Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) ĐỂ PHÁT HIỆN NHIỄM SẮC THỂ PHILADELPHIA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BẠCH CẦU MÃN TÍNH DÒNG HẠT (CHRONIC MYELOID LEUKEMIA )"
lượt xem 29
download
Tuyển tạp các báo cáo nghiên cứu khoa học của trường đại học huế đề tài: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) ĐỂ PHÁT HIỆN NHIỄM SẮC THỂ PHILADELPHIA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BẠCH CẦU MÃN TÍNH DÒNG HẠT (CHRONIC MYELOID LEUKEMIA )...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) ĐỂ PHÁT HIỆN NHIỄM SẮC THỂ PHILADELPHIA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BẠCH CẦU MÃN TÍNH DÒNG HẠT (CHRONIC MYELOID LEUKEMIA )"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) ĐỂ PHÁT HIỆN NHIỄM SẮC THỂ PHILADELPHIA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BẠCH CẦU MÃN TÍNH DÒNG HẠT (CHRONIC MYELOID LEUKEMIA ) Phan ình i n Đ ềĐ B nh Vi n Ch R y TP. H Chí Minh ệ ệ ẫợ ồ Ph m Hùng Vân, Nguy n Thái S n ạ ễ ơ i h c Y D c TP. H Chí Minh ọ ạĐ ợư ồ TÓM TẮT Sáu m i m u máu c a b nh nhân c ch n oán b nh ung th b ch c u m n tính ẫ ơư ệủ ợưđ đẩ ệ ạư ạầ dòng h t (Chronic Myeloid Leukemia-CML) c nghiên c u phát hi n nhi m s c th ạ ợưđ ểđ ứ ệ ắễ ể Philadelphia mang gen t h p BCR-ABL b ng k thu t RT-PCR (Reverse Transcription- ợổ ậỹằ Polymerase Chain Reaction) và real-time PCR. K t qu cho th y có n 59 b nh nhân (98,33%) ảế ếđ ấ ệ mang gen t h p này trong máu ngo i biên, trong ó, d ng BCR-ABLb2a2 chi m 32,20%, d ng ợổ ạ ạđ ế ạ BCR-ABLb3a2 chi m 44,07% và d ng k t h p BCR-ABLb2a2+b3a2 chi m 23,73%. K t qu ế ợế ạ ế ế ả này cho th y có th dùng k thu t PCR phát hi n nhi m s c th Philadelphia. Vi c so sánh ấ ể ậỹ ểđ ểắễ ệ ệ i chi u k t qu này v i các tác gi khác trong và ngoài n c c ng c bàn lu n kh ng ốđ ảếế ớ ả ợưđ ũ ớư ẳ ểđ ậ nh giá tr c a k thu t. ịđ ậ ỹ ủị 1. Đặt vấn đề Bệnh ung thư bạch cầu mạn tính dòng hạt (Chronic Myeloid Leukemia – CML) là một bệnh ác tính của hệ tạo máu với đặc điểm chính là sự tăng sinh dòng bạch cầu hạt. Trong bệnh CML có một sự biến đổi nhiễm sắc thể đặc trưng đó là nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph) (Nowel et al 1960) [4], đây là sản phẩm của sự chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 9 và nhiễm sắc thể số 22 ký hiệu t(9;22) (Rowley 1973) [5]. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới, nhiễm sắc thể Philadelphia hiện diện ở máu ngoại biên và tuỷ xương của bệnh nhân CML là lớn hơn 95% (Carol D. Jone, Cecilia Yeung et al.2003. Susan Branford 2006) [1,8]. Nghiên cứu về mặt sinh học phân tử cho thấy bản chất gen của nhiễm sắc thể Philadelphia là gen tổ hợp BCR-ABL (Salesse et al 2002) [6] được tạo thành do sự chuyển đoạn của ABL proto-oncogene từ nhiễm sắc thể số 9 đến gắn vào vị trí 5’ của BCR gene trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 22 (q34;q11). Trong bệnh CML, gen tổ hợp BCR-ABL chủ yếu sẽ tạo ra một loại protein có hoạt tính Tyrosine Kinase đó là protein P210 (protein có trọng lượng phân tử 210 KD) và protein này chính là nguyên nhân chủ 81
- yếu gây ra bệnh CML (Sawyers, C.L.1999) [7] . Tùy theo vị trí sắp xếp các điểm gãy (breakpoints) khác nhau trên BCR-gene và ABL-gene ta có các sản phẩm BCR-ABL khác nhau: BCR-ABL b2a2 nếu vị trí sắp xếp các điểm gãy nằm giữa exon 13 và 14, hay đó sẽ là BCR-ABL b3a2 nếu vị trí sắp xếp các điểm gãy nằm ở giữa exon 14 và 15. (Salesse et al 2002) [6]. Phát hiện được gen tổ hợp BCR-ABL trong máu ngoại biên của bệnh nhân CML đồng nghĩa với phát hiện được nhiễm sắc thể Philadelphia. Do vậy việc tiến hành xây dựng một kỹ thuật mới để phát hiện sự hiện diện của nhiễm sắc thể Philadelphia trong máu ngoại biên của bệnh nhân CML là một điều hết sức cần thiết trong chẩn đoán và điều trị. Hình 1. S t o thành gene BCR-ABL (Salesse et al 2002) ạự 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng 60 bệnh nhân (bao gồm 32 nữ, chiếm tỉ lệ 53,33% và 28 nam, chiếm tỉ lệ 46,67%) với độ tuổi nhỏ nhất là 20 đến lớn nhất là 74 tuổi, được chẩn đoán ung thư bạch cầu mạn tính dòng hạt (Chronic Myeloid Leukemia, CML) với tủy đồ dương tính và đang được điều trị bằng các loại thuốc Hydrea (Không sử dụng các loại thuốc ức chế hoạt tính tyrosine kinase như Imatinib, Dasatinib hay Nilotinib…) tại phòng khám huyết học của Bệnh viện Chợ Rẫy từ 05. 08. 2009 đến 19. 11. 2009. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu Lấy 04 ml máu tĩnh mạch ngoại biên, cho vào ống nghiệm có chất chống đông EDTA (Ethylene Diamine Tetra Acetic acid), lắc nhẹ để trộn đều máu với chất chống đông, bảo quản ở nhiệt độ 4 – 80C trong vòng 08 giờ phải chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý mẫu. 82
- 2.2.2. Kỹ thuật xét nghiệm Máu toàn phần sẽ được trích ly RNA với bộ thuốc thử đã được chuẩn hoá của Chomczynski [2] Khuếch đại 2 týp của gene tổ hợp BCR-ABL là b2a2 và b3a2 bằng kỹ thuật RT-PCR (Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction) sau đó tiến hành xét nghiệm định lượng Real-Time PCR nhờ 03 nồng độ chuẩn của gen β-glucuronidase (GUS) S1: 100.000 bản sao/ml, S2: 10.000 bản sao/ml và S3:1.000 bản sao/ml, được phát hiện real time cùng với mẫu nghiệm. Phân tích kết quả bằng phần mềm iQ5 Real-Time PCR System Software. 3. Kết quả 3.1.Tương quan giữ độ tuổi và bệnh CML (Chronic Myeloid Leukemia) B ng 1. M i t ng quan gi tu i và b nh CML ả ơư ố ộđ ữ ổ ệ Độ tuổi Số lượng T ỷ lệ % < 30 12 / 60 20,00 30 - 40 11 / 60 18,33 41 - 50 12 / 60 20,00 51 - 60 17 / 60 28,33 61 - 74 08 / 60 13,33 Những kết quả ghi nhận được cho thấy đa số bệnh nhân CML đều ở độ tuổi của người đã trưởng thành, đặc biệt tỷ lệ này khá cao ở tuổi trung niên (41 – 60) # 58,33%. 3.2.Kết quả phân tích mẫu gen BCR-ABL từ 60 bệnh nhân CML Qua phân tích mẫu máu ngoại biên của 60 bệnh nhân CML đã được xác định chẩn đoán với tủy đồ dương tính và đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh, thuốc điều trị chủ yếu là Hydroxyure (Hydrea). Chưa có bệnh nhân nào được điều trị với các loại thuốc ức chế hoạt tính Tyrosine Kinase như Imatinib, Dasatinib hay Nilotinib... Chúng tôi đã phát hiện được 59/60 trường hợp (98,33%) mẫu máu được đem phân tích có sự hiện diện gen BCR-ABL. 3.2.1.Tần suất xuất hiện các dạng chuyển đoạn của nhiễm sắc thể Philadelphia B ng 2. T n su t xu t hi n c a nhi m s c th Philadelphia trong b nh nhân CML ả ầ ấ ấ ệ ủ ễ ắ ể ệ Mẫu nghiệm dương tính với BCR-ABL Vị trí chuyển đoạn Của nhiễm sắc thể Philadelphia (N = 59) Số lượng phát hiện T ỷ lệ % BCR-ABL b2a2 19 32,20 BCR-ABL b3a2 26 44,07 BCR-ABL b2a2 + b3a2 14 23,73 83
- Bằng kỹ thuật RT-PCR, gen tổ hợp BCR-ABL đã xuất hiện trong máu ngoại biên của 59/60 bệnh nhân: 19 người mang BCR-ABL b2a2 (32,20%); 26 người mang BCR- ABL b3a2 (44,07%) và 14 người mang dạng kết hợp b2a2 + b3a2 (23,73%). 3.2.2. Hình ảnh mẫu gen bình thường khi khảo sát bằng RT-PCR DRADNATS 3,2,1 SUG Hình 2. M u gen c a ng i bình th ng (không có nhi m s c th Philadelphia) ẫ ủ ờư ờư ễ ắ ể Ở hình này chúng ta thấy sự hiện diện của 3 đường chuẩn: S1, S2, và S3. Sự xuất hiện của GUS (gen bạch cầu của chính bệnh nhân) nói lên quá trình phiên mã ngược và khuếch đại các bản sao từ phản ứng RT-PCR đã được thực hiện thành công. Không phát hiện sự hiện diện các bản sao của gen BCR-ABL. 3.2.3. Hình ảnh mẫu gen có chuyển đoạn dạng b2a2 BN.số 58. b2a2 = 291.000 copies /ml DRADNATS 3,2,1 SUG 2a2b Hình 3. M u có phát hi n nhi m s c th Philadelphia v i s chuy n o n v trí b2a2 ẫ ệ ễ ắ ể ớ ự ị ở ạđ ể Ở hình 3 ngoài sự hiện diện của 03 đường chuẩn S1, S2, S3 và GUS còn phát hiện đuợc sự hiện diện của nhiễm sắc thể Philadelphia với sự chuyển đoạn ở vị trí b2a2 chứng tỏ đây là mẫu máu của bệnh nhân đang mang bệnh Ung thư bạch cầu mạn tính dòng hạt (CML). 84
- 3.2.4.Hình ảnh mẫu gen có chuyển đoạn dạng b3a2 BN.số:51. b3a2 = 367 copies /ml DRADNATS 3,2,1 SUG 2a3b Hình 4. M u có phát hi n nhi m s c th Philadelphia v i s chuy n o n v trí b3a2 ẫ ệ ễ ắ ể ớ ự ị ở ạđ ể Tương tự như trên, chúng tôi phát hiện sự hiện diện của nhiễm sắc thể Philadelphia có sự chuyển đoạn ở vị trí b3a2 ở hình 4. 3.2.5. Hình ảnh mẫu gen có chuyển đoạn dạng kết hợp b2a2+b3a2 BN số: 60. b2a2 = 552 copies /ml DRADNATS b3a2 = 195.600 copies /ml 3,2,1 SUG 2a3b 2a2b Hình 5. M u có phát hi n s chuy n o n c hai v trí b2a2 và b3a2 ẫ ệ ự ả ở ạđ ể ị Trong một số bệnh nhân, qua phân tích kết quả bằng phần mềm iQ5 Real-Time PCR System Software, chúng tôi thấy có sự hiện diện sự chuyển đoạn ở cả 02 vị trí b2a2 và b3a2 trên nhiễm sắc thể Philadelphia. 85
- 4. Bàn luận 60 bệnh nhân CML đã được xác định chẩn đoán với tủy đồ dương tính từ phòng thí nghiệm huyết học bệnh viện Chợ Rẫy và đang được điều trị ngoại trú tại phòng khám huyết học của bệnh viện. Thuốc sử dụng điều trị chủ yếu là Hydroxyure (Hydrea), đây là một loại thuốc chống chuyển hoá, tác dụng nhanh, ít độc, ít gây suy tủy (Joanna Gora-Tyborr, 2008) [3]. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng loại bỏ hoàn toàn tác nhân chính gây bệnh là các bản sao của gen tổ hợp BCR-ABL (Joanna Gora-Tybor 2008) [3], điều này giải thích vì sao khi chúng tôi sử dụng kỹ thuật RT-PCR có thể phát hiện sự hiện diện gen tổ hợp BCR-ABL ở 59/60 bệnh nhân CML (98,33%). Carol D. Jone và CS (2003) [1] cũng như Susan Branford 2006 [8] cho rằng tỷ lệ này là lớn hơn 95% và như vậy là hoàn toàn tương đồng với kết quả của chúng tôi. Cũng từ những kết quả trên chúng ta thấy rằng bệnh Ung thư bạch cầu mạn dòng hạt xuất hiện chủ yếu ở những người đã trưởng thành, đặc biệt ở độ tuổi trung niên (41 – 60) Từ những số liệu nêu trên, chúng tôi cho rằng, chúng ta có thể hoàn thiện quy trình xét nghiệm để sau đó đem ra áp dụng ở những cơ sở khám và chữa bệnh. Điều này sẽ giúp cho thầy thuốc lâm sàng có một phương tiện đáng tin cậy để nhanh chóng xác định chẩn đoán bệnh Ung thư bạch cầu mãn tính dòng hạt, đồng thời có kế hoạch điều trị cũng như theo dõi đáp ứng điều trị bệnh CML một cách hiệu quả. 5. Kết luận Từ những kết quả thu được như đã trình bày ở trên chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải nhanh chóng phát triển và ứng dụng các kỹ thuật PCR trong mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong ngành y để nó thực sự trở thành một công cụ hữu ích giúp cho các thầy thuốc nhanh chóng xác định chẩn đoán, có kế hoạch điều trị kịp thời để phục vụ cộng đồng được hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carol D. Jones, Cecilia Yeung. Comprehensive Validation of a Real-Time Quantitative bcr-abl Assay for Clinical Laboratory Use. Am J Clin Pathol 120, (2003), 42-48. 2. Chomczynski P, Single-step method of RNA isolation by acid guanidinium thiocyanate- phenol-chloroform extraction. Anal Biochem.Apr; 162(1), (1987), 156-9. 3. Joanna Gora-Tybor. Targeted drugs in Chronic Myeloid Leukemia. Current medicinal Chemistry, 15, (2008), 3036-3051 4. Nowel, PC and D.A Hungerford. Chromosome studies on normal and Leukemic human leucocytes. J Natl Cancer Inst 25, (1960), 85-108 5. Rowley JD. A new consisten chromosomal abnormality in chronic myelogenous 86
- leukemia ideltified by quinacrine fluorescence and Giemsa staining. Nature 243, (1973), 290-3. 6. Salesse, S. and C., M. Verfaillie. BCR/ABL : from molecular Mechanisms of Leukemia induction to treatment of chronic myelogenous Leukemia.Oncogene 21 (56), (2002), 8547- 59. 7. Sawyers, C.L. Chronic myeloid leukemia. The New England Journal of Medicine 340(17), (1999), 1330-59. 8. Susan Branford and Timothy Hughes. Diagnosis and Monitoring of Chronic Myeloid Leukemia by Qualitative and Quantitative RT-PCR. Methods in Molecular Medicine. Vol 125, (2006), 69-92. APPLYING PCR TECHNIQUE IN THE DETECTION OF CHRONIC MYELOID LEUKEMIA Phan Dinh Dien Cho Ray Hospital, HCM City Pham Hung Van, Nguyen Thai Son University of Medicine and Pharmaceutics. HCM City SUMMARY Peripheral blood samples from 60 Chronic Myeloid Leukemia patients were tested by RT-PCR (Reverse Trancription-Polymerase Chain Reaction) and Real-Time PCR to detect Philadelphia chromosome containing BCR-ABL fusion gene. Results show that the BCR-ABL fusion gene was found in 59 (98,33%) of these 60 blood samples. In these 59 positive cases, the b3a2 type has the highest rate of 44,07%, followed by the b2a2 type with 32,2%, and the b2a2 + b3a2 combinative type with 23,73%. These results indicate that PCR technique can be used to detect Philadelphia chromosome. We also compared our results with those in other local and foreign researches to confirm the accuracy of this technique. 87
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 313 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 350 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn