intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

91
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa - ms5: chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development BÁO CÁO TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN CARD 001/04VIE CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin 1
  2. Mục lục 1. CÁC THÔNG TIN Về CÁC ĐốI TÁC: .............................................................................................................3 2. TÓM TắT Dự ÁN: .............................................................................................................................................4 3. CÁC KếT QUả ĐÃ THU ĐƯợC ........................................................................................................................4 4. KếT LUậN ...........................................................................................................................................................8 2
  3. 1. Các thông tin về các đối tác: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai Tên dự án: sữa Viện Thú Y (NIVR) Đối tác phía Việt nam TS. Trương Văn Dung Trưởng dự án phía Việt nam The University of Queensland/Victorian Department of Đối tác phía Australia Primary Industry Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Tony Fahy Những thành viên chính phía Australia 13/4/2005 Ngày bắt đầu 1/2007 Ngày kết thúc (ban đầu) 4/2007 Ngày kết thúc (sau khi thay đổi) 03/2006 – 03/2008 Thời gian báo cáo Các đầu mối liên lạc: Phía Australia: Trưởng dự án Dr Darren Trott 617 336 52985 Tên Telephone: PGS về Vi sinh vật học Thú Y 617 336 51355 Ch ức v ụ Fax: Cơ quan công Trường Thú Y, thuộc trường Đại học Tổng d.trott@uq.edu.au Email: hợp Queensland tác Phía Australia: Liên lạc về hành chính Melissa Anderson 61 7 33652651 Tên Telephone: Chủ nhiệm văn phòng các dự án nghiên cứu Fax: 61 7 33651188 Ch ức v ụ Trường Đất và Thức ăn, thuộc trường Đại Cơ quan Email: học Tổng hợp Queensland Phía Việt Nam Dr Cu Huu Phu Telephone: 84 4 8693923 Tên Trưởng Bộ môn Vi trùng 84 4 8694082 Ch ức v ụ Fax: Cơ quan NIVR Email: cuhuuphu@netnam.org.vn 3
  4. 2. Tóm tắt dự án: Dự án được xây dựng nên để nâng cao năng suất chăn nuôi tại các nông hộ nhỏ ở Việt nam thông qua việc tăng cường quản lý thú y, đặc biệt là giai đoạn lợn trước cai sữa. Bằng cách tư vấn và giao tiếp với những người nông dân và thú y cơ sở, một chương trình chăn nuôi thích hợp sẽ được thiết lập và xây dựng nên. Mô hình này sẽ tập trung vào giai đoạn lợn con trước cai sữa - là giai đoạn mà các thiệt hại về kinh tế là lớn nhất. Mô hình này bao gồm các quy trình về quản lý chăm soc nuôi dưỡng đàn lợn một cách chung nhất. Việc chuyển giao các kết quả của mô hình này sẽ được tiến hành thông qua các chương trình tập huấn cho các thú y cơ sở và một số nông dân đã được chọn lựa. Ngoài chương trình quản lý, nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn, dự án cũng sẽ thiết lập và tiến hành các phương pháp chẩn đoán phù hợp cho việc xác định các chủng vi khuẩn có độc lực có vai trò chính trong gây bệnh Colibacillosis ở lợn, đồng thời cũng tiến hành cải thiện tốc độ và mức độ chính xác của các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phần thứ 3 của dự án là nâng cao khả năng và hiệu quả chế tạo một loại vacxin E. coli nội địa. Cụ thể, vacxin này sẽ có chứa chủng vi khuẩn phân lập được duy nhất tại Việt Nam như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây - đó chính là một tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cho lợn trước cai sữa ở một số tỉnh, và có thể là ở tất cả các tỉnh của Việt Nam. 3. Các kết quả đã thu được Báo cáo này tổng kết các kết quả đã thu được cho nội dung 5 (thuộc Mục tiêu 1: Chế tạo và kiểm nghiệm vacxin E. coli sản xuất trong nước): 1. Các chủng vacxin được xác định các đặc tính 2. Phối hợp các loại kháng nguyên và chế tạo thành vacxin 3. Các kiểm tra về hiệu lực được hoàn thành, các kết quả được phân tích và báo cáo 4. Phân tích lợi nhuận: chi phí của vacxin sản xuất trong nước 5. Các chiến lược và hướng nhằm thương mại hóa sản xuất và phân phối vacxin Các bằng chứng: 1) Các chủng vacxin được xác định các đặc tính: Được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1 của báo cáo MS3 và MS6. Các ống giống gốc chứa chủng vacxin (50 x 1 ml các ỗng của 3 chủng vacxin trong môi trường BHI, có bổ xung 12% glycerol) được giữ ở điều kiện -80oC tại NIVR. Ngoài ra, giống cũng được cất giữ ở dạng đông khô để phòng trường hợp có trục trặc của giống được bảo quản ở tủ -80oC (nếu điều kiện -80oC bị trục trặc, giống cũng có thể được giữ ở -20oC trong thời gian ngắn). Các lô vacxin được chế tạo theo quy trình được trình bày tại Phụ lục 2 của báo cáo MS3 và MS6. Một ống giống gốc mới chứa chủng vacxin được nuôi cấy và kiểm tra mức độ thuần khiết. Các ống này, sau đó sẽ chính là các giống nhỏ để sản xuất vacxin. Với một số lượng ống giống được giữ trong các điều kiện tối ưu, sẽ đảm bảo tối đa cho sự bộc lộ kháng nguyên fimbriae. Ngoài ra, các chủng gốc cũng được lưu giữ trong điều kiện AQIS tại trường Thú Y, thuộc trường Queensland (do GS. Darren Trott chịu trách nhiệm) và tại phòng thí nghiêm tham chiếu về vi khuẩn E. coli của OIE tại trường Montreal (do GS. John Fairbrother chịu trách nhiệm) 4
  5. 2) Phối hợp các loại kháng nguyên và chế tạo thành vacxin: chi tiết của kết quả này được liệt kê trong Phụ lục 2 của báo cáo MS3 và MS6. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hiện tại vacxin vẫn chưa được đăng ký, do vậy, chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ cho các đàn lợn nuôi ở các tỉnh phía Bắc mà có tham gia vào các khảo sát của dự án trong 2005/2006 và ở các tỉnh miền Trung, gồm Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, như một trong các hoạt động của dự án 004/05VIE. Tính cho tới thời điểm này, vacxin không có phản ứng phụ và có hiệu lực tốt như đã được báo cáo, cho dù rằng không có mẫu lợn con bị tiêu chảy nào trong tuần tuổi đầu tiên đã được thu thập từ các đàn tiêm vacxin để có thể khẳng định cắc chắn hiệu quả 100% (thí nghiệm này sẽ được tiến hành trong 1 thử nghiệm trên thực địa sẽ được tiến hành tại các tỉnh miền Trung Việt nam ở các trại thí nghiệm và đối chứng). Các báo cáo từ các đàn thuộc các tỉnh miền Bắc và miền Trung đã cho thấy vacxin đã có hiệu lực bảo hộ rất tốt đối với bệnh tiêu chảy của lợn con trong tuần tuổi đầu tiên, tuy nhiên, một lần nữa, điều này cần phải được kiểm chứng trên thực tế. Các theo dõi về vacxin đã sản xuất tại NIVR như sau: Theo dõi sản xuất vacxin 2006 Số lô Số liều Kiểm tra Chú ý (Tỉnh tiêm vacxin) An toàn Vô trùng 1 205 X X Thai Binh 2 576 X X Thai Binh, Hai Phong 3 1.008 X X Thai Binh, Ha Tay, Hai Phong, Thai Nguyen 2007 Số lô Số liều Kiểm tra Chú ý (Tỉnh tiêm vacxin) An toàn Vô trùng 1 300 X X Hai Duong, Phu Tho 2 807 X X Thai Binh, Thai Nguyen 3 2015 X X Hai Phong, Ha Tay, Ninh Binh, Phu Tho, Vinh Phuc 2008 Số lô Số liều Kiểm tra Chú ý (Tỉnh tiêm vacxin) An toàn Vô trùng 1 407 X X Ha Tay 2 986 X X Thai Binh, Hai Phong 3 2010 X X Phu Tho, Vinh Phuc, Hai Phong, Hai Duong, Hue, Quang Tri 4 1786 X X Thai Nguyen, Vinh Phuc, Hai Phong 2009 Số lô Số liều Kiểm tra Chú ý (Tỉnh tiêm vacxin) An toàn Vô trùng 1 820 X X Hue, Quang Tri 3) Các kiểm tra về hiệu lực được hoàn thành, các kết quả được phân tích và báo cáo: Một báo cáo đầy đủ về hiệu lực của vacxin trong 1 thử nghiệm quy mô nhỏ về khía 5
  6. cạnh khả năng bảo hộ lợn con lúc mới sinh, an toàn của vacxin và so sánh với các vacxin trên thị trường về khả năng sản sinh hàm lượng kháng thể bảo hộ được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3 của báo cáo MS3 và MS6. các thí nghiệm liên quan đến động vật sống là tốn kém và chúng tôi tin tưởng rằng các thử nghiệm đã được tiến hành đối với dự án 001/04VIE là hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu đặt ra. Như một phần của dự án 004/05VIE, chúng tôi đã lặp kế hoạch để tiến hành các thử nghiệm trên thực địa ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, như một phần trong các hoạt động nghiên cứu về tiêu chảy trước cai sữa ở các trại thực nghiệm và đối chứng. Bởi vì tiến độ về hoạt động này sẽ được báo cáo trong đánh giá dự án và báo cáo cuối cùng của dự án 004/05VIE vào đầu năm 2010. 4) Phân tích lợi nhuận/chi phí của vacxin sản xuất trong nước: Một bảng chi tiết về lợi nhuận thu được: phân tích chi phí của vacxin sản xuất trong nước so với các vacxin nhập nội, so với chỉ điều trị, hoặc so với không điều trị được trình bày trong bảng sau Bảng 1: Lợi nhuận: Phân tích giá thành của vacxin E. coli do NIVR sản xuất trong nước so với vacxin nhập khẩu (So sánh giá) Đặc điểm Loại vacxin Pfizer Litterguard Intervet EcoVac NIVR Vaccine Loại vacxin Vi khuẩn bất hoạt và Vi khuẩn bất hoạt Vi khuẩn bất hoạt độc tố Kháng nguyên F4, F5, F6, F41 F4, F5, F6, F41 F4, F5, O8 F19 (Fimbriae) (độc tố Clostridium) (3 chủng)* Giá cho 1 liều (VND) 20,000 VND 20,000 VND 4,000 VND *Cho tới nay, chỉ có 3 loại fimbriae đã được nhận biết ở các lợn con bị tiêu chảy ở Vietnam là F4, F5 và 1 loại mới là F19. Rất khó để có thể đánh giá các chi phí trực tiếp từ tỷ lệ chết hoặc khả năng tăng trọng chậm lại của các lợn con do tiêu chảy. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh xảy ra rất nhanh, lợn con bị chết hoặc ở trong trạng thái bị mất nước nghiêm trọng, mất cân bằng điện giải, tiêu chảy dạng nước. Trên cơ sở giá lợn hiện tại năm 2009 đối với các lợn Móng cái cai sữa, các tình huống sau đã được đưa ra để ước lượng lợi nhuận/chi phí Tình huống 1: Nông dân không sử dụng bất cứ một loại vacxin gì cho điều trị tiêu chảy Colibacillosis ở lợn con theo mẹ và đàn con bị chết hoặc và sức khỏe của đàn lợn bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Chi phí cho việc không dùng biện pháp can thiệp nào (thiệt hại toàn bộ số lợn): Chi phí trung bình cho 1 con cai sữa: 70,000-80,000 VND (cho vỗ béo); 160,000 VND (cho phối giống) Kích cỡ đàn trung bình khi cai sữa: 10 6
  7. Ước lượng thiệt hại: 700,000-1,600,000 VND/ đàn (không bao gồm chi phí cho việc nuôi lợn nái cho đến lứa đẻ tiếp theo). Tình huống 2: Điều trị có hiệu quả các lợn con bị bệnh Chi phí điều trị (chất điện giải, kháng sinh): -Hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ tại Việt nam đang sử dụng fluoroquinolones để điều trị con bệnh. Tuy nhiên, thuốc này đã bị cấm ở Australia trong việc điều trị các động vật dùng làm thức ăn cho con người (và không có thời gian dự phòng sau khi dùng thuốc tại Việt Nam). Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng và cần phải có giải pháp trong tương lai do fluoroquinolones là các nhóm kháng sinh quan trọng ở người và hiện tượng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng. Chi phí cho 1 lần điều trị: Kháng sinh: 6,000 VND per pig Điện giải: 10,000 VND per pig Công lao động/bơm tiêm: 5,000 VND per pig Giảm tốc độ tăng trọng của các lợn bị bệnh: 20,000 VND/lợn Tổng chi phí: 41,000 VND/lợn Số lợn cai sữa = 8 (giả định rằng 2 lợn bị chết/đàn do điều trị) Tổng chi phí: 410,000 VND Tình huống 2: Pfizer Litterguard dùng để phòng tiêu chảy trước cai sữa 20,000 VND x 2 liều Công lao động: 5,000 VND/lần tiêm Tổng chi phí: 50,000 VND/đàn Tình huống 3: NIVR E. coli vaccine 4,000 VND x 2 liều Công lao động: 5,000 VND/lần tiêm Tổng chi phí: 18,000 VND/đàn Phân tích lợi nhuận/chi phí - dựa trên giá tính toán thấp nhất của việc bán lợn với đàn có 10 con cai sữa Tóm tắt Không can thiệp Điều trị Pfizer NIVR Vaccine gì Littergard Chi phí 700,000 328,000 50,000 18,000 Thu nhập nil 560,000* 700,000 700,000 Lợi nhuận/thiệt -700,000 232,000 650,000 688,000 hại * giả định rằng 2 lợn bị chết/đàn do điều trị 7
  8. 5) Các chiến lược và hướng nhằm thương mại hóa sản xuất và phân phối vacxin Việc này đã được chứng minh là một trong những kết quả khó khăn nhất để có thể đạt được. NIVR tiếp tục sản xuất vacxin cho mục đích nghiên cứu, như đã được chứng thực bằng các theo dõi vacxin, nhưng vấn đề đăng ký sẽ đòi hỏi cần phải có các tài liệu đầy đủ để nộp cho Cục Thú Y (Phụ lục 1 của báo cáo này). Hầu hết các yêu cầu cho việc đăng ký, bao gồm cả an toàn và hiệu lực của vacxin đã có đầy đủ số liệu trong khuôn khổ của dự án này, với thử nghiệm cuối cùng ở miền Trung Việt nam, sẽ cung cấp đầu đủ các dữ liệu thử nghiệm trên thực địa cần thiết. Bộ môn Vi trùng của NIVR không có kinh nghiệm trong việ thương mại hóa sản phẩm này, do vậy, chúng tôi đã gợi ý về một đối tác giữa 2 công ty sản xuất vacxin chính trong nước, có tiêu chuẩn GMP/GLP, đó là NAVETCO (miền Nam) và Xí nghiệp thuốc thú y (miền Bắc) để tiến hành hoàn thành các thủ tục đăng ký. Trước khi việc này được tiến hành, chúng tôi cũng đã được hướng dẫn là thuê một bên trung gian để đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm giúp Dr. Do Ngoc Thuy – người là chủ sở hữu của vacxin sẽ thuê đứng tên trong việc nộp hồ sơ đăng ký sáng chế độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Khi việc này có kết quả, các đàm phán tiếp theo sẽ được bắt đầu, mà trong đó sẽ đề cập tới vấn đề mức độ về tiền bản quyền tác giả sẽ được trả về cho người phát minh/sáng chế và phòng thí nghiệm của NIVR. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã kêu gọi sự trợ giúp của nhóm quản lý chương trình CARD nhằm làm đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục này với Cục Thú Y và các đối tác khác. Việc này nhằm đảm bảo rằng những sự chậm trễ sẽ ở mức tối thiểu, và vacxin, trong thời gian ngắn nhất sẽ được đưa tới tay người nông dân để sử dụng. Các biện pháp làm thúc đẩy quá trình thương mại hóa vacxin cũng sẽ được ứng dụng cho các vacxin khác do NIVR sản xuất, như vacxin phù đầu - có hiệu quả tốt, nhưng vẫn chưa được đăng ký chính thức. Bệnh phù đầu là một trong số các bệnh gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi cho các nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. 4. Kết luận Các mục tiêu đề ra cho nội dung 5 của dự án đã đạt được theo dự kiến. Căn cứ vào thành công của thử nghiệm cuối cùng ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng tôi dự kiến là sẽ mất khoảng 12 tháng nữa trước khi vacxin có thể đưa vào sử dụng chính thức. NIVR sẽ tiếp tục cung cấp các lô với số lượng nhỏ của vacxin cho mục đích nghiên cứu, đặc biệt là với việc kéo dài dự án như đã được lập kế hoạch vào năm 2010 ở các tỉnh miền Trung Việt nam và để khẳng định độ an toàn và hiệu lực của sản phẩm. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1