intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH TỐI ƯU NHẰM GIẢM TỔN THẤT HẠT (MÙA MƯA 2006 VÀ MÙA KHÔ 2007) "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

68
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để xác định các tổn thất sau thu hoạch thực tế mà chủ yếu là do nứt hạt, các số liệu được thu thập một cách có hệ thống dựa trên canh tác của nông dân và cũng dựa trên các thí nghiệm trong 2 mùa (mùa mưa 2006 và mùa khô 2007). Các thí nghiệm thuộc mùa mưa 2007 hiện đang được tiến hành. Các yếu tố chính được xem xét ở nghiên cứu này trong quá trinh thu thập số liệu là:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH TỐI ƯU NHẰM GIẢM TỔN THẤT HẠT (MÙA MƯA 2006 VÀ MÙA KHÔ 2007) "

  1. PHẤN 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH TỐI ƯU NHẰM GIẢM TỔN THẤT HẠT (MÙA MƯA 2006 VÀ MÙA KHÔ 2007) 5
  2. Các phương pháp thu hoạch tối ưu nhằm giảm tổn thất hạt Tổng hợp các kết quả từ 2 mùa liên tiếp (2006-2007) Để xác định các tổn thất sau thu hoạch thực tế mà chủ yếu là do nứt hạt, các số liệu được thu thập một cách có hệ thống dựa trên canh tác của nông dân và cũng dựa trên các thí nghiệm trong 2 mùa (mùa mưa 2006 và mùa khô 2007). Các thí nghiệm thuộc mùa mưa 2007 hiện đang được tiến hành. Các yếu tố chính được xem xét ở nghiên cứu này trong quá trinh thu thập số liệu là: • Thời gian thu hoạch – trước và sau thời điểm chín sinh lý của hạt. • Các phương pháp thu hoạch – gặt thủ công, gặt máy, gặt bằng máy gặt đập liên hợp. • Các phương pháp sấy và chi phí sấy – phơi nắng và sấy bằng máy. Mức độ nứt của hạt tùy thuộc vào giống và mùa canh tác. Sau khi cân nhắc các yếu tố kể trên, 6 giống lúa khác nhau thuộc 4 địa phương ở Đồng Bàng Sông Cửu Long được chọn để thu nghiên cứu và thu thập kết quả. Chúng tôi không thể chủ động trong việc chọn loại giống lúa cho các mùa lặp lại bởi vì nông dân thay đổi giống lúa theo mùa. 1. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến độ nứt hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Thời gian thu hoạch không đúng là một trong các yếu tố chính gây tổn thất do nứt hạt. Nứt hạt có thể hình thành trên đồng ruộng do sự thay đổi độ ẩm của hạt hoặc chu kỳ ẩm sau chín do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ các ngày nắng nóng sang ban đêm có độ ẩm cao. Khả năng nứt của hạt được dự đoán là phụ thuộc vào mùa do dao động về nhiệt độ giữa ngày và đêm khác nhau, mức độ nóng và độ gắt của ánh sáng mặt trời và mức độ thường xuyên của mưa. Trong mùa mưa, nứt bên trong hạt có thể được phát triển ở giai đoạn cuối chín sinh lý do quá trình hồi ẩm. Cùng lúc đó, trong mùa khô, hạt có khuynh hướng bị quá khô nếu không được thu hoạch đúng thời điểm chín sinh lý. Mục đích của thí nghiệm này là xác định ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch lên độ nứt hạt của vài giống lúa khác nhau trong 2 mùa liên tiếp ở ĐBSCL. Các thí nghiệm về thời điểm thu hoạch được tiến hành ở 3 địa phương trên 4 giống lúa được canh tác nhiều nhất (Bảng 1) 6
  3. Bảng 1. Thu thập số liệu để xác định tổn thất do các phương pháp thu hoạch hiện nay (thời điểm thu hoạch và phương pháp thu hoạch) Mùa Địa điểm Giống lúa Thời gian thí nghiệm Mùa mưa HTX Tân Thới 1, OM 2718, 30/5-13/6/2006 OM1490 Tỉnh Cần Thơ Mùa mưa HTX Tân Phát A, An Giang 24 22-30/7/2006 (AG24) Tỉnh Kiên Giang Mùa mưa Trung tâm giống tỉnh Jasmine 6-7/2006 An Giang Mùa khô HTX Tân Thới 1, OM 2718, 6-19/2/2007 OM1490 Tỉnh Cần Thơ Mùa khô HTX Tân Phát A, OM2517, 6-19/2/2007 OM4498 Tỉnh Kiên Giang Theo các kết quả điều tra tại địa phương, các giống lúa được canh tác nhiều nhất OM2718 và OM1490, OM2517, OM4498, An Giang 24 and Jasmine tương ứng được chọn để thí nghiệm tại tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang. Ở HTX Tân Thới, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên cùng một giống lúa ở cả 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ cấu mùa vụ, các diều kiện tương tự không thể được tiến hành ở HTX Tân Phát A. Chính vì lẽ đó, tại HTX này, các giống lúa được thí nghiệm ở 2 mùa là khác nhau. Sử dụng phương pháp bố trí khối ngẫu nhiên, lúa được thu hoạch 6 ngày trước và 6 ngày sau thời điểm chín sinh lý của giống với 2 ngày cách quãng (ngoại trừ 1 ngày đối với giống AG24 và Jasmine). Phần trăm hạt nứt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên đối với hệ thống xay xát phòng thí nghiệm được kiểm tra trên cả gạo lức và gạo trắng. Toàn bộ chi tiết của thí nghiệm được tiến hành ở 2 HTX (đối với mùa nắng), bao gồm cả bố trí thí nghiệm được đính kèm với báo cáo này (Phụ lục 1 và 2). 1.1 Thời điểm thu hoạch và nứt hạt Vài số liệu chọn lọc về độ nứt hạt do ảnh hưởng bởi thu hoạch sớm và muộn so với ngày chín sinh lý được trình bày ở Hình 1 và 2. Thời điểm chín sinh lý được ước đoán theo kinh nghiệm canh tác của nông dân và theo số liệu của văn phòng khuyến nông. Đó là 90- 91 ngày đối với các giống OM 1490, OM 2718, OM 4498 và An Giang 24, và 98 ngày 7
  4. đối với giống lúa Jasmine. Hệ số thu hồi gạo nguyên được phân tích đối với cả gạo lức (sau khi xát vỏ) và gạo trắng (sau giai đoạn lảm trắng). 1.1.1 Nứt của gạo lứt và hệ số thu hồi gạo nguyên. Các thí nghiệm được tiến hành trên 6 giống lúa ở 3 địa phương khác nhau đã chỉ ra rằng, độ nứt của gạo chịu ảnh hưởng rõ của cả giống lúa và thời điểm thu hoạch. Khuynh hướng tương tự cũng được quan sát trong cả 2 mùa. Thu hoạch sớm vài ngày không có ảnh hưởng quá nhiều lên độ nứt hạt, nhưng thu hoạch muộn sẽ dẫn đến nứt hạt rất đáng kể (có thể lên đến 60% tổng gạo lứt tùy theo giống). Điều thú vị ở chỗ, với giống OM 2517 hạt bị nứt rất nhiều (trong mùa khô) do thu hoạch muộn. Thu hoạch sớm cho tỉ lệ gạo nứt thấp hơn và hiệu suất thu hồi gạo nguyên cao hơn. Điều này cho thấy thu hoạch lúa đúng thời gian quan trọng như thế nào. Việc để cho lúa quá khô trên đồng (hoặc trên bông lúa) có thể dẫn đến tăng số lượng hạt nứt và giảm hệ số thu hồi gạo nguyên. Kết quả của chúng tôi cũng chỉ ra rằng có sự khác nhau về độ nứt hạt liên quan đến giống. Một điểm cần được chú ý là thời điểm chín hạt hoặc thời điểm thu hoạch tối ưu được chọn cho các giống khác nhau gần như giống nhau trong nghiên cứu này. Nếu các giống được thu hoạch cùng một lúc, thì ta có thể kết luận 1. Sự nứt hạt là rất khác nhau giữa các giống, chính vì vậy có thể khuyến cáo để nông dân canh tác các giống lúa có độ nứt thấp như An Giang 24 và để các nhà tạo giống phát triển các giống lúa này. 2. Thời điểm thu hoạch tối ưu có tỉ lệ nứt hạt khá nhỏ, nhưng thu hoạch muộn 6 ngày so với ngày chín sinh lý có thể gây nứt hạt rất đáng kể. 3. Mức độ ảnh hưởng của thời gian lên độ nứt hạt khác nhau theo giống. Vài giống chịu ảnh hưởng của thời gian thu hoạch nhiều hơn các giống khác (ví dụ OM 2517 chịu ảnh hưởng lớn nhất). Vì vậy đề xuất chung là phải đảm bảo thu hoạch nhanh cho một vài giống cụ thể. 1.1.2 Nứt hạt của gạo trắng Việc xác định độ nứt trên gạo trắng và trên gạo lứt được tiến hành trên cùng một mẫu của giống lúa. Việc xác định độ nứt trên gạo trắng rất quan trọng vì các thông số đó được dùng để kiểm tra sự vỡ hạt mà xảy ra trong các điều kiện sau xay xát. Có khả năng hạt bị vỡ là do các vết nứt quá lớn hình thành trong quá trình lưu trữ, đặc biệt là nếu có sự dao động về nhiệt độ và độ ẩm, hoặc dưới các lực nén. Đây là lĩnh vực cần phải được nghiên cứu thêm (mặc dù không nằm trong phạm vi của dự án này). Các hạt bị nứt trong mẫu gạo trắng thì nhiều hơn trong mẫu gạo lứt. Điều này có thể được giải thích bởi vì tỉ lệ hạt bị nứt được tính dựa trên tổng các hạt gạo trắng nguyên, mà không tính đến gạo gãy. Các hạt gạo lứt yếu hoặc bị nứt rất dễ bị vỡ trong quá trình xát trắng. Vết nứt bên trong hạt gạo trắng có thể được hình thành do dưới áp lực va đập của máy xay xát và một vài loại nứt có lẽ đã được hình thành ngay từ trong gạo lứt. Một số hạt gạo lứt với các vết nứt nhỏ không bị vỡ trong quá trình xát trắng. Sự khác nhau về giống lên độ nứt và phần trăm gạo nguyên được trình bày rõ ở hình 2. 8
  5. 23.60 12 10.80 24 Độ nứt hạt (% 10 20 Độ nứt hạt (%) 15.20 16 8 10.80 9.60 12 5.20 6 4.00 8 4.80 4 2.80 3.20 4 0.80 1.20 2 0.40 0.40 0 0 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Giống: OM 1490 (Mùa mưa) Giống: OM 2718 (Mùa mưa) 8.53 9.00 25.00 22.40 Độ nứt hạt (% 7.20 8.00 6.27 7.00 Độ nứt hạt (% 20.00 6.00 14.40 5.00 15.00 3.20 4.00 2.40 3.00 2.00 10.00 2.00 0.67 5.60 1.00 5.00 2.80 0.00 2.27 1.87 0.53 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 0.00 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Giống: OM 1490 (Mùa khô) Giống: OM 2718 (Mùa khô) 10 10 8.66 7.6 8 8 Độ nứt hạt (% Độ nứt hạt (% 6 5.47 5.18 5.14 6 6 4 3.92 4 4 1.34 1.33 1.73 ) 1.6 2 2 0.67 0.53 0.4 0.13 0 0 0 -4 -3 -2 -1 +1 +2 +3 +4 0 -3 -2 -1 +1 +2 +3 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Giống: An Giang 24 (Mùa mưa) Giống: Jasmine (Mùa mưa ) 70.00 60.53 Độ nứt hạt (% 60.00 9.33 10.00 50.00 Độ nứt hạt (% 8.00 40.00 33.60 30.00 6.00 16.00 20.00 3.73 4.00 2.93 5.73 10.00 1.47 3.60 2.00 1.47 1.47 2.00 1.07 1.07 0.00 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 0.00 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín sinh lý) Giống: OM2517 (Mùa khô) Giống: OM4498 (Mùa khô) Hình 1: Tỉ lệ hạt nứt của gạo lứt do bị ảnh hưởng của thời gian thu hoạch, 4-6 ngày sớm hơn (-6 ngày) và 4-6 ngày trễ hơn (+ 6 ngày) so với ngày chín theo dự đoán. 9
  6. Khuynh hướng chung là mẫu gạo trắng nếu được thu hoạch muộn hơn ngày chin sinh lý thì có nhiều hạt bị gãy hơn là mẫu gạo trắng được thu hoạch sớm hơn ngày chín sinh lý (Bảng 3). Điều này rõ ràng xuất phát từ một phần lớn các hạt đã bị gãy trong hạt lúa được thu hoạch muộn (Bảng 2). Không có sự khác nhau rõ ràng nào giữa lượng gạo trắng bị nứt trong cùng một giống giữa mùa mưa và mùa khô trong các điều kiện thí nghiệm trong nghiên cứu này. Mức độ nứt hạt nằm trong các khoảng tương tự nhau. 11.60 12 12 10 10 Độ nứt hạt (% Độ nứt hạt (% 8 8 6.00 5.20 6 4.80 6 4.40 4.40 4.40 4.40 4 3.20 4 2.80 2.40 1.60 1.60 2 2 0.40 0 0 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: OM 1490 (Mùa mưa) Giống: OM 2718 (Mùa mưa) 6.60 7.00 16.00 Độ nứt hạt (% 6.00 13.47 Độ nứt hạt (% 14.00 5.00 12.00 10.13 4.00 10.00 3.00 8.00 6.67 1.83 1.80 2.00 6.00 3.87 0.67 0.53 1.00 0.33 4.00 0.13 2.07 1.33 0.00 2.00 0.33 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 0.00 0 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: OM 1490 (Mùa khô) Giống: OM 2718 (Mùa khô) 10 14 12.2 11.8 Độ nứt hạt (% 8 12 9.4 Độ nứt hạt (% 6 10 8.4 8 7.8 7.4 4.13 8 4 6 1.73 1.47 1.27 2 1.07 4 0.27 0.67 0.53 0.4 2 0 0 0 -4 -3 -2 -1 +1 +2 +3 +4 0 -3 -2 -1 +1 +2 +3 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: An Giang 24 (AG 24) (Mùa mưa) Mùa: Jasmine (Mùa mưa) 10
  7. 40.00 25.00 35.33 Độ nứt hạt (% Độ nứt hạt (% 20.40 35.00 20.00 30.00 25.00 15.00 17.20 20.00 8.07 7.53 10.00 15.00 7.00 6.40 8.00 9.33 5.33 10.00 3.87 5.60 5.40 5.00 5.00 1.20 0.00 0.00 0 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: OM2517 (Mùa khô) Giống: OM4498 (Mùa khô) Hình 2. Tỉ lệ hạt nứt của gạo trắng do bị ảnh hưởng của thời gian thu hoạch, 4-6 ngày sớm hơn (-6 ngày) và 4-6 ngày trễ hơn (+ 6 ngày) so với ngày chín sinh lý. 1.2 Thời điểm thu hoạch và Hệ số thu hồi gạo nguyên Các hệ số thu hồi gạo nguyên theo thời gian thu hoạch của 6 giống lúa khác nhau được trình bày ở Hình 3. Các kết quả đã chỉ ra rằng hệ số thu hối gạo nguyên có khuynh hướng ngược lại so với khuynh hướng của độ nứt hạt. Rõ ràng là sự hiện diện của các vết nứt trong các hạt lúa ban đầu đã ảnh hưởng đến hệ số thu hồi gạo nguyên. Hệ số thu hối gạo nguyên thấp hơn ở giai đoạn thu hoạch muộn. Việc thu hoạch muộn 4-6 ngày làm giảm hệ số thu hồi gạo nguyên từ 7-50%. Kết quả tổng quát được trình bày ở Bảng 2. Cấn chú ý là hệ số thu hồi gạo nguyên được xác định là hệ số thu hồi của gạo sau khi được xay xát bằng hệ thống xay xát phòng thí nghiệm. Chính vì vậy hệ số thu hồi gạo nguyên cũng phụ thuộc vào hiệu suất xay xát. Chính vì vậy, số liệu về hệ số thu hồi gạo nguyên được trình bày ở bảng 2 ở dạng tương đối. Trong trường hợp này, hệ số thu hồi của mẫu được thu hoạch tại thời gian chín sinh lý (ngày 0) được xem như 100%. Thêm vào đó, do giới hạn về số lượng thí nghiệm đã được tiến hành (do tính khả thi), các giá trị được trình bày theo khoảng giá trị. Yếu tố giống cũng đã được tính đến trong khoảng này. Bảng 2. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch trước và sau thời điểm chín sinh lý (4-6 ngày trước và 4-6 ngày sau thời điểm chín sinh lý) đến độ nứt của hạt (trước khi xay xát) và hệ số thu hồi gạo nguyên. Hệ số thu hồi gạo nguyên là tương đối so với ngày chín sinh lý. Mùa Giống Độ nứt của hạt Hệ số thu hồi gạo nguyên tương đối % Trước Sau ngày Trước Sau ngày chín chín ngày chín ngày chín Mưa OM1490 0.8-9.6 10.8-23.6 106-109 72-88 11
  8. mưa OM2718 0.4-1.2 2.8-10.8 104-117 84-93 Mùa OM1490 1.9-2.3 5.6-22.4 98-100 92-98 khô OM2718 2.4-6.3 3.2-8.5 93-99 83-95 Mùa OM2517 1.5-3.6 16-60.5 80-114 51-94 khô OM4498 1.5-3.7 1.1-9.3 75-93 90-98 Mùa An Giang 0.5-1.6 1.3-5.1 93-97 83-108 mưa (24) Jasmine 4-4.5 6-7.7 75-99 87-99 Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch trước và sau thời điểm chín sinh lý (4-6 ngày trước và 4-6 ngày sau thời điểm chín sinh lý) đến độ nứt hạt của gạo trắng. Các hạt bị nứt là các hạt nguyên sau giai đoạn xát trắng. Các hạt nứt này rất dễ vỡ trong quá trình bảo quản sau giai đoạn làm trắng. Mùa Giống Độ nứt của hạt % Trước ngày Sau ngày chín chín Mùa mưa OM1490 5.2-6.1 7.2-11.6 OM2718 0.4-2.8 3.2-6.0 Mùa khô OM1490 0.3-3.9 6.7-13.5 OM2718 0.1-0.3 0.5-6.6 Mùa khô OM2517 1.2-5.6 8-17.2 OM4498 5.3-20.4 6.4-7.5 Mùa mưa An Giang 0.3-1.5 0.5-4.2 (24) Jasmine 0.4-2.8 3.2-6.0 12
  9. 52.3 51.47 51.06 50.73 55 55 47.99 50 45.41 50 43.91 43.54 Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) 42.23 40.72 45 45 38.76 36.83 36.51 40 40 34.53 35 35 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 0 0 0 -6 -4 -2 +2 +4 +6 -6 -4 -2 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: OM 2718 (Mùa mưa) Giống: OM1490 (Mùa mưa) 69.00 67.63 67.48 80 68.00 67.01 67.90 Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) 66.93 66.21 Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) 66.40 64.57 67.00 70 66.22 63.13 60.25 56.35 66.00 60 65.00 50 63.81 64.00 40 62.41 63.00 30 62.00 20 61.00 60.00 10 59.00 0 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: OM 2718 (Mùa khô) Giống: OM1490 (Mùa khô) 55 54.65 51.82 55.36 54.59 60 46.33 46.99 Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) 50 48.15 49.46 55 42.35 41.75 40.76 42.51 43.5 42.72 45 50 41.59 45 40 35.9 40 35 35 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 0 0 -3 -2 -1 +1 +2 +3 0 -4 -3 -2 -1 +1 +2 +3 +4 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: An Giang (24) (Mùa mưa) Giống: Jasmine (Mùa mưa) 70.00 58.33 Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) 70.00 64.58 56.95 60.00 54.35 54.02 53.78 52.55 Hệ số thu hồi gạo nguyên (%) 56.68 60.00 53.18 50.00 43.80 45.19 50.00 43.74 41.09 40.00 40.00 30.00 28.63 30.00 20.00 20.00 10.00 10.00 0.00 0.00 -6 -4 -2 +2 +4 +6 0 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Thời gian thu hoạch (kể từ ngày chín) Giống: OM2517 (Mùa khô) Giống: OM4498 (Mùa khô) Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến hệ số thu hồi gạo nguyên trong quá trình xay xát. 13
  10. Kết luận và phương pháp tác động của dự án Các kết luận sau đây được rút ra từ các thông tin trên: 1. Thời điểm thu hoạch là một trong những yếu tố quan trọng để kiểm soát nứt hạt và hệ số thu hồi gạo nguyên. Ảnh hưởng đó tương tự nhau ở cả mùa khô và mùa mưa. 2. Các giống khác nhau ở độ nứt của hạt, và các giống có độ nứt thấp như AG24 được đề nghị sử dụng (sau khi các kết quả này được xác nhận lại trong mùa kế tiếp). Khi cân nhắc đến hệ số thu hồi gạo nguyên thì giống OM1490 tốt hơn. 3. Với 2 giống lúa được nghiên cứu trong 2 mùa (khô và mưa) thì có thể nhận thấy ảnh hưởng theo mùa là không đáng kể. 4. Có một xu hướng rõ là thu hoạch sớm hơn ngày chín sinh lý vài ngày thì tốt hơn so với thu hoạch muộn vài ngày. Như vậy, cơ hội để thu hoạch sớm nhằm giảm nứt hạt và tăng hệ số thu hồi gạo nguyên nên được trao đổi với nông dân và các cơ quan khuyến nông. Mức độ ảnh hưởng của thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào giống. 5. Các thông tin thu thập được sẽ rất hữu ít đối với nông dân và sẽ được truyền tải đến nông dân thông qua các buổi huấn luyện. Điều này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thu hoạch nhanh. Nông dân được khuyến khích tổ chức và quản lý mùa vụ của họ sao cho thu hoạch sớm hơn (có nghĩa là tổ chức lao động để thu hoạch…). 6. Điều này được dự đoán là sẽ tác động đến quyết định của nông dân trong xác định thời điểm thu hoạch. Trong vài giống, điều này được dự đoán là sẽ giảm đáng kể tổn thất bởi vì một trong các giống được nghiên cứu có tỉ lệ gạo nứt cao đến 24%. 14
  11. 2. Ảnh hưởng của các phương pháp thu hoạch đến nứt hạt, tỉ lệ gao nguyên và tổn thất. Các số liệu về phương pháp thu hoạch được tiến hành thu thập trong 2 mùa (mùa mưa và mùa khô). Tuy nhiên, có vài sự chậm trễ trong việc phân tích số liệu cho mùa khô, vì vậy kết quả này chỉ là kết quả cho mùa mưa. Kết quả của mùa khô sẽ được trình bày trong báo cáo tới ngay khi có kết quả về phương pháp thu hoạch từ các đơn vị hợp tác. Cần chú ý là nội dung dưới đây trùng lặp với nội dung của báo cáo MS4 (số liệu cơ bản). 2.1 Ảnh hưởng của các phương pháp thu hoạch đến độ nứt hạt và tỉ lệ gạo nguyên. Phương pháp thu hoạch được sử dụng có thể ảnh hưởng đến mức độ nứt hạt trên đồng ruộng. Việc thu hoạch có thể được tiến hành bằng tay hoặc bằng máy. Hiện tại thì phương pháp thu hoạch bằng tay được sử dụng rộng rãi. Liên quan đến phương pháp thu hoạch thì độ nứt của hạt có mối liên hệ với khoảng thời gian cần thiết để thu hoạch hơn là bản thân phương pháp thu hoạch. Việc thu hoạch nhanh trong mùa mưa và thu hoạch đúng thời điểm trong mùa khô rất cần thiết để tránh hiện tượng hồi ẩm và quá khô của hạt. Nhưng thực tế là, do thiếu lao động trong mùa thu hoạch, nông dân không thể luôn bảo đảm thu hoạch đúng thời điểm, do đó làm gia tăng tổn thất. Nghiên cứu này đã thu thập các số liệu cần thiết để xác định ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch đến nứt hạt trên vài giống lúa của vụ Xuân-Hè (mùa mưa, tháng 6/7) ở tỉnh Cần Thơ và Long An. Sau đây là các phương pháp thu hoạch được sử dụng: 1. Gặt tay (+ tuốt máy) 2. Gặt máy (+tuốt máy) 3. Máy gặt đập liên hợp. Các số liệu được thu thập dựa trên kết quả thí nghiệm của chúng tôi, cũng như từ cánh đồng của các nông dân được chọn sau khi họ thu hoạch bằng phương pháp thu hoạch truyền thống. Đồng thời, các so sánh các phương pháp thu hoạch dựa vào các thí nghiệm trên hệ số thu hồi gạo nguyên cũng được tiến hành ở các HTX ở Cần Thơ và Long An (Bảng 4). Thêm vào đó, thông tin về ảnh hưởng của máy tuốt cũng được tiến hành ở 2 HTX trên. Ở mỗi HTX thì các thí nghiệm được tiến hành trên 2 cánh đồng thuộc giống lúa được canh tác nhiều nhất. Sau đây là kết quả thu được từ mỗi phương pháp thu hoạch (Bảng 4). 15
  12. Bảng 4: Ảnh hưởng của các phương pháp thu hoạch đến hệ số thu hồi gạo nguyên. Hệ số thu hồi Địa điểm Phương pháp thu hoạch Ký hiệu gạo nguyên trung bình (%) Gặt tay và chất đống ngay HH 41, 50 Gặt tay và phơi dưới nắng (1 HD 37, 47 HTX Tân Thới, ngày) Cần Thơ Gặt tay và chất đống ngay RH 49* (OM 2718, OM1459) Gặt tay và phơi dưới nắng (1 RD 52* ngày) Gặt tay và chất đống ngay HH 45, 60 HTX Gò Gòn, Gặt tay và phơi dưới nắng (1 Long An HD 43, 62 ngày) (Bu Tin, VN 95-20) Máy gặt đập liên hợp CH 36**,60 *Chỉ lặp lại một lần do mưa **Giá trị thấp do mưa trong quá trình thu hoạch Tổn thất do nứt dao động trong một khoảng rộng. Đó có thể là do sự khác nhau về giống và các yếu tố khác không kiểm soát được. Trời đã mưa rất nhiều trong quá trình thu hoạch. Để đạt được độ chính xác, nên tiến hành nhiều thí nghiệm để giảm sai số do ảnh hưởng của các điều kiện trên đồng. Tuy nhiên, điều này không khả thi do hạn chế về thời gian và các điều kiện khác. Chính vì vậy, kết quả này chỉ mang tính định hướng. Các thí nghiệm sẽ được lặp lại trong mùa khô (tháng 2/3). Kết quả đã chỉ ra rằng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên khi gặt bằng máy cao hơn hoặc bằng hệ số khi thu hoạch bằng tay. Lợi ích chính của việc thu hoạch bằng máy là rút ngắn thời gian thu hoạch để tránh ảnh hưởng của mưa hoặc sự khác nhau do sự thay đổi khí hậu lên hệ số thu hồi gạo nguyên. Chúng tôi đã trình bày ở phần trước rằng thu hoạch muộn hơn ngày chín sinh lý sẽ làm cho hạt dễ nứt hơn. Chính vì vậy, bất kì sự thu hoạch muộn hoặc kéo dài thời gian thu hoạch nào cũng gây ra nhiều tổn thất hơn. 2.2 Ảnh hưởng của các phương pháp thu hoạch đến tổn thất trong quá trình tuốt Các phương pháp thu hoạch nêu trên đồng thời cũng ảnh hưởng đến tổn thất trong giai đoạn kế tiếp, đó là giai đoạn tuốt. Tổn thất trong quá trình tuốt là các tổn thất khi các hạt lúa bị trộn lẫn với các thành phần dơ khác và bị máy tuốt đẩy ra ngoài. Các tổn thất này được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Ảnh hưởng của các phương pháp thu hoạch đến tổn thất trong quá trình tuốt. Tổn thất Địa điểm Phương pháp thu hoạch Ký hiệu 16
  13. (%) Gặt tay và chất đống ngay HH 1.4 HTX Tân Thới, Gặt tay và phơi đồng (1 ngày) HD 1.2 Cần Thơ Gặt xếp dãi và chất đống ngay RH 1.1 (OM 2718, OM1459) Gặt xếp dãi và phơi đồng (1 ngày) RD 0.8 Trung bình 1.1 Nói chung, việc phơi lúa một ngày dưới nắng sau khi cắt và trước khi cho vào máy tuốt (nghiệm thức HD và RD) làm giảm tổn thất trong giai đoạn này khoảng 0.2%. Sự sụt giảm này có thể được giải thích là do lúa sau khi được phơi nắng có độ ẩm thấp. Tổn thất trung bình khi gặt máy và gặt tay tương ứng là 1.0 và 1.3%. Tổn thất chung khoảng 1.1%. Kết luận và các phương pháp tác động của dự án • Các thông tin trên đã chỉ ra rằng thu hoạch nhanh bằng máy xếp dãy có thể cải thiện hệ số thu hồi gạo nguyên. Tuy nhiên, thông tin này cần phải được xác nhận lại. • Tuy nhiên, phương pháp thu hoạch nhanh là không khả thi đối với những nông hộ nhỏ do hạn chế về mặt tài chính. Vì vậy, hoạt động các máy gặt thông qua hợp tác xã là giải pháp thay thế tốt nhất. Dự án này hiện thực hóa ý tưởng này bằng cách cung cấp các máy gặt cho 2 HTX. • Các HTX mà được trang bị các máy thu hoạch sẽ được sử dụng cho mục đích thao diễn. Các kết quả sẽ được trình bày cho nông dân thông qua các khóa huấn luyện. Nông dân sẽ được tập huấn thông qua các nhân viên khuyến nông. Có thể dự đoán rằng thông tin trên sẽ được phổ biến đến nông dân một cách dễ dàng bởi vì các hoạt động này có sự tham gia của các HTX. • Hệ số thu hồi gạo nguyên dao động trong một khoảng rộng trong cùng một hệ thống (ví dụ 45-60% khi thu hoạch bằng tay và chất đống ngay ở HTX Gò Gòn) , và việc xác định các nguồn gây ra các dao động đó sẽ giúp cải thiện hệ số thu hồi gạo nguyên. 3. Các yếu tố khác có thể đóng góp vào sự tổn thất. Còn có các yếu tố khác có thể đóng góp vào tổn thất sau thu hoạch. Các yếu tố đó có thể là: 1. Phương pháp tuốt – thủ công hoặc máy. 2. Rơi vãi hạt do thu hoạch. 3.1 Ảnh hưởng của phương pháp tuốt đến nứt hạt và hệ số thu hồi gạo nguyên. Phương pháp tuốt đang được sử dụng có thể gây nên nứt hạt và từng bước làm giảm hệ số thu hồi gạo nguyên. Các sồ liệu được thu thập cùng lúc từ các thí nghiệm được trình bày ở 17
  14. phần 1 ở 2 HTX. Các kết quả được trình bày ở bảng 6. Các kết quả đã chỉ ra rằng, độ nứt hạt chịu ảnh hưởng không đáng kể bởi phương pháp thu hoạch. Tuy nhiên, một vài hệ số thu hồi gạo nguyên của gạo bị giảm trong trường hợp tuốt bằng máy cũng đựơc quan sát thấy trong các thí nghiệm trên. Bảng 6. Ảnh hưởng của phương pháp tuốt đến độ nứt hạt và hệ số thu hồi gạo nguyên Giống Độ nứt hạt (%) Hệ số thu hồi gạo lúa nguyên (%) Gạo lứt Gạo trắng Tay Máy Tay Máy Tay Máy 4.1 3.9 3.0 1.8 49.9 46.7 OM2718 / OM 1490 0.9 2.4 1.5 0.7 45.6 44.0 An Giang 24 3.2 Tổn thất do rơi vãi hạt trong khi thu hoạch Mặc dù loại tổn thất này không liên quan đến độ nứt hạt, nhưng nó có thể đáng kể nếu các phương pháp cơ giói hóa được sử dụng để giảm thiểu nứt hạt. Tổn thất do rơi vãi được phân tích bằng 2 phương pháp: a. Nhặt bằng tay các hạt rơi vãi trên các cánh đồng đã được thu hoạch của nông dân được chọn ở 2 tỉnh (Tân Thới ỏ Cần Thơ và Tân Phát ở Kiên Giang). Tổng cộng có 11 cánh đồng của nông dân được chọn cho thí nghiệm này. Các thí nghiệm được tiến hành sau khi nông dân thu hoạch và tuốt. Các kết quả được trình bày ở Bảng 7. Tổn thất trung bình do rơi vãi trên đồng là 2.9%, nhưng có trường hợp đạt đến 5%. Tốn thất ở Kiên Giang là 2.5 ± 1.9 %, trong khi ở Cần Thơ là 3.3 ± 1.2%. Các kết quả này lớn hơn so với các kết quả đã thu được bởi phương pháp PRA cho vụ Hè Thu (2.4% ở Kiên Giang và 2.3% ở Cần Thơ như theo báo cáo của dự án DANIDA năm 2003). Có một điểm khá rõ nữa là rơi vãi hạt sẽ tăng khi độ ẩm của hạt thấp. Điều đó chỉ ra rằng thu hoạch muộn cũng làm tăng khả năng rơi vãi hạt. b. Nhặt các hạt rơi vãi trên các cánh đồng được thu hoạch bằng tay và bằng máy: Các thí nghiệm này được tiến hành ở 2 tỉnh, Cần Thơ và Long An. Số liệu được thu thập trong quá trình thí nghiệm, bao gồm các thông số về ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch như được trình bày ở phần trước. Kết quả được trình bày ở Bảng 8. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng cắt lúa bằng máy thì rơi vãi thấp hơn so với cắt bằng tay (xấp xỉ 1/3). Kết quả cũng đã cho thấy rằng cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp rơi vãi ít hơn so với cắt bằng tay. 18
  15. Bảng 7. Tổn thất do rơi vãi trên đồng khi nông dân thu hoạch bằng tay (HTX Tân Thới và Tân Phát) STT Giống Độ Độ Khối Năng suất % tổn ẩm ban ẩ m h ạt lượng hạt thất (kg/1000 đầu (trước trong khi rơi vãi m2) trên 25m2 thu hoạch) tuốt OM 1 23.4 28.9 445 550 2.6 2517 2 20.4 26.5 320 450 2.2 3 24.5 29.3 182 380 1.6 AG 24 4 23.8 27.9 290 440 2.2 5 22.9 28.4 220 480 1.5 6 18.9 19.4 538 400 5.2 7 OM 22.5 24.8 285 350 3.6 1490 8 20.3 23.7 298 300 4.6 9 22.8 19.4 262 380 2.3 OM 2718 10 27.6 22.1 305 400 2.4 11 18.9 19.4 318 380 3.4 Trung bình 2.9±0.9 Ghi chú: AG 24 là giống lúa được canh tác tại Kiên Giang, các giống còn lại tại Cần Thơ. Tổn thất trung bình (%) tại Kiên Giang là 2.5 ± 1.9 và tại Cần Thơ là 3.3 ± 1.2 (độ tin cậy 95%). Bảng 8. Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch đến tổn thất hạt do rơi vãi Phương pháp thu hoạch Tốn thất rơi vãi (%) Tay 1.2-3.0 Máy xếp dãy 0.7 Gặt đập liên hợp 1.3-1.5 3.3 Dự đoán tốn thất thu hoạch Tốn thất do thu hoạch bao gồm tổn thất do rơi vãi và tổn thất do giai đoạn tuốt. Chính vì vậy, tổng hợp kết quả của bảng 5 và 8 sẽ cho một thấy hình ảnh của tổn thất do thu hoạch trung bình. Bảng 9 chỉ ra rằng tổn thất do thu hoạch có thể đạt đến 4.4%. Các nhà sản xuất 19
  16. dự đoán rằng tổn thất do máy tuốt khoảng 1.0%. Tính trung bình, thu hoạch bằng các biện pháp cơ khí làm giảm tổn thất thu hoạch. Bảng 9: Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch đến tổn thất khi thu hoạch. Tốn thất Tổn thất do Tồn thất thu Phương pháp thu hoạch do rơi vãi tuốt (%) hoạch (%) (%) Gặt tay và chất đống ngay 1.4 2.6-4.4 Gặt tay 1.2-3.0 Gặt tay và phơi đồng 1 ngày 1.2 2.4-4.2 Gặt bằng Gặt máy và chất đống ngay 1.1 1.8 0.7 máy xếp Gặt máy và phơi đồng 1 ngày 0.8 1.5 dãy Máy gặt đập liên 1.3-1.5 1.0 2.3-2.5 hợp Kết luận và các phương pháp tác động của dự án Tổn thất rơi vãi do phương pháp thu hoạch và cũng do thời điểm thu hoạch là một yếu tố quan trọng khi xem xét để làm giảm tổn thất của hạt trong quá trình thu hoạch. • Tuốt bằng máy có lợi xét về mặt thu hoạch nhanh, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến hệ số thu hồi gạo nguyên do nó có thể làm tăng độ nứt hạt. Chính vì vậy, nông dân và các chủ máy tuốt nên ý thức được ảnh hưởng này, nhằm làm cho hệ thống hoạt động tốt hơn. • Nhìn chung, kết quả đã chỉ ra rằng thu hoạch bằng máy làm giảm hơn một nữa tổn thất xảy ra đối với phương pháp thu hoạch truyền thống. • Tất cả thông tin sẽ được phổ biến đến nông dân thông qua các khóa tập huấn. 20
  17. PHỤ LỤC 1 21
  18. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TẠI HTX TÂN THỚI A PHONG ĐIỀN - CẦN THƠ (THÁNG 2/2007) Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến độ nứt hạt Trương Vĩnh, Trần Nguyễn Hạ Trang, Nguyễn Thanh Phong, Lê Hồng Phượng, Đoàn Kim Sơn, Phạm Huỳnh Thái Sơn 1. Mục Đích Xác định các ảnh hưởng cụ thể của thời gian thu hoạch lên sự nứt hạt và tối ưu thời gian thu hoạch của vài giống lúa trong vụ Xuân - Hè ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2. Thời gian và địa điểm Thời gian: vụ Xuân Hè từ 06/02/ 2007 đến 19/02/2007 Địa điểm thu hoạch: HTX Tân Thới – Cần Thơ 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm a. Vật liệu và thiết bị Giống lúa OM2718 (thời gian sinh trưởng: 90-92 ngày) và OM1490 (thời gian sinh trưởng: 90 - 92 ngày) Máy sấy khay cỡ nhỏ ( NS 5kg/mẽ) Máy Kett xác định ẩm độ lúa tươi, lúa khô Cân đĩa 1kg Nhiệt kế khô ướt Thước kéo 50m Dây, cọc Bao đựng lúa 10kg Bao đựng mẫu (1kg) Máy xay xát, làm trắng, phân loại quy mô phòng thí nghiệm b. Phương pháp Thiết kế thí nghiệm bao gồm các thí nghiệm về thu hoạch với thời gian thu hoạch trước và sau thời gian chín sinh lí của giống lúa được chỉ định. Ngày chín sinh lý được xác định dựa vào ngày thu hoạch dự kiến của nông dân. Thời gian này phù hợp với thời gian chín sinh lý mà trung tâm khuyến nông đưa ra. Mẫu được xử lí sơ bộ trước khi được chuyển về phòng thí nghiệm kiểm tra độ nứt hạt. Dựa vào các bảng số liệu thống kê đánh giá mức độ nứt hạt do thời điểm thu hoạch. 22
  19. Thí nghiệm 3.3.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm có 7 nghiệm thức, lấy thời điểm thu hoạch làm yếu tố. Các nghiệm thức là các thí nghiệm 6 ngày trước và 6 ngày sau ngày chín của lúa, với khoảng cách giữa các nghiệm thức là 2 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ, gồm có 5 khối, số khối tương ứng với số lần lặp lại của một nghiệm thức. Chi tiết của các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: Tương quan giữa các nghiệm thức và ngày chín của lúa. Ngiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 Ngày thu hoạch so với -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 ngày chín của giống 3.3.2. Quy trình thí nghiệm Mua đất, chia lô Cắt Tuốt Làm sạch Đo ẩm độ ban đầu Vô bao Chuyển về phòng Sấy ở nhiệt độ thấp Vô túi đựng mẫu, mã hóa Chuyển về PTN Kiểm tra độ nứt Hình 1: Các bước của quy trình thí nghiệm thu hoạch 23
  20. * Chọn cánh đồng thí nghiệm và bố trí khối - Tổng diện tích đất cần mua: 170 m2. Trong đó, diện tích cho các nghiệm thức là 70m2, còn lại là phần đường đi và biên bảo vệ. - Việc chia lô thí nghiệm tiến hành như sơ đồ ở phụ lục A1. Khối thí nghiệm được bố trí theo chiều dốc của đất. Bảng 2 trình bày mã số của các khối thí nghiệm tương ứng với các vị trí trên đống. Table 2: Mã số của các khối thí nghiệm trên đồng. Khối A B C D E N g h i ệ m th ức 1 -6A -6B -6C -6D -6E 2 -4A -4B -4C -4D -4E 3 -2A -2B -2C -2D -2E 4 0A 0B 0C 0D 0E 5 +2A +2B +2C +2D +2E 6 +4A +4B +4C +4D +4E 7 +6A +6B +6C +6D +6E • Cắt, tuốt và làm sạch Tiến hành cắt bằng tay (liềm) theo lô chỉ định. Nên tiến hành vào buổi sáng sớm, lúc nắng chưa gắt, nhằm tránh tình trạng rạn nứt tự nhiên của hạt lúa, do sự thay đổi đột ngột độ ẩm phân bố bên trong hạt giữa khí hậu ẩm ban đêm và nắng gắt ban ngày. Sau khi cắt, đưa lúa vào bóng râm, tiến hành tuốt bằng tay, làm sạch và đo ẩm độ ban đầu của lúa tươi. Lúa được làm sạch bằng cách loại bỏ các thành phần tạp, chất bẩn, các hạt chưa trưởng thành ra khỏi hạt. • Xác định độ ẩm của hạt Mẫu sau khi được làm sạch được đo độ ẩm bằng máy KETT. Thu lúa tươi, cho vào bao, hàn miệng và đưa về sấy. • Sấy ở nhiệt độ thấp Mẫu lúa của mỗi khối được sấy nhẹ ở 350C. Mẫu của mỗi khối được trải lên hai - khay phơi 50cm x 100cm của máy sấy thí nghiệm, đảm bảo 1 lớp rất mỏng lúa được trải trên mỗi khay. Chỉnh nhiệt độ đến 350C. - Ghi nhận nhiệt độ phòng (bầu khô và bầu ướt) khi máy bắt đầu hoạt động. - Kiểm tra độ ẩm sau mỗi 2 giờ. 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0