intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học "Xô Viết Nghệ Tĩnh - Cái nhìn từ công tác tổ chức Đảng "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi Đảng ta ra đời, một cao trào cách mạng đã nổi lên trong toàn quốc. Quần chúng công nhân và nông dân ở nhiều tỉnh đã vùng dậy đấu tranh với ý thức tự giác và trình độ tổ chức cao, làm rung chuyển nền thống trị của đế quốc và phong kiến. Sau khi Đảng ta ra đời, một cao trào cách mạng đã nổi lên trong toàn quốc. Quần chúng công nhân và nông dân ở nhiều tỉnh đã vùng dậy đấu tranh với ý thức tự giác và trình độ tổ chức cao, làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Xô Viết Nghệ Tĩnh - Cái nhìn từ công tác tổ chức Đảng "

  1. Xô Viết Nghệ Tĩnh - Cái nhìn từ công tác tổ chức Đảng Sau khi Đảng ta ra đời, một cao trào cách mạng đã nổi lên trong toàn quốc. Quần chúng công nhân và nông dân ở nhiều tỉnh đã vùng dậy đấu tranh với ý thức tự giác và trình độ tổ chức cao, làm rung chuyển nền thống trị của đế quốc và phong kiến. Sau khi Đảng ta ra đời, một cao trào cách mạng đã nổi lên trong toàn quốc. Quần chúng công nhân và nông dân ở nhiều tỉnh đã vùng dậy đấu tranh với ý thức tự giác và trình độ tổ chức cao, làm rung chuyển nền thống trị của đế quốc và phong kiến. Trong cao trào đó, cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân lao động ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã nổi lên như một mũi nhọn xung kích, làm tan rã bộ máy thống trị của đế quốc và phong kiến ở nông thôn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhân dân lao động bị áp bức giành được chính quyền ở nông thôn, thực hành chuyên chính dân chủ nhân dân theo kiểu Xô viết. Đi ngược chiều thời gian để lý giải đâu là căn nguyên, đâu là yếu tố nội tại để nhân dân xứ Nghệ “làm nên một Xô viết anh hùng, làm nên một thiên anh hùng ca đời đời bất diệt” như cố Tổng bí thư Trường Chinh từng ca ngợi. Có thể có nhiều nguyên nhân góp phần lý giải hiện tượng Xô viết Nghệ Tĩnh, nhưng theo chúng tôi có được Xô viết Nghệ Tĩnh công đầu thuộc về tổ chức Đảng ở 2 tỉnh lúc bấy giờ, công đầu thuộc về lớp Đảng viên Cộng sản đầu tiên ở xứ Nghệ. Chúng ta biết rằng, từ những năm 1925-1926, Tân Việt và Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đã có cơ số khá đông ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tổng bộ Tân Việt và Kỳ bộ Thanh niên đều đóng ở thành phố Vinh. Nghệ An trở thành đầu mối của đường dây liên lạc từ Nam ra Bắc đưa người xuất dương sang Thái Lan,v.v... Điều kiện đó khiến cho cơ sở cách mạng ở Nghệ An phát triển. Khi
  2. nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, cử người vào Bắc - Trung kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản (6-1929) thì các cơ sở của Thanh niên và một số Đảng viên Tân Việt đều chuyển sang Đảng Cộng sản. Từ đó, hoạt động của 2 tổ chức bắt đầu sôi nổi hẳn lên với những hình thức tuyên truyền cổ động mới mẻ: rải truyền đơn, treo cờ đỏ, tụ họp quần chúng diễn thuyết trong các dịp kỷ niệm ngày chống chiến tranh đế quốc (1-8), ngày Cách mạng tháng Mười Nga (7-11), ngày kỷ niệm Quảng Châu Công xã (12-12)... Đến cuối năm 1929, Tân Việt chuyển thành Cộng sản Liên đoàn sau đổi là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Việc thành lập Đảng (3-2-1930) là điều kiện quan trọng làm cho các Đảng viên của 2 tổ chức cộng sản ở xứ Nghệ nhập lại thành một khối thống nhất về tổ chức chính trị và tư tưởng, càng thêm phấn khởi hoạt động để đẩy mạnh phong trào tiếp tục phát triển. Ngay sau ngày thành lập Đảng, Trung ương đã chú ý đến phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh, đặc biệt là ở Vinh - Bến Thuỷ. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Ủy viên Trung ương Đảng được chỉ định phụ trách Trung kỳ, Xứ ủy Trung kỳ đặt cơ quan ở Vinh và lấy Nghệ An làm trung tâm hoạt động. Sự đặc biệt chú ý của Đảng đối với Nghệ Tĩnh và tình hình cơ sở Đảng khá mạnh là điều kiện quyết định trực tiếp nhất cho cao trào cách mạng ở xứ Nghệ đạt đến đỉnh cao so với phong trào chung của cả nước. Theo số liệu mà chúng tôi có được thì đến năm 1930 cả Nghệ Tĩnh có 17 Đảng bộ huyện với 1.172 Đảng viên, chiếm 89% số Đảng viên Cộng sản ở Trung kỳ. Đi đôi với sự lớn mạnh của tổ chức Đảng là sự lớn mạnh của các tổ chức quần chúng được Đảng xây dựng. Công hội Đỏ ở Nghệ Tĩnh gồm có 1 Ban Chấp hành Tổng công hội và các ban chấp hành ở nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi, nhà máy cưa Thái Hợp, nhà máy cưa Lao Xiên, nhà máy Diêm, nhà máy Điện, công nhân khuân vác,… tổng số gồm 312 hội viên chiếm 43,5% số hội viên của 14 tỉnh có thống kê trong toàn quốc. Nông hội Đỏ ở 16 huyện có 40.467 hội viên chiếm 96% tổng số hội viên của 14 tỉnh có thống kê toàn quốc, ngoài ra còn có 91 đoàn viên, thanh niên Cộng sản Đoàn, 564 hội viên phụ nữ giải phóng.
  3. Muốn hiểu rõ cơ sở Đảng ở Nghệ Tĩnh mạnh hơn hẳn so với những địa phương khác trong cả nước lúc bấy giờ ta hãy xem bảng thống kê sau: Số đảng Số chi bộ Số thanh Chi hội Nông hội Địa phương viên niên Nghệ Tĩnh 1.329 119 876 312 23.688 Hà N ội 36 Thái Bình 40 8 14 270 Hải Phòng 37 9 8 101 Quảng Trị 42 Quảng Ngãi 69 1.200 Bình Định 40 100 (Trích thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc ngày 20/4/1931). Trải qua cuộc chiến đấu sôi nổi, hào hùng đầy gian nan thử thách, đầy dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, từ đầu năm 1930 đến giữa năm 1931 các Đảng bộ ở Nghệ - Tĩnh thực sự là những Đảng bộ gang thép, là người tổ chức và lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi phong trào, mọi thắng lợi trên quê hương xứ Nghệ. Mặc dù trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng còn có những khuyết điểm, nhưng đó là những thiếu sót khó tránh khỏi trong bước đường trưởng thành của Đảng thời kỳ còn non trẻ.
  4. Điều nổi bật mà lịch sử Đảng, lịch sử quê hương ghi nhận và trân trọng là tinh thần chiến đấu bền bỉ, kiên cường, dám xả thân, dám hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của mỗi Đảng viên, cán bộ. Phẩm chất đạo đức cao quý ấy góp phần nâng cao sức chiến đấu của các Đảng bộ trên quê hương xứ Nghệ, làm cho các Đảng bộ trong sạch, vững về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có khả năng hiệu triệu, tập hợp và đưa quần chúng ra đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng. Khó mà kể hết những tấm gương cộng sản sáng ngời trong Cao trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh. Trong số những liệt sĩ đã hi sinh có cả những Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Xứ ủy Trung kỳ như: Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Viết Thuật. Những Ủy viên Tỉnh ủy, Huyện ủy như Lê Xuân Đào, Trần Xu, Phan Gần, Hoàng Văn Tâm, Nguyễn Đình Liễn, Võ Trọng Cánh,… đến những cán bộ giao thông như Nguyễn Thị Nghĩa, Lê Thị Vi Nình, những học sinh xông xáo trong các cuộc biểu tình như Nguyễn Công Thường, Trần Thị Nghĩa… Tóm lại, sự vững vàng về tổ chức Đảng, tính tiên phong của mỗi Đảng viên đã trở thành hạt nhân có tính quyết định để nhân dân xứ Nghệ làm nên một kỳ tích Xô viết Nghệ Tĩnh anh hùng. Bài học trên đây chưa bao giờ xưa và cũ. Ngày nay, ý nghĩa về sự vững vàng của tổ chức Đảng, đặc biệt là tính tiên phong của mỗi Đảng viên dù ở cương vị công tác nào cũng có ý nghĩa tiên quyết, bởi vì chỉ có như vậy cơ sở Đảng, tổ chức Đảng mới có khả năng thu hút, tập hợp trí tuệ và sức mạnh của quần chúng, công nông nhằm thực hiện bằng được mục tiêu và lý tưởng cao cả của Đảng./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0