intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Ý THỨC PHÁP QUYỀN VÀ VIỆC TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Ý THỨC PHÁP QUYỀN VÀ VIỆC TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 Ý THỨC PHÁP QUYỀN VÀ VIỆC TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Đỗ Thành Đô, Nguyễn Văn Hoà Đại học Huế TÓM TẮT Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội. Ý thức pháp quyền chính là sự phản ánh thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước và pháp luật, phản ánh lợi ích giai cấp, là nhận thức lí luận về pháp luật. Ý thức pháp quyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là một trong những nguồn cung cấp nội dung, chất liệu cho đời sống tinh thần của xã hội; là cơ sở, động lực thúc đ y việc thực hiện pháp luật. Sự tuân thủ và tôn trọng pháp luật của con người trong xã hội phụ thuộc phần nhiều vào ý pháp quyền của họ. Vì vậy, tăng cường giáo dục ý thức pháp quyền chính là một trong những đều kiện tiên quyết tạo lập một cơ sở vững chắc cho một hệ thống pháp luật vững mạnh và đạt hiệu quả cao trong việc thực thi. I. Đặt vấn đề Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội ra đời và tồn tại cùng với xã hội có giai cấp, ý thức pháp quyền là cơ sở để mỗi quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý xã hội, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, củng cố vị thế trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng và bình đẳng; giúp cho mỗi công dân làm chủ cuộc sống của mình dựa trên sự am hiểu pháp luật. Ý thức pháp quyền ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Mức độ và hiệu quả tác động của ý thức pháp quyền đối với đời sống xã hội có phần phụ thuộc vào sự truyền bá và xâm nhập của ý thức pháp quyền vào trong nhân dân. Vì vậy, việc giáo dục ý thức pháp quyền cho mọi người nhằm nâng cao sự đồng thuận, tính tích cực và tự giác trong việc chấp hành pháp luật của nhân dân cần phải được tăng cường đúng mức, đặc biệt là đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. II. Nội dung Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn ở nước ta hiện nay đang đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp vững mạnh. Hệ thống luật pháp này không những dựa 63
  2. trên cơ sở ý thức pháp quyền của giai cấp công nhân, mà còn dựa trên sự am hiểu, tính tự giác trong việc thực thi pháp luật của mỗi công dân. Do đó, ý thức pháp quyền phải liên tục được bồi đắp, lan tỏa và phát huy trong mọi thành viên của xã hội, trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta sẽ phát huy mạnh mẽ khi có một môi trường và hệ thống pháp lý hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho mọi người, cho mọi thành phần kinh tế. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, ý thức pháp quyền là một hình thái chủ yếu của ý thức xã hội, nó ra đời trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội. Trong đó, đặc trưng cơ bản nhất của ý thức pháp quyền chính là sự thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp. Quan điểm này đã chỉ rõ những nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất, ý thức pháp quyền là một trong những hình thái chủ yếu của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp. Ý thức pháp quyền chỉ có thể ra đời trong xã hội có giai cấp và nhà nước, bản chất của ý thức pháp quyền là tính giai cấp, là mối quan hệ và mục tiêu của các giai cấp, của các lực lượng trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước và pháp luật trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Giai cấp nắm chính quyền không những củng cố địa vị thống trị của mình về kinh tế bằng các luật lệ, mà còn dựa trên hệ tư tưởng pháp quyền của mình để lập luận về sự cần thiết và tính hợp lí về luật pháp của mình. Do đó, ý thức pháp quyền chính là sự phản ánh thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước và pháp luật, phản ánh lợi ích giai cấp, vì vậy nó chỉ ra đời khi xã hội có giai cấp và nhà nước. Thứ hai, ý thức xã hội nói chung, trong đó có ý thức pháp quyền phản ánh tồn tại xã hội, ý thức pháp quyền chủ yếu phản ánh tồn tại xã hội ở khía cạnh đời sống pháp luật. Đời sống pháp luật của xã hội biểu hiện trên hai phương diện: quá trình vận động, xác lập vị trí, vai trò của một hệ thống pháp luật trong hiện thực đời sống và không gian biểu hiện thái độ, ý thức của xã hội đối với pháp luật. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này sẽ quyết định tính chất, nội dung của đời sống pháp luật. Như vậy, ý thức pháp quyền chính là nhận thức lí luận về pháp luật, bao gồm các quan điểm, khái niệm được hình thành và phát triển bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định, được truyền bá trong xã hội, có tác dụng tới hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật trong xã hội. Do đó, ý thức pháp luật chỉ là một hình thức biểu hiện cụ thể của ý thức pháp quyền, nên không được đồng nhất ý thức pháp quyền với ý thức pháp luật Thứ ba, ý thức pháp quyền chính là thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, do lợi ích cơ bản của các giai cấp mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn đó dẫn đến hình thành nên những tư tưởng đối lập nhau trong xã hội. Trong xã hội đó, nhà nước luôn là công cụ, phương tiện cơ bản duy nhất và tối 64
  3. thượng để bảo vệ có hiệu quả lợi ích của giai cấp mình, bảo đảm cho quyền lực chính trị của giai cấp. Trên cơ sở đó mà các giai cấp hiện tồn đều có các thái độ, quan điểm cụ thể đối với nhà nước đương thời. Như vậy, quyền lực của giai cấp cầm quyền bao giờ cũng được tổ chức thành nhà nước, quyền lực nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Về thực chất, quyền lực nhà nước chính là quyền lực của giai cấp thống trị trong xã hội, được thực thi và đảm bảo trong đời sống xã hội bằng cả hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra, để tổ chức quản lí xã hội theo ý chí và lợi ích của giai cấp mình. Tăng cường công tác giáo dục ý thức pháp quyền ở nước ta hiện nay chính là nhằm góp phần giúp cho nhân dân nắm được bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nắm được bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam hiện nay chính là công cụ của giai cấp công nhân, bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nắm được bản chất đó chính là nắm được nội dung rất cơ bản của ý thức pháp quyền. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay . Cũng cần hiểu rằng, thông qua bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật mà ý chí, quyền lực của giai cấp thống trị sẽ được thể chế hóa thành luật lệ. Vì vậy, các giai cấp khác nhau trong xã hội có đối kháng giai cấp sẽ có ý thức khác nhau về hệ thống pháp luật đó, phản ánh lợi ích của giai cấp mình. Ý thức pháp quyền và pháp luật ở nước ta dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý thức pháp quyền và pháp luật ở nước ta phản ánh và bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, toàn thể dân tộc. Nhưng để làm cho pháp luật, quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ mới, là ý chí chung của nhân dân lao động và toàn xã hội, được mọi người tự giác thực hiện thì chúng ta cần phải tăng cường giáo dục ý thức pháp quyền cho mọi người trong xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn đất nước ta đang tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức thì việc giáo dục ý thức pháp quyền lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vừa là ý nguyện của Đảng, Nhà nước vừa phản ánh nguyện vọng của nhân dân. Một trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược đó là chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục ý thức pháp quyền cho các tầng lớp nhân dân - một trong những nhiệm vụ quan trọng, một khâu không thể thiếu trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, hướng đến xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là nhằm xây dựng một chế 65
  4. độ dân chủ cho nhân dân. “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân ” [2, 126]. Một trong những điều kiện để thực hiện được điều này đó chính là tăng cường giáo dục ý thức pháp quyền cho mọi người. Ý thức xã hội nói chung và ý thức pháp quyền nói riêng luôn mang tính giai cấp sâu sắc, nó có tác động mạnh mẽ ngược trở lại tồn tại xã hội, có thể thúc đNy hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Sự tác động đó thông qua bộ máy nhà nước và phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Ý thức pháp quyền, mà trực tiếp nhất là hệ tư tưởng pháp quyền chính là sự phản ánh tập trung nhất cơ sở kinh tế, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ý thức pháp quyền cùng với bộ máy nhà nước sẽ tác động mạnh mẽ trở lại với cơ sở kinh tế, có tác dụng bảo vệ chế độ kinh tế hiện tồn, hoặc là hướng dẫn đấu tranh và xây dựng chế độ kinh tế khác theo yêu cầu lợi ích của một giai cấp nhất định. Ý thức pháp quyền có vai trò to lớn trong việc bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, góp phần giải thích Hiến pháp, pháp luật nhằm tạo ra sự đồng thuận trong việc nhận thức và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách hữu hiệu. Giáo dục ý thức pháp quyền để nhằm làm cho trật tự pháp lí của quốc gia ổn định, làm cho đường lối, quan điểm của Đảng cầm quyền được thực thi, bởi đường lối, quan điểm của Đảng cầm quyền được Quốc hội luật hóa thành Hiến pháp, pháp luật. Giáo dục ý thức pháp quyền còn tạo ra những điều kiện cho công dân thực thi quyền tự do, dân chủ. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, ý thức pháp quyền ngày càng phát triển để đạt đến tầm cao là văn hóa pháp lí. Văn hóa pháp lí được hiểu là, nếu ý thức pháp quyền mà trong nó bao hàm cả quá trình giáo dục, nâng cao nhận thức về pháp luật, thì ở tầm văn hóa pháp lí, pháp luật trở thành giá trị, thành chuNn mực phổ quát mà mọi chủ thể trong xã hội tự giác thực hiện, tự lấy đó soi sáng cho hành vi của mình có tính pháp lí hay không, có phù hợp với cộng đồng xã hội hay không, có tương thích với các giá trị khác ngoài pháp luật hay không... Khi đó, văn hóa pháp lí không những còn bao hàm những quy định nhằm quản lý công dân, cách thức tổ chức xã hội, mà còn bao hàm những giá trị chung gắn kết mọi thành viên trong xã hội, mà trong đó có cả những giá trị đạo đức của xã hội. Cũng cần phải nói thêm rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng khác về chất so với nhà nước pháp quyền tư sản. Sự khác biệt đó vừa thể hiện ở bản chất giai cấp của nhà nước ta, vừa thể hiện ở bản chất của Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Do sự thống nhất cao độ về mặt lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vậy nên hệ thống pháp luật do nhà nước ta ban hành vừa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân vừa phản ánh và thể hiện lợi ích của cả dân tộc và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 66
  5. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng: nhà nước pháp quyền và nhà nước tư sản là một, do vậy xây dựng Nhà nước pháp quyền là từ bỏ chủ nghĩa xã hội; hoặc là “trong nhà nước pháp quyền, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân và do vậy, không cần phải phân biệt nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa” [6, 3]. Những quan điểm lệch lạc, sai trái trên cần phải sớm khắc phục. Vì vậy, giáo dục ý thức pháp quyền ở nước ta hiện nay, cần phải giúp cho mọi người nắm vững quan điểm của Đảng ta về bản chất và vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và theo đó nó sẽ quy định nội dung, bản chất và vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa; về sự thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Công tác giáo dục này diễn ra trong bối cảnh khi Đảng ta đang tập trung đNy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật, đặc biệt là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đNy mạnh công tác giáo dục nói chung và giáo dục tư tưởng, chính trị, pháp luật nói riêng được quan tâm nhằm nâng cao trình độ dân trí, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. III. Kết luận Qua những nội dung phân tích trên đây, có thể thấy rằng ý thức pháp quyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là một trong những nguồn cung cấp nội dung, chất liệu cho đời sống pháp luật của xã hội; là cơ sở, động lực thúc đ y việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Sự tuân thủ và tôn trọng pháp luật của con người trong xã hội phụ thuộc vào phần nhiều vào ý thức pháp quyền của con người. Ý thức pháp quyền của các chủ thể càng cao thì sự tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của họ càng đúng đắn. Ngược lại, nếu ý thức pháp quyền thấp thì việc tổ chức thực thi pháp luật càng kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc giáo dục và bồi dưỡng ý thức pháp quyền, nâng cao trình độ nhận thức pháp luật cho mọi người dân trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: “Trước yêu cầu đNy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật” [1,3]. Tăng cường giáo dục ý thức pháp quyền chính là một trong những điều kiện cần thiết để tạo lập một cơ sở vững chắc cho một hệ thống pháp luật vững mạnh và đạt hiệu quả cao trong việc thực thi. 67
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 4. Trần Thành, Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, 4, 2008. JURISDICTION CONSCIOUNESS AND THE ENHANCEMENT OF JURISDICTION CONSCIOUSNESS EDUCATION IN VIETNAM NOWADAYS Do Thanh Do, Nguyen Van Hoa Hue University SUMMARY Jurisdiction consciousness includes all the ideologies and perspectives of a social class on the nature and role of the laws, on rights and obligations of the State, social organizations and citizens, and on the legality and illegality of human acts in society. Jurisdiction consciousness is the reflection of a class’s attitude towards the state power and law, of the class benefits and of theoretical consciousness of law. Jurisdiction consciousness occupies a crucial role in social life. It is a source that provides content and material for the intellectual life of the society, and a foundation and motivation for law enforcement. People's compliance with and respect for the law in society mainly rely on their jurisdiction consciousness. Therefore, the enhancement of jurisdiction consciousness education is one of the pre-conditions 68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2