Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TỪ TÂM TÂM XÃ (1923) ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13
lượt xem 22
download
Từ Tâm Tâm xã (1923) đến Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là giai đoạn chuyển hoá quan trọng của phong trào yêu nước Việt Nam để từ đó xác lập con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản. Bài viết điểm lại những dấu mốc biến đổi quan trọng của những tổ chức đó dưới tác động của phong trào dân tộc Việt Nam và những hoạt động chuẩn bị tích cực về chính trị, tư tưởng, tổ chức của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thời kỳ......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TỪ TÂM TÂM XÃ (1923) ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 TỪ TÂM TÂM XÃ (1923) ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) - QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN FROM ‘TAM TAM XA’ (1923) TO VIETNAMESE COMMUNIST PARTY (1930) - THE ASSERTIVE PROCESS OF PROLETARIAN REVOLUTION PATH Nguyễn Văn Hoàn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Từ Tâm Tâm xã (1923) đến Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là giai đoạn chuyển hoá quan trọng của phong trào yêu nước Việt Nam để từ đó xác lập con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản. Bài viết điểm lại những dấu mốc biến đổi quan trọng của những tổ chức đó dưới tác động của phong trào dân tộc Việt Nam và những hoạt động chuẩn bị tích cực về chính trị, tư tưởng, tổ chức của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thời kỳ xây dựng Đảng 1921 - 1929 như đào tạo cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản cũng như kịp thời thống nhất 3 tổ chức cộng sản (1929) thành Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. ABSTRACT From ‘Tam Tam xa’ (1923) to Vietnamese Communist Party (1930) is an important stage for Vietnamese national patriotic movement. Since that time a new way of national salvation-- the Proletarian revolution path has been asserted. This article reviews many important events about the organizations under the influence of the Vietnam national movement and active preparations in politics, ideology and organization led by President Ho Chi Minh during the making of the Party from 1921 to 1929 such as training cadres, propagating Marxism and Leninism into Viet Nam, leading the working class and national salvation movements in the line of the proletarian orientation and timely uniting the 3 communist organizations (1929) into the Vietnamese Communist Party in early 1930. 1. Đặt vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mùa xuân năm 1930 là một sự kiện vĩ đại có tính chất bước ngoặt, chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Đảng ra đời cùng với cương lĩnh chính trị đúng đắn sáng tạo đã rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam đi đến độc lập tự do. Lịch sử Việt Nam từ năm 1923-1930 là giai đoạn định hình hướng phát triển cực kỳ quan trọng của cách mạng nước ta. Quá trình đó gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Hồ Chí Minh (1890-1969) trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng giải phóng, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng mácxít - lêninnít. Song song với quá trình đó là sự phân hoá giữa các luồng tư tưởng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Quá trình đó gắn liền với sự chuyển hoá Tâm Tâm xã đến Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Hội Thanh niên) và cuối cùng là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là điểm nổi bật, một hiện tượng độc đáo trong 30 năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. 127
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 2. Từ tâm tâm xã (1923) đến Đảng cộng sản Việt Nam (1930) - Quá trình khẳng định con đường cách mạng vô sản 2.1. Sự bế tắc của con đường cứu nước phong kiến và tư sản Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta. Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến với đặc trưng cơ bản là sự cấu kết giữa đế quốc và tay sai để thống trị và bóc lột nhân dân ta. Về cơ bản, chính sách của thực dân Pháp (1858-1945) ở Việt Nam là chuyên chế về chính trị, kìm hãm bóc lột nặng nề về kinh tế, nô dịch về văn hóa. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã vấp phải một sự thật lịch sử đanh thép: Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Lịch sử Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm qua là lịch sử đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm và các thế lực chia cắt. Các phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc liên tục nổ ra khắp mọi miền đất nước. Tư tưởng Nho giáo “Trung quân, ái quốc” là hệ tư tưởng chi phối trong giai đoạn đầu tiêu biểu là phong trào Cần vương (1885-1896). Nhưng sự thất bại của các cuộc đấu tranh đó đã phản ánh sự bế tắc của một đường lối cứu nước đã lỗi thời và sự hạn chế không còn khả năng lãnh đạo quần chúng nhân dân của giai cấp địa chủ phong kiến. Đầu thế kỷ XX, các sự kiện và luồng tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga dồn dập xuất hiện ở Việt Nam. Một bộ phận “các sĩ phu Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh …đã đưa dân tộc ta vượt lên trên những hạn chế của nho giáo để hướng tới các cuộc cách mạng dân chủ tư sản thế giới”. Đường lối cứu nước đó tuy có khơi dậy được phong trào cứu nước và có những nhà lãnh đạo rất tâm huyết nhưng kết cục vẫn là “trăm thất bại mà không một thành công”. Như vậy, cho đến đầu những năm 20 thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam vẫn trong tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, thực chất là khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Bảng 1. 3 Phong trào yêu nước (Ptyn) ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX – XX Vấn đề Ptyn phong kiến Ptyn tư sản Ptyn vô sản Phong kiến Dân chủ tư sản Cộng sản Hệ tư tưởng Địa chủ phong kiến Tư sản Vô sản Lãnh đạo Đảng Bảo hoàng Đảng Tư sản Đảng Cộng sản Tổ chức (Cần Vương 1885-1896) (QDĐVN 1927-1930) (ĐCSVN 1930) Phản đế Phản đế, phản phong P/đế, P/phong Nhiệm vụ Địa chủ, nông dân Tư sản, tiểu tư sản Toàn dân tộc Lực lượng 1. Độc lập dân tộc 1. ĐLDT 1. ĐLDT Mục tiêu 2. Phong kiếnVN 2. CNTB 2. CNXH 128
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Nhận định về tình hình Đông Dương đấu tranh chống thực dân Pháp và thất bại dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, lãnh tụ Hồ Chí Minh viết: “Bị đầu độc cả về vật chất và tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng cái bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương…Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú (người cách mạng-T/g) có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”(1). 2.2. Hồ Chí Minh lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo cách mạng vô sản Trước bối cảnh nước mất, nhà tan, ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Mục đích ra đi của Người là tìm lý luận và phương pháp cách mạng cứu nước giải phóng dân tộc. Hướng đi đến phương Tây trọng tâm là nước Pháp, phương pháp ra đi là “vô sản hóa”, hòa mình vào cuộc sống lao động của giai cấp cần lao. Người đi nhiều nơi, làm nhiều việc vừa lao động để kiếm sống, vừa nghiên cứu học hỏi. Từ năm 1911-1920, Hồ Chí Minh lao động chân tay (bồi bàn, quét tuyết, phụ bếp..); từ năm 1921-1930, Người lao động trí óc (viết báo, dự các cuộc thảo luận, viết sách, đào tạo con người..). So với các vị lãnh tụ chính trị đương thời như Phan Bội Châu (1867- 1940), Phan Châu Trinh (1872-1926), Phan Văn Trường (1876-1933), Nguyễn An Ninh (1900-1943), hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh có sự khác biệt về chất. Tháng 7/1920, Người đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên tạp chí Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp và tìm thấy ở đây con đường giải phóng cho dân tộc. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế III. Tháng 12/1920, tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp ở Tua (Tour), Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện bước ngoặt làm thay đổi về chất lập trường chính trị của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa cộng sản; từ một người Việt Nam yêu nước trở thành một chiến sĩ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ đó Người hướng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản của V.I.Lênin. Người xác định: Muốn cứu nước giải phóng dân tộc thì không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Bảng 2. Con đường cách mạng Hồ Chí Minh và các lãnh tụ khác Vấn đề 4 lãnh tụ chính trị Hồ Chí Minh Cầu học, cầu viện Lý luận&phương pháp GPDT Mục đích Phương Tây Phương Tây Hướng đi 129
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Học bổng, tài trợ “Vô sản hóa” P/pháp Bế tắc Tìm thấy CN Mác-Lênin Hệ quả Chiến lược CMGPDT->CMTS CMGPDT->CMVS G/c tư sản, tiểu tư sản G/c vô sản Lãnh đạo Đảng Tư sản Đảng Cộng sản Tổ chức Tư sản, tiểu tư sản Toàn thể dân chúng Lực lượng ĐLDT&CNTB ĐLDT&CNXH Mục tiêu 2.3. Sự chuyển hoá tư tưởng chính trị từ Tâm Tâm xã đến Hội Thanh niên Cùng với quá trình Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, những thanh niên Việt Nam một thời đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, nay trước sự bế tắc của các cụ đã tự tìm cho mình con đường hoạt động mới. Năm 1923, một nhóm 7 thành niên xuất dương ở Trung Quốc đã lập ra Tâm Tâm xã hay Tân Việt thanh niên đoàn, “đây là nhóm đầu tiên do đó mà tương lai có nhóm cộng sản Phương Đông sẽ xuất hiện”(2). Tôn chỉ của Tâm Tâm xã ghi: “liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam không phân biệt ranh giới đảng phái, miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem tất cả sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”(3). Qua tôn chỉ cho thấy Tâm Tâm xã đã cố gắng định hướng cho con đường hoạt động cách mạng của mình. Những người sáng lập Tâm Tâm xã đã có sự chuyển biến ít nhiều trong tư tưởng. Bản thân họ khi trước hoặc chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản (tư tưởng quân chủ lập hiến đến dân chủ cộng hòa tư sản) của Phan Bội Châu (1867-1940), hoặc chịu ảnh hưởng tư tưởng cải lương, bất bạo động của Phan Châu Trinh (1872-1926). Nhưng trước con đường đi không lối ra của các bậc tiền bối cách mạng, những thanh niên yêu nước này đã tự đứng ra lập riêng tổ chức. Tâm Tâm xã có gốc từ Việt Nam Quang phục hội (1912) và có điểm tương đồng là chủ trương đấu tranh giành độc lập nhưng Tâm Tâm xã đi xa hơn, họ hướng tới giải phóng con người, giải phóng giai cấp: “liên hợp những người có thể đích thực hoạt động để khôi phục quyền độc lập cho dân Đông Dương”(4). Có thể coi Tâm Tâm xã là một tổ chức quá độ để dẫn tới sự thành lập các tổ chức cao hơn. Đến Tâm Tâm xã, tư tưởng Nho giáo đã bị quét sạch, hệ tư tưởng bao trùm là tư tưởng dân chủ tư sản. Nhưng trong nhận thức của những người sáng lập tổ chức, hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã phân hoá, tức là nó không thuần tuý lập trường “quân chủ lập hiến” của Duy Tân hội (1904), hoặc “cộng hòa dân quốc tư sản” của Quang Phục Hội (1912). Đó là bởi những người tổ chức Tâm Tâm xã đã nhìn thấy những bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của hai nhà cách mạng họ Phan. Đó là nếu chỉ 130
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 dựa vào tinh thần yêu nước, vào đường lối chung chung sẽ không thể đưa cách mạng đi xa. Phải có đường lối mới, có tổ chức, có lãnh đạo phù hợp với dân tộc và thời đại thì tiền đồ cách mạng mới tươi sáng được. Xét nguồn gốc xuất thân của Tâm Tâm xã, từ người sáng lập đến các hội viên về sau đều là trí thức tiểu tư sản yêu nước. Mục đích, tôn chỉ và lập trường tư tưởng của Tâm Tâm xã có bước phát triển hơn, rõ ràng hơn nhưng nhìn chung vẫn còn sự mơ hồ về giai cấp. Tiếng bom Sa Diện (1924) và sự hi sinh của Phạm Hồng Thái (1895-1924) là một biểu hiện cụ thể nhất của tổ chức này. Qua sự kiện trên đã thể hiện tính chất manh động trong nhận thức và hành động, sự phiêu liêu mạo hiểm, hăng hái nhất thời của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nhưng hành động hi sinh dũng cảm của liệt sĩ Phạm Hồng Thái thật đáng trân trọng, bởi nó xuất phát từ một trái tim yêu nước nồng cháy, thiết tha với ước muốn độc lập tự do: “Nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như cánh én nhỏ báo hiệu mùa xuân”(5). Tâm Tâm xã tồn tại không lâu 1923-1924 (gần hai năm), nhưng trong suốt thời gian đó là sự tìm tòi hướng đi cho tổ chức. Tâm Tâm xã đóng vai trò tích cực trong sự chuyển tiếp từ lập trường yêu nước dân tộc chân chính sang lập trường yêu nước vô sản. Khi Hồ Chí Minh về Quảng Châu cuối năm 1924, Người đã tiếp xúc ngay với nhóm Tâm Tâm xã và hướng họ đi vào con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tháng 3/1925 Người tổ chức lại Tâm Tâm xã thành nhóm Cộng sản đoàn, trên cơ sở đó lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Hội Thanh niên) tháng 6/1925 và ra tuần báo Thanh niên vào trung tuần tháng 6/1925. Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội Thanh niên, là tờ báo bí mật đầu tiên của người cách mạng Việt Nam, bằng chữ quốc ngữ, viết bằng giấy sáp, in bằng bàn in tay, mỗi lần in độ vài trăm tờ, phát hành bí mật từ ngoài nước đến trong nước. Báo Thanh niên có vai trò rất quan trọng như V.I.Lênin đã chỉ dẫn trong tác phẩm “Làm gì” (1902) về chức năng quan trọng của báo chí cách mạng: 1- Là người tuyên truyền tư tưởng; 2- Là người cổ động phong trào; 3- Là người tổ chức đấu tranh. Báo chí là công cụ rất đắc lực của cách mạng, vì nó là cơ quan ngôn luận mang tính Đảng, tính chân thật, tính quần chúng và tính chiến đấu cao, “ai lãnh đạo cách mạng cũng phải nắm lấy tờ báo vì nó thay cho cán bộ của đảng đến với quần chúng. Tờ báo của đảng, mọi người chuyền nhau đọc. Quần chúng đến với cách mạng, với đảng, phần quan trọng nhờ thông qua báo chí. Lúc đó tờ báo thực sự trở thành người cán bộ của đảng vận động quần chúng làm cách mạng. Tờ báo là công cụ của đảng tuyên truyền giáo dục quần chúng, chỉ cho quần chúng thấy rõ nỗi khổ của họ là do đâu? Ai bóc lột, áp bức? Tờ báo giáo dục người ta đoàn kết lại, tiến hành đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình từ đó hiểu đảng và gia nhập đảng, gia nhập các đoàn thể cách mạng”(6). Trong thời gian tồn tại từ 6/1925-5/1930, Báo Thanh niên ra được 208 số có tác dụng giải thích những mục tiêu đấu tranh, truyền bá những tư tưởng cách mạng và huấn luyện, đào tạo những hội viên của mình(7). Đến đây, những thanh niên trước kia với nhiệt huyết yêu nước thiết tha nay có một bước chuyển mình mang tính chất đột phá, tự 131
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 lập trường dân chủ tư sản sang lập trường cách mạng vô sản. Và Hội Thanh niên chính là một tổ chức quá độ, là sự chuẩn bị tất yếu cho sự ra đời của một chính đảng vô sản trong tương lai (Tổ -> Đội -> Đoàn (Cộng sản Đoàn 3/1925) -> Hội (Hội Thanh niên 1925-1929) -> Đảng (ĐCSVN 1930-Nay). Trong thời gian tồn tại 1925-1929, Hội Thanh niên được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, theo quy luật tự phê bình và phê bình gần giống với Đảng Cộng sản, và đóng 3 vai trò rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam: 1- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; 2- Đào tạo cán bộ cách mạng; 3- Lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Năm 1925, Hồ Chí Minh lập Hội (lỏng lẻo) chứ chưa lập Đảng (tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh) được giải thích ở những điểm sau: 1. Từ kinh nghiệm của chính bản thân Người (1911-1920). Trong bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1960), Người đã viết: “Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(8); 2. Từ thực tiễn Việt Nam dưới chế độ thuộc địa trên 95% dân số mù chữ (chữ quốc ngữ) do “làm cho dân ngu để dễ cai trị”, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”(9); 3. Do chính sách chống phá dữ dội, ngăn chặn quyết liệt chủ nghĩa cộng sản và sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam của thực dân Pháp, vì theo Albert Sarraut (1872-1962) toàn quyền Pháp ở Đông Dương (1911-1914 và 1917-1919) đã viết: Chủ nghĩa cộng sản, ấy là kẻ thù mà chúng ta phải tiêu diệt. V.I. Lênin (1870-1924) đã nhận xét: “Công lao vĩ đại có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của Mác và Ăng-ghen, là ở chỗ hai ông đã vạch rõ cho những người vô sản ở tất cả các nước thấy vai trò của họ, sứ mệnh của họ là: làm những người đầu tiên vùng lên đấu tranh cách mạng chống tư bản, tập hợp xung quanh mình, trong cuộc đấu tranh này, tất cả những người lao động và tất cả những người bị áp bức”(10). 2.4. Đào tạo cán bộ cho phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Từ năm 1925-1927, Hồ Chí Minh mở trường huấn luyện chính trị ở Quảng Châu để đào tạo cán bộ cách mạng. Quảng Châu thời điểm 1924-1929 được ví là "Mecca" mà thanh niên yêu nước Việt Nam mong ước được đến học tập. Louis Roubaur, nhà báo Pháp đi thực địa viết bài tại Đông Dương trong những năm 1930-1931 đã viết thiên phóng sự “Vietnam la Tragédie Indochinoise” (Việt Nam thảm kịch Đông Dương) đã viết về Quảng Châu lúc đó như sau: “Đó là thành phố hằng mơ ước: La Mã, Jérusalem, La Meque của những người trai An Nam, trụ sở của những đại hội, trường học của những sinh viên võ bị (Saint Cyr, Normale, Bách khoa của Cách mạng) và nấm mồ Phạm Hồng Thái, trên những con đường mây ám…trên những con đường dày đặc mây bay”(11). Những hội viên Thanh niên được trang bị lí luận, tổ chức và phương pháp cách mạng để về nước hoạt động. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết sách “Đường cách mệnh” 132
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 làm tài liệu giảng dạy. “Đường cách mệnh” là “sách phúc âm đối với tất cả mọi đảng viên; họ đã học gần như thuộc lòng”(12). Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng giải phóng, những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng đã được hội viên tiếp thu từ trường chính trị này. Từ Quảng Châu, phần lớn hội viên thanh niên về nước hoạt động cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin để xác lập vị trí chủ đạo của nó trong đời sống chính trị tinh thần ở Việt Nam. Chủ trương “vô sản hoá” của Hội Thanh niên (9/1928) đề ra đưa hội viên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để vận động đã thúc đẩy phong trào của công nhân và những người lao động đấu tranh theo con đường vô sản. Báo Thanh niên viết: “Để chấm dứt tình trạng thiếu kỷ luật của bọn thất bại và bọn giả danh, Đảng phải áp dụng một phương pháp giáo dục thật sự cách mạng. Thật vậy, thật là cần thiết tất cả các đồng chí phải “tự” vô sản hóa, tự vô sản hóa để có cùng một ý nghĩa, một lối sống, một ngôn ngữ…”(13). Chủ trương này có ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm phân hoá tư tưởng của hội viên có gốc gác trí thức tiểu tư sản, đoạn tuyệt với quá khứ để tự “vô sản hoá” biến mình trở thành công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các nhà kinh điển mác-xít đã từng chỉ rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là do những người trí thức cách mạng đưa vào phong trào công nhân. Như V.I.Lênin đã chỉ dẫn: “Ý thức chính trị giai cấp chỉ có thể được đem từ bên ngoài vào cho người công nhân, nghĩa là từ bên ngoài cuộc đấu tranh kinh tế, từ bên ngoài phạm vi quan hệ giữa thợ và chủ. Người ta chỉ có thể tìm được nhận thức ấy trong một lĩnh vực duy nhất, đó là lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và chính phủ, lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau. Muốn đem lại cho công nhân những tri thức chính trị, những người dân chủ-xã hội phải đi vào tất cả các giai cấp trong dân cư, họ phải phái các đội ngũ trong đạo quân của họ đi về tất cả các ngả”(14). 2.5. Phong trào dân tộc và phong trào công nhân thúc đẩy sự khẳng định con đường cứu nước mới Cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp phát triển mạnh mẽ cuối năm 1925 đầu 1926 ở Việt Nam, tiêu biểu như đưa “dân nguyện” khi Va-ren sang làm toàn quyền (1925-1928), đòi ân xá cụ Phan Bội Châu (1925), tổ chức rầm rộ lễ tang cụ Phan Châu Trinh (1926), đòi thả tù chí sĩ Nguyễn An Ninh (1926)… đều có sự góp mặt tích cực của hội viên thanh niên. Bà vợ Nguyễn An Ninh nhớ lại: “Ngày anh Ninh bị bắt lần ấy (1926) cũng là ngày cụ Phan Châu Trinh từ trần. Cụ Phan về Sài Gòn hoạt động được non một năm, vì tuổi già sức yếu, nên lâm bệnh nặng rồi qua đời. Hằng trăm ngàn người từ các nơi đổ về Sài Gòn nhân dịp đưa đám tang cụ Phan Châu Trinh để biểu dương lực lượng và đòi thả Nguyễn An Ninh”(15). Đồng thời chưa bao giờ ở Việt Nam lại xuất hiện nhiều tổ chức đảng phái và các tư tưởng chính trị đến như vậy. Đó là Đảng Lập hiến do Bùi Quang Chiêu (1873-1945) lập ra năm 1923, Hội Phục Việt (1925) sau cải tổ thành Tân Việt Cách mạng Đảng (1928), Quốc dân Đảng Việt Nam (1927) và Nguyễn Thái Học (1904-1930). 133
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Bảng 3. 4 Đảng, hội cơ bản ở Việt Nam 1919-1929 Vấn đề Đảng Lập hiến QDĐVN Thanh Niên Hội Phục Việt Dân chủ tư sản Dân chủ tư sản Vô sản Vô sản Ý thức hệ Tư sản địa chủ TTS trí thức TTS trí thức TTS trí thức Lãnh đạo Tư sản địa chủ TTS, địa chủ TTS, công nhân TTS, nông dân Lực lượng Nghị trường Ám sát, bắt cóc Vận động, thuyết Vận động, thuyết Hoạt động khủng bố phục phục Nam kỳ Bắc kỳ Việt Nam Trung kỳ Địa bàn Diễn đàn Đông Hồn Việt Nam Thanh niên Ngôn luận Dương (1926) (1929) (1925-1930) Công khai Bí mật bất hợp Bí mật bất hợp Bí mật bất hợp Hình thức pháp pháp pháp Lập Hiến ĐLDT, CNTB ĐLDT, CNXH ĐLDT, DCND Mục tiêu 4 cấ p 5 cấ p Tổ chức Như vậy, từ năm 1925 “phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản đã song song phát triển với phong trào giải phóng dân tộc trên lập trường tư sản”(16). Hai phong trào hoàn toàn khác nhau về mục đích cuối cùng và về mặt giai cấp lãnh đạo, tuy có gặp nhau ở tinh thần yêu nước, muốn cứu nước, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có giai cấp vô sản “là giai cấp cách mạng triệt để duy nhất trong xã hội hiện đại”(17). Nhận xét về hiện tượng này, giáo sư Trần Văn Giầu viết: “vào cuối những năm 20, sự hỗn độn ban đầu bớt dần tan đi, cải lương với cách mạng sẽ phân hoá rõ rệt chẳng những giữa hướng tư sản và hướng vô sản, mà cả trong tư tưởng dân tộc nói chung. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản sẽ ra đời, phân hoá xã hội, phân hoá chính trị, phân hoá tư tưởng tạo thành một tình thế sôi nổi mà sáng sủa trong đó các lực lượng tinh thần và vật chất tuy thi đua ra sức với nhau, đua ý chí và chính kiến với nhau. Không lúc nào mà tư tưởng và đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam phong phú bằng lúc này”(18). Trong khi Đảng Lập hiến theo khuynh hướng quốc gia cải lương chủ trương “Pháp-Việt đề huề”; Quốc dân Đảng Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc tư sản chủ trương dùng bạo động để giành độc lập dân tộc, Đảng Thanh niên cao vọng của Nguyễn An Ninh (1900-1943) theo chủ nghĩa yêu nước “ôn hoà” … đây là nhưng tổ chức đảng phái hoạt động trên lập trường dân tộc tư sản dưới những hình thức khác nhau. Đó là biểu hiện cụ thể nhất sự phân hoá về mặt tư tưởng của cả một ý thức hệ đối với vấn đề cứu nước giải phóng dân tộc. 134
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Bảng 4. Hội Thanh niên (1925-1929) và QDĐVN (1927-1930) Vấn đề QDĐVN 1927-1930 Hội Thanh niên 1925-1929 Dân chủ tư sản Cộng sản chủ nghĩa Ý thức hệ Trí thức tiểu tư sản (TTS) Trí thức tiểu tư sản Lãnh đạo TTS, địa chủ, phú nông TTS, công nhân, nông dân Thành phần Tonkin (Bắc kỳ) Việt Nam Địa bàn Bí mật bất hợp pháp Bí mật bất hợp pháp Hoạt động Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội Mục đích Song song với quá trình trên, các tổ chức theo khuynh hướng mác-xít ở Việt Nam cũng đã diễn ra sự phân hoá sâu sắc. Tân Việt cách mạng Đảng là một Đảng của trí thức tiểu tư sản ở Trung Kỳ cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình trên. Trong nội bộ đảng này đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cách mạng và tư tưởng cải lương để cuối cùng xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Một số hội viên chuyển sang Hội Thanh niên, số còn lại xúc tiến tích cực thành lập một đảng mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Tâm Tâm xã (1923-1924) là tổ chức của trí thức tiểu tư sản yêu nước tiến bộ nhưng còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. Đến Hội Thanh niên (1925- 1929) là sự chuyển biển có tính đột phá sang một hướng mới đang dần hình thành và khẳng định. Trong suốt thời gian tồn tại, trong nội bộ Thanh niên diễn ra sự phân hoá tư tưởng sâu sắc nhất. Hội Thanh niên chưa phải là một Đảng Cộng sản mà chỉ là một tổ chức theo khuynh hướng yêu nước vô sản, là một tổ chức quá độ như lời người sáng lập xác định là "quả trứng sẽ nở ra con chim non-tức Đảng Cộng sản". Nhưng vì có mục tiêu đấu tranh đúng đắn và xác định chỗ dựa chủ yếu là công nông nên Hội Thanh niên ngày càng lớn mạnh. Trên nền hiện thực “địa ngục trần gian” của chế độ thuộc địa “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”(19), Hội Thanh niên xuất hiện đáp ứng yêu cầu lịch sử đó. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919-1925 có khoảng 25 cuộc bãi công, tự phát, mục tiêu đấu tranh chủ yếu là kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt đánh đập). Từ năm 1925 phong trào công nhân có sự chuyển biến dần dần về chất với sự xuất hiện của Hội Thanh niên, Hội Phục Việt. Trong 2 năm 1926-1927 đã nổ ra 17 cuộc đấu tranh (20). Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước những năm 1928-1929, đã thúc đẩy nhanh quá trình phân hoá về mặt tư tưởng chính trị của hội viên Thanh niên. 135
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Bảng 5. Bãi công của công nhân 1928-1930 Năm Số cuộc Lượng người tham gia 1928 10 cuộc 600 người 1929 24 cuộc 6.000 người 1930 82 cuộc 27.000 người Nguồn: Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Nxb. CTQG, HN, 2006, tr.153. Bảng 6. Đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác của công nhân Vấn đề GĐ đấu tranh tự phát GĐ đấu tranh tự giác Mục tiêu kinh tế 1. Trước mắt: Kinh tế Mục tiêu (Tăng lương, giảm giờ làm) 2. Lâu dài: Chính trị 1. Không có tổ chức 1. Cơ sở: Công đoàn Tổ chức 2. Công đoàn 2. Xã hội: Đảng Cộng sản Bỏ việc, đánh cai, phá máy, Lãn công, đình công, bãi công, Hình thức lãn công, đình công, bãi công biểu tình, đấu tranh vũ trang lỏng lẻo, dễ thoả hiệp vững chắc, cách mạng Hàng ngũ Trong Hội Thanh niên đã có sự tranh luận về sự cần thiết hoặc chưa cần thiết thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Lúc này như V.I.Lênin chỉ dẫn: “Giai cấp vô sản phải ra sức lập ra các chính đảng công nhân độc lập, mà mục đích chủ yếu của các chính đảng đó là phải làm cho giai cấp vô sản giành lấy chính quyền để tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa”(21). Đỉnh cao của sự phân hoá tư tưởng là sự phân liệt của Hội Thanh niên tại Đại hội I của Hội (5/1929) ở Hương Cảng (Trung Quốc) dẫn đến sự xuất hiện của Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (9/1929). Sự phân hoá về mặt tư tưởng quyết liệt đến mức vượt quá nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bức thư “Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho những người Cộng sản An Nam ở Tàu” đã viết: “Đối với Tân Việt, Đảng Cộng sản Đông Dương cùng chủ trương phá như phá Thanh niên vì nó cùng giả như Thanh niên. Đảng chủ trương các phân tử Tân Việt cùng như với các phần tử Thanh niên”(22), "đồng chí Vương (Hồ Chí Minh-t/g) có về thì đối với đồng chí cũng như đối với anh em”(23). Trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng, Đảng Tân Việt đã cải tổ lại để dẫn đến sự ra đời của Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1/1930). Trong một thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản lần lượt ra đời đã góp phần tích cực thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng nhân dân phát triển lên một bước mới. Điều đó đã diễn ra như Lênin dự kiến: "Như vậy là đồng thời vừa có sự 136
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 thức tỉnh tự phát của quần chúng công nhân, thức tỉnh về sinh hoạt tự giác và về đấu tranh tự giác, lại vừa có một lớp thanh niên cách mạng được vũ trang bằng lý luận dân chủ-xã hội nóng lòng gần gũi công nhân"(24). Điều đó chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản đang khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng đồng thời chỉ ra sự chín muồi cho sự thành lập một chính đảng vô sản duy nhất ở Việt Nam. Quốc tế Cộng sản (1919-1943) theo dõi sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, trước tình hình trên đã ra chỉ thị đề ngày 27/10/1929 yêu cầu: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”(25). Trước tình hình đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tích cực chủ động trong việc tổ chức Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam mùa xuân 1930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngoài các nhân tố cấu thành còn là kết quả cao nhất của cuộc đấu tranh phân hoá tư tưởng và khẳng định con đường cách mạng vô sản trong những năm 20 của thế kỷ XX. Từ sự phân tích tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng (2/1930) khẳng định: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”. Chủ trương đó thực chất là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, ĐLDT và CNXH. Đó là sự lựa chọn khách quan của lịch sử dân tộc trong những năm 20 của thế kỷ XX qua hoạt động tích cực của lãnh tụ Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước Việt Nam. 3. Kết luận Thời kỳ 1921 - 1929 trong lịch sử cách mạng Việt Nam được coi là thời kỳ tìm tòi và định hướng. Trong gần một thập kỷ đó, luồng tư tưởng dân chủ tư sản mà đại diện là một số tổ chức đảng phái ra sức lôi kéo quần chúng nhân dân nhưng tỏ ra lỗi thời và đều thất bại trong vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ lịch sử. Trong khi đó, khuynh hướng mácxít - lêninnít mà tiêu biểu là lãnh tụ Hồ Chí Minh và các tổ chức cách mạng (Tâm Tâm xã 1923-1924, Hội Thanh niên 1925-1929, Hội Phục Việt 1925…) tỏ ra sức hấp dẫn quần chúng và dần khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng. Hệ tư tưởng vô sản tỏ ra ưu việt và chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống chính trị tư tưởng giải phóng dân tộc. Từ Tâm Tâm xã đến sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mùa xuân năm 1930 là hiện thực của một thời kỳ vận động thành lập Đảng sôi nổi. Đây là giai đoạn hệ tư tưởng vô sản khẳng định vị thế, đồng thời đấu tranh thắng lợi đập tan chủ nghĩa cải lương ru ngủ quần chúng và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của tư sản và tiểu tư sản, vạch trần những thủ đoạn xảo trá của đế quốc và tay sai. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là hiện thân của sự nghiệp chính nghĩa, là đội tiền phong đại diện cho quyền lợi của giai cấp công dân, nhân dân lao động, và toàn thể dân tộc Việt Nam. 137
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Phụ lục: 7 người tham gia sáng lập Tâm Tâm xã năm 1923 ở Quảng Châu (Trung Quốc) Theo tác giả Trung Chính (1970), 7 người sáng lập Tâm Tâm xã vào mùa xuân năm 1923 là 1. Lê Văn Phan tức Lê Hồng Sơn (1899 - 1933); 2. Hồ Bá Cự tức Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951); 3. Nguyễn Công Viễn tức Lâm Đức Thụ; 4. Đặng Xuân Hồng; 5. Trương Quốc Huy; 6. Lê Cầu tức Tông Giáo Cầu; Nguyễn Giản Khanh. Đầu năm 1924 Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong đến Quảng Châu và được Lê Hồng Sơn kết nạp vào Tâm Tâm xã tại nhà của Nguyễn Giản Khanh. Chú thích: 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb. CTQG, HN 2000, tr.27-28. 2. Trung Chính: Tâm tâm xã là gì? Nghiên cứu lịch sử số 134 (9-10) 1970, tr.6. 3. Trung Chính: Tâm tâm xã là gì? Nghiên cứu lịch sử số 134 (9-10) 1970, tr.6. 4. BNCLSĐTƯ (1976): Những sự kiện Lịch sử Đảng, Nxb. ST, HN, tr.79. 5. Trần Dân Tiên (1975): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. ST, HN. 6. Nguyễn Văn Linh (1987): Đổi mới để tiến lên, Nxb.ST, HN, tr.108. 7. Ngô Văn Hòa-Dương Kinh Quốc (1978): Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb. KHXH, tr.317. 8. Hồ Chí Minh (1987): Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Nxb. ST, HN, tr.78-79. 9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb. CTQG, HN, tr.99. 10. V.I.Lênin: Toàn tập, t.37, Nxb Tiến bộ, M, tr.201-202. 11. Louis Roubaur: Việt Nam thảm kịch Đông Dương (bản dịch), Nxb. CAND, HN 2003, tr.62. 12. Hà Huy Tập: Một số tác phẩm, Nxb. CTQG, HN 2006 tr.125. 13. Ngô Văn Hòa-Dương Kinh Quốc (1978): Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb. KHXH, HN, tr.322. 14. V.I.Lênin: Toàn tập, t.6, Nxb. Tiến bộ, M, 1976, tr.101. 15. Con đường giải phóng (Hồi ký) tập 2, Nxb. Phụ nữ, HN 1977, tr.153}. 16. Lê Duẩn (1960): Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. ST, HN, tr.30. 17. V.I.Lênin: Toàn tập, t.20, Nxb. Tiến bộ, M, 1974, tr.359. 18. Trần Văn Giàu (1975): Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập II, Nxb. KHXH, HN, tr.442. 138
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 19. Hồ Chí Minh: Toàn tập t.1, Nxb. CTQG, HN 2000, tr.28. 20. Ngô Văn Hòa-Dương Kinh Quốc: Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb. KHXH, HN 1978, tr.322. 21. V.I.Lênin: Toàn tập, t.4, Nxb. Tiến bộ, M, 1976, tr.218. 22. ĐCSVN (1998): Văn kiện Đảng toàn tập I, Nxb. CTQG, HN, tr.230. 23. ĐCSVN (1998): Văn kiện Đảng toàn tập I, Nxb. CTQG, HN, tr.231. 24. V.I.Lênin: Toàn tập, t.6, Nxb. Tiến bộ, M 1976, tr.48. 25. ĐCSVN (1998): Văn kiện Đảng toàn tập tập I, Nxb. CTQG, HN, tr.614. 139
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 226 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn