intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÁC ĐNNH CHỈ SỐ NGHÈO TỔNG HỢP (HPI) Ở CÁC KHU TÁI ĐNNH CƯ THÀNH PHỐ HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, một lãnh thổ hay một khu vực có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, nhưng để đánh giá mức độ nghèo khổ thì dùng chỉ số HPI. Đối với dân nghèo ở các khu tái định cư thành phố Huế, chỉ số HPI vẫn còn khá cao so với tỉnh Thừa Thiên Huế (HPI = 17,49) và so với cả nước (HPI = 15).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÁC ĐNNH CHỈ SỐ NGHÈO TỔNG HỢP (HPI) Ở CÁC KHU TÁI ĐNNH CƯ THÀNH PHỐ HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 XÁC ĐNNH CHỈ SỐ NGHÈO TỔNG HỢP (HPI) Ở CÁC KHU TÁI ĐNNH CƯ THÀNH PHỐ HUẾ Lê Thị Nguyện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, một lãnh thổ hay một khu vực có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, nhưng để đánh giá mức độ nghèo khổ thì dùng chỉ số HPI. Đối với dân nghèo ở các khu tái định cư thành phố Huế, chỉ số HPI vẫn còn khá cao so với tỉnh Thừa Thiên Huế (HPI = 17,49) và so với cả nước (HPI = 15). Điều này nói lên rằng việc hình thành các khu tái định cư không phải đơn thuần chỉ là để thay đổi nơi định cư cho dân nghèo mà cần phải quan tâm đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của họ. I. Mở đầu Qua điều tra năm 1979, thành phố Huế có 3.669 cư dân vạn đò và năm 1991 đã tăng 6.278 người. Theo số liệu mới nhất, năm 2007, thành phố Huế có khoảng 1.000 hộ dân vạn đò, tương ứng khoảng 8.000 nhân khNu đang tập trung ở các phường Phú Bình, Phú Hiệp, Phú Hậu và Vĩ Dạ. Với cuộc sống lênh đênh trên sông nước từ bao đời nay, cư dân vạn đò rất khó có thể cải thiện được cuộc sống do điều kiện sống không đảm bảo, không ổn định. Hơn nữa, chính sự tồn tại của cộng đồng dân cư này là mầm mống xuất hiện các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường của thành phố. Dưới chế độ cũ, cư dân vạn đò không những không được quan tâm, giúp đỡ mà còn bị miệt thị với tên gọi là dân “nốôc”, cuộc sống của họ gần như dần dần bị tách khỏi cộng đồng cư dân trên đất liền. Ngay sau ngày đất nước thống nhất, mặc dầu còn nhiều công việc bề bộn nhưng chính quyền cách mạng đã kịp thời quan tâm, cũng cố chính quyền địa phương nhằm dễ quản lý và tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt cho cư dân thuỷ diện và cả dân nghèo trong khu vực sớm được ổn định cuộc sống. Với sự quan tâm này, các khu tái định cư ở thành phố Huế đã lần lượt ra đời. Tuy nhiên, theo thời gian, cuộc sống của cộng đồng dân nghèo ở các khu tái định cư vẫn chưa được cải thiện nhiều, tỉ lệ số hộ nghèo đói vẫn còn khá cao. Điều này sẽ được phản ánh qua chỉ số nghèo tổng hợp (HPI). II. Nội dung 2.1. Lịch sử hình thành và biến động quy mô dân số ở các khu tái định cư (TĐC) Từ năm 1976, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với thành phố Huế đã vận động nhiều hộ dân vạn đò và nhiều cụm gia đình nghèo trên đất liền đi lập nghiệp tại các vùng kinh tế mới như Lương Miêu, Bình Điền, Hương Bình, Bình Thành... thuộc 79
  2. tỉnh Thừa Thiên Huế và kể cả các khu kinh tế mới xa hơn, như Tây Nguyên, Sông Bé (cũ),... Chủ trương này đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, vì vậy, cư dân vạn đò về cơ bản đã được giải quyết dứt điểm nơi định cư. Tuy nhiên, vào những năm đầu thập niên 80, do sự buông lỏng quản lý của một số chính quyền phường, xã, đồng thời nhiều người dân tái định cư tại các khu kinh tế mới cảm thấy bất lực trong việc ổn định cuộc sống nên những cộng đồng cư dân vạn đò đã hình thành trở lại và phát triển một cách nhanh chóng ở những phường có sông ngòi như Kim Long, Vĩ Dạ, Phú Hiệp, Phú Bình, Phú Cát, Vĩnh Ninh, Phường Đúc,... Cơn bão lịch sử năm 1985 xảy ra ở Huế đã làm hư hỏng nhiều thuyền bè của cư dân vạn đò, tạo nên một áp lực lớn cho họ về vấn đề cư trú. Trước tình hình đó, chính quyền thành phố Huế được sự quan tâm của Tỉnh và Trung ương đã tạo điều kiện để những hộ dân vạn đò gặp nạn lên định cư trên đất liền. Khu TĐC Vĩ Dạ và Phú Bình đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, do được hình thành trong điều kiện cấp bách nên các khu TĐC này không được quy hoạch cụ thể, hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây hầu như chẳng có gì, chất lượng nhà ở ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, tiện nghi sinh hoạt không bảo đảm, môi trường ngày càng ô nhiễm, người dân tỏ ra chán nản nơi ở của mình, vì vậy đã ảnh hưởng đến đời sống của họ rất nhiều. Trước thực trạng đó, UBND thành phố Huế được sự hỗ trợ của Tỉnh và Trung ương đã tiến hành những bước có kế hoạch cụ thể hơn trong việc di dời dân vạn dò trên sông Hương thuộc địa bàn thành phố Huế (Chỉ thị của thủ tướng Võ Văn Kiệt). Đặc biệt, kể từ khi Kinh thành Huế cùng cụm di tích cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hoá của thế giới (1993), chính sách “Giải toả các khu lấn chiếm di tích Kinh thành” bắt đầu được thực hiện. Chính sách này nhằm từng bước giải toả dần các khu ổ chuột, các khu lao động nghèo đang nằm trong khu vực thuộc diện quản lý của UNESCO, trả lại mỹ quan cho Kinh thành Huế. Đồng thời, việc đưa cư dân đến các khu TĐC còn nhằm mục đích để thay đổi môi trường sống của dân nghèo và từ đó từng bước nâng cao dần chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì thế, các khu TĐC Trường An, Kim Long và Bãi Dâu đã lần lượt ra đời nhằm đón nhận các cư dân thủy diện trên sông Hương, cư dân dọc Hộ Thành Hào, Kinh thành Huế và các khu vực thuộc diện giải tỏa khác trong thành phố Huế. Bảng 1: Lịch sử hình thành và quy mô dân số ở các khu TĐC thành phố Huế Năm hình S ố h ộ n ăm Khu TĐC Số hộ ban đầu Số nhân kh u thành 2007 Vĩ Dạ 1985 67 98 622 Phú Bình 1985 103 107 792 Trường An 1989 148 620 3.717 Kim Long 1995 346 647 3.882 Bãi Dâu 1998 20 337 2.022 [Nguồn: UBND các Phường] 80
  3. Với nơi định cư mới, cuộc sống của nhiều gia đình nghèo thực sự có thay đổi, khả quan hơn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, như điều kiện sinh hoạt của nhiều gia đình vẫn thiếu thốn, thu nhập còn thấp bởi cuộc sống của họ chưa được ổn định. Vì thế, việc tiếp tục hình thành các khu TĐC vẫn đang còn nhiều vấn đề cần bàn cãi để công tác tổ chức tái định cư thật sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế. 2.2. Xác định tỉ lệ nghèo đói và chọn mẫu điều tra ở khu vực nghiên cứu Ngày 08 tháng 07 năm 2005, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã có quyết định số 170/2005/QĐ - TTg về việc đưa ra chuNn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau: - Đối với khu vực thành phố: mức thu nhập trung bình dưới 260.000đ/tháng/người. - Đối với khu vực nông thôn: mức thu nhập trung bình dưới 200.000đ/tháng/người. Dựa theo chuNn trên, số hộ nghèo ở các khu TĐC thành phố Huế được hệ thống qua bảng sau: Bảng 2: Số hộ nghèo ở các khu TĐC thành phố Huế Tỉ lệ % số hộ nghèo Khu TĐC Tổng số hộ Hộ nghèo Số kh u so với tổng số hộ Phú Bình 107 40 253 37,38 Vĩ Dạ 98 79 394 80,60 Trường An 526 23 152 04,37 Kim Long 576 83 539 14,40 Bãi Dâu 337 152 684 45,10 [Nguồn: Số liệu tự điều tra] Với tổng số hộ nghèo của 5 khu TĐC là 377 hộ, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 246 hộ sống rải rác ở 5 khu TĐC để phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin và số liệu. Số hộ nghèo được chọn ở các khu TĐC cụ thể như sau: Bảng 3: Xác định mẫu điều tra ở các khu TĐC Khu TĐC Số hộ nghèo Mẫu chọn (hộ) T ỉ lệ % Số người Phú Bình 40 40 100 253 Vĩ Dạ 79 44 55,70 279 Trường An 23 23 100 152 Kim Long 83 60 72,28 387 Bãi Dâu 152 79 51,97 391 Tổng 377 246 65,25 1.462 [Nguồn: Số liệu tự điều tra] 81
  4. Với tỉ lệ số mẫu được chọn như trên (62,25%), tương đối đảm bảo đủ độ tin cậy để nhận định nội dung nghiên cứu. 2.3. Xác định chỉ số nghèo nhân văn ở các khu TĐC (HPI - Human poverty index) 2.3.1. Phương pháp xác định chỉ số HPI Nếu chỉ số HDI (Human development index) được sử dụng để đánh giá sự phát triển của một lãnh thổ, thì chỉ số HPI được sử dụng để đánh giá sự thiếu thốn, bần hàn hay không có khả năng đảm bảo 3 yếu tố cơ bản của sự phát triển con người (tuổi thọ, tri thức và vật chất). Các yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu phản ánh không có khả năng đảm bảo một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, hay phản ánh tính dễ bị tổn thương dẫn đến cái chết ở độ tuổi tương đối trẻ. Chỉ tiêu này được kí hiệu là P1 và được đo bằng tỉ lệ số người không có khả năng sống quá 40 tuổi. - Chỉ tiêu phản ánh sự thiếu thốn về tri thức, nghĩa là bị loại trừ ra khỏi thế giới của những người biết chữ và có khả năng giao tiếp. Chỉ tiêu này được kí hiệu là P2 và được đo bằng tỉ lệ mù chữ (trên 15 tuổi). - Chỉ tiêu phản ánh sự thiếu thốn về vật chất, chẳng hạn như không được tiếp cận với những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như nước sạch, dịch vụ y tế, vệ sinh, nhà cửa tạm bợ, không có khả năng tích lũy, chất lượng bữa ăn hàng ngày kém... Chỉ tiêu này được kí hiệu là P3. Phương pháp tính chỉ số HPI đơn giản hơn so với phương pháp tính HDI, đặc biệt đối với dân nghèo thì chỉ số HPI phản ánh rõ hơn về sự thiếu thốn, bần hàn của người dân. Chỉ số HPI được xác định qua công thức sau: 3 3 3 p+p +p HPI = 3 1 2 3 3 Giá trị của HPI nằm trong khoảng từ 0 - 1, hay từ 0% - 100%. Giá trị này càng lớn, sự nghèo khổ, bần hàn càng cao. 2.3.2. Lựa chọn thông tin và xác định chỉ số HPI tại các khu vực nghiên cứu Dựa trên cơ sở các yếu tố chung đã được trình bày, khi xác định chỉ số HPI tại các khu TĐC, chúng tôi đã chọn các thông tin cơ sở để tính giá trị chỉ số HPI như sau: 1. Tỉ lệ số dân không có khả năng sống quá 40 tuổi, kí hiệu là P1. 2. Tỉ lệ mù chữ ở người lớn, kí hiệu P2. 3. Chỉ tiêu tổng hợp P3, bao gồm các thông tin: - Tỉ lệ số hộ nghèo không được vay vốn từ các tổ chức nhà nước hay các tổ chức 82
  5. thị trường chính thức, kí hiệu P3.1. - Tỉ lệ số hộ không có khả năng tích luỹ, kí hiệu P3.2. - Tỉ lệ số hộ phải sống trong những căn nhà tạm, kí hiệu P3.3. - Tỉ lệ số hộ hoàn toàn không có đồ dùng sinh hoạt phổ biến trong gia đình (bằng điện), kí hiệu P3.4. Với các thông tin nêu trên đã phản ánh khá rõ ràng sự nghèo khổ và cuộc sống bần hàn của người dân. Qua quá trình phân tích thực trạng cuộc sống của cộng đồng dân nghèo ở các khu TĐC thành phố Huế, chúng tôi đã hệ thống được các gía trị của các yếu tố trên để xác định chỉ số HPI như sau: Bảng 4: Giá trị các yếu tố để xác định chỉ số HPI ở các khu TĐC thành phố Huế [Đơn vị: %]) Yếu tố Vĩ Dạ Phú Bình Trường An Kim Long Bãi Dâu P1 45,78 43,62 18,26 30,14 28,68 P2 12,35 14,65 10,80 16,70 18,42 P3.1 18,18 62,50 26,08 20,00 25,30 P3.2 56,81 90,00 78,26 75,00 68,35 P3.3 36,71 55,00 21,74 10,00 16,45 P3.4 18,18 40,00 8,69 35,00 7,59 [Nguồn: Số liệu tự điều tra và xử lý] Từ các giá trị trên, P3 được xác định như sau: P3 = [1/4 (P3.1 + P3.2 + P3.3 + P3.4)] P3 lần lượt được xác định ở các khu vực nghiên cứu như sau: - Khu TĐC Vĩ Dạ: P3 = 1/4 (18,18 + 56,81 + 36,71 + 18,18) = 32,47 - Khu TĐC Phú Bình: P3 = 1/4 (62,5 + 90,0 + 55,0 + 40,0) = 61,87 - Khu TĐC Trường An: P3 = 1/4 (26,08 + 78,26 + 21,74 + 8,69) = 33,69 - Khu TĐC Kim Long: P3 = 1/4 (20,0 + 75,0 + 10,0 + 35,0) = 35,00 - Khu TĐC Bãi Dâu: P3 = 1/4 (25,30 + 68,35 + 16,45 + 7,59) = 29,42 Chỉ số HPI ở các khu TĐC lần lượt được xác định qua các giá trị của các yếu tố P1, P2 và P3 như sau: 1. Khu TĐC Vĩ Dạ (HPI1) 3 3 3 48,78 + 12,35 + 32,47 = 37,02 HPI1 = 3 3 83
  6. 2. Khu TĐC Phú Bình (HPI2) 3 3 3 43,62 +14,65 + 61,87 = 68,60 HPI2 = 3 3 3. Khu TĐC Trường An (HPI3) 3 3 3 18,26 + 10,80 + 33,69 = 35,72 HPI3 = 3 3 4. Khu TĐC Kim Long (HPI4) 3 3 3 30,14 +16,70 + 35,00 = 42,15 HPI4 = 3 3 5. Khu TĐC Bãi Dâu (HPI5) 3 3 3 28,68 +18,42 + 29,42 = 38,10 HPI5 = 3 3 Có thể hệ thống giá trị của chỉ số HPI ở các khu TĐC qua bảng sau: Bảng 5: Chỉ số HPI ở các khu vực nghiên cứu Địa điểm Vĩ Dạ Phú Bình Trường An Kim Long Bãi Dâu HPI 37,02 68,60 35,72 42,15 38,10 [Nguồn: Số liệu tự điều tra và xử lí] Với kết quả trên, giá trị HPI ở đây cao hơn so với tỉnh Thừa Thiên Huế, HPI = 17,49 và cao hơn rất nhiều so với cả nước HPI = 15. Điều này nói lên rằng, mặc dù nơi định cư mới có nhiều ưu điểm để mở ra cho người nghèo một cuộc sống mới, nhưng thực chất sự nghèo khổ vẫn đang mãi bám theo họ. III. Kết luận Việc hình thành các khu tái định cư ở thành phố Huế là một chính sách đúng đắn, bởi chính nó sẽ tạo ra một diện mạo mới cho đô thị Huế (cả hình thức và nội dung), góp phần đNy mạnh quá trình đô thị hoá đang diễn ra khắp cả nước. Tuy nhiên, để các khu TĐC thực sự thể hiện đầy đủ những ý nghĩa này, thì việc di dân đến đây không đơn thuần chỉ là sự thay đổi nơi cư trú mà là để thay đổi cuộc sống của họ sao cho ngày càng ổn định hơn. Chính vì vậy, các nhà quy hoạch, các nhà lãnh đạo các cấp và các nhà xây dựng chính sách có liên quan đến sự ra đời các khu TĐC trong tương lai cần phải suy nghĩ, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng cuộc sống của bộ phận dân nghèo, một thành tố quan trọng trong cấu trúc phân tầng xã hội không thể bỏ qua. 84
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Hoè, Dân số - định cư - môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001. 2. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế, 2006. 3. United Nations country team Vietnam, MDG and Viet Nam/s socio - economic development plan 2006 - 2010. Ha Noi, 2005. 4. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2004, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. DEFINE HUMAN POVERTY INDEX (HPI) AT RESETTLEMENTLY AREAS OF HUE CITY Le Thi Nguyen College of Sciences, Hue University SUMMARY There are some indicators to assess the development of a country, a territory or an area. However, to assess the level of poverty, we can use HPI indicator. HPI of resettlement areas in Hue city is higher than that of Thua Thien Hue province (HPI = 17,49) and of Viet Nam (HPI = 15). That means the formation of resettlement areas is not only to change settlement for the poor but also to concern the quality of their lives, and so the formation of resettlement areas will be of great meaning. 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2