intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ứng dụng TB KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ Sơn"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

72
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ cách đây hơn 100 năm và đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, được nuôi thành công ở nhiều nước trên thế giới như Chi Lê, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Thái Lan…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ứng dụng TB KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ Sơn"

  1. Ứng dụng TB KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ Sơn Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ cách đây hơn 100 năm và đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, được nuôi thành công ở nhiều nước trên thế giới như Chi Lê, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Thái Lan… I. Đặt vấn đề Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ cách đây hơn 100 năm và đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, được nuôi thành công ở nhiều nước trên thế giới như Chi Lê, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Thái Lan… Thành công của việc nhập công nghệ và nuôi thương phẩm cá hồi vân vào Việt Nam cùng với việc phát triển các mô hình nuôi có hiệu quả kinh tế cao sau đó tại một số địa phương miền núi phía Bắc, Tây Nguyên… đã khẳng định được tính thích nghi của đối tượng nuôi này trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Tại Nghệ An, một số nơi ở miền Tây có tiềm năng lớn về nguồn nước lạnh, đặc biệt huyện Kỳ Sơn có các con suối bắt nguồn từ những khu rừng có già ở thượng Lào có độ cao 1.200-1.800m so với mực nước biển, có nhiệt độ nước dao động trong khoảng từ 4-220C, phù hợp cho các loài cá nước lạnh (cá hồi vân, cá tầm…) sinh trưởng và phát triển. Việc thử nghiệm nuôi các đối tượng cá nước lạnh sẽ khai thác được nguồn tài nguyên của vùng, góp phần phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập cho đồng bào, an ninh chính trị ổn định. Dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ Sơn, Nghệ An” được triển khai nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc nuôi thương phẩm cá hồi
  2. vân tại Kỳ Sơn; đồng thời hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá hồi vân phù hợp với điều kiện khí hậu tại đây, làm cơ sở cho việc nuôi mở rộng tại các vùng nước lạnh trong tỉnh. Từ đó, phát triển phong trào nuôi cá hồi vân thương phẩm, nhằm phát huy tiềm năng nguồn nước lạnh, bổ sung thêm một đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, góp phần khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước bị bỏ hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả tại địa phương. II. Kết quả thực hiện 1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án Qua chuyến tham quan học tập kinh nghiệm ở Sa Pa - Lào Cai, Na Hang - Tuyên Quang và dựa vào đặc điểm sinh học của cá hồi vân, dự án đã tiến hành khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi ở một số vùng có điều kiện khí hậu mát mẻ của tỉnh như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Dựa vào các tiêu chí lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, đã chọn địa điểm triển khai dự án là xã Na Ngoi - huyện Kỳ Sơn - Nghệ An. 2. Tham quan, học tập kinh nghiệm Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ đã tổ chức đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 05 người đi tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sapa, Lào Cai và vùng nuôi cá Na Hang, Tuyên Quang trong 10 ngày. Qua chuyến thực tế, cán bộ dự án đã tìm hiểu, nắm bắt được cách thiết kế và vận hành hệ thống nuôi cá nước chảy, một số kinh nghiệm về nuôi thương phẩm cá hồi vân như: việc thuần dưỡng và vận chuyển cá giống; theo dõi, chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá. Đây là tiền đề để vận dụng vào thực tế triển khai dự án tại Na Ngoi - Kỳ Sơn. Cũng qua chuyến tham quan thực tế, đoàn đã tìm hiểu, nghiên cứu chọn Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sapa (trực thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) làm đơn vị chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá hồi
  3. vân cho dự án. Trung tâm có kinh nghiệm trong việc ương nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi), có bản quyền công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nước lạnh. Do đó, Trung tâm có đủ năng lực để chuyển giao công nghệ, cung cấp giống, thức ăn nuôi cá hồi vân cho đơn vị triển khai thực hiện dự án thành công. 3. Tiếp nhận và hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân tại Kỳ Sơn Sau khi tham quan học tập kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ năng lực khoa học công nghệ, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (Bên A) đã tiến hành ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh SaPa, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Bên B). Bên chuyển giao (Bên B) cử 1 cán bộ kỹ thuật vào Kỳ Sơn, Nghệ An chuyển giao công nghệ và hướng dẫn các kỹ thuật cho cán bộ của dự án. Bên tiếp nhận (Bên A) cử 06 cán bộ kỹ thuật tiếp thu các quy trình công nghệ được chuyển giao. Sau thời gian 20 ngày, các cán bộ kỹ thuật của bên A đã nắm vững các quy trình công nghệ và triển khai sản xuất thử nghiệm. 4. Sản xuất thử nghiệ m 4.1. Quy mô sản xuất thử nghiệm Dự án được triển khai trong diện tích đất của Tổng đội TNXP8-XDKT thuộc xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, cách đường quốc lộ 7 (Khe Kiền) 40km, cách UBND xã Na Ngoi 5km về phía Tây, thuộc khu vực núi cao dọc tuyến biên giới Việt - Lào. Cá hồi vân được tiến hành nuôi trong hệ thống nuôi gồm 6 bể hình trụ tròn, mỗi bể có thể tích 30m3. Tổng diện tích bể nuôi cá trong khuôn khổ dự án là 180m3. Nguồn nước cấp vào hệ thống được lấy từ suối có chênh lệch độ cao so với khu đặt bể nuôi khoảng 3-4m. Nước chảy tự động vào bể, từ trên xuống bằng đường ống cấp tiết diện 140mm và thoát ra ở giữa đáy bằng ống 140mm. Đơn vị thực hiện dự án đã triển khai 3 lần nuôi thử nghiệm ở 3 thời điểm khác nhau, với kích cỡ cá khác nhau, cá giống đều được chuyển về từ Sapa (Lào Cai):
  4. - Đợt 1: Ngày 9/1/2009, cá được chuyển về với số lượng 680 con, kích cỡ 330g/con. Tuy nhiên, do gặp trời mưa, đoạn đường đất từ Nậm Càn lên Na Ngoi rất khó khăn để di chuyển nên cá đã hao hụt với số lượng lớn (còn lại 227 con, tỷ lệ hao hụt do vận chuyển 66,5%). Số cá còn lại được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Trong quá trình nuôi, nhiệt độ nước tương đối ổn định, dao động từ 16- 200C, cá sinh trưởng rất nhanh, đạt kích thước trung bình 1,28 kg/con, sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 95%. Tổng sản lượng cá thu được 276kg, số cá này được sử dụng để tiếp thị, quảng bá sản phẩm. - Đợt 2: Ngày 20/1/2009, đơn vị thực hiện dự án tiếp tục chuyển cá từ Sapa về nuôi với số lượng 579 con, kích cỡ cá 230g/con. Trong đợt vận chuyển này, tỷ lệ sống của cá là 98,5%. Với các yếu tố môi trường nuôi phù hợp với ôxy hoà tan dao động 5,1-6 mg/l, pH dao động 6,8-7,5, nhiệt độ nước dao động 15-200C…, cá sinh trưởng nhanh, đạt bình quân 1,32kg sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 95,5%. Tổng lượng cá thu được 544 con, sản lượng 753kg. - Đợt 3: Ngày 6/3/2009, có 7.000 con cá h ồi giống cỡ 2-5g/con được vận chuyển về ương tại Kỳ Sơn. Trong quá trình nuôi, sự biến động của các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, độ trong) được theo dõi định kỳ 2 lần/ngày. Một số kết quả cụ thể: pH buổi sáng dao động 6,87±0,087, pH buổi chiều dao động 7,51±0,117; hàm lượng ôxy hòa tan dao động trong khoảng 5,1±0,048mg/l đến 7,91±0,075mg/l; độ trong trung bình lớn hơn 80cm. Các yếu tố môi trường nước trong suốt thời gian nuôi tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng của cá hồi vân. Kết quả theo dõi sinh trưởng của cá cho thấy, cá sinh trưởng nhanh trong suốt thời gian nhiệt độ thấp hơn 220C của năm 2009 và đầu năm 2010, với tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 2,3g/ngày. Tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống (10g/con) đạt 80% và từ giai đoạn cá giống lên cỡ thu hoạch (870g/con) đạt hơn 96%. Tuy nhiên, nhiệt độ nước tăng lên cao đột biến vào tháng 5/2010, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá hồi nuôi. Cá có hiện tượng chết do nhiệt độ vượt quá ngưỡng chịu đựng và một số bệnh có cơ hội phát triển (như bệnh do vi khuẩn
  5. Furunculosis, nấm và ký sinh trùng ký sinh ở mang, da, vây, đuôi). Phân viện đã báo cáo với Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An và xin được thu hoạch sớm số cá trên về cấp đông. Tổng số cá thu được là 3.800 con, tương đương 3.306kg. Tổng sản phẩm cá thu hoạch từ 3 đợt nuôi khác nhau là 4.596kg, phù hợp với yêu cầu đề ra của dự án. 4.2. Đánh giá sinh trưởng của cá hồi qua các đợt nuôi thả Các chỉ tiêu môi trường được ghi chép tại hệ thống bể trong suốt quá trình nuôi: nhiệt độ nước thường dao động từ 11,6-21,50C, nhưng cũng có tháng nhiệt độ tăng cao đột biến lên tới 270C trong nhiều ngày (tháng 5/2010), hàm lượng ôxy hòa tan cao nhất 7,9mg/l và thấp nhất 5,1mg/l, pH dao đ ộng từ 6,9-7,5. Nhìn chung, các yếu tố môi trường nước nuôi trong suốt thời gian nuôi tương đối phù hợp cho sinh trưởng của cá hồi vân. Kết quả theo dõi cho thấy, cá sinh trưởng nhanh trong suốt thời gian nhiệt độ thấp hơn 220C của năm 2009 và đầu năm 2010. Tuy nhiên, nhi ệt độ nước tăng lên cao đột biến vào tháng 5/2010 (trung bình buổi sáng 22,10C và buổi chiều 25,40C), làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và gây chết lượng lớn cá hồi nuôi. Laird & Needham (1988) cho rằng, cá hồi sinh sống trong các thuỷ vực nước lạnh, có thể chịu được ngưỡng nhiệt độ dao động -0,5-240C. Cá sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ nước từ 4-180C, đặc biệt những nơi có nguồn nước sạch và hàm lượng ôxy cao. Còn Sedgwick (1985) cho rằng, nhiệt độ thích hợp cho nuôi cá hồi dao động trong khoảng 10-180C và không vượt quá 220C. Bảng: Tốc độ tăng trưởng của cá hồi qua các đợt nuôi
  6. Các đợt nuôi Đợ t 1 Đợ t 2 Đợ t 3 Chỉ tiêu (330g/con (230g/con (10g/con giống) giống) giống) Tăng trưởng bình quân 7,9 7,3 2,3 trên ngày (g/ngày) Nhiệt độ trung bình (0C) 17 17 19,2 Ôxy hòa tan trung bình 6,2 6,2 5,9 (mg/l) pH trung bình 7,0 7,0 7,2 Bảng trên cho thấy, cá hồi vân nuôi ở Kỳ Sơn sinh trưởng tương đối nhanh, đối với cỡ giống 230 và 330g/con có tốc độ sinh trưởng bình quân/ngày là 7,3 và 7,9g/ngày; cỡ giống 10g/con có tốc độ sinh trưởng bình quân 2,3g/ngày. Các đợt nuôi 1 và 2 có tốc độ sinh trưởng trung bình trên ngày cao hơn so với đợt nuôi thứ 3. Nguyên nhân là do giai đoạn cá trên 100g/con, tốc độ sinh trưởng trung bình trên ngày cao hơn so với giai đoạn cá hồi giống nhỏ. Kết quả này cho phép kết luận rằng, điều kiện môi trường, khí hậu ở Kỳ Sơn phù hợp cho cá hồi sinh trưởng. Tuy nhiên, để tránh thiệt hại do nhiệt độ tăng cao đột biến trong những tháng mùa hè, nên mỗi vụ nuôi chỉ kéo dài trong thời gian 8-9 tháng (từ tháng 8 đến tháng hết tháng 4 năm sau), với việc thả giống có kích có lớn (200-250g/con). Mặt khác, việc thả giống có
  7. kích cỡ lớn cho tỉ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh, từ đó giúp người nuôi tăng hiệu quả kinh tế. 4.3. Đánh giá kết quả nuôi cá hồi vân thương phẩm Kết quả nuôi thương phẩm của dự án được tổng hợp như sau: - Sản lượng: Tổng sản lượng thu hoạch của dự án đạt 4.596kg, vượt so với kế hoạch đề ra (từ 3.000-3.500kg). Tuy nhiên, kích cỡ thương phẩm chưa đạt yêu cầu (cá đạt cỡ 0,87kg/con, thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra là 1,2kg/con). Nguyên nhân là do nhiệt độ tăng đột biến ở tháng 5/2010, vượt ngưỡng chịu đựng của cá hồi nên phải thu hoạch sớm hơn so với kế hoạch. - Năng suất: Năng suất cá nuôi qua 3 đợt dao động từ 9,2 đến 18,5kg/m3, thấp hơn năng suất cá nước lạnh nuôi trong bể nước chảy tràn ở Sapa và một số nơi khác (từ 20-25kg/m3). Năng suất cá thu được thấp liên quan đến lượng cá giống thả ban đầu không đủ do tỷ lệ sống thấp sau quá trình vận chuyển. Tỷ lệ sống của đợt nuôi 1 và 2 đạt rất cao (95% và 95,5%), đợt 3 (68%). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống thấp ở đợt nuôi thứ 3 là do nhiệt độ tăng cao đột biến, vượt ngưỡng cho phép, nên cá hao hụt cá với lượng lớn; đây là nguyên nhân gây chết cá chủ yếu trong quá trình nuôi. - Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): Tổng lượng thức ăn cá sử dụng là 7.088kg. FCR của 3 đợt nuôi lần lượt là: đợt 1 là 1,5; đợt 2 là 1,4; đợt 3 là 1,7. Nhìn chung, giá trị FCR của các đợt 1 và 2 nằm trong khoảng bình thường, nhưng ở đợt 3 thì quá cao, nguyên nhân là cá chậm lớn do nhiệt độ tăng cao bất thường như đã lý giải ở phần trên. III. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 1. Hiệu quả kinh tế Cá hồi vân là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt. Hiện tại giá bán trên thị trường là 170.000-190.000 đồng/kg, đặc biệt năm 2010, tại trại nuôi
  8. Sapa, cá được bán với giá 250.000-300.000 đồng/kg đối với cá còn sống và 130.000 đồng/kg đối với cá đông lạnh. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm của dự án tại Kỳ Sơn tương đối cao, tương đương 139.235 đồng/kg. Nguyên nhân là do đợt nuôi thứ nhất, cá giống bị hao hụt khá nhiều (còn lại 227 con, tỷ lệ hao hụt do vận chuyển 66,5%) trong quá trình vận chuyển vì giao thông khó khăn vào những ngày mưa; đặc biệt là vào tháng 5/2010 (đợt nuôi thứ 3) có một lượng lớn cá đã bị chết do nhiệt độ tăng cao đột biến, trong khi cá chưa đạt đến kích thước thương phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi có một số tháng là mùa mưa khiến nguồn nước cấp bị khuấy đục, do đó tốn thêm nhiều kinh phí để mua thuốc sát trùng, phòng bệnh cho cá. Nhìn chung, do nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến hiệu quả kinh tế của dự án tại Kỳ Sơn chưa cao như kỳ vọng. Để khắc phục những nguyên nhân trên nhằm giảm giá thành sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế, nên chọn địa điểm nuôi có giao thông thuận lợi; mùa vụ nuôi từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, là những tháng mùa khô và có nhiệt độ thích hợp cho cá hồi sinh trưởng và phát triển, với kích cỡ giống lớn từ 200-250g/con. 2. Hiệu quả xã hội Dự án đã đưa đối tượng cá hồi vân vào nuôi thử nghiệm bước đầu có hiệu quả kinh tế, xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm đã mở ra một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế, góp phần đa dạng đối tượng nuôi nước ngọt tại Nghệ An. Đồng thời, góp phần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước bị bỏ hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả; góp phần nâng cao tính giáo dục cho đồng bào trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ các con suối vốn đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, môi trường, khí hậu trong vùng ngày càng được cải thiện, tạo sức hấp dẫn trong việc phát triển các nghề dịch vụ, du lịch trong tương lai. Đời sống của đồng bào vì thế được nâng lên, an ninh, quốc phòng được giữ vững.
  9. IV. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu tại vùng thực hiện dự án (Na Ngoi, Kỳ Sơn) phù hợp để nuôi cá hồi vân bằng hệ thống nước chảy. Dự án đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá hồi vân phù hợp với điều kiện sinh thái tại Kỳ Sơn, với các chỉ tiêu kỹ thuật: tỷ lệ sống trung bình 86,17%, năng suất 18,2kg/m3 bể, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 1,6; mùa vụ sản xuất phù hợp từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau (mùa thu đến cuối mùa xuân). Dự án đã tổ chức tiếp nhận thành công các quy trình công nghệ trong nuôi cá hồi vân thương phẩm và đào tạo được 06 cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình kỹ thuật thiết kế lắp đặt, vận hành hệ thống bể; vận chuyển cá giống; quản lý, chăm sóc cá; phòng trị một số bệnh thông thường cho cá. Dự án đã sản xuất được 4.596kg cá thương phẩm, đáp ứng được mục tiêu đề ra. 2. Kiến nghị Quy trình kỹ thuật nuôi cá hồi vân thương phẩm nên tiến hành ở kích cỡ con giống lớn (>200g) và thời vụ nên tiến hành từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, giả m thiểu rủi ro do nắng nóng ở mùa hè, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình kỹ thuật, nhân rộng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm ở một số địa phương có khí hậu mát mẻ trong tỉnh Nghệ An./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2