dạy học chương trình hóa có hai ưu điểm chủ yếu là thể hiện được quan điểm đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người học và cá biệt hóa quá trình dạy học theo trình độ và năng lực của từng học viên. Hai điểm này được đánh giá rất cao trong lý luận dạy học hiện đại. Điểm thứ nhất được thể hiện ở chổ để cho người học chủ động tiếp thu kiến thức (giáo viên thường chỉ đóng vai trò hướng dẫn), do vậy phát huy được tính tích cực và chủ động của họ. Điểm thứ hai dễ nhận thấy hơn, từng cá nhân học viên có thể tiếp thu kiến thức với lượng thời gian khác nhau cũng như theo các diễn tiến khác tùy vào kiến thức có sẵn và khả năng, tốc độ học tập của riêng mình. Nếu không có máy tính hỗ trợ, đối với giáo viên, có nhiều khó khăn về mặt chuẩn bị cũng như điều khiển lớp học để có thể thực hiện được một buổi dạy học chương trình hóa. Trước hết là phải biên soạn bài giảng theo cấu trúc bài giảng chương trình hóa - phân chia thành từng đơn vị tương đối độc lập, mỗi đơn vị có một loạt các câu hỏi kiểm tra đủ chất lượng để đánh giá mức độ tiếp thu của người học. Tiếp theo, phải có hình thức để có thể tổ chức quá trình dạy học sao cho cá biệt hóa được với từng học sinh chứ không theo kiểu diễn biến đều trong cả lớp. Nếu như vấn đề khó khăn thứ nhất liên quan nhiều đến tính chuyên môn và thời gian, sự cố gắng của giáo viên thì khó khăn thứ hai chủ yếu liên quan đến khả năng điều khiển, quản lý của giáo viên đến từng học sinh, một điều không dễ thực hiện nếu không có máy tính hỗ trợ. Do những khó khăn trên, nhất là nguyên nhân thứ hai, nên mặc dù có nhiều ưu điểm, phương pháp dạy học chương trình hóa không được ứng dụng nhiều lắm và hiện tại ta cũng ít nghe nhắc đến nó trong số các phương pháp dạy học hiện đại. Tuy nhiên, những ý tưởng chủ đạo của nó được thể hiện trong một hình 36
- thức học tập khác đang được sử dụng rộng rãi trong thời đại tri thức là học trên máy tính dưới dạng các bài học chương trình hóa được biên soạn theo hình thức các trang web. III. PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA 1. Định nghĩa: Quá trình học trong đó học viên tiến tới theo nhịp độ riêng của họ bằng cách dùng sách bài tập, sách giáo khoa hoặc các công cụ điện tử khác trong đó thông tin được cung cấp theo từng bước rời rạc, kiểm tra việc học sau mỗi bước và cung cấp ngay thông tin phản hồi về kết quả. (http://www.ibe.unesco.org/International/DocServices/Thesaurus/00003759.htm) 2.Ví dụ: Ta hãy xem xét một ví dụ dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện bài học chương trình hóa. Đây là một trích đoạn (dịch theo nguyên bản tiếng Anh) về bài học vận tốc tại website ThinkQuest, nơi cung cấp các bài học vật lý về cơ học, quang học, sóng và điện học. Độc giả có thể xem nội dung đầy đủ của nó theo địa chỉ http://library.thinkquest.org/10796/ch2.htm a, Bài học VẬN TỐC Tác giả Keiji Oenoki [physic@amerso.edu.pe] 37
- Chúng ta sẽ bắt đầu học vật lý với việc học về sự chuyển động. Hãy nhìn xung quanh mình, và bạn sẽ thấy rằng hầu như mọi vật đều đang chuyển động: chim bay, người chạy, quyển sách rơi… Chúng ta sẽ phân tích các chuyển động này và suy nghĩ về việc các vật chuyển động nhanh chậm thế nào và đi được bao xa. Mục 1. Khoảng cách và độ dịch chuyển Khoảng cách khác với độ dịch chuyển. Khi bạn di chuyển 50 km về phía Đông và sau đó là 20 km về phía Tây, tổng khoảng cách là 70 km, nhưng độ dịch chuyển của bạn là 30 km về phía Đông. 30 km 20 km w 50 km Trong vật lý, ta nói khoảng cách là vô hướng và độ dịch chuyển là một vector. Vô hướng có một độ lớn còn vector có cả độ lớn và hướng. Vô hướng là một chiều còn vector là hai chiều. CÂU HỎI: Một chiếc xe đi 50 km về phía Bắc. Độ dịch chuyển của nó như thế nào? (ví dụ. “10 km Đông”) CÂU HỎI: Một chiếc xe di chuyển 20 km Đông và 70 km Tây. Khoảng cách là bao nhiêu km Mục 2. Vận tốc trung bình và vận tốc tức thời Vận tốc biểu diễn sự nhanh chậm của sự di chuyển của một đối tượng 38
- theo một hướng nào đó. Vận tốc trung bình được tính bằng cách chia độ dịch chuyển cho thời gian. d displacement V t time (displacement: độ dịch chuyển, time: thời gian dịch chuyển) Ví dụ, khi một chiếc xe di chuyển được 50 km trong 2 giờ, vận tốc 50km trung bình là 25.5 km/h bởi vì V 25.5km / h 2h Vận tốc tức thời biểu diễn vận tốc của một vật tại một thời điểm. Ví dụ, khi bạn lái một chiếc xe và đồng hồ tốc độ chỉ 90km/h thì vận tốc tức thời của chiếc xe là 90km/h. CÂU HỎI: Một chiếc xe đi 20 km về phía Đông và 60 km về phía Tây trong 2 giờ. Vận tốc trung bình của nó là km/h CÂU HỎI: Một chiếc xe di chuyển được bao nhiêu trong vòng 15 phút với vận tốc 20 m/s? km (tiếp theo 2 mục vừa trình bày trên là 3 mục khác của bài học, sau đó là liên kết đến bài kiểm tra tổng quát dưới đây) b, Bài kiểm tra tổng hợp sau khi học xong toàn bộ bài học Sau đây là trích phần đầu của bài kiểm tra tổng hợp. 39
- Đây là cơ hội để bạn áp dụng kiến thức đã học trong chương này. Khoảng cách và độ dịch chuyển là khác nhau. Khoảng cách là vô hướng còn độ dịch chuyển là vector. Bạn đã biết cách để tính tốc độ trung bình. Bạn sẽ làm quen với đồ thị vị trí - và đồ thị vận tốc - thời gian. Vận tốc có thể được tính toán dựa trên đồ thị vị trí - thời gian. Chương 2. Kiểm tra tổng hợp. 1. Nếu bạn di chuyển 10 km Bắc, 10 km Đông và 10 km Tây, a. Độ dịch chuyển của bạn là? (ví dụ, “10 km Nam”) b. Tổng khoảng cách di chuyển của bạn là bao nhiêu? km. Đồ thị dưới đây biểu diễn vị trí của một con chuột theo thời gian. 40 35 30 25 20 15 10 5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 a. Vận tốc trung bình trong khoảng t = 0 và t = 4 ? m/s b. Khoảng cách di chuyển trong khoảng t = 0 và t = 4 ? m c. Tổng khoảng cách di chuyển? m (Tiếp theo hai câu hỏi trên là 3 câu hỏi khác, sau đó là phần để xem kết quả). 40
- Nếu bạn đã làm xong, hãy nhấn nút: c, Giải thích hoạt động của bài học trong ví dụ trên Bài học trên được biên soạn ở dạng trang web (HTML). Sau khi nghiên cứu xong từng mục (một liều kiến thức), người học trả lời câu hỏi bằng cách gõ vào ô trả lời và bấm nút để xem kết quả. Lúc này chương trình (viết bằng mã JavaScript) ẩn đằng sau bài học sẽ xử lý câu trả lời, so sánh với đáp án và hiển thị kết quả lên trên ô trả lời mà người học vừa sử dụng. Tương tự, đối với bài kiểm tra tổng hợp (Quiz), người học trả lời tất cả các câu hỏi vào các ô dành sẵn và nhấn nút , kết quả sẽ được chương trình tự động hiển thị trong ô dành sẵn ở dưới nút này. Đối với nút “Kiểm tra”, tuỳ thuộc vào câu trả lời của người đọc mà kết quả khi nhấn nút là khác nhau. Nếu trả lời đúng sau 1 hoặc 2 hoặc 3,… lần trả lời thì sẽ nhận được kết quả “Đúng” hoặc “Xuất sắc!” hoặc “Làm tốt!” hoặc “Tốt!” hoặc ‘Hoàn toàn đúng!”. Tương tự như vậy, khi trả lời sai thì người học cũng nhận được các thông báo thích ứng tuỳ vào số lần trả lời. đối với nút “Xem điểm”, người học sẽ biết được mình đã trả lời đúng được bao nhiêu câu trong số tất cả các câu hỏi được đặt ra cùng với một lời bình luận về mức độ điểm đạt được. 3. Nhận xét: Bài học chương trình hóa rõ ràng có ưu điểm rất lớn. Trước hết, nó là một dạng để tổ chức bài học theo kiểu tự học, một dạng bài học ngày càng trở nên cần thiết trong một xã hội tri thức, với yêu cầu học tập suốt đời. Thứ hai, nó giúp 41
- người học nhanh chóng biết được mức độ tiếp thu kiến thức của mình, từ đó làm chủ quá trình học. Điều này giúp tránh những trường hợp người học do chủ quan, chỉ học một cách nông cạn bài học, không đạt được độ sâu cần thiết. Một điểm nữa là bài học được tổ chức theo kiểu này làm cho quá trình học trở nên thú vị hơn, yêu cầu người học luôn phải suy nghĩ tích cực và vì thế phát huy tốt hơn trí tuệ của họ. IV. MỐI LIÊN QUAN GIỮA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Điểm giống nhau giữa hai phương pháp này rất dễ được nhận ra. Cả hai loại hình đều nhằm mục tiêu quan trọng nhất là nhanh chóng phản hồi thông tin về mức độ tiếp thu kiến thức của người học để lấy đó làm cơ sở điều khiển quá trình học một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng. Cách thức tổ chức bài học là hoàn toàn giống nhau. Điểm khác nhau thể hiện ở hình thức tổ chức “lớp học”. Phương pháp dạy học chương trình hoá lấy người học làm trung tâm nhưng vẫn có vai trò trực tiếp của người dạy. Đối với bài học chương trình hoá thì người dạy chỉ đóng vai trò biên soạn bài giảng, không có sự có mặt trực tiếp khi người học tiến hành quá trình học, do đó rất thích hợp để tổ chức học và sử dụng trong loại hình đào tạo từ xa. Điều này cũng có nghĩa là vấn đề khó khăn trong việc buộc giáo viên phải có khả năng trực tiếp theo dõi, đánh giá và điều khiển quá trình học tập cho từng người học đã được giải quyết. Như vậy, quá trình tiếp thu kiến thức khi sử dụng bài học chương trình hóa và khi sử dụng phương pháp dạy học chương trình hóa là rất giống nhau, ngoại trừ ở điểm không cần có sự điều khiển, quản lý trực tiếp của giáo viên trong 42
- trường hợp học chương trình hóa. Nói cách khác, bài học chương trình hóa có các ưu điểm cơ bản của phương pháp dạy học chương trình hóa và đã khắc phục được nguyên nhân quan trọng làm cho phương pháp này không được ứng dụng rộng rãi. Từ những nhận xét này, ta có thể xem học chương trình hóa là một hình thức phát triển cao của việc dạy học chương trình hóa, ở đó người học tự tiến hành quá trình học mà không cần có sự hiện diện trực tiếp của giáo viên. V. CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Bài học chương trình hóa phải có hai khả năng cơ bản là biểu diễn được các dạng dữ liệu cần thiết để trình bày bài học và khả năng phản hồi được kết quả cho người học khi họ thực hiện xong việc trả lời câu hỏi. Ngoài ra, cũng cần đánh giá thêm về mức độ dễ dàng biên soạn bài giảng, sự thuận tiện và dễ sử dụng cùng với khả năng phân phối nhanh, rộng rãi đến người học. Dưới đây là phân tích sơ bộ về những hình thức có thể thực hiện và đánh giá chúng theo các tiêu chí cơ bản vừa đề cập. 1. Biểu diễn trên giấy Bài học được biên soạn và sử dụng ở hình thức trên giấy. Ưu điểm: Có khả năng biểu diễn dễ dàng các thông tin tĩnh: văn bản, ảnh tĩnh… Dễ biên soạn và sử dụng. Không cần có thiết bị khi sử dụng. Dễ phân phối nếu số lượng người học là ít và gần nơi phân phối. 43
- Nhược điểm: Không có khả năng biểu diễn những dạng thông tin động như âm thanh, ảnh động, phim… Khó tổ chức tốt việc đưa thông tin phản hồi khi người đọc trả lời câu hỏi. Nếu viết sẵn câu trả lời lên giấy thì dễ làm người học đọc trước (hoặc đọc sau lần trả lời câu hỏi đầu tiên), do đó không đạt được mục tiêu đề ra khi đặt câu hỏi là để đánh giá thực chất mức độ tiếp thu kiến thức của người học. Khó có thể nhanh chóng tính điểm sau khi người học làm bài kiểm tra tổng hợp. Trường hợp này, thường yêu cầu người học tự xem đáp án và tự tính điểm lấy. Có lẽ nếu thực hiện theo phương án này thì hiệu quả của việc phản hồi kết quả không còn được cao. Vả lại, sau lần thử kiểm tra kết quả thứ nhất, nếu người học trả lời sai, họ sẽ biết được đáp án và vì thế, họ không còn tích cực suy nghĩ để thử trả lời lại nữa. Khó phân phối cho người học ở xa, tốn kém nếu phân phối với số lượng lớn. 2. Biểu diễn trên máy tính: Có thể chia làm hai nhóm cơ bản, một là sử dụng các văn bản tĩnh và hai là sử dụng các dạng động khác như trang web, chương trình hoặc các dạng phim, trình diễn đơn giản và trình diễn cao cấp. a, Sử dụng văn bản tĩnh Bài học được biên soạn thành file văn bản, học viên dùng phần mềm thích hợp để xem bài học trên máy tính. 44
- Ưu điểm: Tương tự với dạng biểu diễn trên giấy, tuy nhiên khả năng phân phối được dễ dàng hơn thông qua việc trao đổi file chứa bài học. Dễ biên soạn và sử dụng. Có thể dễ dàng chuyển thành bài học trên giấy bằng cách in ra văn bản. Nhược điểm: Tương tự đối với dạng biểu diễn trên giấy. Cần có phần mềm và máy tính thích hợp để sử dụng (nếu bài học chưa được in ra). Không thể phản hồi nhanh chóng và tự động kết quả kiểm tra của người học. b, Sử dụng dạng chương trình Bài học được soạn thành dạng chương trình, học viên chạy chương trình để học. Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện việc phản hồi thông tin bằng cách viết các đoạn mã thích hợp. Việc học bài ở dạng chương trình đòi hỏi phải có máy tính thích hợp vì ngoại trừ chương trình Java, các dạng chương trình khác không chạy được trên mọi dạng máy tính, mà việc viết trình Java lại khó và mất thời gian. 45
- Không in được bài giảng ra giấy. c, Dạng trình diễn đơn giản (ví dụ trên PowerPoint) Ưu điểm: Dễ tạo và dễ sử dụng. Biểu diễn được hầu hết các dạng dữ liệu tĩnh và động. Nhược điểm: Việc viết trình để thực hiện phản hồi thông tin là khó khăn. Kích thước bé của từng trang trình diễn không thuận lợi để bố trí các phần kiến thức dài. Để sử dụng cần có phần mềm và máy tính thích hợp. Chỉ giữ lại được các phần trình bày tĩnh của bài giảng khi được in ra giấy. d, Dạng trình diễn cấp cao (ví dụ trên Flash) Ưu điểm: Thể hiện rất tốt các dạng dữ liệu tĩnh và động. Khả năng lập trình để phản hồi thông tin khá mạnh. Nhược điểm: Mất nhiều công sức để tạo bài học. Khả năng lập trình tuy tốt nhưng khó thực hiện. 46
- Để học, cần có phần mềm và máy tính thích hợp. Không in được bài giảng ra giấy. e, Dạng trang web: Bài giảng được biên soạn ở dạng các trang web (HTML, DHTML, JSP, ASP, Servlet…), người học dùng máy tính với trình duyệt web bất kỳ để xem. Ưu điểm: Rất dễ tạo bài giảng bằng các phần mềm soạn thảo văn bản mạnh (như MS Word) hoặc bằng các phần mềm soạn thảo web chuyên nghiệp như FrontPage, Dream Weaver… Khả năng thể hiện các dạng dữ liệu khác nhau rất mạnh, từ các dạng dữ liệu tĩnh như chữ, ảnh tĩnh đến các dạng dữ liệu động như ảnh động, âm thanh, phim… đều có thể được trình bày trên trang web. Khả năng lập trình là khá mạnh. Đối với yêu cầu phản hồi thông tin khi người học trả lời câu hỏi thì chỉ cần sử dụng các ngôn ngữ kịch bản như JavaScript, VBScript là đủ. Đối với các yêu cầu lập trình mạnh hơn thì có thể sử dụng các kỹ thuật khác như Applet Java, ảnh động Flash, hoặc các kỹ thuật lập trình client-server như ASP, JSP, Servlet… để thực hiện. Việc phân phối bài giảng được tiến hành rất thuận lợi. Nếu đặt các bài học lên web server trên Internet thì có thể phân phối cho mọi đối tượng trên toàn cầu (tất nhiên là người xem phải truy cập được vào Internet). Trong trường hợp đặt bài học lên server của mạng cục bộ thì những người sử dụng mạng này có thể xem chúng. Cuối cùng là có thể đặt các bài học trực tiếp lên máy của người học và họ có thể xem chúng ngay trên tại đó. 47
- Giải quyết được nhược điểm phụ thuộc vào máy tính (hệ điều hành) và phần mềm cụ thể để xem các định dạng tài liệu khác nhau. Tuy rằng để xem các trang web cần phải có máy tính và trình duyệt web nhưng là máy tính bất kỳ và trình duyệt web bất kỳ nên điều này là hiển nhiên thỏa mãn một khi đã có máy tính (vì hầu như máy tính nào cũng có sẵn một trình duyệt web mạnh). Trường hợp muốn xem bài học trên Internet nhưng khả năng truy cập mạng này bị hạn chế thì có thể chỉ vào mạng để lưu bài học về máy tính cục bộ và sau đấy xem bài học trên máy tính này. Nhược điểm: Trường hợp đặt bài giảng lên Internet thì cần phải có web server riêng hoặc là thuê chỗ trên các web server của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Điều này đòi hỏi phải trả một khoản chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì hàng tháng. In được bài giảng ra giấy nhưng làm mất đi tính năng động của nó. 3. Nhận xét: Do những ưu điểm của trang web như đã nêu ở trên nên dạng bài học chương trình hóa hiện tại được biên soạn nhiều nhất là ở dạng này. Ngoài ra, do trang web nói riêng và công nghệ phần mềm dựa trên nền tảng web nói chung đang là tiêu điểm của giới tin học nên các khả năng của chúng đang được phát triển rất nhanh và rất mạnh. Vì vậy, dạng trang web là thích hợp nhất để biên soạn các bài học chương trình hóa, đặc biệt là với khả năng phân phối dễ và rộng thông qua mạng Internet, dạng bài học này là lựa chọn hữu hiệu nhất để tổ chức bài học cho dạng hình đào tạo từ xa. 48
- VI. KẾT LUẬN Phương pháp học chương trình hóa đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm cũng như khắc phục được những nhược điểm của phương pháp dạy học chương trình hóa. Các bài học được tổ chức theo dạng này có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tốt nhất là ở dạng các trang web. Đối với loại hình đào tạo từ xa thì đây là một phương pháp tổ chức bài học rất tốt để người học có thể dễ dàng truy cập, học và đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của mình, một điểm rất quan trọng trong quá trình học nhưng lại rất khó để thực hiện khi không có sự điều khiển, kiểm tra, theo dõi trực tiếp của giáo viên. Cùng với sự phổ cập ngày càng rộng khắp của mạng Internet, phương pháp này cần được nghiên cứu và sử dụng nhiều hơn nữa để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học và tự học, một nhu cầu tất yếu sẽ được phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế tri thức tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.ibe.unesco.org/Internaltional/DocServices/Thesaurus/0000375 9.htm 2. http://library.thinkquest.org 49
- FROM THE PROGRAMMED TEACHING METHOD TO THE PROGRAMMED LEARNING METHOD Ha Viet Hai College of Pedagogy, Hue University SUMMARY The programmed teaching method has so far been interested in and used by many teachers. But despite its theory advantages, it has some disadvantages that makes it very difficult for the method to be applied. With the using broadly of computer in the educational area, a new learning method named programmed learning has appeared and is now frequently used. The lessons of this type are often edited in the form of web pages. The paper aims at presenting the remarks of the author about these two methods and his analysis of the frequent appearance of the programmed learning lessons in the form of web page. 50
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn