Báo cáo nghiên cứu khoa học " Việt Nam trong thế kỷ XX "
lượt xem 14
download
Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX” đã được tổ chức trọng thể từ ngày 19 đến 21/9/2000 tại Hà Nội với sự tham gia của 383 nhà khoa học và hoạt động thực tiễn đến từ mọi miền của đất nước và từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục. “Đây là một cuộc Hội thảo có tầm vóc thế kỷ của đất nước chúng ta”1. Những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự đối với đất nước ta...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Việt Nam trong thế kỷ XX "
- "Việt Nam trong thế kỷ XX" LÊ HỮU TẦNG GS.TS. Viện Khoa học xã hội Việt Nam Lời Toà soạn: Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX” đã được tổ chức trọng thể từ ngày 19 đến 21/9/2000 tại Hà Nội với sự tham gia của 383 nhà khoa học và hoạt động thực tiễn đến từ mọi miền của đất nước và từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục. “Đây là một cuộc Hội thảo có tầm vóc thế kỷ của đất nước chúng ta”1. Những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự đối với đất nước ta hiện nay. Nhân kỷ niệm 10 năm qua kể từ ngày tổ chức thành công Hội thảo, chúng tôi đăng lại nội dung buổi phỏng vấn giữa Phóng viên Nguyễn Trường Phước (Đài Truyền hình Việt Nam) và Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Tầng (Trưởng Ban tổ chức Hội thảo) được phát trực tiếp trên kênh truyền hình VTV1 sáng ngày 23/9/2000 để chúng ta cùng nhớ lại những kết quả chủ yếu của Hội thảo. Nguyễn Trường Phước (NTP). Xin trân trọng giới thiệu với quý khán giả: Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Tầng, người có mặt trong trường quay của chúng tôi hôm nay và tham gia buổi bình luận này là Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX”. Trước hết, xin chúc mừng Giáo sư về thành công tốt đẹp của cuộc Hội thảo vừa qua. Lê Hữu Tầng (LHT): Xin cám ơn anh.
- NTP. Thưa Giáo sư, vấn đề Việt Nam đã được bàn cãi, đánh giá rất nhiều không chỉ trong cuộc Hội thảo này, mà trong dư luận nói chung. Trong cuộc Hội thảo này có gì mới trong việc đánh giá Việt Nam? LHT.Cái mới được nói tới tại Hội thảo này rất nhiều, kể cả đối với những sự kiện mà chúng ta đã quen thuộc như Cách mạng tháng Tám, Tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, rồi thắng lợi của chúng ta trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những thắng lợi đó đã được nói tới từ lâu trên khắp thế giới với rất nhiều lời ca ngợi, khâm phục của bạn bè quốc tế. Nhưng nếu nói đến những sự kiện này trong Hội thảo, chúng tôi muốn lưu ý đến 4 điều: Thứ nhất, lần này, tại Hội thảo, khi đánh giá thắng lợi ấy ở tầm thế kỷ, các bạn có nhận xét rằng: Thế kỷ XX là thế kỷ nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân cũ và mới2. Thứ hai, kẻ thù của chúng ta vẫn nói rằng, Việt Nam tiến hành các cuộc chiến tranh ấy là hiếu chiến. Nhưng chính tại Hội thảo, các nhà khoa học quốc tế đã dẫn ra nhiều sự kiện chứng tỏ rằng không phải nhân dân Việt Nam, mà chính là 2 Chính phủ Pháp và Mỹ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể tái lập lại hoà bình do Chủ tịch Hồ Chí minh chủ động đưa ra. Thứ ba, Hội thảo đặc biệt quan tâm đến sự kiện đổi mới của chúng ta. Nhiều đại biểu đã đánh giá rất cao những thành tựu mà chúng ta đã đạt được từ khi bắt đầu đổi mới đến năm 2000. Chẳng hạn, PGS.V.I.Antôsenkô (CHLB Nga) cho rằng: “Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kinh ngạc”. Đồng chí Tề Kiến Quốc - Đại sứ nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam - thì đánh giá rằng: “Với những thành tựu nổi bật, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã có ảnh hưởng vượt tầm quốc gia, gây ấn tượng cho cả thế giới”. Nhà khoa học Ấn Độ Udai Bhanu Sing nói rằng: “Trước kia, Việt Nam đã chống lại và chiến thắng một số cường quốc lớn nhất thế giới, ngày nay
- lại thích nghi được khá nhanh với môi trường thế giới đang biến đổi nhanh chóng”. Ông gọi đó là “một điều bí ẩn đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những người thuộc những nước trước kia đã từng là kẻ thù và bị Việt Nam đánh bại”. Các nhà khoa học Achentina (Jorge Cartro) và Ấn Độ (U.B.Singh) thì nhận xét rằng: “Việt Nam đã từng bước gia nhập nền kinh tế toàn cầu một cách có bản lĩnh”. Đó là những đánh giá rất cao. Nhưng tôi muốn đặc biệt lưu ý đến đánh giá của nhà khoa học và hoạt động chính trị rất nổi tiếng của Bungari là A.Lilốp. Ông nói rằng: “Nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đường lối đổi mới của Việt Nam đã mang ý nghĩa siêu quốc gia”, thậm chí “tương lai của CNXH trên phạm vi thế giới phụ thuộc, ở mức độ quyết định, vào những cuộc cải cách của CNXH ở Trung Quốc và Việt Nam”. Cần phải nói rằng trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, có cái chúng ta đã làm được, cũng có cái chưa làm được. Tại Đại hội VIII, Văn kiện Đại hội có nói rằng: “Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”. Chúng ta mới chỉ dám nói như thế thôi, chứ chưa bao giờ chúng ta dám nói rằng, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới là “đáng kinh ngạc”, cũng chưa bao giờ chúng ta dám nói rằng, “đường lối đổi mới của Việt Nam mang ý nghĩa siêu quốc gia”, thậm chí “tương lai của CNXH trên phạm vi thế giới phụ thuộc, ở mức độ quyết định, vào những cuộc cải cách của CNXH ở Trung Quốc và Việt Nam”. Đấy là những đánh giá của bạn bè quốc tế. Đặc biệt, tại Hội thảo, có một nhận xét rất đáng chú ý của PGS.V.I.Antôsenkô (Nga): Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ thực tế Việt Nam và được tiến hành từng bước phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của chính bản thân mình, không chịu bất cứ một sức ép nào từ bên ngoài và nhất là không ảo tưởng vào một mô hình nào sẵn có. Đây là một trong những nguyên nhân hết sức cơ bản đảm bảo sự thành công cho sự nghiệp đổi mới đất nước”.
- Trên đây là những nhận xét khách quan, từ bên ngoài, mà đó là những nhận xét của các nhà khoa học, hơn thế nữa, của các nhà khoa học từ những đất nước đã trải qua những cuộc cải cách, ví dụ, từ Liên xô, Bungari và các nước Đông Âu, tức là những nước đã phải nếm chịu những thất bại của công cuộc cải tổ, cho nên những điều các bạn ấy nói là những điều rất tâm huyết. Có thể nói, đó là những bài học xương máu và điều đó khiến cho chúng ta càng thêm tin tưởng vào đường lối đổi mới mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn, mặc dầu chúng ta vẫn đang phải tiếp tục vừa đi, vừa tìm đường. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói là trong sự đánh giá lần này, các bạn bè quốc tế đánh giá rất cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, GS. Charles Fourmau (Pháp) nói rằng: “Nếu không có sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, thì không thể có thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám và của 2 cuộc kháng chiến”. Xin lưu ý rằng, đây là tiếng nói của các nhà khoa học đến từ các nước phương Tây nhận xét về vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các thắng lợi đã giành được. Đấy là điều rất đáng chú ý. NTP. Thưa Giáo sư, tất cả những đánh giá đó đều làm chúng ta rất tự hào. Riêng tôi, đánh giá rằng, “Việt Nam đi vào kinh tế thị trường một cách có bản lĩnh là điều khiến tôi tự hào nhất”. Qua theo dõi, tôi biết Hội thảo lần này tập trung vào 8 chủ đề lớn. Báo cáo của 8 Tiểu ban đều khẳng định rằng các vấn đề đều được bàn cãi, tranh luận một cách sôi nổi, có trách nhiệm và rút ra những bài học bổ ích. Nhưng nếu đi vào chi tiết thì các đại biểu tập trung vào những vấn đề gì đáng chú ý nhất? LHT. Hội thảo này có 3 phiên họp toàn thể được tiến hành vào ngày 19 và chiều 21/9/2000, thời gian còn lại (ngày 20 và sáng 21/9/2000), 383 học giả chính thức
- tham dự Hội thảo đã tiến hành thảo luận tại 8 Tiểu ban về 8 chủ đề của Hội thảo như sau: 1. Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 2. Cách mạng tháng Tám 1945 và ý nghĩa lịch sử của nó. 3. Hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước (1945-1975). 4. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam. 5. Thế giới với cách mạng Việt Nam, cách mạng Việt Nam với thế giới. 6. Phát triển và giao lưu văn hoá. 7. Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI: Triển vọng và thách thức. 8. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đó cũng chính là những vấn đề tập trung sự chú ý của các học giả tham gia Hội thảo. Ở đây tôi chỉ xin nói tới một chủ đề thôi: Chủ đ ề thứ V: “Thế giới với cách mạng Việt Nam, cách mạng Việt Nam với thế giới”. Khi đề ra chủ đề này, chúng tôi xuất phát từ nhận xét rằng, trong thành công của cách mạng Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của tình đoàn kết quốc tế, của sự ủng hộ rộng rãi, hết sức quý báu của nhân dân toàn thế giới, trong đó có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta. Như Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói trong buổi tiếp các đại biểu quốc tế dự Hội thảo sáng ngày 21/9/2000, “Chúng tôi không bao giờ quên vợ chồng cụ Luật sư vô vàn kính yêu Lôdơbai; những người anh hùng đã quên mình vì Việt Nam: Hăngri Máctanh, Raymông Điêng (Pháp), Môrixơn - người con ưu tú của nhân dân Mỹ đã
- tự thiêu vào buổi chiều ngày 21/11/1965 để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; cụ Bertrand Russel; nhà triết học Jean – Paul Sartre… Chúng tôi cũng không bao giờ quên lời nói chan chứa tinh thần quốc tế trong sáng của Chủ tịch Phiđen Catxtrô trong nh ững ngày chúng tôi phải chiến đấu quyết liệt nhất:" Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình". Chính sự ủng hộ hết sức quý báu đó đã giúp chúng tôi có thêm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng”. Ngược lại, những thành công của cách mạng Việt Nam cũng như việc Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình cũng có tác động to lớn đến phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế ấy đã được minh chứng qua sự kiện Việt Nam cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi nạn diệt chủng mà tại Hội thảo này, báo cáo của TS.Chhay Yi Heang - cố vấn của Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia – và báo cáo của Trung tướng Lê Hai đã góp phần làm rõ thêm. TS.Chhay Yi Heang nói: “Cái gì còn đọng lại trong trái tim người dân Cămpuchia về Việt Nam trong thế kỷ XX? Đó là lòng biết ơn, là tình hữu nghị, là hình ảnh về một đội quân nhà Phật từ cõi thiện xa xôi đến cứu giúp nhân dân Cămpuchia”. Trong phát biểu của mình, TS. Chhay Yi Heang cũng nhắc tới phát biểu vừa mới đây, vào ngày 20/8/2000, của Thủ tướng Hunxen:“Nếu thế giới càng đòi hỏi phải đưa bọn đầu sỏ Khơ-me đỏ ra xét xử bao nhiêu, thì càng cần phải ca ngợi sự anh hùng của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, những người đã hy sinh thân mình vì nhân dân Cămpuchia bấy nhiêu”. Chúng ta lưu ý rằng phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh các thế lực thù địch hiện nay vẫn nói rằng, Việt Nam xâm lược Cămpuchia. Họ đã nhắm mắt bịt tai trước sự thật, mặc dầu lúc ấy họ cũng biết rõ tội ác của bọn diệt chủng ấy, nhưng họ đã không hành động, họ hoàn toàn đứng ngoài, chỉ có nhân dân Việt Nam mới hy sinh cả máu của mình để cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi nạn diệt chủng!
- NTP. Tôi nghĩ rằng trong thế giới của những người theo đạo Phật thì việc coi đội quân Việt Nam như một đạo quân nhà Phật đến từ cõi thiện để cứu nhân dân Cămpuchia là một sự đánh giá cao nhất. LHT. Vâng, đúng thế. NTP. Thưa Giáo sư, Hội thảo đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ mới của thế kỷ XXI? Theo chúng tôi, đây cũng l à một chủ đề rất quan trọng. LHT. Về chủ đề này, tại Hội thảo, từ những thành tựu đã đạt được, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi và khó khăn hiện nay, nhiều báo cáo, nhất là các báo cáo tại Tiểu ban “Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI”, đ ã bày tỏ niềm tin rằng: 1)Việt Nam cần giữ vững xu thế đổi mới hiện nay; 2)Chủ động hội nhập kinh tế vào thị trường thế giới; 3) Đặc biệt là phải rất coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực; 4)Tạo môi trường để khoa học và công nghệ được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam; 5)Cải cách hành chính mạnh mẽ, thì chắc chắn Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển của mình so với các nước trong khu vực. Tôi muốn nói thêm một chút nữa về các điểm này, trước hết là về vấn đề cần giữ vững xu thế đổi mới. Về điểm này, nhiều báo cáo nhấn mạnh rằng, cần đảm bảo cho tư duy kinh tế đã đổi mới được phát huy hơn nữa. Thứ hai, đó là vấn đề phải chủ động hội nhập kinh tế vào thị trường thế giới. Khó khăn là ở chỗ, hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá. Mà toàn cầu hoá, có nghĩa là, nếu hội nhập, thì phải gia nhập vào thị trường thế giới, mà vào thị trường thế giới, có nghĩa là, phải tuân thủ luật chơi của nó. Mà luật chơi đó là luật chơi của thế giới tư bản. Vì vậy, giới khoa học Việt Nam bàn cãi rất nhiều về vấn đề chúng ta phải hội nhập như thế nào? Ở đây tôi muốn lưu ý đến ý kiến của TS. Chhay Yi Heang: “Chúng ta sẽ chết nếu chúng ta đóng cửa, nhưng chúng
- ta cũng sẽ chết nếu chúng ta mở cửa mà không có suy nghĩ”. Đó là một nhận xét rất đúng và hết sức tinh tế. Cho nên, chúng ta phải chủ động chứ không thể đứng ngoài quá trình này, nhưng hội nhập như thế nào thì chúng ta phải tính, sao cho sự hội nhập đó tận dụng được lợi thế của quá trình này, nhưng cũng không để tổn hại đến sự phát triển của đất nước. Đó là vấn đề đang đặt ra đối với các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và toàn thể nhân dân ta. Thứ ba, phải rất coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực . Cần phải nói rằng, hiện nay chúng ta đã nhiều lần nhấn mạnh phải coi trọng vấn đề con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây có lúc chúng ta đã đề ra khẩu hiệu: “Phải thắt lưng buộc bụng để xây dựng CNXH”. Với khẩu hiệu đó, chúng ta đã chỉ đòi hỏi mọi người phải có cống hiến, nhưng chưa quan tâm đầy đủ đến việc bồi dưỡng cho chính những con người đang xây dựng CNXH ấy. Tôi nhớ trong một chuyến đi công tác ở Đ ài Loan vào năm 1998, tôi có hỏi kinh nghiệm thành công của Đài Loan trong phát triển kinh tế - xã hội mấy chục năm qua. Các nhà khoa học Đài Loan cho tôi biết rằng, ở Đài Loan, người ta coi thành công của họ sở dĩ đạt được chính là vì họ coi trọng trước hết đến yếu tố con người. Tôi có dịp gặp ông Hiệu trưởng Trường Đại học Trung Sơn ở Cao Hùng (Đài Loan). Trước đây, Ông là Tổng Giám đốc của một Tổng Công ty rất lớn, nói cách khác, Ông đã từng là một nhà hoạt động thực tiễn, nay đang là một nhà khoa học. Ông ấy nói với tôi trong một bữa ăn sáng rằng, qua kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng ở Đông Nam Á vừa rồi cho thấy, anh có thể có rất nhiều tiền của, nhưng sau khủng hoảng thì tiền của đều mất hết, chỉ có con người là còn lại. Mà nếu còn con người, đặc biệt là những con người vừa có tri thức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, thì anh sẽ tìm ra lối thoát. Đây là một ý kiến hết sức đáng chú ý. Thứ tư, phải tạo môi trường cho khoa học và công nghệ được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Hiện nay thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển mạnh từ kinh tế
- công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vì vậy, chỉ có coi trọng phát triển khoa học và công nghệ thì chúng ta mới có thể rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển. NTP. Thưa Giáo sư, tại Hội thảo cũng như tại cuộc gặp của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với các đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo vào sáng ngày 21/9 vừa qua, các đại biểu đã đặt ra những vấn đề gì đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới? Thêm nữa, là những người làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, với trách nhiệm lớn lao của mình, đội ngũ các nhà khoa học xã hội và nhân văn nước ta đã rút ra những vấn đề gì cần được tiếp tục nghiên cứu qua cuộc Hội thảo lớn này? LHT. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu thì rất nhiều. Chẳng hạn, về sự kiện Cách mạng tháng Tám, chúng ta đã có suốt mấy chục năm nghiên cứu rồi. Thế mà bây giờ các bạn bè quốc tế đều cho rằng, nhiều tư liệu về Cách mạng tháng Tám cần được tiếp tục khai thác, nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu sâu hơn với sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài để có được một công trình xứng đáng với tầm vóc của Cách mạng tháng Tám. Những vấn đề tương tự như vậy được các đại biểu đặt ra còn rất nhiều, nhưng do thời gian còn quá ít, nên tôi xin phép tranh thủ đề cập đến một vài vấn đề đặc biệt cấp bách hiện nay về phương diện lý luận cần được tập trung nghiên cứu để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Đó trước hết là đỏi hỏi phải tiếp tục làm rõ xem CNXH là gì và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam phải như thế nào? Tại buổi gặp với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, những câu hỏi ấy cũng đã được một số đại biểu nêu ra và mong muốn được giải thích. Về các câu hỏi này, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã trả lời vắn tắt như sau: Để làm rõ “CNXH là gì?”, các nhà lý luận có thể viết rất nhiều, hàng trăm trang, hàng nghìn trang, thậm chí hàng vạn trang, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất đơn giản: CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh, quan hệ giữa người và người phải công bằng (thể hiện trong nguyên
- tắc phân phối theo lao động: ai làm nhiều ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con), phải dân chủ, tự do. Hơn 30 năm sau, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1/1994) của Đảng chúng tôi đã cụ thể hoá thêm quan điểm ấy của Hồ Chí Minh khi khẳng định: "Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mới là mục đích cuối cùng” của sự nghiệp xây dựng CNXH. Ngoài câu hỏi then chốt trên đây, các đại biểu cũng đã nêu lên hàng loạt vấn đề cấp bách khác nảy sinh trong quá trình xây dựng CNXH cần được nghiên cứu và giải đáp, chẳng hạn: 1/ Liệu có mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với việc thực hiện định hướng XHCN ở Việt Nam không? 2/ Sự hình thành các chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN? 3/ Làm thế nào để đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng x ã hội, khắc phục những bất bình đẳng xã hội? 4/ Làm thế nào để đảm bảo có sự phát triển hợp lý giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các tầng lớp dân cư? 5/ Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức? 6/ Làm thế nào để đảm bảo đời sống vật chất cân bằng và hài hoà với đời sống tinh thần? 7/ Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường?
- 8/ Văn hoá có thực sự là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội không? Nếu nó thực sự là động lực thì tại sao khi gặp khó khăn về kinh phí, các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng cắt bỏ phần kinh phí dành cho văn hoá? 9/ Mô hình phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực dưới tác động của toàn cầu hoá? v.v… Trên đây là một số trong những vấn đề cấp bách đang được đặt ra trong sự nghiệp xây dựng CNXH của chúng ta đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải đáp về mặt lý luận để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Cần phải nói rằng trong thời kỳ trước đổi mới, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không được chú ý lắm. Thế nhưng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khi tình trạng khủng hoảng xảy ra, chúng ta mới thấy, hoá ra là, nếu không dựa trên một cơ sở khoa học vững chắc được nghiên cứu và khái quát từ thực tiễn, thì các chủ trương, chính sách của chúng ta có thể phạm sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng. Tôi nhớ vào nửa cuối những năm 80, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã triệu tập khoảng 100 nhà khoa học đầu ngành đại diện cho các lĩnh vực khoa học ở nước ta đến dự một hội nghị để trao đổi về phương hướng và các biện pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động thực tiễn. Tham dự Hội nghị còn có một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Tại Hội nghị, nhiều đại biểu của các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã nêu những thành tích cụ thể mà đơn vị mình đã đạt được trong nghiên cứu, góp phần mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội cụ thể, nhưng không có ai trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phát biểu và nêu được những kết quả nghiên cứu cụ thể tương tự. Mặc dầu vậy, cũng chính tại Hội nghị, không ít nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật của nước ta lúc bấy giờ đã nêu một kiến nghị rất đáng chú ý: Nếu hiện nay chúng
- ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, thì nơi đầu tiên cần được ưu tiên cấp kinh phí nghiên cứu phải là các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bởi vì chính đó là nơi nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách. Đây là một kiến nghị rất đáng chú ý, bởi vì nhìn bề ngoài thì dường như các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không mang lại lợi ích vật chất thiết thực gì cho cuộc sống. Song, sự thực không phải như vậy. Chẳng hạn, trong Văn kiện Đại hội VI có nêu một luận điểm lý luận mới về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác với luận điểm quen thuộc vẫn được trình bày trong các sách giáo khoa triết học hồi bấy giờ về mối quan hệ này. Luận điểm mới đó là: “Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Luận điểm này trong Văn kiện Đại hội chỉ chiếm có 4 dòng (sách khổ 13 x 19). Nhưng 4 dòng đó chính là cái đã cởi trói cho sản xuất, làm cho sản xuất bung ra mạnh mẽ từ sau Đại hội VI, không có nó thì không có đường lối đổi mới trong kinh tế nói riêng, và thậm chí, trong chừng mức nhất định, có thể nói cũng không có đường lối đổi mới nói chung mà những thành tựu của nó đã được Hội thảo đặc biệt đánh giá cao như trên đã trình bày. Hiệu quả của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn là ở chỗ ấy. Vì vậy, bây giờ đây, trước những vấn đề mới được đặt ra trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải nghiên cứu để xác lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách mới nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề mới được đặt ra. Không phải ngẫu nhiên mà trong 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã giao cho các cơ quan khoa học tiến hành nghiên cứu và chủ trì nghiên cứu nhiều chương trình khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như khoa học xã hội và nhân văn. Riêng trong giai đoạn 1991-1995 đã có 10 chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước, trong đó, chương trình thứ nhất tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở
- nước ta; 9 chương trình còn lại đi sâu nghiên cứu những vấn đề cấp bách về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đang được đặt ra trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Trong giai đoạn 1996-2000 có 7 chương trình, trong đó Chương trình thứ nhất có tiêu đề “Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH”; 6 chương trình còn lại nghiên cứu các vấn đề cụ thể của sự nghiệp xây dựng CNXH nổi lên trong những năm gần đây như vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN; Phát triển văn hoá, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Những vấn đề của chủ nghĩa tư bản hiện đại, v.v. Các chương trình ấy cho đến nay về cơ bản đã hoàn thành và đang chuẩn bị nghiệm thu. NTP. Xin cám ơn Giáo sư Lê Hữu Tầng và một lần nữa xin chúc mừng Giáo sư cùng Giáo sư Phan Huy Lê - đồng Trưởng Ban tổ chức Hội thảo - về thành công của Hội thảo và xin chúc cho các chương trình KHXH cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000 của các nhà khoa học xã hội và nhân văn nước nhà đạt nhiều thành tựu mới, quan trọng, góp phần đắc lực vào việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới./. Chú thích 1. Bình luận của Đài Truyền hình Việt Nam tối 23/9/2000. 2. Một năm sau khi Hội thảo kết thúc, vào năm 2001, được sự phối hợp của Ban tổ chức Hội thảo, Nxb.CTQG đã xuất bản bộ Kỷ yếu “Việt Nam trong thế kỷ XX” gồm 4 tập, trong đó bao gồm khoảng 2/3 số báo cáo được gửi đến Hội thảo. Nội
- dung chủ yếu của tuyệt đại bộ phận ý kiến của các nhà khoa học phát biểu tại Hội thảo được GS.Lê Hữu Tầng dẫn ở đây các bạn có thể tìm thấy trong bộ Kỷ yếu nói trên: trong tập 1 (các trang 48, 58, 106, 111, 113, 123, 129 -130, 155, 178, 135- 393,…), tập 2 (tr.513,…) tập 3 (tr.188,…), t.4 (tr.37, 42, 46 -52, 178,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 529 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 320 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 269 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 352 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 197 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn